Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 290/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 25 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

KÊ KHAI, ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT VÀ NGƯỜI ĐƯỢC GIAO ĐẤT ĐỂ QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch tổ chức kê khai, đăng ký đất đai bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Đẩy mạnh công tác đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cấp giấy chứng nhận QSD đất cho các trường hợp đủ điều kiện nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Phấn đấu đến hết năm 2022 hoàn thành công tác đăng ký đất đai trên địa bàn tỉnh đạt tỷ lệ 100%.

Cập nhập hoàn chỉnh hồ sơ địa chính kịp thời để thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.

Tuyên truyền đến người sử dụng đất, người được giao quản lý chưa đăng ký phải thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận QSD đất hoặc đã đăng ký nhưng có biến động thì phải đăng ký biến động theo quy định.

2. Yêu cầu

Tuyên truyền sâu rộng đến người sử dụng đất, người được giao quản lý thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ với nhà nước, thực hiện việc đăng ký đất đai theo quy định.

Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao quản lý. Trường hợp không đăng ký sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Tổ chức triển khai đăng ký đất đai trên địa bàn toàn tỉnh, quá trình triển khai phải thực hiện đúng, đầy đủ các trình tự thủ tục theo quy định, hồ sơ sau đăng ký đất phải được thiết lập đầy đủ và quản lý chặt chẽ để phục công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Đối với các trường hợp đăng ký đất đai nếu có yêu cầu về việc chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì được phân loại riêng và được xem xét giải quyết theo thủ tục hành chính quy định hiện hành.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

Tất cả người sử dụng đất và người được giao quản lý trên địa bàn tỉnh phải thực hiện kê khai đăng ký đất đai lần đầu theo quy định tại khoản 3 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 nếu chưa đăng ký và đăng ký biến động nếu đã được cấp giấy chứng nhận QSD đất hoặc đã đăng ký mà có biến động theo quy định tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013.

Người sử dụng đất theo quy định tại Điều 5 Luật đất đai 2013 khi kê khai, đăng ký đất đai được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu chưa được cấp.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai, UBND các huyện, thành phố, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố; Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh tại các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh và các cơ quan liên quan.

III. KHỐI LƯỢNG KÊ KHAI, ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI BẮT BUỘC

Theo kết quả Thống kê đất đai tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020 và rà soát của các huyện, thành phố: Diện tích tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc tính đến 01/01/2021 là 123.600 ha với 2.137.868 thửa đất (hai triệu một trăm ba mươi bảy nghìn tám trăm sáu mươi tám thửa đất), trong đó cơ cấu các loại đất: đất nông nghiệp 91.573 ha chiếm 74,1%, đất phi nông nghiệp 31.752 ha chiếm 25,7% và đất chưa sử dụng 274 ha chiếm 0,2 %. Trong tổng số 2.137.868 thửa đất trên địa bàn toàn tỉnh bao gồm 1.556.413 thửa đất thuộc đối tượng sử dụng và 581.455 thửa đất thuộc đối tượng quản lý, cụ thể:

- Đất thuộc đối tượng sử dụng (1.556.413 thửa đất) gồm 2 trường hợp:

+ Trường hợp sử dụng được cấp giấy chứng nhận có 1.048.073 thửa đất trong đó: 1.014.858 thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận chiếm 97%, còn lại 33.215 thửa đất với diện tích 26.703,5 ha đang sử dụng cần kê khai đăng ký lần đầu để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 3%.

+ Trường hợp sử dụng không cấp giấy chứng nhận có 475.125 thửa đất.

- Đất thuộc đối tượng quản lý 581.455 thửa, thuộc đối tượng kê khai bổ sung thông tin và không phải cấp giấy chứng nhận.

Ngoài ra số thửa đất đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần cấp đổi theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tải sản khác gắn liền với đất là 855.682 thửa đất với diện tích 39.655 ha.

Chi tiết đến từng huyện, thành phố như sau:

Bảng 1: Số lượng thửa đất phải kê khai đăng ký bắt buộc.

TT

Đơn vị hành chính

Tổng số thửa

Số thửa đã được kê khai đăng ký và cấp GCN

Phân loại các hình thức

Số lượng thửa đất kê khai sử dụng lần đầu

Số lượng thửa đất kê khai sử dụng bổ sung

Số

lượng thửa đất kê khai quản lý

1

Huyện Bình Xuyên

231.611

145.044

2.316

148.231

81.064

2

Thành phố Phúc Yên

133.321

82.952

1.336

85.323

46.662

3

Thành phố Vĩnh Yên

112.274

70.218

1.123

71.856

39.295

4

Huyện Yên Lạc

187.644

141.513

1.875

120.092

65.677

5

Huyện Lập Thạch

352.333

67.870

3.116

297.568

51.649

6

Huyện Sông Lô

373.916

31.973

10.247

313.071

50.598

7

Huyện Tam Đảo

189.075

118.359

1.892

135.864

51.319

8

Huyện Vĩnh Tường

358.073

229.171

9.314

223.435

125.324

9

Huyện Tam Dương

199.621

127.758

1.996

127.758

69.867

Tổng cộng

2.137.868

1.014.858

33.215

1.523.198

581.455

Bảng 2: Số lượng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải cấp

TT

Đơn vị hành chính

Tổng cộng

Cấp lần đầu

Cấp đổi, cấp lại

Số lượng

Diện tích (ha)

Số lượng

Diện tích (ha)

Số lượng

Diện tích (ha)

1

Huyện Bình Xuyên

119.360

6.517,9

2.316

2.316,1

117.044

4.201,8

2

TP Phúc Yên

68.288

3.264,5

1.336

1.333,2

66.952

1.931,3

3

TP Vĩnh Yên

51.341

2.242,5

1.123

1.122,7

50.218

1.119,7

4

Huyện Yên Lạc

115.388

9.469,9

1.875

1.876,5

113.513

7.593,4

5

Huyện Lập Thạch

46.986

11.425,8

3.116

3.114,9

43.870

8.311,0

6

Huyện Sông Lô

67.044

11.086,1

10.247

3.739,2

56.797

7.347,0

7

Huyện Tam Đảo

104.251

3.538,7

1.892

1.890,8

102.359

1.648,0

8

Huyện Vĩnh Tường

206.485

13.647,0

9.314

9.314,0

197.171

4.333,0

9

Huyện Tam Dương

109.754

5.176,2

1.996

1.996,2

107.758

3.180,0

Tổng cộng

888.897

66.368,6

33.215

26.703,5

855.682

39.665,1

(số liệu và khối lượng cụ thể sẽ được xác định theo kết quả tổng hợp thực tế kê khai đăng ký của các đơn vị cấp xã)

IV. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

1. Nội dung thực hiện

1. Tổ chức triển khai đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 trên toàn tỉnh gồm các trường hợp sau:

1.1. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.

1.2. Đăng ký đất đai lần đầu theo quy định tại khoản 3 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

- Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;

- Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;

- Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;

- Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký.

Trường hợp đăng ký lần đầu mà không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận QSD đất thì người đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng đất cho đến khi nhà nước có quyết định xử lý.

1.3. Đăng ký biến động nếu đã được cấp giấy chứng nhận QSD đất hoặc đã đăng ký mà có biến động theo quy định tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013.

2. Thống kê, rà soát các trường hợp chưa kê khai đăng ký đất đai.

3. Phân loại, tổng hợp rà soát hồ sơ pháp lý danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận QSD đất; các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận QSD đất.

4. Hướng dẫn người sử dụng đất lập thủ tục đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định.

5. Thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận QSD đất.

6. Cập nhập, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

2. Trình tự thực hiện

UBND cấp xã, chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quy định tại Điều 70, 71 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai phối hợp với UBND xã để tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đảm bảo cho người sử dụng đất được kê khai đăng ký thuận lợi nhất.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND các xã, phường và thị trấn

1.1. Tuyên truyền, hướng dẫn người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý thực hiện kê khai, lập hồ sơ đăng ký đất đai theo quy định.

1.2. Phối hợp với Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký lần đầu và đăng ký lại thông tin đúng theo trình tự, thủ tục quy định. Trong quá trình kê khai đăng ký nếu có tranh chấp đất đai phát sinh thì ghi nhận và giải quyết hoặc hướng dẫn người sử dụng đất gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định, trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc thì kịp thời báo cáo UBND cấp huyện để chỉ đạo giải quyết.

1.3. Rà soát lại toàn bộ quỹ đất do UBND xã quản lý, sử dụng đặc biệt là quỹ đất công ích (đất trồng lúa, đất bằng trồng cây hằng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm...) và các loại đất phi nông nghiệp đang sử dụng (đất trụ sở, đất chợ, đất nhà văn hóa....) và thực hiện việc kê khai đăng ký theo quy định theo quy định tại Điều 8 Luật Đất đai năm 2013.

1.4. Phối hợp với Văn phòng đăng ký đất đai để rà soát và hoàn thiện hồ sơ địa chính theo quy định.

1.5. Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm về kết quả kê khai đăng ký bắt buộc trên địa bàn cấp xã với Chủ tịch UBND cấp huyện.

2. UBND các huyện và thành phố

2.1. Xây dựng Kế hoạch của địa phương để triển khai thực hiện công tác đăng ký đất đai, tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất lần đầu cho các người sử dụng đất có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận QSD đất; giải quyết các tồn tại về giao đất trái thẩm quyền trên địa bàn, chịu trách nhiệm về kết quả đăng ký đất đai trên địa bàn huyện với Chủ tịch UBND tỉnh nếu không thực hiện đúng kế hoạch.

2.2. Kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch này trên địa bàn huyện, thành phố.

2.3. Chỉ đạo và quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp không đăng ký đất đai theo quy định Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

2.4. Thành lập Ban chỉ đạo, chỉ đạo việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận QSD đất lần đầu trên địa bàn huyện, thành phố.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

3.1. Theo dõi, đôn đốc UBND các huyện, thành phố, Văn phòng đăng ký đất đai tổ chức thực hiện kế hoạch này, đặc biệt áp dụng mạnh ứng dụng công nghệ theo Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 03/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc thông qua Đề án hoàn thiện chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021 – 2025.

3.2. Bố trí đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, biểu mẫu để thực hiện việc đăng ký đất đai.

3.3. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong việc đăng ký đất đai; hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình đăng ký đất đai theo thẩm quyền.

3.4. Phối hợp chặt chẽ với UBND cấp huyện và UBND cấp xã để tổ chức đăng ký đất đai đảm bảo thời gian theo Kế hoạch này và quy định của pháp luật.

3.5. Xây dựng dự toán kinh phí phục vụ công tác đăng ký đất trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

3. Sở Tài chính

Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí phục vụ công tác đăng ký đất đai trên địa bàn tỉnh.

4. Cục Thuế tỉnh và Chi cục Thuế cấp huyện

Thực hiện việc tiếp nhận và ban hành thông báo nghĩa vụ tài chính đúng theo quy định nhanh chóng để xác định nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất để đẩy nhanh việc cấp Giấy chứng nhận.

Kịp thời chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất khi đăng ký cấp Giấy chứng nhận.

VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Thời gian

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Từ tháng 12/2021 đến hết tháng 1/2022.

- Xây dựng hướng dẫn, biểu mẫu và tập huấn chuyên môn cho UBND các huyện, thành phố và cấp xã, phát hành biểu mẫu phục vụ đăng ký đất đai;

- Chuẩn bị tài liệu, phổ biến về trách nhiệm của người sử dụng đất, người quản lý phải đăng ký đất đai; xây dựng bài tuyên tuyền về đăng ký đất đai gửi các cơ quan, báo, đài và UBND các huyện, thành phố để tổ chức tuyên truyền trong nhân dân.

- Chuẩn bị kinh phí phục vụ công tác đăng ký đất đai theo kế hoạch này;

Sở Tài nguyên và Môi trường.

 

- Xây dựng Kế hoạch của địa phương để triển khai thực hiện công tác đăng ký đất đai, tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất lần đầu cho các người sử dụng đất có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận QSD đất; giải quyết các tồn tại về giao đất trái thẩm quyền trên địa bàn, chịu trách nhiệm về kết quả đăng ký đất đai trên địa bàn huyện với Chủ tịch UBND tỉnh nếu không thực hiện đúng kế hoạch.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền về các trường hợp phải đăng ký đất đai theo Điều 95 Luật Đất đai năm 2013; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho công tác đăng ký đất đai bắt buộc.

UBND cấp huyện.

Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2022

Phát Tờ khai đăng ký đất đai, hướng dẫn kê khai, xác nhận tờ khai.

UBND các xã, thị trấn phối hợp với Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện.

Từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2022

Tiếp nhận Tờ khai, đăng ký vào Sổ đăng ký đất đai.

Văn phòng đăng ký đất đai

Tháng 11/2022

Tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện

Sở Tài nguyên và Môi trường.

VII. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO

1. Định kỳ ngày 25 hàng tháng, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp kết quả kê khai, đăng ký đất đai trên địa bàn quản lý, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường).

2. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai Kế hoạch này, chủ động đề xuất UBND tỉnh họp kiểm điểm tiến độ thực hiện kế hoạch này hàng quý và đề xuất với UBND tỉnh giải quyết các vướng mắc thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh trong quá trình triển khai Kế hoạch này.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức kê khai, đăng ký đất đai bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện gặp vướng mắc, UBND các huyện, thành phố tổng hợp gửi báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn giải quyết kịp thời.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiêm túc tổ chức thực hiện Kế hoạch này./.

 


Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy,
- TT. HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- Các huyện ủy, thành ủy;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Vĩnh Phúc;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT,.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Khước

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 290/KH-UBND năm 2021 về kê khai, đăng ký đất đai bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu: 290/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký: Nguyễn Văn Khước
Ngày ban hành: 25/11/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 290/KH-UBND năm 2021 về kê khai, đăng ký đất đai bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…