CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60-CP |
Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 1994 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 60-CP NGÀY 5-7-1994 VỀ QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính Phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993;
Căn cứ Pháp lệnh nhà ở ngày 26 tháng 3 năm 1991;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ xây dựng, Bộ trưởng Bộ tài chính, Tổng cục trưởng
Tổng cục Địa chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất hợp pháp.
Nhà ở, đất ở thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này bao gồm:
1. Nhà ở của một hộ gia đình hoặc của nhiều hộ gia đình trong cùng một ngôi nhà;
Điều 2.- Nhà ở được phân chia theo ba hình thức sở hữu:
1. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;
2. Nhà ở thuộc sở hữu của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế;
3. Nhà ở thuộc sở hữu tư nhân.
Điều 3.- Tất cả nhà ở và đất ở đều phải được đăng ký. Chủ sở hữu hợp pháp được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo Nghị định này thay thế các loại giấy tờ pháp lý về sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở được cấp từ trước ngày ban hành Nghị định này.
Điều 4.- Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà ở mà Nhà nước đang quản lý do trước đây thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất.
Nhà nước không thừa nhân việc đòi lại đất ở mà trước đây Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng do việc thực hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 5.- Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm:
1. Nhà ở tạo lập bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương) hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách Nhà nước;
2. Nhà ở có nguồn gốc sở hữu khác được chuyển thành sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
3. Nhà ở nêu tại Khoản 1 điều này có một phần tiền góp của cá nhân, của tập thể theo thoả thuận hoặc theo hợp đồng mua nhà trả góp nhưng chưa trả hết tiền.
Điều 6.- Nhà ở thuộc sở hữu của các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh kế bao gồm:
1. Nhà ở được tạo lập bằng nguồn vốn do các tổ chức này tự huy động;
2. Nhà ở được các tổ chức, cá nhân biếu tặng hợp pháp.
Điều 7.- Nhà ở thuộc sở hữu tư nhân là nhà ở do tư nhân tạo lập hợp pháp thông qua xây dựng, mua, hoặc do nhận thừa kế, hoặc được sở hữu bởi các hình thức hợp pháp khác.
ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở
Điều 8.- Nhà ở, đất ở phải được đăng ký tại Uỷ ban Nhân dân phường, thị trấn.
Điều 9.- Người có nghĩa vụ đăng ký nhà ở, đất ở là chủ sở hữu nhà. Trong các trường hợp khác người đang sử dụng nhà ở có nghĩa vụ đăng ký.
Điều 10.- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại nội thành, nội thị xã, thị trấn được xét cấp như sau:
3. Trong trường hợp chủ nhà không có hoặc có đủ giấy tờ hợp lệ trước ngày ban hành Nghị định này:
a) Chủ nhà hoàn toàn không có giấy tờ hợp lệ:
a1. Nếu nhà ở và đất ở phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp, thì chủ nhà được xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Chủ nhà được cấp giấy chứng nhận phải nộp tiền sử dụng đất ở.
a2. Nếu nhà ở xây dựng trên đất không được quy hoạch là đất ở thì chủ nhà không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Chủ nhà phải thực hiện lệnh giải toả nhà và lệnh thu hồi đất của nhà nước.
b) Nếu chủ nhà có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất, xây nhà không có giấy tờ hợp lệ nhưng nhà ở, đất ở hiện phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp, thì được xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
c) Nếu chủ nhà xây dựng nhà có giấy phép trên đất phù hợp với quy hoạch đất ở nhưng chưa có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp, thì được xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của phần nhà đó. Chủ nhà phải nộp tiền sử dụng đất ở.
d) Mọi trường hợp có tranh chấp thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở chỉ được xem xét khi đã giải quyết xong tranh chấp theo luật pháp.
Điều 11.- Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở quy định như sau:
1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
2. Các giấy tờ hợp lệ về nhà ở, đất ở bao gồm:
a) Quyết định giao đất và giấy phép xây dựng nhà hoặc giấy xác nhận sở hữu nhà và quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đối với trường hợp nói tại khoản 1, Điều 10 của Nghị định này.
b) Giấy sở hữu nhà, đất hoặc giấy tờ hợp lệ khác đối với trường hợp nói tại khoản 2, Điều 10 của Nghị định này.
c) Đối với trường hợp nói tại điểm a1, khoản 3, Điều 10 của Nghị định này thì phải có ý kiến của Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn sở tại xác nhận người làm đơn là người tạo lập nhà và giấy xác nhận của cơ quan quản lý quy hoạch có thẩm quyền.
d) Đối với trường hợp nói tại điểm b, khoản 3, Điều 10 của Nghị định này thì phải có quyết định giao đất và giấy xác nhận của cơ quan quản lý quy hoạch có thẩm quyền.
đ) Đối với trường hợp nói tại điểm c, khoản 3, Điều 10 của Nghị định này thì phải có giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp người làm đơn không phải là chủ của các giấy tờ nói tại khoản này, thì phải kèm theo giấy tờ hợp lệ khác, như: giấy tờ mua bán nhà, các giấy tờ có liên quan đến việc thừa kế, chia, nhận quà tặng. Người làm đơn được cấp giấy chứng nhận sau khi thực hiện các nghĩa vụ của chủ nhà và nộp lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật.
Điều 12.- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại nội thành, nội thị xã, thị trấn do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) cấp.
Điều 13.- Cơ quan quản lý nhà đất và địa chính giúp Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đăng ký, xét cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ gốc và quản lý về sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở.
Điều 14.- Chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho đương sự. Trong trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì phải báo cho đương sự biết rõ lý do.
Điều 15.- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở lập thành 2 bản. Một bản cấp cho chủ sở hữu và một bản lưu tại cơ quan cấp giấy.
Điều 16.- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở quy định như sau:
1. Đối với nhà ở tư nhân, cấp cho chủ sở hữu nhà;
2. Đối với nhà ở thuộc sở hữu của tổ chức chính trị, xã hội, của tổ chức kinh kế, cấp cho tổ chức đó;
3. Đối với nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước, cấp cho cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà đó;
4. Đối với nhà ở chung của nhiều chủ, cấp cho từng chủ sở hữu phần diện tích nhà ở riêng.
Việc đăng ký, sử dụng phần nhà, công trình kỹ thuật và đất ở dùng chung cho các hộ phải tuân theo các quy định về quản lý nhà ở chung do Bộ Xây dựng và Tổng cục Địa chính ban hành.
5. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu nhiều người, nếu không có văn bản phân chia nhà được các đồng sở hữu cùng ký thì giấy chứng nhận ghi tên tất cả các chủ sở hữu và cấp cho từng chủ sở hữu.
Điều 17.- Chủ nhà được nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở sau khi nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài chính, Xây dựng, Tổng cục Địa chính. Đối với các trường hợp nói tại điểm a1, điểm c, khoản 3, Điều 10 của Nghị định này thì chỉ được cấp giấy chứng nhận sau khi nộp tiền sử dụng đất theo mức do Bộ Tài chính quy định.
Trong trường hợp nhà ở được phép thay đổi về quy mô, cấu trúc thì khi hoàn thành việc thay đổi, chủ nhà phải đăng ký bổ sung tại cơ quan cấp giấy chứng nhận.
Trong trường hợp tách, nhập thửa đất ở thì phải xin phép và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho chủ mới nếu là tách thửa, hoặc xoá giấy chứng nhận của chủ cũ nếu là nhập thửa.
SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ THUÊ ĐẤT Ở CỦA CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI ĐỊNH CƯ Ở VIỆT NAM
Điều 18.- Cá nhân nước ngoài định cư ở Việt Nam được sở hữu một nhà ở cho bản thân và các thành viên gia đình họ trên đất ở thuê của Nhà nước Việt Nam trong thời gian định cư tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia hoặc thoả thuận với Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế có quy định khác.
Điều 19.- Cá nhân nước ngoài định cư ở Việt Nam được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu:
- Mua nhà ở của các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam chuyên kinh doanh nhà ở;
- Tự tạo lập nhà ở theo giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Thừa kế nhà ở theo pháp luật Việt Nam.
Việc mua nhà ở, thuê đất ở, xây nhà ở, nhận thừa kế nhà ở phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 20.- Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thuê bao gồm:
1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thuê;
2. Giấy tờ của Nhà nước Việt Nam cho phép định cư ở Việt Nam;
3. Giấy phép xây dựng, hoặc hợp đồng mua bán nhà ở đã được Công chứng Nhà nước chứng thực hoặc giấy thừa kế hợp pháp;
4. Hợp đồng thuê đất;
5. Trích lục bản đồ thửa đất khuôn viên có nhà ở, tỷ lệ 1/200.
Hồ sơ được lập bằng tiếng Việt và nộp tại Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thuê do Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh cấp.
Điều 21.- Chủ sở hữu nhà ở là cá nhân nước ngoài định cư ở Việt Nam có quyền sử dụng, bán, tặng cho, để thừa kế nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam và có nghĩa vụ đăng ký sở hữu nhà ở tại Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh; nộp các khoản thuế và lệ phí theo quy định của pháp luật.
Điều 22.- Trong trường hợp người nước ngoài chấm dứt việc định cư ở Việt Nam mà không thực hiện các quyền nói tại Điều 21 của Nghị định này thì sau 90 ngày, kể từ ngày rời khỏi Việt Nam, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đương nhiên mất giá trị và Nhà nước Việt Nam thực hiện quyền quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 23.- Các tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do Toà án nhân dân giải quyết.
Điều 24.- Người sử dụng nhà ở không phợp pháp, có hành vi vi phạm quyền của người khác về sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở, đất ở, thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi hoặc có động cơ cá nhân khác mà làm sai lệch các số liệu đăng ký nhà đất hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trái với pháp luật thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp gây ra thiệt hại vật chất thì phải bồi thường.
Điều 25.- Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 26.- Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính trong phạm vi chức năng quản lý ngành có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Uỷ ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã và cơ quan quản lý nhà đất tổ chức thực hiện nghị định này.
Điều 27.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các chủ sở hữu nhà ở chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 60-CP |
Hanoi, July 05, 1994 |
ON THE DWELLING HOUSE OWNERSHIP AND RESIDENTIAL LAND USE RIGHT IN URBAN AREAS
THE GOVERNMENT
Proceeding from the Law on
the Organization of Government on the 30th of September 1992;
Proceeding from the Land Law on the 14th of July 1993;
Proceeding from the Ordinance on Dwelling Houses on the 26th of March 1991;
At the request of the Minister of Construction, the Minister of Finance, and
the Director of the General Land Administration.
DECREES:
Article 1.- The State recognizes and protects the legitimate ownership of dwelling houses and the legitimate right to use residential land.
...
...
...
1. Dwelling houses occupied by one or many families;
2. Residential land inside cities, towns and townships is land for building dwelling houses and other projects for dwelling, and parks, if any, in accordance with a plan approved by the authorized State office.
Article 2.- There are three forms of ownership of dwelling houses:
1. Dwelling houses owned by the State;
2. Dwelling houses owned by political, social and economic organizations;
3. Dwelling houses owned by private citizens.
Article 3.- All dwelling houses and residential land must be registered. Legal owners are issued certificates of the ownership of dwelling houses and of the right to use residential land.
The certificates of the ownership of dwelling houses and of the right to use residential land issued in accordance with this Decree shall replace all legal papers on the ownership of dwelling houses and on the use of land issued before the promulgation of this Decree.
Article 4.- The State does not recognize claims for dwelling houses which the State is currently managing as a result of the implementation of the past policy on socialist transformation of houses and land.
...
...
...
FORMS OF OWNERSHIP OF DWELLING HOUSES
Article 5.- The dwelling houses owned by the State are:
1. Dwelling houses built with the State budgetary allocations (central and local budgets) or with other sources of capital originating from the State budget;
2. Dwelling houses originally in other forms of ownership but transformed into State-ownership by law;
3. Dwelling houses mentioned at Point (1) of this Article, which were built partly with financial contributions from individuals or collectives by mutual agreement or under contracts whereby the buyer of a house has paid by installments but not in full.
Article 6.- The dwelling houses owned by political, social and economic organizations are:
1. Dwelling houses built with capital procured by these organizations;
2. Dwelling houses lawfully donated to them by other organizations or individuals;
...
...
...
1. In case the owner of a house has valid papers issued by the authorized offices of the Democratic Republic of Vietnam, the Provisional Revolutionary Government of the Republic of South Vietnam, or the Socialist Republic of Vietnam, he/she will be issued a certificate of ownership of his/her dwelling house and of the right to use residential land.
2. In case the owner of a house has valid papers issued by the authorized offices of the former regime, and if this house and land is not disputed or is not yet allotted to other people for use under the policies of the Democratic Republic of Vietnam, the Provisional Revolutionary Government of the Republic of South Vietnam, or the Socialist Republic of Vietnam, then his/her application will be considered for the granting of a certificate of ownership of the dwelling house and his/her right to use residential land.
3. In case the owner of a house has no or not the necessary, valid papers before the promulgation of this Decree:
a/ The owner of a dwelling house has no valid papers:
...
...
...
a2. If the dwelling house was built on land not planned for residential use, the owner would not be issued a certificate of ownership of dwelling house and right to use residential land. The owner must abide by the State's order for house removal and for land requisition.
b/ If the house owner has valid papers on the right to use land, but no permit for building the house, and if his/her dwelling house and residential land conforms to the overall planning and is not disputed, his/her application shall be considered for the granting of a certificate of ownership of the dwelling house and residential land.
c/ If the house owner built his/her house with a permit on a plot of land that conforms to the overall planning, but has no valid papers on the right to use land and there is no dispute, his/her application shall be considered for the granting of a certificate of ownership of the dwelling house and the right to use the land belonging to the house. The house owner must pay land tax.
d/ In case of a land dispute, the granting of a certificate of ownership of a dwelling house and the right to use residential land shall be considered only after the dispute has been settled in accordance with law.
1. An application for the granting of a certificate of ownership of dwelling house and the right to use residential land.
2. The valid papers including the following:
a/ A decision on land allotment and a permit for house building, or a certificate of house ownership and the right to use land issued by the authorized State office in the cases mentioned at Item (1), Article 10, of this Decree.
b/ A certificate of house and land ownership or other valid papers as stated at Point (2), Article 10, of this Decree.
...
...
...
d/ In the cases mentioned at Point (b), Item 3, Article 10, of this Decree, the house owner must have a decision on land allotment and a certificate by the authorized office in charge of urban development planning.
e/ In the cases mentioned at Point (c), Item 3, Article 10, of this Decree, the house owner must have a building permit issued by the authorized office.
In case the applicant is not the owner of the papers mentioned in this Item, he/she must have other papers enclosed, such as a certificate of the buying and selling of the house, or certificates of the inheritance of the house or reception of it as a gift. The applicant shall be issued a certificate of ownership of the house after fulfilling his/her obligations as owner and paying house tax as prescribed by law.
1. With regard to private dwelling houses, the certificate is granted to the house owner.
...
...
...
3. With regard to dwelling houses owned by the State, it is granted to the office or organization assigned to manage them.
4. With regard to dwelling houses owned by many households, certificates are granted to each household for the ownership of their particular dwelling space.
The housing space, technical facilities and land reserved for common use by the households concerned, must be registered and used in accordance with the stipulations on the management of houses for collective habitation issued by the Ministry of Construction and the General Land Administration.
5. In case a dwelling house is owned by many persons and if there is not any paper on the division of the house with the signatures of the co-owners, then the certificate of ownership of the house shall register all the names of the co-owners and each owner keeps a copy.
In case a house owner is permitted to change the dimensions or structure of his/her house, after the transformation, he/she must register it again at the authorized office that issued the certificate.
In case the owner wishes to split a plot of residential land from or merge it into another plot, he/she must apply for permission to do so from the authorized office which shall issue a certificate to the new owner in case of a split, and destroy the certificate of the old owner in case of a merger.
THE OWNERSHIP OF DWELLING HOUSES AND THE LEASE OF RESIDENTIAL LAND BY FOREIGN RESIDENTS IN VIETNAM
...
...
...
- Buy a dwelling house from a housing company of the Vietnam State;
- Build a dwelling house with permission from the authorized State office; or
- Inherit a dwelling house in accordance with Vietnam's laws.
The purchase of a dwelling house, the leasing of residential land, the building of a dwelling house and the inheritance of a dwelling house must conform to Vietnam's laws.
1. An application for the granting of certificate of ownership of dwelling houses and the use of residential land leased;
2. A permit issued by the Vietnamese State allowing the person concerned to reside in Vietnam;
3. A permit for construction of the dwelling house, or a contract on the buying and selling of the dwelling house certified by the Notary Public, or a valid paper on inheritance;
...
...
...
5. A copy of the map showing the premises of the dwelling house, scale 1/200.
The dossier is issued in Vietnamese and filed in at the Provincial People's Committee.
Certificates of ownership of dwelling houses and the right to use the residential land leased are issued by the Provincial People's Committees.
SETTLEMENT OF DISPUTES AND PUNISHMENT OF VIOLATIONS
...
...
...
Those who cause material damage must compensate for it.
Article 25.- This Decree takes effect from the date of signing.
The President of the People?s Committees of provinces and cities directly under the Central Government are responsible for guiding the People?s Committees of precincts, districts, towns and the local housing and land managing offices in implementing this Decree.
...
...
...
;
Nghị định 60-CP năm 1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị
Số hiệu: | 60-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 05/07/1994 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 60-CP năm 1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị
Chưa có Video