HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2007/NQ-HĐND |
Tây Ninh, ngày 07 tháng 12 năm 2007 |
VỀ BẢNG GIÁ ĐẤT ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
Căn cứ Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm
2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
Căn cứ Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài chính về
việc Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004
của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
Căn cứ Thông tư số 80/2005/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Bộ Tài chính về
việc Hướng dẫn việc tổ chức mạng lưới thống kê và điều tra, khảo sát giá đất,
thống kê báo cáo giá các loại đất theo quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP
ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và
khung giá các loại đất;
Sau khi xem xét Tờ trình số 3254/TTr-UBND, ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Tây Ninh về ban hành bảng giá đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân Tỉnh và ý
kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất thông qua Bảng giá đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, trong đó gồm một số nội dung cơ bản như sau:
I. PHÂN VÙNG, PHÂN LOẠI, PHÂN VỊ TRÍ ĐẤT
1. Phân vùng, phân loại xã, phường, thị trấn (gọi tắt là xã): Đất trên địa bàn Tỉnh được xếp vào vùng đồng bằng và được phân chia thành 03 loại xã (loại I, loại II, loại III) gồm: 16 xã loại I, 57 xã loại II, 22 xã loại III.
Trong đó đã điều chỉnh các xã từ loại III lên loại II: xã Tân Đông (Tân Châu); xã Long Thuận (Bến Cầu); xã Đôn Thuận (Trảng Bàng).
Phạm vi áp dụng cho tất cả các loại đất trừ đất phi nông nghiệp ở đô thị.
2. Phân khu vực trong xã: Mỗi loại xã được chia thành 3 khu vực;
3. Phân loại đô thị:
- Đô thị loại IV: Thị xã Tây Ninh (Phường 1, 2, 3, 4 và phường Hiệp Ninh);
- Đô thị loại V gồm: Thị trấn của 8 huyện còn lại.
4. Phân loại đường phố: (chia thành 4 loại đường phố)
- Đường phố loại 1: là đường phố tại trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch; có mức sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất.
- Đường phố loại 2:
+ Đường phố tại trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch; nhưng có mức sinh lợi và kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn đường phố loại 1;
+ Đường phố tiếp giáp với đường phố ở trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch, có mức sinh lợi và kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn đường phố loại 1.
- Đường phố loại 3:
+ Đường phố tại trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch; nhưng có mức sinh lợi và kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn đường phố loại 2;
+ Đường phố không ở trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch, có mức sinh lợi và kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn đường phố loại 2.
- Đường phố loại 4: là đường phố còn lại không ở trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch, có mức sinh lợi và kết cấu hạ tầng kém thuận lợi nhất.
5. Phân vị trí đất:
a) Đất nông nghiệp: trong từng loại xã được phân thành 5 vị trí.
- Vị trí 1: Áp dụng cho các khu vực (trừ 50 mét đầu tính từ mốc lộ giới đã tính theo giá bằng 50% giá đất ở cùng vị trí):
+ Đất nông nghiệp ở mặt tiền đường nhựa nội đô thị;
+ Đất nông nghiệp ở mặt tiền đường nhựa lộ giới hiện trạng lớn hơn 20 mét và cách ranh đô thị trong phạm vi 2 km hoặc trong phạm vi bán kính 2 km của trung tâm xã, khu dân cư tập trung.
- Vị trí 2: Áp dụng cho các khu vực (trừ 50 mét đầu tính từ mốc lộ giới):
+ Đất nông nghiệp ở mặt tiền đường nhựa lộ giới lớn hơn 20 mét và cách ranh đô thị hoặc cách trung tâm xã, khu dân cư tập trung từ hơn 2km đến 5km;
+ Đất nông nghiệp ở mặt tiền đường lộ giới từ 10 mét đến 20 mét và cách ranh đô thị hoặc cách trung tâm xã, khu dân cư tập trung trong phạm vi 2km.
- Vị trí 3: Áp dụng cho các khu vực (trừ 50 mét đầu tính từ mốc lộ giới):
+ Đất nông nghiệp ở mặt tiền đường nhựa lộ giới lớn hơn 20 mét và cách ranh đô thị hoặc cách trung tâm xã, khu dân cư tập trung trên 5km;
+ Đất nông nghiệp ở mặt tiền đường lộ giới từ 10 mét đến 20 mét và cách ranh đô thị hoặc cách trung tâm xã, khu dân cư tập trung trong phạm vi từ hơn 2km đến 5km;
+ Đất nông nghiệp ở mặt tiền đường lộ giới nhỏ hơn 10 mét và cách ranh đô thị hoặc cách trung tâm xã, khu dân cư tập trung trong phạm vi 2km.
- Vị trí 4: Áp dụng cho các khu vực (trừ 50 mét đầu tính từ mốc lộ giới):
+ Đất nông nghiệp ở mặt tiền đường lộ giới từ 10 mét đến 20 mét và cách ranh đô thị hoặc cách trung tâm xã, khu dân cư tập trung trong phạm vi hơn 5km;
+ Đất nông nghiệp ở mặt tiền đường lộ giới nhỏ hơn 10 mét và cách ranh đô thị hoặc cách trung tâm xã, khu dân cư tập trung trong phạm vi từ hơn 2km đến 5km.
- Vị trí 5: Áp dụng cho các khu vực (trừ 50 mét đầu tính từ mốc lộ giới):
+ Đất nông nghiệp ở mặt tiền đường lộ giới nhỏ hơn 10 mét và cách ranh đô thị hoặc cách trung tâm xã, khu dân cư tập trung trong phạm vi hơn 5 km;
+ Đất nông nghiệp ở các vị trí còn lại.
b) Đất phi nông nghiệp ở nông thôn
- Vị trí 1: Đất có vị trí về giao thông và điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ, có mức sinh lợi cao nhất và có giá đất thực tế cao nhất trong khu vực.
- Vị trí 2: Đất có vị trí về giao thông và điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ kém hơn vị trí 1, có mức sinh lợi kém hơn vị trí 1 và có giá đất thực tế thấp hơn giá đất thực tế của vị trí 1.
- Vị trí 3: Đất thuộc vị trí còn lại, điều kiện về giao thông, điều kiện kết cấu hạ tầng cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ kém nhất, có mức sinh lợi kém nhất và có giá đất thực tế thấp nhất trong khu vực.
c) Đất phi nông nghiệp ở đô thị
- Vị trí 1: đất mặt tiền của đường phố.
- Các vị trí còn lại không quy định cụ thể vị trí 2, 3, 4, 5 mà tùy thuộc vào vị trí thửa đất tiếp giáp, loại hẻm, độ rộng của hẻm và độ sâu của hẻm, cụ thể :
+ Đất trong hẻm vị trí đất và giá đất được tính theo loại hẻm, chiều rộng của hẻm và chiều dài của hẻm;
+ Đất sau 50 mét mặt tiền đường phố (sau vị trí 1) hoặc hẻm: không có hẻm nhưng tiếp giáp và cùng chung một thửa với đất mặt tiền đường phố (vị trí 1).
6. Quy định về khu vực đất giáp ranh giữa các huyện, thị trong tỉnh
Đất tại khu vực đất giáp ranh được xác định từ đường phân địa giới hành chính giữa các huyện, thị vào sâu địa phận mỗi huyện, thị:
- Đối với đất nông nghiệp: 300 mét;
- Đối với đất phi nông nghiệp ở nông thôn: 200 mét;
- Đối với đất phi nông nghiệp ở đô thị: 100 mét.
Giá đất trong từng loại xã được phân theo 5 vị trí đất.
Đất nông nghiệp ven đường:
- Trong phạm vi 50 mét mặt tiền đường: tính bằng 50% giá đất thổ cư cùng vị trí;
- Từ sau 50 mét mặt tiền đường: tính bằng giá đất nông nghiệp theo quy định.
1. Đất phi nông nghiệp tại đô thị: Giá đất được xác định dựa vào vị trí đất.
a) Đất mặt tiền đường phố (vị trí 1)
Giá đất được tính bằng giá đất của bảng giá đất phi nông nghiệp ở đô thị.
b) Đất trong hẻm
Đất trong hẻm được tính theo tỷ lệ % so với giá đất mặt tiền của đường phố đó.
c) Đất sau 50 mét mặt tiền đường phố (sau vị trí 1) hoặc hẻm không tiếp giáp với hẻm nhưng cùng chung một thửa đất với đất mặt tiền: Tính bằng 30% giá đất mặt đường phố hoặc hẻm.
2. Đất phi nông nghiệp tại nông thôn: Xác định theo loại xã, khu vực, vị trí trong từng khu vực.
IV. GIÁ ĐẤT KHU VỰC GIÁP RANH GIỮA CÁC HUYỆN, THỊ TRONG TỈNH
- Đất giáp ranh thuộc loại đất nào thì áp dụng theo giá của loại đất đó, nếu có các điều kiện khác như nhau thì tính mức giá như nhau.
- Đất tại khu vực giáp ranh mà các điều kiện về tự nhiên, hạ tầng và mục đích sử dụng không giống nhau thì xác định theo giá đất bình quân của 2 huyện, thị giáp ranh có cùng vị trí, khu vực (loại xã), cụ thể như sau:
+ Đối với huyện, thị giáp ranh có giá đất cao hơn thì áp dụng mức giá của huyện, thị này;
+ Đối với huyện, thị giáp ranh có giá đất thấp hơn thì trong phạm vi giáp ranh được áp dụng giá bình quân của 2 giá đất thuộc 2 huyện, thị giáp ranh.
CHI TIẾT BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT KÈM THEO
1. Bảng giá đất trồng cây hàng năm: Giá cao nhất 30.000đ/m2 ; thấp nhất 5.500đ/m2 ;
2. Bảng giá đất trồng cây lâu năm: Giá cao nhất 34.500đ/m2 ; thấp nhất 6.000đ/m2 ;
3. Bảng giá đất rừng sản xuất: Giá cao nhất 15.000đ/m2 ; thấp nhất 3.000đ/m2 ;
4. Bảng giá đất nuôi trồng thủy sản: Giá cao nhất 22.500đ/m2 ; thấp nhất 4.500đ/m2 .
II. BẢNG GIÁ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
1. Bảng giá đất ở nông thôn: Giá cao nhất 805.000đ/m2 ; thấp nhất 25.000đ/m2 .
2. Bảng giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn: tính bằng 65% giá đất ở tại nông thôn.
3. Bảng giá đất ở tại đô thị: Giá cao nhất 6 triệu đ/m2 ; thấp nhất 85.000đ/m2 .
4. Bảng giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị: tính bằng 75% giá đất ở đô thị.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân Tỉnh thông qua.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân Tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này, đảm bảo đúng quy định.
Điều 4. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân Tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh Khóa VII, kỳ họp thứ 12 thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
Nghị quyết số 20/2007/NQ-HĐND về việc bảng giá đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
Số hiệu: | 20/2007/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tây Ninh |
Người ký: | Nguyễn Thị Thu Thủy |
Ngày ban hành: | 07/12/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết số 20/2007/NQ-HĐND về việc bảng giá đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
Chưa có Video