Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 71/NQ-HĐND

Quảng Trị, ngày 18 tháng 10 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25/11/2014;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 17/6/2020; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;

Căn cNghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;

Căn cứ Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 22/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045;

Xét Tờ trình số 186/TTr-UBND ngày 23/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045, với nội dung như sau:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

- Phát triển nhà ở đáp ứng nhu cầu về xây mới và cải tạo nhà ở của người dân, đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn. Đối với các nhà ở hiện hữu khi xuống cấp, không đảm bảo chất lượng thì được cải tạo, xây dựng lại.

- Phát triển nhà ở có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp và của các đối tượng thụ hưởng chính sách.

- Phát triển thị trường bất động sản nhà ở bền vững, minh bạch dưới sự điều tiết, giám sát của Nhà nước, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; hạn chế tình trạng đầu cơ, lãng phí tài nguyên đất trong phát triển nhà ở.

b) Mục tiêu cụ thể

- Phát triển diện tích nhà ở:

+ Đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh phấn đấu đạt khoảng 27,0m2 sàn/người, trong đó tại khu vực đô thị đạt khoảng 31,5 m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt khoảng 24,5m2 sàn/người. Phấn đấu phát triển tổng diện tích sàn nhà ở toàn tỉnh đến năm 2025 đạt khoảng 18.077.000 - 19.053.000 m2 sàn (tăng thêm khoảng 3.069.000 - 4.045.000 m2 sàn), cụ thể:

STT

Loại nhà ở

Giai đoạn 2021-2025

Diện tích (m2)

Số căn

I

Nhà ở thương mại

379.000 - 965.000

1.680 - 4.290

II

Nhà ở công vụ

10.000

399

III

Nhà ở xã hội

894.820 - 1.114.820

14.854 - 19.414

1

Nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động KCN

30.000 - 60.000

500 - 1.000

2

Nhà ở xã hội cho học sinh, sinh viên

2.820

94

3

Nhà ở người có công với cách mạng

216.000 - 240.000

4.800 - 5.330

4

Nhà ở hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn

256.000 - 400.000

5.700 - 9.000

5

Nhà ở Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu

79.000 - 85.000

1.760 - 1.890

6

Nhà ở xã hội cho các đối tượng khác

311.000 - 327.000

2.000 -2.100

IV

Nhà ở để phục vụ tái định cư

-

-

V

Nhà ở của hộ gia đình, cá nhân

1.785.180 - 1.955.180

8.926 - 9.776

Tổng cộng

3.069.000 -4.045.000

25.859 - 33.879

+ Đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh đạt khoảng 30,7 m2 sàn/người, trong đó, tại khu vực đô thị đạt khoảng 33,3 m2 sàn/người, tại khu vực nông thôn đạt khoảng 28,7 m2 sàn/người. Phấn đấu phát triển tổng diện tích sàn nhà ở toàn tỉnh đến năm 2030 đạt khoảng 21.763.000 - 23.200.000 m2 sàn (tăng thêm khoảng 3.687.000 - 5.123.000 m2 sàn), cụ thể:

STT

Loại nhà ở

Giai đoạn 2026 - 2030

Diện tích (m2)

Số căn

I

Nhà ở thương mại

1.077.000 - 1.789.000

4.790 -7.950

II

Nhà ở công vụ

1.530-2.070

74 - 100

III

Nhà ở xã hội

1.686.000 - 2.184.000

23.020 - 29.580

1

Nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động KCN

60.000 - 90.000

1.000 - 1.500

2

Nhà ở xã hội cho học sinh, sinh viên

4.000

120

3

Nhà ở người có công với cách mạng

349.000 - 388.000

7.770 - 8.630

4

Nhà ở hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn

256.000 - 400.000

5.700 - 9.000

5

Nhà ở Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu

106.000

2.360

6

Nhà ở xã hội cho các đối tượng khác

911.000 - 1.196.000

6.070 - 7.970

IV

Nhà ở để phục vụ tái định cư

-

-

V

Nhà ở của hộ gia đình, cá nhân

922.470- 1.147.930

4.612-5.740

TỔNG CỘNG

3.687.000 - 5.123.000

32.496 - 43.370

- Nâng cao chất lượng nhà:

+ Nhà ở phát triển mới phải đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kết nối hạ tầng giao thông, hạ tầng số, thiết kế mở rộng không gian tiện nghi chức năng của căn nhà theo hướng phát triển không gian xanh, bền vững, phát thải thấp.

+ Nâng cao chất lượng nhà ở hiện hữu thông qua thúc đẩy áp dụng thực hiện quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy hoạch khi cải tạo và xây dựng lại.

+ Đến năm 2030, phấn đấu tăng tỷ lệ nhà ở kiên cố trên toàn tỉnh đạt trên 90%, trong đó tại khu vực đô thị đạt 100%, khu vực nông thôn đạt 75% - 80%, không đề phát sinh nhà ở đơn sơ trên toàn quốc đặc biệt là khu vực đô thị; phấn đấu đạt tỷ lệ 90% nhà ở trên toàn tỉnh có hệ thống cấp điện, cấp nước; tăng tỷ lệ nhà ở có hệ thống thoát nước thải đồng bộ và được đấu nối vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực.

- Phát triển các loại hình nhà ở:

+ Phát triển đa dạng các loại hình nhà ở, bao gồm nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ tái định cư và nhà ở của hộ gia đình, cá nhân. Khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở chung cư nhiều tầng; nhà ở hiện đại, mang bản sắc văn hóa địa phương, thân thiện với môi trường, phát thải thấp, đảm bảo kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng khu vực.

+ Phát triển nhà ở thương mại theo dự án, đa dạng loại hình sản phẩm nhà ở cho thuê, cho thuê mua, để bán; gắn với phát triển đô thị, chương trình phát triển nhà ở; có cơ cấu sản phẩm, diện tích trung bình và giá cả hợp lý.

+ Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu của các đối tượng chính sách có khó khăn về nhà ở như người thu nhập thấp đô thị, công nhân khu công nghiệp, cán bộ công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân; theo dự án, có vị trí, quy mô phù hợp, tại các quđất phát triển nhà ở xã hội được bố trí trong quy hoạch, đảm bảo công bằng và tăng khả năng tiếp cận hạ tầng đồng bộ và các dịch vụ xã hội thiết yếu; khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở xã hội.

+ Đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ; đa dạng phương thức tạo lập quỹ nhà ở công vụ thông qua hình thức Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng hoặc đầu tư mua, thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ.

+ Quan tâm bố trí đủ quỹ đất để tái định cư. Ưu tiên việc bố trí tái định cư tại chỗ, tại khu vực lân cận nhằm góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho đối tượng tái định cư.

+ Bố trí hợp lý ngân sách nhà nước; đẩy mạnh xã hội hóa, sự tham gia hỗ trợ của cộng đồng, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở hiện có, đảm bảo nâng cao chất lượng nhà ở cho các đối tượng chính sách có khó khăn về nhà ở.

+ Phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân phù hợp quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng; bảo đảm tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng; bảo đảm vệ sinh môi trường và kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực nhà ở; kết hợp với bảo tồn, giữ gìn giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử của từng vùng, miền.

2. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư

a) Giai đoạn 2021 - 2025: Tổng nhu cầu vốn cần để phát triển nhà ở khoảng 30.461,31 tỷ đồng, cụ thể:

STT

Các loại nhà ở

Tổng nguồn vốn

(tỷ đồng)

Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2021 - 2025 (tỷ đồng)

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh

Vốn hỗ trợ

Vốn doanh

nghiệp

Vốn người dân

I

Nhà ở thương mại

8.083,64

-

-

-

8.083,64

-

II

Nhà ở công vụ

60,0

14,96

14,96

30,08

-

-

III

Nhà xã hội

6.738,42

1.149,79

14,16

1.072,89

340,61

4.160,96

1

Nhà xã hội cho công nhân, người lao động KCN

340,61

-

-

-

340,61

-

2

Nhà ở xã hội cho sinh viên

16,01

16,01

-

-

-

-

3

Nhà người có công với cách mạng

1.535,87

319,80

-

307,17

-

908,90

4

Nhà hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn

2.270,76

141,58

14,16

339,32

-

1.775,70

5

Nhà Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu

482,54

75,60

-

217,14

-

189,79

6

Nhà ở xã hội cho các đối tượng

2.092,63

596,80

-

209,26

-

1.286,56

IV

Nhà ở tái định cư

 

-

-

-

-

-

V

Nhà riêng lẻ do dân tự xây dựng

15.579,26

-

-

-

-

15.579,26

 

Tổng cộng

30.461,31

1.164,75

29,12

1.102,97

8.424,25

19.740,22

b) Giai đoạn 2026 - 2030: Tổng nhu cầu vốn cần để phát triển nhà ở khoảng 43.480,79 tỷ đồng, cụ thể:

STT

Các loại nhà ở

Tổng nguồn vốn (tỷ đồng)

Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2026 - 2030 (tỷ đồng)

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh

Vốn hỗ trợ

Vốn doanh nghiệp

Vốn người dân

I

Nhà ở thương mại

16.301,3

-

-

-

16.301,3

-

II

Nhà ở công vụ

12,42

3,11

3,11

6,21

-

-

III

Nhà ở xã hội

13.581,3

2.568,88

34,06

1.877,2

510,92

8.590,24

1

Nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động KCN

510,92

-

-

-

510,92

-

2

Nhà ở xã hội cho học sinh, sinh viên

22,71

22,71

-

-

-

-

3

Nhà người có công với cách mạng

2.495,79

517,8

 

499,16

-

1.478,84

4

Nhà hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn

2.270,76

340,61

34,06

339,32

-

1.556,77

5

Nhà ở Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu

601,75

94,40

-

270,79

-

236,56

6

Nhà ở xã hội cho các đối tượng khác

7.679,37

1.593,35

-

767,94

-

5.318,08

IV

Nhà ở để phục vụ tái định cư

-

-

-

-

-

-

V

Nhà ở của hộ gia đình, cá nhân

13.585,77

-

-

-

-

13.585,77

Tổng cộng

43.480,79

2.572,98

37,17

1.883,41

16.812,21

22.176.01

3. Giải pháp thực hiện

Để thúc đẩy quá trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 -2030 định hướng đến năm 2045 tỉnh Quảng Trị đã thực hiện các nhóm giải pháp chủ yếu sau:

a) Giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách về nhà ở

- Tham gia sửa đổi, hoàn thiện, đồng bộ hệ thống phát luật về nhà ở, đầu tư, đất đai, bất động sản.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích nhằm thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực tham gia phát triển nhà ở, đồng bộ với hạ tầng đô thị, nông thôn; phát triển nhà ở theo dự án có giá cả phù hợp với khả năng chi trả của người dân; thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới hướng tới nâng cao chất lượng nhà ở, phù hợp với xu hướng phát triển nhà ở xanh, thông minh, ứng dụng công nghệ số, tiết kiệm năng lượng, bền vững, thân thiện với môi trường; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý chất lượng, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng nhà ở.

b) Giải pháp về quy hoạch, phát triển quỹ đất

- Trong quá trình lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch khu công nghiệp phải bố trí quỹ đất để phát triển nhà bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt nhằm đáp ứng phát triển các dự án đô thị, dự án phát triển nhà ở, dự án phát triển nhà xã hội, nhà công vụ, nhà ở phục vụ tái định cư.

- Quá trình lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị, quy hoạch khu công nghiệp phải bố trí quỹ đất để làm nhà ở xã hội đảm bảo quy định của pháp luật và đáp ứng nhu cầu của địa phương; quan tâm quy hoạch phát triển loại hình nhà chung cư; tăng cường công tác thi tuyển, tuyển chọn, lấy ý kiến tham gia của cộng đồng về ý tưởng, phương án quy hoạch, kiến trúc, thiết kế đô thị.

- Tập trung rà soát, tổ chức lập, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện, khu chức năng; quy hoạch chung đô thị, nông thôn; triển khai phủ kín các quy hoạch phân khu và nâng cao tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết; ưu tiên tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng các khu vực có lợi thế thu hút đầu tư. Thường xuyên rà soát các quy hoạch được phê duyệt nhưng thời gian thực hiện kéo dài, thiếu khả thi để điều chỉnh hoặc xóa bỏ.

- Xây dựng hệ thống dữ liệu toàn tỉnh, kết nối với hệ thống dữ liệu toàn quốc về quy hoạch; ứng dụng rộng rãi hệ thống thông tin địa lý (GIS) và công nghệ số, nền tảng số trong quy hoạch và quản lý quy hoạch, phát triển đô thị.

- Tổ chức khai thác có hiệu quả các quỹ đất để phát triển nhà ở, đảm bảo đồng bộ với hệ thống hạ tầng đô thị, nông thôn, phù hợp với điều kiện tự nhiên và thích ứng biến đổi khí hậu, tạo nguồn thu ngân sách để tái đầu tư phát triển, cải tạo, chỉnh trang đô thị, nông thôn.

c) Giải pháp nâng cao năng lực phát triển nhà ở theo dự án

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chặt chẽ năng lực của chủ đầu tư thực hiện dự án phát triển nhà ở, đảm bảo chủ đầu tư phải có đủ chức năng, năng lực, kinh nghiệm theo quy định, ưu tiên chủ đầu tư có phương án được đánh giá cao về giải pháp quy hoạch, kiến trúc, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tiến độ thực hiện dự án, đưa công trình vào sử dụng, giải pháp quản lý vận hành.

- Tăng cường hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, theo đó chủ yếu thực hiện thông qua phương thức đấu giá, đấu thầu cho các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở, phát triển nhà ở xã hội. Nghiên cứu bổ sung các tiêu chí, tiêu chuẩn, yêu cầu về dự án, những điều kiện nhà đầu tư cần đáp ứng trong hồ sơ mời thầu đầu tư dự án đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.

- Tăng cường giám sát, áp dụng các chế tài để đảm bảo chủ đầu tư thực hiện đúng những những cam kết, nghĩa vụ, nội dung được phê duyệt trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

- Tăng cường thực hiện quản lý sau đầu tư xây dựng nhà ở, ban hành các quy chế để quản lý cũng như quy định về việc bàn giao, tiếp nhận, bảo trì các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong dự án phát triển nhà ở.

d) Giải pháp phát triển nhà ở theo Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh

- Triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhà ở, kịp thời tổ chức lập Kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hàng năm nhằm quản lý phát triển nhà ở, điều tiết đảm bảo cân đối cung - cầu nhà ở. Tăng cường công tác quản lý về nhà ở của các cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở và bất động sản.

- Quy định đầy đủ, cụ thể, thống nhất các nội dung trong Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở; đảm bảo tính kết nối, đồng bộ với các quy định pháp luật liên quan, đặc biệt là các loại quy hoạch liên quan. Ưu tiên phát triển nhà ở theo dự án tại các đô thị lớn, nhất là tại các khu vực trung tâm, khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc, cảnh quan; khuyến khích phát triển phân khúc nhà ở thương mại bình dân và nhà ở cho thuê. Quản lý danh mục các dự án phát triển nhà ở trong Kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm làm cơ sở để chấp thuận chủ trương đầu tư.

đ) Giải pháp về nguồn vốn và thuế

- Giải pháp về nguồn vốn

+ Bố trí hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để phát triển nhà ở cho các đối tượng chính sách, cho các chương trình mục tiêu về nhà ở.

+ Huy động nguồn vốn xã hội hóa để phát triển nhà ở thông qua nhiều hình thức như: huy động vốn của doanh nghiệp, huy động từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư phát triển và các nguồn vốn hợp pháp khác, nhằm tạo lập hệ thống tài chính nhà ở vận hành ổn định, dài hạn và giảm phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.

- Giải pháp về thuế

+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi về thuế liên quan đến phát triển nhà ở xã hội như miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các ưu đãi khác theo pháp luật về thuế và pháp luật về nhà ở.

+ Tham gia điều chỉnh, bổ sung các chính sách thuế liên quan đến nhà ở để điều tiết thị trường bất động sản cho phù hợp tình hình thực tế địa phương.

+ Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị nhằm triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách, quy định về thuế, tránh thất thoát ngân sách nhà nước.

e) Giải pháp phát triển thị trường bất động sản

- Tham gia sửa đổi, hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật về kinh doanh bất động sản để thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản của tỉnh.

- Khuyến khích việc giao dịch kinh doanh bất động sản qua các sàn giao dịch bất động sản để công khai, minh bạch. Tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản trong đó có hoạt động giao dịch kinh doanh nhà ở, góp phần quản lý thông tin giao dịch bất động sản, tăng tính công khai, minh bạch và bảo vệ quyền lợi người dân.

- Tăng cường kiểm soát hoạt động môi giới bất động sản trong đó có hoạt động môi giới kinh doanh nhà ở của các tổ chức, cá nhân theo hướng: nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp đối với cá nhân hành nghề môi giới bất động sản (chuẩn hóa việc đào tạo, thi sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề); khuyến khích các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản đăng ký, tham gia hoạt động có tổ chức quản lý (hoạt động theo doanh nghiệp, văn phòng, hội...).

- Theo dõi chặt chẽ, kịp thời, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường bất động sản; triển khai thực hiện các giải pháp hiệu quả nhằm đảm bảo thị trường bất động sản và nhà ở phát triển ổn định, lành mạnh, kịp thời xử lý các hiện tượng "sốt nóng", "đóng băng".

- Tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và nhà ở; nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở và thị trường bất động sản của các ngành và địa phương; hoàn thiện việc xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản để đảm bảo tính công khai, minh bạch; nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, xử lý, ngăn chặn sai phạm trong kinh doanh nhà ở và bất động sản.

g) Giải pháp cải cách thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quy trình đầu tư phát triển nhà ở theo hướng công khai, minh bạch, chuẩn hóa và rút ngắn thời gian thực hiện. Nghiên cứu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thực hiện chuyển đổi số các thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản.

- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về nhà ở, về thị trường bất động sản, về đầu tư, xây dựng. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước để kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn.

h) Giải pháp khác

- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu và áp dụng các thiết kế, kỹ thuật và công nghệ xây dựng nhà ở mới, vật liệu mới, ứng dụng công nghệ số nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành xây dựng nhà ở, đồng thời sử dụng hiệu quả năng lượng và phát thải thấp.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực phát triển nhà ở và kinh doanh bất động sản.

- Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy phát triển loại hình nhà chung cư phù hợp với điều kiện thực tế; xây dựng cộng đồng dân cư đô thị, nông thôn văn minh.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá chính sách nhà ở xã hội và cung cấp thông tin cho người dân thông qua các phương thức truyền thông khác nhau; tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nhằm nâng cao chất lượng nhà ở, nhất là nhà ở người dân tự xây.

- Công khai rộng rãi, đầy đủ thông tin về quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, về các dự án phát triển nhà ở và thị trường bất động sản để người dân, doanh nghiệp nắm bắt, theo dõi, giám sát.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị Khoá VIII, Kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 18 tháng 10 năm 2022, có hiệu lực từ ngày thông qua và thay thế Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 23/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị về thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035./.

 


Nơi nhận:
- UBTVQH, Chính phủ;
- Các Bộ: KHĐT, Tài chính;
- Kiểm toán NN khu vực II;
- TTTU, TT HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Kho bạc Nhà nước tỉnh;
- Các sở, ban ngành cấp tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện;
- Lưu: VT, KTNS.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Đăng Quang

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị quyết 71/NQ-HĐND năm 2022 thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045

Số hiệu: 71/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
Người ký: Nguyễn Đăng Quang
Ngày ban hành: 18/10/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [7]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị quyết 71/NQ-HĐND năm 2022 thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…