HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 106/NQ-HĐND |
Ninh Bình, ngày 10 tháng 12 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Công chứng ngày 29 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về việc cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; chứng thực hợp đồng, giao dịch;
Căn cứ Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 06 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai;
Xét Tờ trình số 15/TTr TTHĐ ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Thường trực HĐND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Nghị quyết kết quả giám sát cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Báo cáo số 22/BC-ĐGS ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Đoàn giám sát HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất nội dung Báo cáo số 22/BC-ĐGS ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Đoàn giám sát HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/5/2021.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:
1. Chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các nội dung kết luận, kiến nghị tại Báo cáo số 22/BC-ĐGS ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Đoàn giám sát HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tình Ninh Bình, giai đoạn từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/5/2021.
2. Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai chỉ đạo các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, cụ thể:
a) Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh việc cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh; hàng năm căn cứ kết quả thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau “Dồn điền - Đổi thửa” của từng huyện, thành phố làm cơ sở để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ. Trước mắt, chỉ đạo rà soát, thống kê, giải quyết cơ bản số hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hồ sơ đăng ký biến động đất đai đã đủ điều kiện; có biện pháp xử lý dứt điểm đối với những Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã ký nhưng chưa đảm bảo, chưa bàn giao kịp thời cho tập thể, cá nhân theo quy định. Những trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm Luật Đất đai còn tồn đọng, phức tạp, có tính phổ biến, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, xử lý, giải quyết theo quy định của pháp luật.
b) Tổ chức kiểm tra việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đối với tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở, đất công cộng khác; hướng dẫn, đôn đốc việc kê khai, đăng ký cấp Giấy chứng nhận đối với những tổ chức chưa thực hiện. Nghiêm khắc xử phạt các trường hợp cố tình không thực hiện kê khai đăng ký đất đai theo quy định; đồng thời xử lý các vướng mắc nhằm hoàn thành việc đăng ký, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và cấp Giấy chứng nhận cho các đối tượng này trước ngày 31/12/2024.
c) Từ nay đến hết năm 2022 thực hiện rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ các yêu cầu về giấy tờ, thủ tục hành chính liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của địa phương không phù hợp với pháp luật hiện hành (có phụ lục kèm theo); khắc phục sai phạm do thực hiện không đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi chính đáng hợp pháp cho người dân; tăng cường cải cách thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm rút ngắn thời gian thực hiện và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân thực hiện, giám sát; đồng thời, thông báo số điện thoại nóng để người dân phản ánh tình hình.
d) Kiện toàn Văn phòng đăng ký đất đai bảo đảm có đủ bộ máy, nhân lực, các điều kiện làm việc cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật đất đai.
e) Bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để lại đầu tư cho công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính thường xuyên.
g) Việc đầu tư kinh phí cần tập trung để thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính gắn với cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hoàn thành dứt điểm cho từng đơn vị hành chính cấp huyện; trong đó, cần ưu tiên thực hiện trước ở đô thị và các địa bàn có tình hình sử dụng đất phức tạp.
h) Thường xuyên chỉ đạo theo dõi, cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai ở các cấp, phát huy hiệu quả của hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chỉnh và thực hiện tốt việc thống kê đất đai định kỳ hàng năm.
Đảm bảo đến hết năm 2025 cơ bản thực hiện đầy đủ các yêu cầu nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011.
3. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật đất đai dưới nhiều hình thức để các tổ chức và người dân nhận thức đúng tầm quan trọng, trách nhiệm đăng ký quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4. Chỉ đạo, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai.
5. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Luật đất đai sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành, chủ động báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết. Định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết này tại kỳ họp cuối năm hoặc khi có yêu cầu của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được thông qua./.
|
CHỦ
TỊCH |
I. Danh mục những yêu cầu giấy tờ, thủ tục hành chính đề nghị bãi bỏ
1. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp có văn bản yêu cầu hủy bỏ thủ tục từ chối nhận thừa kế đối với các con ruột của bố, mẹ đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người có di sản thừa kế.
2. Đề nghị bỏ thủ tục niêm yết công khai tại UBND cấp xã theo trình tự quy định tại mục c, Khoản 2, Điều 70, Nghị định 43/2014/NĐ đối với trường hợp công dân đã được UBND cấp huyện cấp GCNQSD đất tạm thời theo mẫu trước đây (Bìa trắng), nay đề nghị cấp GCNQSDĐ theo quy định mới, trong trường hợp đất được xác định là không có tranh chấp.
1. Đề nghị tạo điều kiện cho công dân có GCNQSDĐ cấp không đúng đối tượng cho hộ gia đình được đổi lại GCNQSDĐ nếu có yêu cầu.
2. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện thực hiện cho công dân kê khai, cung cấp dữ liệu thông tin về thửa đất cấp lần đầu đối với những hộ gia đình, cá nhân có đất vườn, ao cùng thửa với đất ở mà có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất, được đảm bảo quyền và lợi ích theo quy định của pháp luật.
3. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp hướng dẫn đối với các Văn phòng Công chứng và Công chứng viên, khi công chứng hợp đồng có liên quan đến phân chia di sản, tặng cho, mua bán một phần của thửa đất, cần phối hợp với cơ quan quản lý đất đai tiến hành đo đạc xác định diện tích phân chia chính xác tránh trường hợp phải đính chính lại hợp đồng công chứng.
III. Việc giải quyết tranh chấp đất đai
Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn UBND cấp huyện trong quá trình tiếp nhận đơn đề nghị cấp GCNQSDĐ của công dân, nếu có đơn kiện tranh chấp có liên quan đến việc cấp GCNQSD đất phải giao cho UBND cấp xã tiến hành hòa giải. Nếu việc hòa giải không thành, cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn người có đơn gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Chỉ khi có văn bản tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền mới được coi là đất có tranh chấp; đồng thời mới được từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo Khoản 11 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định chi tiết nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai).
Trong trường hợp quá thời hạn quy định của Luật Tố tụng dân sự mà không có văn bản tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền thì vẫn tiến hành tiếp nhận hồ sơ để làm thủ tục cấp GCNQSD đất, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Nghị quyết 106/NQ-HĐND năm 2021 về kết quả giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Số hiệu: | 106/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký: | Trần Hồng Quảng |
Ngày ban hành: | 10/12/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 106/NQ-HĐND năm 2021 về kết quả giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Chưa có Video