CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88-CP |
Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 1994 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 88-CP NGÀY 17-8-1994 VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Đất đô thị là đất nội thành phố, nội thị xã, thị trấn theo quy định tại Điều 55 Luật Đất đai.
Đất ngoại thành, ngoại thị đã có quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị cũng được quản lý như đất đô thị.
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, đất đô thị được phân thành các loại sau đây:
1- Đất sử dụng vào mục đích công cộng.
2- Đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh.
3- Đất ở.
4- Đất chuyên dùng.
5- Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.
6- Đất chưa sử dụng.
Đất sử dụng vào mục đích công cộng:
1- Nhà nước giao đất cho các tổ chức sử dụng căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của tổ chức đó.
Mọi thay đổi mục địch sử dụng hoặc chuyển quyền sử dụng đất đều phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất đó quyết định.
2- Thủ trưởng các tổ chức được giao đất là người chịu trách nhiệm làm thủ tục đăng ký địa chính và thi hành các quy định của pháp luật về đất đai và xây dựng đô thị.
3- Tổ chức được giao sử dụng loại đất này không phải trả tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất.
1- Nhà nước xét giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài trên cơ sở quy hoạch đô thị được duyệt và thực trạng sử dụng đất tại các địa phương.
2- Người được giao đất phải đăng ký địa chính và thực hiện mọi quy định của pháp luật, nghĩa vụ đối với Nhà nước về đất được giao.
3- Đối với đất chuyên dùng sử dụng vào mục đích kinh doanh thì tuỳ theo tính chất kinh doanh và quá trình sử dụng mà Nhà nước quy định nghĩa vụ tài chính của người được giao đất trong Nghị định về đất chuyên dùng.
Phạm vi, ranh giới và thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp trong đô thị phải được xác định trong quy hoạch đô thị được duyệt.
Việc sử dụng và khai thác quỹ đất chưa sử dụng phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Đất đai.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐÔ THỊ
Điều 10.- Nội dung quản lý và sử dụng đất đô thị:
1- Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất của đô thị.
2- Quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng đất đô thị.
3- Giao đất, cho thuê đất đô thị.
4- Thu hồi để xây dựng đô thị.
5- Ban hành chính sách và có kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng khi sử dụng đất đô thị.
6- Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị.
7- Làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đô thị.
8- Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đất đô thị.
Điều 11.- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về đất đô thị trong cả nước.
Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về đất đô thị trong địa phương mình theo thẩm quyền được quy định tại Luật Đất đai.
Cơ quan địa chính ở Trung ương và địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp về quản lý đất đô thị.
Cơ quan quản lý xây dựng đô thị ở Trung ương và địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc lập quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đô thị.
Nội dung kế hoạch sử dụng đất đô thị gồm:
1- Xác định nhu cầu về đất đô thị, khoanh định các khu đất và việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch có kèm theo các điều kiện khai thác khi sử dụng.
2- Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đô thị cho phù hợp với thực tế cải tạo, xây dựng và quá trình phát triển của đô thị.
2- Uỷ ban nhân dân các cấp theo quyền hạn và trách nhiệm được giao, chỉ đạo các cơ quan chuyên trách tổ chức thực hiện đo đạc, định giá đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc cải tạo và xây dựng đô thị theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đô thị được duyệt.
3- Kiến trúc sư trưởng hoặc Sở Xây dựng (đối với đô thị không có Kiến trúc sư trưởng) có nhiệm vụ giới thiệu địa điểm xây dựng và cấp chứng chỉ quy hoạch để lập dự án đầu tư theo quy định về quản lý xây dựng đô thị.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất đô thị phải lập hồ sơ xin giao đất.
Hồ sơ xin giao đất gồm:
1- Đơn xin giao đất.
2- Dự án đầu tư xây dựng (luận chứng kinh tế kỹ thuật) được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3- Bản đồ địa chính hoặc hiện trạng khu đất xin giao tỷ lệ 1/200 - 1/1000.
4- Phương án đền bù.
Hồ sơ trên được gửi đến cơ quan địa chính cùng cấp để thẩm tra và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất của Chính phủ thì Tổng cục Địa chính và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Chính phủ quyết định.
Quá thời hạn trên, nếu chưa giải quyết thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo lý do cho đương sự biết.
Điều 18.- Việc tổ chức thực hiện quyết định giao đất đô thị được quy định như sau:
1- Uỷ ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện có trách nhiệm tổ chức triển khai việc giải phóng mặt bằng và hướng dẫn việc đền bù các thiệt hại khi thu hồi đất trong phạm vi địa phương mình quản lý.
2- Cơ quan địa chính cấp tỉnh làm thủ tục thu hồi đất, tổ chức việc giao đất tại hiện trường theo quyết định giao đất, lập hồ sở quản lý và theo dõi sự biến động của quỹ đất đô thị.
2- Người được giao đất có trách nhiệm kê khai, đăng ký sử dụng đất tại Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi đang quản lý khu đất đó.
3- Sau khi nhận đất, người được giao đất phải tiến hành ngay các thủ tục chuẩn bị xây dựng và xin phép xây dựng.
Trong trường hợp có sự thay đổi về mục đích sử dụng đất, thì người được giao đất phải trình cơ quan quyết định giao đất xem xét giải quyết.
4- Việc sử dụng đất sau khi được giao phải bảo đảm đúng tiến độ ghi trong dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nếu trong thời hạn 12 tháng kể từ khi nhận đất, người được giao đất vẫn không tiến hành sử dụng mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thì quyết định giao đất không còn giá trị.
1- Hồ sơ xin thuê đất đô thị chỉ để sử dụng mặt bằng, không xây dựng công trình cố định bao gồm:
a) Đơn xin thuê đất.
b) Thiết kế sơ bộ mặt bằng khu đất xin thuê kèm theo thuyết minh.
c) Bản đồ địa chính khu đất xin thuê.
d) Giới thiệu địa điểm của Kiên trúc sư trưởng thành phố hoặc Sở Xây dựng (đối với đô thị không có Kiến trúc sư trưởng).
2- Hồ sơ, trình tự và thủ tục xin thuê đất để xây dựng các công trình cố định được tiến hành theo quy định tại các Điều 16, 17, 18, 19 Nghị định này.
1- Tổ chức mặt bằng phục vụ cho việc thi công xây dựng các công trình trong đô thị.
2- Sử dụng mặt bằng làm kho bãi.
3- Tổ chức các hoạt động xã hội như cắm trại, hội chợ, lễ hội.
4- Xây dựng các công trình cố định theo các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhà ở.
Việc cho người nước ngoài thuê đất được tiến hành theo quy định riêng của Nhà nước.
Thời gian xem xét, giải quyết hồ sơ xin thuê đất để sử dụng mặt bằng là 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Người thuê đất có nghĩa vụ:
1- Sử dụng đất đúng mục đích.
2- Nộp tiền thuê đất, lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật.
3- Thực hiện đúng hợp đồng thuê đất.
4- Hết thời hạn thuê đất, đối với trường hợp sử dụng mặt bằng, người thuê đất phải thu dọn mặt bằng trở lại nguyên trạng, không được làm hư hỏng công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật có liên quan và bàn giao lại bên cho thuê.
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHI SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ
1- Đất đô thị phải được xây dựng cơ sở hạ tầng khi sử dụng.
2- Nhà nước đầu tư cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng chung cho toàn đô thị đối với công trình không có khả năng trực tiếp thu hồi vốn hoặc giao cho các doanh nghiệp được xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các công trình có khả năng trực tiếp thu hồi vốn theo hình thức chọn thầu hoặc đấu thầu.
3- Tổ chức, cá nhân phải xây dựng cơ sở hạ tầng trên đất được Nhà nước giao theo đúng quy hoạch và dự án đầu tư được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
Điều 28.- Việc thu hồi đất để xây dựng đô thị được quy định cụ thể như sau:
1- Khi thu hồi đất đang có người sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng, các công trình lợi ích chung thực hiện việc cải tạo và xây dựng đô thị theo quy hoạch và các dự án đầu tư lớn khác được duyệt thì phải có quyết định thu hồi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2- Trước khi thu hồi đất, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho người đang sử dụng đất biết về lý do thu hồi, kế hoạch di chuyển và phương án đến bù thiệt hại về đất và tài sản gắn với đất.
Việc đền bù các thiệt hại cho người sử dụng đất bị thu hồi theo quy định riêng của Chính phủ.
3- Người sử dụng đất bị thu hồi đất phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thu hồi đất của Nhà nước.
Trường hợp người có đất bị thu hồi cố tình không chấp hành quyết định thu hồi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì bị cưỡng chế di chuyển ra khỏi khu đất đó.
ĐĂNG KÝ VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ
2- Người sử dụng đất ở phường, xã, thị trấn nào thì đăng ký tại Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn đó.
3- Đất gắn với nhà hoặc công trình xây dựng đều phải đăng ký địa chính. Người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với quyền sở hữu nhà hoặc công trình xây dựng, vật kiến trúc.
1- Cá nhân đang sử dụng đất nếu có một trong các điều kiện sau thì được xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
a) Cá nhân sử dụng đất có các giấy tờ hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cấp.
b) Cá nhân đang sử dụng đất có giấy tờ hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp, không có tranh chấp về quyền sử dụng đất và đất đang sử dụng không thuộc diện phải giao lại cho người khác do thực hiện các chính sách của Nhà nước Việt Nam hoặc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam.
c) Cá nhân đã thực hiện hoặc cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước về sử dụng đất.
2- Cá nhân đang sử dụng đất đô thị có nguồn gốc hợp pháp nói tại Khoản 1 Điều này, nếu bị mất các giấy tờ hợp lệ mà có đủ các điều kiện nói tại Điều 33 Nghị định này thì cũng được xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3- Tổ chức có các điều kiện nói tại Khoản 1, 2 Điều này xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét quyết định sau khi đã thực hiện thủ tục nói tại Điều 8 Nghị định này.
4- Tổ chức đã được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình lợi ích công cộng nói tại Điều 58 Luật Đất đai thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện thủ tục nói tại Điều 8 Nghị định này.
1- Phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2- Không có tranh chấp hoặc không có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3- Không vi phạm các công trình cơ sở hạ tầng công cộng và các hành lang bảo vệ các công trình kỹ thuật đô thị.
4- Không lấn chiếm đất thuộc các công trình di tích lịch sử, văn hoá, tôn giáo đã được Nhà nước công nhận.
5- Nộp tiền sử dụng đất và cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước về sử dụng đất.
Điều 35.- Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
1- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2- Các giấy tờ hợp lệ chứng minh quyền sử dụng đất; trong trường hợp không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất thì cơ quan tiếp nhận hồ sở phải thông báo liên tục trên báo địa phương, nếu sau 30 ngày mà không có ý kiến tranh chấp thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết.
3- Sơ đồ lô đất xin được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 36.- Tổng cục Địa chính hướng dẫn cụ thể việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị.
THỦ TỤC CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ
2- Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đô thị làm tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3- Người chuyển quyền sử dụng đất đô thị phải nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định pháp luật.
Bộ Xây dựng, Tổng cục Địa chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
|
Võ Văn kiệt (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 88-CP |
Hanoi, August 17, 1994 |
ON MANAGEMENT AND UTILIZATION OR URBAN LAND
THE GOVERNMENT
Pursuant to the law on Organization
of the Government on the 30th of September, 1992;
Pursuant to the Land Law on the 14th of July, 1993;
At the proposals of the Minister of Construction and the General Director of
the General Administration of Land.
DECREES:
The land on the outskirts of cities and towns which has been designated for urban development by the competent State authority is also considered urban land.
...
...
...
1. Land for public service.
2. Land for national defense and security purposes.
3. Land for housing.
4. Land for special use.
5. Land for agriculture and forestry.
6. Unused land.
Article 3.- Land for public service is composed of:
1. The land assigned by the State to organizations for use on the basis of the programs and plans already approved by the competent State authority and in line with the concrete functions and tasks of those organizations.
Any change in the purported use of the land plot or any assignment of its use right must be decided by the competent State authority which has assigned the land plot.
...
...
...
3. The organizations which are assigned to use land in this category are not required to pay land-use fees and taxes.
1. The State shall consider assigning land to organizations, households and individuals for long-term use on the basis of the already approved urban plans and the actual practice in land use in the localities.
2. The person assigned with land must register it with the land administration and implement all provisions of law and obligations to the State for his/her assigned land plot.
3. With regard to land of special use for business purpose, the State shall, depending on the nature of the business as well as the land-using process, determine the financial obligations of the persons assigned with land in a decree on land of special use.
The area, boundary and use period of agricultural and forest land in urban areas must be defined in the approved urban plans.
...
...
...
The use and exploitation of the unused lands must be decided by the competent State authority in accordance with the provisions of the Land Law.
STATE MANAGEMENT OF URBAN LAND
Article 10.- The contents of management and use of urban land consist of the following:
1. To conduct investigations, surveys, measuring and drawing of administrative land maps and to set prices for urban land of different classes.
2. To make plans for urban development and use of urban land.
3. To assign and rent urban land.
4. To recover land for urban development.
...
...
...
6. To register and issue licenses for the right to use urban land.
7. To process files for assignment of the right to use urban land.
8. To inspect and settle disputes, complaints and denunciations, and handle acts of violation of urban land.
The People's Committees at all levels shall exercise State management over urban land in their localities according to their jurisdiction stipulated in the Land Law.
The land administrations at the central and local levels are responsible before the Government and the People's Committees at corresponding levels in the management of urban land.
The agencies in charge of the management of urban development at the central and local levels are responsible before the Government and the People's Committees at corresponding levels in the planning for construction on and use of urban land.
...
...
...
The content of the plan for use of urban land is composed of:
1. To determine the demand for urban land, mark off land areas, and plan the use of each land category for each period, along with conditions for the use of land.
2. To adjust the plan for use of urban land to make it suitable with the reality of transformation, construction and the whole process of urban development.
2. The People's Committees at all levels shall, within their vested powers and responsibility, direct the specialized agencies to measure land, set land prices, assign and rent land, recover land, clear land sites and develop infrastructure in service of urban transformation and construction according to the approved programs and plans for use of urban land.
3. The Chief Architect or the Construction Office (in urban area where there is no Chief Architect) has the task of recommending sites for construction and issuing registration certificates for investment projects in accordance with the provisions on management of urban development.
ASSIGNMENT AND RENTING OF URBAN LAND
...
...
...
The application file is composed of:
1. An application for land assignment.
2. The project for investment in construction (the eco-technical blueprint) already approved by the competent State authority.
3. The administrative land map or a detailed map on scales of from 1/200 to 1/100 of the target land area.
4. The plan for compensation.
This file must be sent to the land administration of the same level for inquiry and submitted to the People's Committee of the province or city directly under the Central Government for decision.
In case the land assignment authority is vested with the Government, the General Administration of Land and the People's Committee of the province or city directly under the Central Government shall submit it to the Government for decision.
Beyond this time limit, the file-receiving agency must notify the applicant of the reasons for its delay in making a decision.
...
...
...
1. The People's Committees of the provinces, towns and districts have the responsibility to organize site-clearing work and direct the compensation for losses incurred by the recovery of land in their localities.
2. The land administration at provincial level shall process the recovery of land, organize the actual assignment of land in accordance with the land assignment decision, keep records on and monitor the changes in the fund of urban land.
2. The person who is assigned with land is responsible for declaring and registering his/her use of land at the People's Committee in the ward, commune or township which manages the land plot.
3. After receiving the assigned land, the assignee must immediately carry out preparations for the construction and start filing procedure to apply for the construction license.
In the event of a change in the purpose of land use, the assignee must report it to the assigning office for consideration and decision.
4. The use of the assigned land must progress in accordance with the pace specified in the project for construction investment already approved by the competent State authority.
If, within 12 months from the land assignment, the assignee has not started using the land without permission from the competent State authority, the decision for land assignment to him/her shall become void.
...
...
...
1. The file for renting urban land for use on only the site surface, without building permanent projects, is composed of:
a) An application for land rent.
b) The draft design for use of the surface of the target site, along with its literature.
c) The administrative land map of the target land area.
d) The recommendation of the municipal Chief Architect or Construction Office (in urban area where there is no Chief Architect).
2. The file, formality and procedure for applying to rent land for permanent construction works shall be conducted according to the provisions stipulated in Article 16, 17, 18 and 19 of this Decree.
1. To have sites to serve the construction of works inside urban areas.
2. To use as storage yard.
...
...
...
4. To build permanent works under investment projects for development of production, business, services and housing.
The renting of land to foreigners shall be conducted according to a separate State regulation.
The time limit for considering and deciding on an application file for renting land to use its surface is 20 days from the reception of the complete file.
The land renter has the obligations:
1. To use the rented land as purported.
2. To pay land rent and the land administration fee as provided for by law.
3. To comply with the land-rent contract.
...
...
...
CONSTRUCTION OF INFRASTRUCTURE DURING USE OF URBAN LAND
1. Urban land must be built with infrastructure when it is put in use.
2. The State shall invest in transforming and building for common use by the entire urban area infrastructure projects which are not able to generate direct returns on capital, or it shall assign to businesses, in the form of bidding or contractor selection, the construction of infrastructure works which are able to generate direct returns on capital.
3. Organizations and individuals shall build infrastructure works on the land plots assigned by the State in strict compliance with the plans and investment projects already approved by the competent State authority.
...
...
...
RECOVERY OF LAND FOR URBAN DEVELOPMENT
Article 28.- The recovery of land for urban development is defined in the following details:
1. The recovery of land under use for construction of infrastructure for public service and other works of public interest in implementation of planned urban transformation and construction and other approved major projects, shall be decided by the competent State authority.
2. Before recovering the land, the competent State authority must notify the users of the land the reasons for the recovery, the plan for moving and the scheme for compensation for the losses in land and property associated with the land.
The compensation for the losses incurred by the land users affected by the recovery decision shall be conducted in accordance with a separate Government provision.
3. The users whose land is subject to recovery must strictly obey the State decision for recovery of their land.
In case the users deliberately refuse to obey the decision of land recovery of the competent State authority, they shall be forced to move out of the land plot.
...
...
...
REGISTRATION AND ISSUE OF CERTIFICATES OF LAND USE RIGHT IN URBAN AREAS
2. Land users at a ward, commune or township shall register at the People's Committees of the ward, commune or township where the land is located.
3. The land associated with houses or other constructions must register at the land registry. The land user shall be granted the certificate of land use right associated with the ownership right over houses or other constructions and architectures on it.
1. An individual who is using land shall be issued with the certificate of land use right if he has one of the following conditions:
a/ He has regular papers issued by the authorized agencies of the State of the Democratic Republic of Vietnam, the Socialist Republic of Vietnam or the Provisional Revolutionary Government of South Vietnam.
b/ He is using the land provided with regular papers issued by the authorized agency of the old regime, and free from dispute over the land use right, and not belonging to the category of land which must be handed over to others by virtue of the policies of the Sate of the Democratic Republic of Vietnam, the Socialist Republic of Vietnam or the Provisional Revolutionary Government of South Vietnam.
...
...
...
2. An individual, who is using urban land having a legal source stipulated at Item 1 of this Article but has lost his regular papers while still meeting the conditions stipulated at Article 33 of this Decree, shall also be considered for the issuance of the certificate of land use right.
3. An organization, which meets the conditions stipulated at Item 1 and 2 of this Article and which applies for a certificate of land use right, is eligible for consideration by the People's Committee of the province or city directly under Central Government, if it has filled the procedure stipulated at Article 8 of this Decree.
4. An organization, which has been allotted land by the State for use in the construction of public utility projects stipulated in Article 58 of the Land Law, is eligible for consideration by the People's Committee of the province or city directly under the Central Government for the issuance of the certificate of land use right, if it has filled the procedure stipulated at Article 8 of this Decree.
1. The land being used is compatible with the urban development plan already endorsed by the authorized State agency.
2. If involves no dispute or is not subject to a decision on land recovery by the authorized State agency.
3. It does not infringe upon public infrastructure works and the protection corridors of the urban technical works.
4. It does not infringe upon the land of the historical, cultural or religious constructions already recognized by the State.
5. The user has paid the land use tax and commits himself to discharge his financial obligations to the State regarding the use of land.
...
...
...
1. An application for a certificate of land use right.
2. The regular papers to prove the land use right. In the absence of regular papers on land use right, the dossier receiving agency must make continuous public announcements in the local press. If no dispute arises after 30 days, the authorized State agency shall consider the issuance of the certificate.
3. A map of the lot of land concerned.
PROCEDURE FOR TRANSFER OF LAND USE RIGHT IN URBAN AREAS
...
...
...
3. The transferrer of land use right in urban areas must pay tax and other regulatory remittances as prescribed by law.
The Ministry of Construction, the General Land Administration shall have to guide and inspect the implementation of this Decree.
...
...
...
FOR
THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Vo Van Kiet
;
Nghị định 88-CP năm 1994 về việc quản lý và sử dụng đất đô thị
Số hiệu: | 88-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 17/08/1994 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 88-CP năm 1994 về việc quản lý và sử dụng đất đô thị
Chưa có Video