CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/1999/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 1999 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10
ngày 20 tháng 8 năm 1998 của ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về
nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định chi tiết phương thức trả nhà ở giữa cơ quan, tổ chức với cá nhân, giá cho thuê nhà ở khi chưa trả lại nhà và thủ tục xác lập quyền sở hữu nhà ở được quy định tại Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20 tháng 8 năm 1998 của ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 (sau đây gọi chung là Nghị quyết số 58/1998).
2. Các loại nhà ở thuộc phạm vi áp dụng của Nghị quyết số 58/1998 và Nghị định này là nhà ở đang thuộc sở hữu tư nhân đã cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, mua bán, đổi, tặng cho, thừa kế, ủy quyền cho người khác quản lý diện vắng chủ trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.
Các loại nhà sau cũng thuộc phạm vi áp dụng của Nghị quyết số 58/1998 và Nghị định này: nhà hiện đang sử dụng vào mục đích không phải để ở nhưng tại thời điểm xác lập giao dịch dân sự trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 là nhà ở; nhà hiện đang sử dụng vào mục đích để ở, nhưng hiện nay không xác định được tại thời điểm xác lập giao dịch dân sự trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 nhà đó sử dụng vào mục đích gì.
1. Nhà ở mà người tham gia giao dịch dân sự về nhà ở đó là người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tổ chức nước ngoài.
2. Nhà ở mà Nhà nước đã có quyết định quản lý hoặc tuy chưa có quyết định quản lý nhưng đã bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất, chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và chính sách quản lý nhà vắng chủ, bao gồm:
a) Nhà cho thuê;
b) Nhà cho mượn, cho ở nhờ trước và trong thời gian cải tạo mà chủ nhà thuộc diện cải tạo cho thuê;
c) Nhà của các tổ chức, cá nhân thuộc bộ máy cai trị của ngụy quân, ngụy quyền và đảng phái phản động;
d) Nhà hiến hoặc đã giao Nhà nước quản lý dưới mọi hình thức;
đ) Nhà tịch thu, trưng thu, trưng mua, mua lại;
e) Nhà của những người di cư vào Nam, những người đi sinh sống ở địa phương khác trong thời kỳ chiến tranh mà Nhà nước đã quản lý hoặc bố trí sử dụng diện vắng chủ.
3. Nhà trưng dụng;
4. Nhà hiện nay đang sử dụng làm nhà ở, nhưng tại thời điểm xác lập giao dịch dân sự trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 không phải là nhà ở.
PHƯƠNG THỨC TRẢ NHÀ Ở GIỮA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VỚI CÁ NHÂN
Điều 3. Các phương thức trả lại nhà ở
1. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức phải trả nhà ở cho bên cho thuê, bên cho mượn, thì tuỳ từng trường hợp các bên có thể thoả thuận việc trả nhà theo những phương thức sau đây:
ưa) Trả nhà mà cơ quan, tổ chức đang quản lý, sử dụng;
b) Trả bằng nhà khác;
c) Trả bằng tiền;
d) Nhà nước giao đất ở không phải trả tiền sử dụng đất.
2. Trong trường hợp nhà thuê, mượn đang được sử dụng cho cá nhân ở hoặc tuy đang được sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 điều này, thì cơ quan, tổ chức phải trả nhà đó cho bên cho thuê, bên cho mượn theo quy định của Nghị quyết số 58/1998.
3. Trong trường hợp nhà thuê, mượn đang sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hoặc nhà thuê, mượn toạ lạc tại khu vực không được quy hoạch là nhà ở, thì việc trả nhà thực hiện theo các phương thức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 điều này.
Tuỳ từng trường hợp và điều kiện cụ thể của địa phương, việc trả nhà có thể thực hiện bằng một trong 3 phương thức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này hoặc kết hợp đồng thời 3 phương thức nhưng tổng giá trị (tính bằng tiền) nhà đất trả cho bên cho thuê, bên cho mượn không lớn hơn giá trị nhà đất (tính bằng tiền) cho thuê, cho mượn.
Điều 4. Cơ quan, tổ chức trả nhà ở đang thuê, mượn cho bên cho thuê, bên cho mượn
Trong trường hợp cơ quan, tổ chức trả nhà ở đang thuê, mượn cho bên cho thuê, bên cho mượn mà nhà cho thuê, cho mượn đã được đầu tư, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới, thì giải quyết như sau:
1. Khi nhận lại nhà, nếu bên cho thuê, bên cho mượn phải thanh toán kinh phí đầu tư, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới thì:
a) Nếu nguồn kinh phí của cá nhân, thì bên cho thuê, bên cho mượn phải thanh toán cho cá nhân đó;
b) Nếu nguồn kinh phí của cơ quan, tổ chức, thì bên cho thuê, bên cho mượn phải thanh toán cho cơ quan, tổ chức đó.
2. Khi trả lại nhà, nếu nhà thuê, mượn đang được sử dụng cho cá nhân ở và cá nhân đó được công nhận có quyền sở hữu đối với phần diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới thì họ phải thanh toán cho bên cho thuê, bên cho mượn giá trị quyền sử dụng đất tương ứng với diện tích đất mà họ có quyền sử dụng.
Điều 5. Cơ quan, tổ chức trả bằng nhà ở khác cho bên cho thuê, bên cho mượn
1. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức trả bằng nhà khác cho bên cho thuê, bên cho mượn, thì giá trị nhà ở, đất ở trả lại không được vượt quá giá trị nhà ở, đất ở đang thuê, đang mượn.
Trong trường hợp có chênh lệch giá trị giữa nhà ở, đất ở cho thuê, cho mượn với nhà ở, đất ở trả lại, thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó bằng tiền.
2. Giá trị nhà ở, đất ở do Hội đồng định giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xác định căn cứ vào giá trị còn lại của nhà ở và giá trị quyền sử dụng đất.
a) Giá trị còn lại của nhà ở được xác định như sau:
- Trong trường hợp nhà thuê, nhà mượn vẫn còn, thì giá trị còn lại của nhà được xác định bằng tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà ở tại thời điểm trả nhà nhân (x) với diện tích nhà (m2) nhân (x) với giá nhà ở xây dựng mới (đ/m2) tương ứng với cấp, hạng nhà cho thuê, cho mượn.
Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà ở được xác định theo quy định của pháp luật.
Giá nhà ở xây dựng mới được xác định theo bảng giá do ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo khung giá của Chính phủ;
- Trong trường hợp nhà thuê, nhà mượn đã bị phá dỡ để xây dựng nhà khác thay thế, thì giá trị còn lại của nhà ở bằng giá nhà ở xây dựng mới tương ứng với cấp, hạng nhà cho thuê, cho mượn.
b) Giá trị quyền sử dụng đất được xác định trên cơ sở bảng giá các loại đất do ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo khung giá của Chính phủ.
Điều 6. Cơ quan, tổ chức trả bằng tiền cho bên cho thuê, bên cho mượn
Trong trường hợp cơ quan, tổ chức trả bằng tiền cho bên cho thuê, bên cho mượn thì số tiền mà cơ quan, tổ chức phải trả không được vượt quá giá trị nhà ở, đất ở đang thuê, đang mượn.
Việc xác định giá trị nhà ở, đất ở được áp dụng theo khoản 2 Điều 5 của Nghị định này.
1. Trong trường hợp Nhà nước giao đất ở cho bên cho thuê, bên cho mượn để tạo lập nhà ở mới, thì các khoản tiền phải nộp để nhận đất theo chế độ hiện hành của Nhà nước do cơ quan, tổ chức chi trả trực tiếp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong trường hợp Nhà nước giao đất ở mà có chênh lệch giá trị giữa nhà ở, đất ở cho thuê, cho mượn với đất ở trả lại, thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó bằng tiền.
Điều 8. Nguồn kinh phí để thực hiện trả lại nhà ở
1. Nguồn kinh phí để thực hiện việc trả nhà ở theo các quy định tại các Điều 5, 6 và 7 của Nghị định này được ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt và bằng nguồn vốn của các doanh nghiệp Nhà nước theo đúng các nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước hiện hành:
a) Đối với các cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương do ngân sách Trung ương chi trả;
ưb) Đối với các cơ quan, tổ chức trực thuộc địa phương do ngân sách địa phương chi trả;
c) Đối với các doanh nghiệp Nhà nước và cơ quan, tổ chức không thụ hưởng ngân sách Nhà nước do nguồn vốn của các doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức đó chi trả.
2. Nhà nước dành một phần kinh phí để hỗ trợ nhằm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư và tạo lập quỹ nhà ở để bán, cho thuê đối với các trường hợp phải trả nhà theo quy định tại Nghị quyết số 58/1998 mà không còn chỗ ở nào khác hoặc không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác.
1. Hội đồng định giá nhà ở, đất ở do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Hội đồng có trách nhiệm xác định giá trị nhà đất để làm cơ sở thanh toán.
2. Thành phần Hội đồng bao gồm:
- Đại diện Sở Tài chính - Vật giá, Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Sở Xây dựng, ủy viên;
- Đại diện Sở Địa chính - Nhà đất, ủy viên;
- Đại diện Sở Tư pháp, ủy viên;
- Đại diện ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có nhà ở phải trả lại, ủy viên;
Hội đồng mời bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở và các chuyên gia của các ngành có liên quan tham dự và phát biểu ý kiến trước khi Hội đồng quyết định về giá trị của nhà ở, đất ở.
GIÁ CHO THUÊ NHÀ Ở KHI CHƯA TRẢ LẠI NHÀ
Điều 10. Giá cho thuê nhà ở khi chưa trả lại nhà
1. Đối với các giao dịch dân sự về thuê nhà ở giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức mà cơ quan, tổ chức đó không thụ hưởng ngân sách Nhà nước thì giá cho thuê nhà ở do các bên thỏa thuận, nếu không thoả thuận được, thì áp dụng theo bảng giá kèm theo Nghị định này (Phụ lục số 1).
2. Đối với các giao dịch dân sự về thuê nhà ở giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức mà cơ quan, tổ chức đó thụ hưởng ngân sách Nhà nước thì giá thuê nhà ở do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá mức giá theo bảng giá kèm theo Nghị định này (Phụ lục số 2).
Điều 11. Nguồn kinh phí để thực hiện việc thuê nhà
1. Trong trường hợp nhà thuê dùng để ở, thì tiền thuê nhà ở do cá nhân tự trả.
2. Trong trường hợp nhà thuê dùng làm trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng thì nguồn kinh phí để thuê nhà được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định này.
THỦ TỤC CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP MUA BÁN NHÀ Ở, TẶNG CHO NHÀ Ở, ĐỔI NHÀ Ở
Điều 12. Thủ tục chuyển quyền sở hữu theo hợp đồng mua bán nhà ở
1. Trong trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị quyết số 58/1998, thì bên mua có quyền làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở mà không cần sự có mặt của bên bán.
Hồ sơ xin chuyển quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
ưa) Đơn xin chuyển quyền sở hữu nhà ở có xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã) về việc không có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở sau khi đã niêm yết công khai 07 ngày tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã và tại nhà ở đó;
b) Hợp đồng mua bán nhà (bản chính). Trong trường hợp không có hợp đồng bằng văn bản, thì bên mua phải chứng minh được là giữa 2 bên đã thực hiện việc mua bán nhà ở;
c) Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;
d) Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của bên mua.
2. Trong trường hợp có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất, nhưng hợp đồng không bị huỷ bỏ hoặc không bị Toà án tuyên bố là vô hiệu theo quy định tại khoản 2 và 5 Điều 5 của Nghị quyết số 58/1998, thì các bên mua bán nhà ở phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng và phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở.
Hồ sơ xin chuyển quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
a) Hợp đồng mua bán nhà ở (bản chính). Trong trường hợp không có hợp đồng bằng văn bản thì các bên mua bán nhà ở phải chứng minh được là giữa họ đã thực hiện việc mua bán nhà ở;
b) Trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
c) Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc bên mua đã thi hành xong phần nghĩa vụ của mình theo bản án hoặc quyết định của Toà án;
d) Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;
đ) Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của các bên mua bán nhà ở.
Điều 13. Thủ tục chuyển quyền sở hữu theo hợp đồng tặng cho nhà ở
Trong trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng tặng cho nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị quyết số 58/1998 hoặc có tranh chấp về hợp đồng tặng cho nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất, nhưng bên được tặng cho nhà ở đã nhận nhà ở theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 của Nghị quyết số 58/1998, thì bên được tặng cho nhà ở có quyền làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở mà không cần sự có mặt của bên tặng cho.
Hồ sơ xin chuyển quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
1. Đơn xin chuyển quyền sở hữu nhà ở. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị quyết số 58/1998 thì đơn phải có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về việc không có tranh chấp về hợp đồng tặng cho nhà ở sau khi đã niêm yết công khai 07 ngày tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã và tại nhà ở đó.
Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 của Nghị quyết số 58/1998 thì phải có trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
2. Hợp đồng tặng cho nhà ở (bản chính). Trong trường hợp không có hợp đồng bằng văn bản, thì bên được tặng cho phải chứng minh được là giữa 2 bên đã thực hiện việc tặng cho nhà ở;
3. Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;
4. Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của bên được tặng cho nhà;
5. Trong trường hợp hợp đồng tặng cho có điều kiện, thì phải có xác nhận của các bên về việc các điều kiện đó đã xẩy ra hoặc đã được thực hiện.
Điều 14. Thủ tục chuyển quyền sở hữu theo hợp đồng đổi nhà ở
1. Trong trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng đổi nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị quyết số 58/1998, thì các bên đổi nhà ở phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở.
Hồ sơ xin chuyển quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
a) Hợp đồng đổi nhà ở (bản chính). Trong trường hợp không có hợp đồng bằng văn bản, thì các bên đổi nhà ở phải chứng minh được là giữa họ đã thực hiện việc đổi nhà ở;
b) Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về việc không có tranh chấp về hợp đồng đổi nhà ở sau khi đã niêm yết công khai 07 ngày tại Trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và tại 2 nhà ở đó;
c) Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;
d) Xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của các bên đổi nhà ở.
2. Trong trường hợp có tranh chấp về hợp đồng đổi nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất, nhưng hợp đồng không bị huỷ bỏ hoặc không bị Toà án tuyên bố là vô hiệu, thì các bên đổi nhà ở phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.
Hồ sơ xin chuyển quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
ưa) Hợp đồng đổi nhà ở (bản chính). Trong trường hợp không có hợp đồng bằng văn bản, thì các bên đổi nhà ở phải chứng minh được là giữa họ đã thực hiện việc đổi nhà ở;
b) Trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
c) Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc các bên đổi nhà ở đã thực hiện xong phần nghĩa vụ của mình theo bản án hoặc quyết định của Toà án;
d) Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;
đ) Xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của các bên đổi nhà ở.
THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI NHÀ Ở DO THỪA KẾ VÀ NHÀ Ở VẮNG CHỦ DO CÁ NHÂN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
Điều 15. Thủ tục xác lập quyền sở hữu cho những người được thừa kế nhà ở
Những người được công nhận có quyền thừa kế quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 9 của Nghị quyết số 58/1998 thì phải làm thủ tục xác lập quyền sở hữu.
Hồ sơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
2. Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;
3. Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của những người thừa kế.
Điều 16. Thủ tục xác lập quyền sở hữu cho những người có quyền thừa kế nhà ở vắng chủ
Những người được công nhận có quyền thừa kế quyền sở hữu đối với nhà ở vắng chủ theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998 phải làm thủ tục để được xác lập quyền sở hữu.
Hồ sơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
2. Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;
3. Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của những người thừa kế.
Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998 thì phải có giấy uỷ quyền quản lý nhà ở vắng chủ (bản chính).
Bố, mẹ, vợ, chồng, con (theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình) của chủ sở hữu nhà ở vắng chủ được công nhận có quyền sở hữu đối với nhà vắng chủ theo quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998 phải làm thủ tục để được xác lập quyền sở hữu.
Hồ sơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
2. Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;
3. Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của những người là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ sở hữu nhà ở vắng chủ đó.
Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998 thì phải có giấy uỷ quyền quản lý nhà ở đó (bản chính).
Điều 18. Thủ tục xác lập quyền sở hữu cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở vắng chủ
Người đang quản lý, sử dụng liên tục nhà ở vắng chủ từ 30 năm trở lên được công nhận có quyền sở hữu đối với nhà ở vắng chủ đó theo quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3 và 4 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998 phải làm thủ tục để được xác lập quyền sở hữu đối với nhà ở vắng chủ đó.
Hồ sơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về việc người đó đã quản lý, sử dụng nhà vắng chủ liên tục 30 năm trở lên kể từ ngày bắt đầu quản lý, sử dụng đến ngày Nghị quyết số 58/1998 có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 1999) sau khi đã niêm yết công khai 07 ngày tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã và tại nhà ở đó;
2. Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;
3. Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của những người đang quản lý, sử dụng nhà ở vắng chủ.
Điều 19. Nhà ở vắng chủ thuộc Nhà nước
Trong các trường hợp nhà ở vắng chủ thuộc Nhà nước theo quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3 và 4 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998, thì nhà ở đó phải được giao cho cơ quan nhà đất địa phương quản lý. Người đang quản lý, sử dụng nhà ở vắng chủ thuộc Nhà nước phải ký hợp đồng thuê hoặc được quyền ưu tiên mua theo quy định của pháp luật.
THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI NHÀ Ở DO CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUÊ, MƯỢN CỦA CÁ NHÂN
Trong trường hợp cơ quan, tổ chức trả bằng nhà ở khác cho bên cho thuê, bên cho mượn theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị quyết số 58/1998, thì nhà ở đó thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bên cho mượn. Cơ quan tổ chức phải làm thủ tục để xác lập quyền sở hữu nhà ở đó cho bên cho thuê, bên cho mượn.
Hồ sơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
1. Văn bản trả nhà ở do cơ quan, tổ chức lập, có chữ ký của 2 bên;
2. Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;
3. Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của bên cho thuê, cho mượn.
Điều 21. Thủ tục xác lập quyền sở hữu đối với nhà ở mà cơ quan, tổ chức thuê, mượn của cá nhân
Trong trường hợp cơ quan, tổ chức thuê, mượn nhà của cá nhân nhưng chủ sở hữu đã được lấy lại nhà bằng nhà khác, bằng tiền hoặc được Nhà nước giao đất ở theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 14 của Nghị quyết số 58/1998, thì việc xác lập quyền sở hữu đối với nhà ở mà cơ quan, tổ chức đang thuê, mượn được thực hiện như sau:
2. Trong trường hợp kinh phí để thực hiện việc trả lại nhà ở không phải là nguồn vốn ngân sách Nhà nước, thì nhà mà cơ quan, tổ chức đang thuê, mượn của cá nhân thuộc quyền sở hữu của cơ quan, tổ chức đó. Cơ quan, tổ chức phải làm thủ tục để được xác lập quyền sở hữu.
Hồ sơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
a) Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
b) Văn bản trả nhà (bản chính) theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị định này;
c) Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận.
Trong trường hợp nhà thuê, mượn đã bị phá dỡ và cơ quan, tổ chức đã xây dựng nhà mới thay thế, thì phải kèm theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật nhà xây dựng mới.
THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI DIỆN TÍCH LÀM THÊM, NHÀ Ở XÂY DỰNG MỚI
Điều 22. Diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới
Diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới là phần diện tích nhà ở mà bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ, người quản lý, sử dụng nhà ở vắng chủ đã xây dựng trong khuôn viên nhà thuê, mượn, ở nhờ.
Diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới được xem là có thể sử dụng để ở một cách riêng biệt với nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, nhà vắng chủ nếu diện tích làm thêm, nhà ở mới đó được xây dựng liền kề hoặc độc lập với nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, nhà vắng chủ có chiếm diện tích trong khuôn viên và không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc bên được công nhận có quyền sở hữu đối với nhà vắng chủ.
Điều 23. Thủ tục xác lập quyền sở hữu đối với diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới
Người được công nhận có quyền sở hữu đối với diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới theo quy định tại Điều 11 và Điều 16 của Nghị quyết số 58/1998 phải làm thủ tục để được xác lập quyền sở hữu.
Hồ sơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
2. Trích đo bản đồ thửa đất có diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới và bản vẽ sơ đồ diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;
3. Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của người được công nhận có quyền sở hữu đối với diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới.
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở
Điều 24. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
1. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại nội thành, nội thị xã, thị trấn do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp theo mẫu quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ.
2. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại nông thôn do Uỷ ban nhân dân huyện cấp theo mẫu quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng7 năm 1994 của Chính phủ.
Điều 25. Thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày người được công nhận có quyền sở hữu nhà ở nộp đủ hồ sơ và thực hiện xong các nghĩa vụ tài chính theo quy định tại Nghị định này, ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 24 của Nghị định này cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho đương sự. Trong trường hợp kéo dài thời hạn nêu trên thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự biết lý do và thời hạn kéo dài không được quá 30 ngày.
Người được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và đối với các bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
PHỤ LỤC SỐ 1
GIÁ CHO THUÊ NHÀ Ở ÁP DỤNG GIỮA CÁ NHÂN VỚI
CÁ NHÂN VÀ GIỮA CÁ NHÂN VỚI CƠ QUAN, TỔ CHỨC KHÔNG THỤ HƯỞNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 25/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 1999 của
Chính phủ)
1. Giá chuẩn:
ĐVT: đ/m2 sử dụng/tháng
Biệt thự (hạng) |
Nhà ở (cấp) |
||||||
I |
II |
III |
IV |
I |
II |
III |
IV |
4.900 |
5.500 |
6.800 |
7.800 |
3.600 |
3.300 |
2.800 |
2.100 |
4
2. Hệ số điều chỉnh giá chuẩn: (1 + S Ki)
i=1
a) Hệ số cấp đô thị (K1):
Hệ số |
I |
II |
III |
IV |
V |
Trị số K1 |
+ 0,20 |
+ 0,10 |
0,00 |
- 0,10 |
- 0,15 |
b) Hệ số vị trí xét theo các khu vực (K2):
Hệ số |
Trung tâm |
Cận trung tâm |
Ven nội |
Trị số K2 |
0,00 |
- 0,10 |
- 0,20 |
c) Hệ số tầng cao (K3):
Hệ số |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI trở lên |
Trị số K3 |
+ 0,25 |
+ 0,05 |
0,00 |
- 0,10 |
- 0,20 |
- 0,3 |
d) Hệ số điều kiện giao thông (K4):
Hệ số |
Có đường xe thô sơ đến tận ngôi nhà |
Có đường ô tô đến tận ngôi nhà |
Trị số K4 |
0,00 |
+ 0,20 |
PHỤ LỤC SỐ 2
GIÁ CHO THUÊ NHÀ Ở ÁP DỤNG GIỮA CÁ NHÂN VỚI
CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐƯỢC THỤ HƯỞNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 25/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 1999 của
Chính phủ)
1. Giá chuẩn:
ĐVT: đ/m2 sử dụng/tháng
Biệt thự (hạng) |
Nhà ở (cấp) |
||||||
I |
II |
III |
IV |
I |
II |
III |
IV |
2.500 |
3.000 |
3.500 |
5.500 |
1.500 |
1.400 |
1.350 |
900 |
4
2. Hệ số điều chỉnh giá chuẩn: (1 + S Ki)
i=1
a) Hệ số cấp đô thị (K1):
Hệ số |
I |
II |
III |
IV |
V |
Trị số K1 |
0,00 |
- 0,05 |
- 0,10 |
- 0,15 |
- 0,20 |
b) Hệ số vị trí xét theo các khu vực (K2):
Hệ số Hệ số |
Trung tâm |
Cận trung tâm |
Ven nội |
Trị số K2 |
0,00 |
- 0,10 |
- 0,20 |
c) Hệ số tầng cao (K3):
Hệ số |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI trở lên |
Trị số K3 |
+ 0,15 |
+ 0,05 |
0,00 |
- 0,10 |
- 0,20 |
- 0,30 |
d) Hệ số điều kiện giao thông (K4):
Hệ số |
Có đường xe thô sơ đến tận ngôi nhà |
Có đường ô tô đến tận ngôi nhà |
Trị số K4 |
0,00 |
+ 0,10 |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF
VIET NAM |
No: 25/1999/ND-CP |
Hanoi, April 19, 1999 |
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the
Government of September 30, 1992;
Pursuant to Resolution No.58/1998/NQ-UBTVQH10 of August 20, 1998 of the
National Assembly Standing Committee on residential house civil transactions
established before July 1, 1991;
At the proposal of the Minister of Construction and the Minister of Finance,
DECREES:
Article 1.- The scope of application
...
...
...
2. Residential houses subject to Resolution 58/1998 and this Decree are privately-owned houses which have been leased, lent, borrowed, traded, exchanged, donated, inherited or managed by others under authorization due to the absence of their owners before July 1, 1991.
The following types of houses are also subject to Resolution No.58/1998 and this Decree: houses being currently used not for residential purpose but having been the residential houses at the time the civil transactions had been established before July 1, 1991; and houses being currently used for residential purpose but their use purposes cannot be identified by the time of establishing the civil transactions before July 1, 1991.
1. Houses whose civil transaction participants are overseas Vietnamese; or foreign individuals or organizations.
2. Houses placed under the State’s management by its decision or put to use in the process of implementation of the policy on socialist transformation regarding houses and land, the policy on transformation of private capitalist industry and commerce and the policy on management of houses whose owners have been absent, including:
a) Leased houses;
b) Lent or borrowed houses before or during the period of transformation, which have been leased by the owners who were subject to the transformation;
c) Houses of organizations or individuals in the ruling apparatus of the former army and administration as well as reactionary political parties;
d) Houses donated or assigned to the State for management in any form;
...
...
...
f) Houses of migrants to South Vietnam or persons having resided in other localities during the war time, which have been managed or assigned to users by the State as houses with absentee owners.
3. Requisitioned houses.
4. Houses being currently used for residence, which were, however, not residential houses at the time the civil transactions had been established before July 1, 1991.
MODE OF HOUSE RETURNING
BETWEEN AGENCIES AS WELL AS ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS
Article 3.- Modes of returning residential houses
1. In cases where agencies or organizations have to return residential houses to the lessors or the lenders, the involved parties may, on the case by case basis, agree on the house return according to the following modes:
a) Returning the houses which are being managed or used by agencies or organizations;
b) Returning the houses by other houses
...
...
...
d) The State assigns residential land without collecting the land use levy.
2. In cases where the leased or borrowed houses are being used as personal residence or as working offices, production and/or business establishments or public facilities but do not fall within cases prescribed in Clause 3, this Article, the agencies and/or organizations shall have to return such houses to the lessors and/or the lenders according to the provisions of Resolution No.58/1998.
3. In cases where the leased or borrowed houses are being used for defense and security purposes, in service of national interests and /or public interests or the leased or borrowed houses are situated in areas not designed for residential houses, the house return shall comply with modes defined in Points b, c and d, Clause 1, this Article.
Depending on each specific case and practical conditions of localities, the return of houses may be effected through one of the three modes defined in Points b, c and d, Clause 1, this Article or the combination of all three modes, but the total value (in money) of the land and houses returned to the lessors and/or the lenders shall not be higher than the value (in money) of the leased and/or lent land and houses.
Where agencies and organizations return to the lessors and/or lenders the rented and/or borrowed houses which have been invested in, repaired, renovated, upgraded, expanded or replaced with new houses, it shall be settled as follows:
1. When taking back the houses, if the lessors and/or lenders have to pay for the investment, repair, renovation, upgrading, expansion, newly constructed houses, they shall have to:
a) Pay to individuals if the funding came from such individuals;
b) Pay to agencies and/or organizations if the funding came from such agencies and/or organizations.
...
...
...
Article 5.- Agencies and organizations return other houses to the lessors and/or the lenders.
1. Where the agencies and/or organizations return other houses to the lessors and/or lenders, the value of the returned residential houses and land must not exceed the value of the currently rented or borrowed houses and land.
In case of any difference in value between the rented or borrowed houses and land and the returned houses and land, the parties shall have to pay each other such difference in money.
2. The house and land value shall be determined by the Pricing Council of the People’s Committee of the province or centrally-run city (hereafter referred collectively to as the provincial-level People’s Committee), based on the remaining value of the residential houses and the land use right value.
a) The remaining house value shall be determined as follows:
- Where the rented or borrowed houses still exist, their remaining value is determined with the percentage (%) of their remaining quality multiplying (X) the house area (m2) and multiplying (X) the cost of the newly built residential house (VNdong/m2), corresponding to the grade and class of the leased or borrowed houses.
The percentage (%) of the remaining quality of the house is determined according to the provisions of law.
The costs of newly built houses shall be determined according to the price index issued by the provincial-level People’s Committee in accordance with the Government’s price bracket.
- Where the rented or borrowed houses are dismantled for the construction of new houses for replacement, the remaining house value is equal to the costs of the newly built houses corresponding to the grade and class of the leased or borrowed houses.
...
...
...
Article 6.- Agencies and organizations return houses in money to the lessors and the lenders
Where the agencies and organizations return houses in money to the lessors and the lenders, the amounts of money to be paid by such agencies or organizations must not exceed the value of the currently rented or borrowed houses and land.
The determination of the value of residential houses and land shall comply with Clause 2, Article 5 of this Decree.
1. Where the State assigns land to the lessors and/or lenders for the construction of new residential houses, all payments for the receipt of such land under the current State regulations shall be paid by such agencies and organizations directly to the competent State bodies.
2. Where the land assignment by the State results in the value difference between the leased or borrowed residential houses and land and the returned land, the parties shall have to pay each other such difference in money.
Article 8.- Sources of fund for the implementation of residential house return
1. The sources of fund for the implementation of residential house return under the provisions of Articles 5,6 and 7 of this Decree shall be taken from the annual State budget estimate with the ratification by the competent level and through the source of capital of State enterprises in strict accordance with the current principles on division of responsibility for the management of the State budget:
a) For agencies and organizations under the Central Government, the payment shall be made from the central budget;
...
...
...
c) For State enterprises as well as agencies and organizations, which are not entitled to enjoy the State budget, the payment shall be made from the capital sources of such enterprises, agencies and organizations.
2. The State shall reserve a part of fund to support the investment in infrastructure construction in population areas and the creation of housing fund for sale or lease to those subject to house return as prescribed in Resolution No.58/1998 and having no other place of residence or no conditions to build new place of residence.
Article 9.- The evaluation council
1. The residential house and land evaluation council is set up by decision of the provincial-level People’s Committee. It has the responsibility to determine the house and land value to be used as basis for payment.
2. The council is composed of:
- A representative of the provincial/municipal Finance-Pricing Service as its chairman;
- A representative of the provincial/municipal Construction Service as its member;
- A representative of the provincial/municipal Land-House Administration Service as its member;
- A representative of the provincial/municipal Justice Service as its member;
...
...
...
The council shall invite the house lessor and/or lender as well as experts of concerned branches to attend its meetings and make comments before the council decides on the house and/or land value.
Article 10.- House leasing price before the return thereof
1. For civil transactions regarding house leasing among individuals and between individuals and agencies as well as organizations which are not entitled to the State budget, the residential house leasing price shall be agreed upon by the parties; if no agreement can be reached, the price index issued together with this Decree (Annex 1) shall apply.
2. For civil transactions regarding house leasing between individuals and agencies as well as organizations, which are entitled to enjoy the State budget, the residential house leasing price shall be agreed upon by the parties but must not exceed the price level of the price index issued together with this Decree (Annex 2).
Article 11.- Sources of funding for the implementation of house renting
1. Where the rented houses are used for residence, the rental shall be paid by the individual tenants themselves.
2. Where the rented houses are used as working offices, production and/or business establishments or public facilities, the source of funding for house renting shall comply with the provisions of Clause 1, Article 8 of this Decree.
...
...
...
PROCEDURES FOR TRANSFER
OF OWNERSHIP OVER TRADED, DONATED AND EXCHANGED RESIDENTIAL HOUSES
1. Where there is no dispute over the residential house sale/purchase contract and the procedures for transfer of ownership is not completed according to the provisions of Clause 1, Article 5 of Resolution No.58/1998, the purchasing party may proceed with the procedures for the transfer of ownership over the residential house even without the presence of the selling party.
The dossiers on the house ownership transfer shall include :
a) The application for the transfer of residential house ownership, with certification by the People�s Committee of the commune, ward or district town, where the house is located (hereafter referred collectively to as the commune-level People’s Committee), that there is no dispute over the residential house sale/purchase contract after it has been posted up for 07 days at the office of the commune-level People’s Committee and at such house;
b) The house sale/purchase contract (the original). Where there is no written contract, the purchasing party shall have to prove that the residential house trading has been effected between the two parties;
c) The extract of the map of the land lot where the house is situated and the house plan certified by bodies with legal person status;
d) The certification of the purchasing party’s permanent residence registration by the commune-level People’s Committee.
2. Where there is dispute over the residential house sale/purchase contract and the procedures for the ownership transfer is not completed yet while the contract is neither cancelled nor declared null and void by the court under the provisions of Clauses 2 and 5 of Article 5 of Resolution No.58/1998, the purchasing and selling parties shall have to fulfill all contractual obligations and fill procedures for the transfer of ownership over the residential house.
...
...
...
a) The residential house sale/purchase contract (the original). Where there is no written contract, the purchasing and selling parties shall have to prove that the residential house trading has been effected between them;
b) The extract of the court’s judgement or ruling which has already taken legal effect;
c) The certification by the civil judgement enforcement body of the purchasing party’s fulfillment of its obligations according to the court’s judgement or decision;
d) The extract of the map of the land plot where the residential house is situated and the house plan, certified by bodies with legal person status;
e) The certification by the commune-level People’s Committee of the purchasing and selling parties’ permanent residence registration.
Where there is no dispute over the residential house-donating or offering contract and the procedures for the ownership transfer is not completed yet according to the provisions of clause 1, Article 7 of Resolution No.58/1998, or there is dispute over the residential house donating or offering contract and the procedure for the ownership transfer is not completed yet while the donatory has received the residential house as prescribed in Point a, Clause 2, Article 7 of Resolution No. 58/1998, the donatory may proceed with the procedures for the transfer of ownership over the residential house even without the presence of the donor.
The dossiers of application for residential house ownership transfer shall include:
1. The application for the residential house ownership transfer. For cases defined in Clause 1, Article 7 of Resolution No.58/1998, the application must be certified by the commune-level People’s Committee that there is no dispute over the residential house-donating or offering contract after it is posted up for 07 days at the office of the commune-level People’s Committee and at such residential house.
...
...
...
2. The residential house-donating or offering contract (the original). Where there is no written contract, the donatory shall have to prove that the residential house donation or offering has been effected between the two parties;
3. The extract of the map of the land plot where the residential house is situated and the house plan, certified by the body with legal person status;
4. The certification by the commune-level People’s Committee of the donatory’s permanent resident registration;
5. Where the contract is on the conditional donation or offering, there must be certification by the parties that such conditions have happened or been met.
Article 14.- The procedures for ownership transfer under the residential house exchange contract
1. Where there is no dispute over the house exchange contract and the procedures for ownership transfer is not yet completed according to the provisions of Clause 1, Article 6 of Resolution No.58/1998, the parties involved in the house exchange shall have to carry out the procedures for the transfer of ownership over the residential house.
The dossiers of application for residential house ownership transfer shall include:
a) The house exchange contract (the original). Where there is no written exchange, the involved parties shall have to prove that the house exchange has been effected between them;
b) The certification by the commune-level People’s Committee that there is no dispute over the house exchange contract after it has been posted up for 07 days at the office of the commune-level People’s Committee and at those two residential houses;
...
...
...
d) The commune-level People’s Committee’s certification of the house exchangers’ permanent residence registration.
2. Where there is dispute over the house exchange contract and the procedures for the ownership transfer is not yet completed but the contract is neither cancelled nor declared null and void by the court, the house exchangers shall have to fulfill all contractual obligations and fill the procedures for the ownership transfer.
The dossiers of application for the transfer of ownership over the residential houses shall include:
a) The house exchange contract (the original). Where there is no written exchange, the house exchangers shall have to prove that the house exchange has been effected between them;
b) The extract of the court’s legally effective judgement or ruling;
c) The written certification by the civil judgement execution body that the house exchangers have fulfilled their obligations under the court’s judgement or ruling;
d) The extracts of the maps of the land plots with the residential houses thereon and the drawing plans of such houses, certified by bodies having the legal person status;
e) The commune-level People’s Committee’s certification of the house exchangers’ permanent residence registration.
...
...
...
Article 15.- Procedures for establishing the residential house heirs’ ownership thereover.
Persons recognized as having the right to inherit the residential house ownership according to the provisions at Article 9 of Resolution No.58/1998 shall have to fill the procedures for the establishment of their ownership thereover.
The dossiers of application for the establishment of ownership over the residential house shall include:
1. The application for certificates of the residential house ownership and of the land use right, with certification by the commune-level People’s Committee that the applicant is entitled to lawfully inherit such residential house. If there is any dispute, there must be the extract of the court’s legally effective judgement or ruling;
2. The extract of the map of the land plot with the residential house thereon and the house plan, certified by bodies having the legal person status;
3. The commune-level People’s Committee’s certification of the heirs’ permanent residence registration.
Persons recognized as having the right to inherit the ownership over residential houses whose owners have been absent under the provisions at Point a, Clauses 2 and 4, Article 10 of Resolution No.58/1998 shall have to fill the procedures for establishment of the ownership thereover.
The dossiers of application for the establishment of ownership over the residential house shall include:
...
...
...
2. The extract of the map of the land plot with the residential house thereon and the house plan, certified by bodies having the legal person status;
3. The commune-level People’s Committee’s certification of the heirs’ permanent residence registration.
For cases defined at Point a, Clause 2, Article 10 of Resolution No.58/1998, the letter of authorization for the management of the house with absentee owner (the original) is required.
The parents, spouse and offspring (according to the Law on Marriage and Family) of owners of houses under the absentee ownership, who are recognized as having the ownership over such houses according to the provisions at Point b, Clauses 2 and 3, Article 10 of Resolution No.58/1998 shall have to fill the procedures for the establishment of the ownership.
The dossiers of application for the establishment of ownership over the residential house shall include:
1. The application for the certificates of the ownership over the residential house and of the land use right;
2. The extract of the map of the land plot with the residential house thereon and the house plan, certified by bodies having the legal person status;
3. The commune-level People’s Committee’s certification of the permanent residence registration of the parents, spouse and offspring of the owner of such owner-absent residential house.
...
...
...
The current managers and users of houses under absentee ownership for 30 consecutive years or more shall be recognized as having the ownership over such houses as provided for at Point c, Clauses 2, 3 and 4 of Resolution No.58/1998 shall have to fill the procedures for the establishment of ownership over such houses.
The dossiers of application for the establishment of ownership over the residential house shall include:
1. The application for the certificates of the house ownership and of the land use right, with the commune-level People’s Committee’s certification that such persons have managed and used the houses under absentee ownership for 30 consecutive years of more counting from the date of commencing such management and use to the effective date of Resolution No.58/1998 (January 1st, 1999) after the 7- day posting at the office of the commune-level People’s Commune and at such residential house;
2. The extract of the map of the land plot where the residential house is situated and the house plan, certified by bodies having the legal person status.
3. The commune-level People’s Committee’s certification of the permanent residence registration of the current manager and user of the house under the absentee ownership.
Article 19.- Residential houses with absentee owners, that belong to the State
Houses which with absentee owners belong to the State as provided for at Point c, Clauses 2, 3 and 4 of Article 10 of Resolution No.58/1998 must be assigned to the local house and land administration for management. The current managers and users of such houses shall have to sign house-renting contracts or be given priority in the purchase of the houses according to the provisions of law.
...
...
...
Where the agencies and/or organizations return other houses to the lessors or the lenders as prescribed in Clause 2, Article 14 of Resolution No.58/1998, such houses shall be placed under the ownership of the lessors and/or lenders. The agencies and organizations shall have to carry out the procedures for establishment of the lessors’ or lenders’ ownership over such residential houses.
The dossiers of application for the establishment of ownership over residential houses shall include:
1. The document on house return made by the concerned agency or organization, with the signatures of both parties.
2. The extract of the map of the land plot where the house is situated and the house plan, certified by the bodies having the legal person status;
3. The commune-level People’s Committee’s certification of the lessor’s or lender’s permanent residence registration.
Where agencies and/or organizations rent or borrow houses of individuals but the owners of which have been returned the houses by other houses, money or land assigned by the State according to the provisions of Clauses 2, 3 and 4, Article 14 of Resolution No.58/1998, the establishment of the ownership over the residential houses currently rented or borrowed by agencies and/or organizations shall be effected as follows:
1. Where the fund for effecting the return of the residential houses comes from the State budget capital, the houses currently rented or borrowed from individuals by agencies and/or organizations shall be placed under the entire- people’s ownership. The agencies and/or organizations shall be entitled to manage and use such houses according to the provisions of law;
...
...
...
The dossiers of application for the establishment of ownership over the residential houses shall include:
a) The application for the certificates of the house ownership and of the land use right;
b) The document on house return (the original) according to the provisions in Clause 1, Article 20 of this Decree;
c) The extract of the map of the land plot where the house is situated and the house plan, certified by the body having the legal person status.
Where the rented or borrowed houses have been dismantled by agencies and/or organizations for the construction of new houses in replacement, the dossier on technical design of the newly built house is required.
Article 22.- Additionally built sections, newly constructed houses
Additionally built sections and newly constructed houses are the housing space built in the premises of the rented and/or borrowed houses by the lessees, the borrowers, the managers or users of houses under absentee ownership.
...
...
...
Persons recognized as having the ownership over the additionally built housing space and/or newly constructed houses according to the provisions of Articles 11 and 16 of Resolution No.58/1998 shall have to fill the procedures for ownership establishment.
The dossiers of application for establishment of the ownership over residential houses shall include:
1. The application for the certificates of house ownership and of the residential land use right with certification by the People’s Committee of the commune where such residential house is situated that there is no dispute over the additionally built section or newly constructed house after the 7-day posting at the office of the commune-level People’s Committee and at such additionally built section or newly constructed house .In case of a petition, there must be the extract of the court’s legally effective judgement or ruling on the recognition of the ownership over the additionally built section or newly constructed house for the lessee, the borrower or the manager of the house under absentee ownership and the certification by the civil judgement execution body of the former’s fulfillment of their obligations under the court’s judgement or ruling;
2. The extract of the map of the land plot where the additionally built section or the newly constructed house is situated and the plan thereof, certified by the body having the legal person status;
3. The commune-level People’s Committee’s certification of the permanent residence registration of the persons recognized as having the ownership over the additionally built section or newly constructed house.
GRANTING CERTIFICATES OF
OWNERSHIP OVER RESIDENTIAL HOUSES AND OF RESIDENTIAL LAND USE RIGHT
...
...
...
2. The certificates of ownership over residential houses and of residential land use right in the countryside shall be granted by the district-level People’s Committees according forms prescribed in Decree No.60/CP of July 5,1994 of the Government.
Within 30 days from the date the person recognized as having the ownership over the residential house fully submits the dossiers and fulfills his/her financial obligations as prescribed in this Decree, the competent People’s Committees prescribed in Article 24 of this Decree shall grant the certificates of the residential house ownership and of the residential land use right to such person. Where such time-limit is prolonged, the involved person shall be notified in writing the reason therefor and the prolonged time-limit shall not exceed 30 days.
Article 26.- Financial obligations
Persons granted the certificates of residential house ownership and of residential land use right shall have to fulfill their financial obligations towards the State and concerned parties as prescribed by law.
...
...
...
THE GOVERNMENT
Phan Van Khai
APPENDIX 1
(NEXT PAGE)
HOUSE LEASING PRICES APPLICABLE BETWEEN INDIVIDUALS
AND INDIVIDUALS AS WELL AS BETWEEN INDIVIDUALS AND AGENCIES AND ORGANIZATIONS
BEING NON-BENEFICIARIES OF THE STATE BUDGET
(Issued together with Decree No. 25/1999/ND-CP of April 19, 1999 of the
Government)
1. Standard prices:
...
...
...
Villa (grade)
Residential house (grade)
I
II
III
IV
I
II
III
...
...
...
4,900
5,500
6,800
7,800
3,600
3,300
2,800
2,100
4
...
...
...
i=1
a) Urban-grade coefficient (K1):
Urban grade
Coefficient
I
II
III
IV
V
...
...
...
+ 0.20
+ 0.10
0.00
- 0.10
- 0.15
b) Location coeficient considered according to regions (K2):
Region
Coefficient
...
...
...
Center vicinity
Outskirts
Value K2
0.00
- 0.10
- 0.20
c) Storey-high coefficient (K3):
Storeys
...
...
...
Coefficient
I
II
III
IV
...
...
...
V
VI
Value K3
+ 0.25
+ 0.05
0.00
- 0.10
- 0.20
...
...
...
d) Traffic condition coefficient (K4):
Traffic conditions
Coefficient
With roads for rudimentary
means of transport to every house
With motor roads
accessible to every house
Value K4
...
...
...
+ 0.20
HOUSE LEASING PRICES APPLICABLE BETWEEN INDIVIDUALS
AND AGENCIES AS WELL AS ORGANIZATIONS BEING STATE-BUDGET BENEFICIARIES
(Issued together with Decree No. 25/1999/ND-CP of April 19, 1999 of the
Government)
1. Standard prices:
Unit: VN dong/m2 in use/month
Villa (grade)
Residential house (grade)
I
...
...
...
III
IV
I
II
III
IV
2,500
3,000
3,500
...
...
...
1,500
1,400
1,350
900
4
2. Standard price readjustment coefficient: (1 ??? Ki)
i=1
a/ Urban-grade coefficient (K1):
Urban-grade
...
...
...
I
II
III
IV
V
Value K1
0.00
- 0.05
- 0.10
...
...
...
- 0.20
b) Location coefficient considered according to regions (K2):
Regions
Coefficient
Center
Center vicinity
Outskirts
...
...
...
0.00
- 0.10
- 0.20
c) Storey-high coefficient (K3):
House storeys
Coefficient
I
II
...
...
...
IV
V
VI
Value K3
+ 0.15
+ 0.05
0.00
- 0.10
- 0.20
...
...
...
d) Traffic conditions coefficient (K4):
Coefficient
Coefficient
With roads for rudimentary means of transport to every house
With motor roads accessible to every house
Value K4
0.00
+ 0.10
...
...
...
THE GOVERNMENT
Phan Van Khai
;
Nghị định 25/1999/NĐ-CP về phương thức trả nhà ở, giá cho thuê nhà ở khi chưa trả lại nhà và thủ tục xác lập quyền sở hữu nhà ở được quy định tại Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10
Số hiệu: | 25/1999/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 19/04/1999 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 25/1999/NĐ-CP về phương thức trả nhà ở, giá cho thuê nhà ở khi chưa trả lại nhà và thủ tục xác lập quyền sở hữu nhà ở được quy định tại Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10
Chưa có Video