Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 72/2001/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2001

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 72/2001/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 10 NĂM 2001 VỀ VIỆC PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ VÀ CẤP QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.

Điều 2. Mục đích của việc phân loại đô thị và xác định cấp quản lý đô thị

Việc phân loại đô thị và xác định cấp quản lý đô thị nhằm xác lập cơ sở cho việc:

1. Tổ chức, sắp xếp và phát triển hệ thống đô thị trong cả nước;

2. Phân cấp quản lý đô thị;

3. Lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị;

4. Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, các chính sách và cơ chế quản lý phát triển đô thị.

Điều 3. Đô thị và các yếu tố cơ bản phân loại đô thị

1. Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.

2. Các yếu tố cơ bản phân loại đô thị gồm :

a) Chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định;

b) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65%;

c) Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị;

d) Quy mô dân số ít nhất là 4.000 người;

đ) Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị.

3. Tiêu chuẩn phân loại đô thị nhằm cụ thể hoá các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều này được tính cho khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn.

Điều 4. Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị

1. Đô thị được phân thành 6 loại, gồm : đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V.

2. Cấp quản lý đô thị gồm :

a) Thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Thành phố thuộc tỉnh; thị xã thuộc tỉnh hoặc thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Thị trấn thuộc huyện.

Điều 5. Thành lập mới đô thị và phân loại các đô thị thành lập mới

1. Đô thị được thành lập mới phải có các điều kiện sau :

a) Đảm bảo các yếu tố cơ bản phân loại đô thị theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này;

b) Quy hoạch chung xây dựng đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập hồ sơ thành lập mới đô thị, trong đó có phương án tách, nhập, giải thể hoặc điều chỉnh địa giới hành chính đô thị có liên quan đến việc thành lập mới đô thị được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông qua để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

3. Việc công nhận loại đô thị thành lập mới được tiến hành sau khi có quyết định thành lập mới đô thị của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 6. Phân chia khu vực nội thành, nội thị và vùng ngoại thành, ngoại thị

Thành phố được chia thành : nội thành phố và vùng ngoại thành phố (sau đây được gọi tắt là nội thành, ngoại thành). Thị xã được chia thành : nội thị xã và vùng ngoại thị xã (sau đây được gọi tắt là nội thị, ngoại thị). Thị trấn không có vùng ngoại thị trấn.

Điều 7. Chức năng và quy mô vùng ngoại thành, ngoại thị

1. Vùng ngoại thành, ngoại thị có các chức năng sau :

a) Bố trí các công trình kỹ thuật hạ tầng đầu mối, các khu dân cư, các công trình vệ sinh, bảo vệ môi trường, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, y tế, đào tạo, nghiên cứu khoa học và các công trình đặc biệt khác mà trong nội thành, nội thị không bố trí được;

b) Bố trí các cơ sở nghỉ ngơi; các khu tham quan, du lịch; vành đai xanh, công viên rừng bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái;

c) Dự trữ đất để mở rộng và phát triển đô thị.

2. Quy mô vùng ngoại thành, ngoại thị được xác định trên cơ sở :

a) Vị trí và tính chất của đô thị;

b) Quy mô dân số khu vực nội thành, nội thị;

c) Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông liên hệ giữa khu vực nội thành, nội thị với khu vực lân cận;

d) Các mối quan hệ giữa khu vực nội thành, nội thị với khu vực lân cận;

đ) Đặc điểm lịch sử và điều kiện tự nhiên của từng địa phương;

e) Tổ chức hợp lý các đơn vị quản lý hành chính đô thị;

g) Yêu cầu phát triển các chức năng của vùng ngoại thành, ngoại thị nhằm hỗ trợ cho sự phát triển khu vực nội thành, nội thị theo quy hoạch xây dựng đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Chương 2:

PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ

Điều 8. Đô thị loại đặc biệt

Đô thị loại đặc biệt phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây :

1. Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên;

3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh;

4. Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên;

5. Mật độ dân số bình quân từ 15.000người/km2 trở lên.

Điều 9. Đô thị loại I

Đô thị loại I phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước;

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên;

3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;

4. Quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên;

5. Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên.

Điều 10. Đô thị loại II

Đô thị loại II phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây :

1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước;

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên;

3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh;

4. Quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên;

5. Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên.

Điều 11. Đô thị loại III

Đô thị loại III phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây :

1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh;

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên;

3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;

4. Quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên;

5. Mật độ dân số bình quân từ 8.000 người/km2 trở lên.

Điều 12. Đô thị loại IV

Đô thị loại IV phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây :

1. Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh;

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên;

3. Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;

4. Quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên;

5. Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên.

Điều 13. Đô thị loại V

Đô thị loại V phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây :

1. Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện hoặc một cụm xã;

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên;

3. Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh;

4. Quy mô dân số từ 4.000 người trở lên;

5. Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên.

Điều 14. Tiêu chuẩn phân loại đô thị áp dụng cho các trường hợp đặc biệt (đối với một số đô thị loại III, loại IV và loại V)

1. Đối với các đô thị ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thì các tiêu chuẩn quy định cho từng loại đô thị có thể thấp hơn, nhưng phải đảm bảo mức tối thiểu bằng 70% mức tiêu chuẩn quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13 của Nghị định này.

2. Đối với các đô thị có chức năng nghỉ mát, du lịch, điều dưỡng, các đô thị nghiên cứu khoa học, đào tạo thì tiêu chuẩn quy mô dân số thường trú có thể thấp hơn, nhưng phải đạt 70% so với mức quy định; riêng tiêu chuẩn mật độ dân số bình quân của các đô thị nghỉ mát du lịch và điều dưỡng cho phép thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% so với mức quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13 của Nghị định này.

Điều 15. Thẩm quyền quyết định công nhận loại đô thị

1. Chính phủ quyết định công nhận đô thị loại đặc biệt theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đô thị loại I, đô thị loại II theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định công nhận đô thị loại III và đô thị loại IV theo đề nghị của ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương quyết định công nhận đô thị loại V theo đề nghị của ủy ban nhân dân huyện sau khi đã phê duyệt quy hoạch xây dựng và kế hoạch phát triển đô thị đối với vùng dân cư hoặc xã được đề nghị thành lập thị trấn.

Chương 3:

CẤP QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

Điều 16. Cơ sở xác định cấp quản lý đô thị

Cơ sở để xác định cấp quản lý đô thị gồm :

1. Theo phân loại đô thị như sau :

a) Các thành phố trực thuộc Trung ương phải là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I;

b) Các thành phố thuộc tỉnh phải là đô thị loại II hoặc đô thị loại III;

c) Các thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải là đô thị loại III hoặc đô thị loại IV;

d) Các thị trấn thuộc huyện phải là đô thị loại IV hoặc đô thị loại V.

2. Nhu cầu tổ chức quản lý hành chính nhà nước theo lãnh thổ.

3. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước và quy hoạch chung xây dựng đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 17. Quyết định cấp quản lý đô thị

Việc quyết định cấp quản lý đô thị được thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 2 của Luật Tổ chức Quốc hội và khoản 1 Điều 16 của Luật Tổ chức Chính phủ.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Hiệu lực thi hành

Nghị định này thay thế cho Quyết định số 132/HĐBT ngày 05 tháng 5 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 19. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Xây dựng, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷn nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 72/2001/ND-CP

Hanoi, October 05, 2001

 

DECREE

ON THE CLASSIFICATION OF URBAN CENTERS AND URBAN MANAGEMENT LEVELS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Organization of People’s Councils and People’s Committees of June 21, 1994;
At the proposals of the Minister of Construction and the Minister-Director of the Government Commission for Organization and Personnel,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Aims of the classification of urban centers and determination of urban management levels

The classification of urban centers and determination of urban management levels aim to lay the foundation for:

1. Organizing, arranging and developing the urban system throughout the country;

2. Decentralizing urban management;

3. Working out, considering and approving urban construction plannings;

4. Formulating a system of legal documents, criteria, policies and mechanisms for management of urban development.

Article 3.- Urban centers and basic factors for classifying urban centers

1. Urban centers include cities, provincial towns and district townships established under decisions of competent State agencies.

2. The basic factors for classifying urban centers include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The non-agricultural labor represents at least 65% of the total labor force;

c/ The infrastructures in service of population’s activities must be at least 70% up to the standards and norms prescribed for each type of urban centers;

d/ The population size must be at least of 4,000 people;

e/ The population density conforms to the size, nature and characteristics of each type of urban centers.

3. The urban center classification criteria, which aim to concretize the factors prescribed in Clause 2 of this Article, shall be applicable to inner cities, inner provincial and district townships.

Article 4.- Classification of urban centers and urban management levels

1. Urban centers are classified into 6 grades, namely: special-grade, grade-I, grade-II, grade-III, grade-IV and grade-V urban centers.

2. Urban management levels include:

a/ Centrally-run cities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ District townships.

Article 5.- Founding of new urban centers and classification of newly founded urban centers

1. To be-founded urban centers must meet the following conditions:

a/ Having the basic factors for classifying urban centers as prescribed in Article 3 of this Decree;

b/ Having the general plannings on urban construction approved by competent State agencies.

2. The People’s Committee of a province or centrally-run city shall organize the compilation of dossier on founding a new urban center, which is composed of the plan for separation, merger, dissolution, or readjustment of administrative boundaries, of urban centers, which is related to the founding of the new urban center and approved by the People’s Council of the province or centrally-run city, then submit it to the competent State agency for decision.

3. The recognition of newly founded urban centers shall be effected after the decisions on founding of new urban centers are issued by competent State management agencies.

Article 6.- Division of inner cities, inner towns and suburban and outlying areas

Cities are divided into inner cities and outlying areas (hereinafter referred to as inner cities and suburbs for short). Provincial towns are divided into inner towns and outlying areas (hereinafter referred to as inner towns and outskirts for short). District townships have no outlying areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Suburbs and outskirts have the following functions:

a/ Situating key technical infrastructure projects, population quarters, sanitation and environmental protection works; production, service, medical, training and scientific research establishments and other special establishments which cannot be located in inner cities and inner towns.

b/ Situating convalescent establishments; sight-seeing sites and tourist resorts; greenery belts and forest parks for environmental protection and ecological balance;

c/ Reserving land for urban expansion and development.

2. Size of suburbs or outskirts shall be determined on the following bases:

a/ Positions and characteristics of urban centers;

b/ Population size of inner cities or inner towns;

c/ Development levels of communications infrastructure linking inner cities or inner towns with their vicinities;

d/ Links between inner cities or inner towns and neighboring areas;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Rational organization of urban administrative management units;

g/ Development requirements of functions of suburbs or town outskirts in support of the development of inner cities or inner towns according to the urban construction plannings approved by competent State agencies.

Chapter II

CLASSIFICATION OF URBAN CENTERS

Article 8.- Special-grade urban centers

Special-grade urban centers must satisfy the following criteria:

1. Being the national capital or an urban center with the function as a political, economic, cultural, scientific-technical, training, tourist and service center, a traffic hub, and a domestic and international exchange center, and playing the role of boosting the socio-economic development of the whole country;

2. The non-agricultural labor represents 90% of the total labor force or higher;

3. Having an infrastructure built basically synchronously and completely;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Having an average population density of 15,000 people/km2 or more.

Article 9.- Grade-I urban centers

Grade-I urban centers must satisfy the following criteria:

1. Being an urban center with the function as a political, economic, cultural, scientific-technical, tourist and service center, a traffic hub, and a domestic and international exchange center, and playing the role of boosting the socio-economic development of an inter-provincial region or the whole country;

2. The non-agricultural labor represents 85% the total labor force or higher;

3. Having an infrastructure built synchronously and completely in many aspects;

4. Having a population of 500,000 or more;

5. Having an average population density of 12,000 people/km2 or more.

Article 10.- Grade-II urban centers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Being an urban center with the function as a political, economic, cultural, scientific-technical, tourist and service center, a traffic hub and an exchange center of a province, inter-provincial region or in the whole country, and playing the role of boosting the socio-economic development of an inter-provincial region or the whole country in several domains;

2. The non-agricultural labor represents 80% of the total labor force or higher;

3. Having an infrastructure built in many sectors and becoming synchronous and complete;

4. Having a population of 250,000 or more;

5. Having an average population density of 10,000 people/km2 or more.

Article 11.- Grade-III urban centers

Grade-III urban centers must satisfy the following criteria:

1. Being an urban center with the function as a political, economic, cultural, scientific-technical and service center, a traffic hub and an exchange center of a province or inter-provincial region, and playing the role of boosting the socio-economic development of a province or an inter-provincial region in several domains;

2. The non-agricultural labor represents 75% the total labor force or higher;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Having a population of 100,000 or more;

5. Having an average population density of 8,000 people/km2 or more.

Article 12.- Grade-IV urban centers

Grade-IV urban centers must satisfy the following criteria:

1. Being an urban center with the function as a general or specialized center in political, economic, cultural, scientific-technical and service domains, a traffic hub and an exchange center of a province, and playing the role of boosting the socio-economic development of a province or a region within a province;

2. The non-agricultural labor represents 70% of the total labor force or higher;

3. Having an infrastructure, which has been or is synchronously and completely built in each specific sector;

4. Having a population of 50,000 or more;

5. Having an average population density of 6,000 people/km2 or more.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Grade-V urban centers must satisfy the following criteria:

1. Being an urban center with the function as a general or specialized center in political, economic, cultural and service domains, and playing the role of boosting the socio-economic development of a district or a cluster of communes;

2. The non-agricultural labor represents 65% of the total labor force or higher;

3. Having an infrastructure, which has been or is currently built but not yet synchronous and complete;

4. Having a population of 4,000 or more;

5. Having an average population density of 2,000 people/km2 or more.

Article 14.- Urban classification criteria applicable to special cases (for a number of grade-III, grade-IV and grade-V urban centers)

1. For urban centers in mountainous regions, highland, deep-lying and remote areas and islands, the criteria prescribed for each grade of urban centers may be lower but at least equal to 70% of the criteria prescribed in Articles 8, 9, 10, 11, 12 and 13 of this Decree.

2. For urban centers with functions as vacation, tourist and convalescent places, and those exclusively for scientific research and training purposes, the criteria on permanently-residing population size may be lower but at least equal to 70% of the prescribed level. Particularly, the criteria on average population density applicable to vacation, tourist and convalescent urban centers may be lower but at least equal to 50% of the levels prescribed in Articles 8, 9, 10, 11, 12 and 13 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Government shall decide on the recognition of special-grade urban centers at the proposals of the Construction Minister and the People’s Committees of the centrally-run cities.

2. The Prime Minister shall decide on the recognition of urban centers of grade I and grade II at the proposals of the Construction Minister and the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities.

3. The Construction Minister shall decide on the recognition of urban centers of grade III and grade IV at the proposals of the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities.

4. The People’s Committees of the provinces or centrally-run cities shall decide on the recognition of urban centers of grade V at the proposals of the district People’s Committees after approving the construction planning and the urban development plans for residential areas or communes, where district townships are proposed to be founded.

Chapter III

URBAN MANAGEMENT LEVELS

Article 16.- Bases for determining urban management levels

Bases for determining urban management levels include:

1. According to the urban classification, as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The provincially-run cities must be urban centers of grade II or grade III;

c/ The provincial towns or the centrally-run cities towns must be urban centers of grade III or grade IV;

d/ The district townships must be urban centers of grade IV or grade V.

2. Requirements of the organization of the State administrative management by territories.

3. The overall planning for socio-economic development and the overall planning for urban development of the whole country and the general planning for urban construction already ratified by the competent State agencies.

Article 17.- Decision on urban management levels

The decision on urban management levels shall be made in compliance with the provisions of Clause 8, Article 2 of the Law on Organization of the National Assembly and Clause 1, Article 16 of the Law on Organization of the Government.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Decree replaces Decision No.132/HDBT of May 5, 1990 of the Council of Ministers (now the Government) and takes effect 15 days after its signing.

Article 19.- Organization of implementation

1. The Construction Ministry, the Government Commission for Organization and Personnel shall have to guide the implementation of this Decree.

2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to organize the implementation of this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

;

Nghị định 72/2001/NĐ-CP về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị

Số hiệu: 72/2001/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 05/10/2001
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 72/2001/NĐ-CP về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…