Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 134/KH-UBND

Phú Yên, ngày 18 tháng 6 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

KÊ KHAI, ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT VÀ NGƯỜI ĐƯỢC GIAO ĐẤT ĐỂ QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Điều 95[1] của Luật Đất đai năm 2013;

Căn cứ Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 31/7/2017 của UBND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 05/03/2018 của UBND tỉnh về chấn chỉnh công tác kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức kê khai, đăng ký đất đai bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Tổ chức kê khai, đăng ký đất đai bắt buộc đối với các thửa đất còn lại chưa kê khai, đăng ký đất đai của người sử dụng đất[2] đang sử dụng đất và người được giao đất để quản lý[3]; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) cho các trường hợp đủ điều kiện tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện các quyền.

b) Các thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận chưa thực hiện đăng ký phải đăng ký nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; cơ quan Nhà nước cập nhật, hoàn chỉnh hồ sơ địa chính góp phần phát huy quyền của người sử dụng đất, hạn chế tranh chấp, khiếu nại, lấn chiếm đất đai.

c) Đến tháng 6/2019 hoàn thành công tác kê khai, đăng ký đất đai bắt buộc đối với tất cả các thửa đất còn lại chưa được kê khai đăng ký trên địa bàn tỉnh; đến hết năm 2019, hoàn thành công tác kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các thửa đất đủ điều kiện cần cấp Giấy chứng nhận.

2. Yêu cầu:

a) Phải tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến người sử dụng đất chưa kê khai, đăng ký đất đai lần đầu hoặc chưa đăng ký biến động để người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước.

b) Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý. Trường hợp không đăng ký sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

c) Tổ chức triển khai thực hiện phải tập trung, đồng bộ, toàn diện trên địa bàn toàn tỉnh; việc kê khai, đăng ký đất đai bắt buộc phải đảm bảo chính xác, đúng đối tượng, tuân thủ các quy định của pháp luật đất đai hiện hành, thời gian giải quyết thủ tục hành chính kê khai, đăng ký đất đai theo quy định hiện hành. Mọi thửa đất đã được kê khai, đăng ký đất đai phải được thể hiện đầy đủ, thống nhất các thông tin trong hồ sơ địa chính ở các cấp.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

1. Phạm vi thực hiện:

Việc kê khai, đăng ký đất đai cho người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

2. Đối tượng thực hiện:

- Đối tượng cần kê khai, đăng ký được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận) gồm: Hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cộng đồng dân cư; cơ sở tôn giáo; tổ chức trong nước (cụ thể: tổ chức kinh tế; cơ quan, đơn vị của Nhà nước; tổ chức sự nghiệp công lập; tổ chức khác) và tổ chức nước ngoài (cụ thể: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức ngoại giao).

- Đối tượng cần kê khai, đăng ký không được xem xét cấp Giấy chứng nhận (theo đối tượng quản lý) gồm: UBND cấp xã; tổ chức phát triển quỹ đất; cộng đồng dân cư và tổ chức khác.

III. KẾ HOẠCH KÊ KHAI, ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI BẮT BUỘC ĐẾN HẾT NĂM 2019

Theo kết quả Thống kê đất đai năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (tại Quyết định số 2311/QĐ-BTNMT ngày 28/9/2017 về phê duyệt và công bố Kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2016); tổng số thửa, diện tích các loại đất phải thực hiện kê khai, đăng ký đất đai bắt buộc trên địa bàn tỉnh là: 592.664 thửa với diện tích 445.080,53 ha (chiếm 88,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh 502.342 ha), trong đó diện tích đất theo đối tượng sử dụng là: 400.773,2 ha, diện tích đất theo đối tượng quản lý là: 44.307,34 ha.

Tính đến ngày 30/4/2018, toàn tỉnh đã cấp 552.580 giấy chứng nhận, với diện tích 360.841,77 ha; số thửa, diện tích còn lại phải tiếp tục kê khai, đăng ký đất đai bắt buộc là: 40.084 thửa với diện tích 84.238,76 ha.

Như vậy, số thửa còn lại cần kê khai đăng ký bắt buộc là 40.084 thửa với diện tích 84.238,76 ha, trong đó có 39.931,43 ha cần kê khai đăng ký bắt buộc, được xem xét cấp Giấy chứng nhận (gồm đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận) và 44.307,33 ha cần kê khai đăng ký bắt buộc nhưng không được xem xét cấp Giấy chứng nhận, cụ thể từng đơn vị hành chính như sau:

STT

Đơn vị hành chính

Số lượng thửa đất và diện tích còn lại phải kê khai, đăng ký đất đai bắt buộc

Số lượng thửa đất

Diện tích (ha)

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Huyện Sông Hinh

7.716

9.636,41

2

Huyện Tuy An

6.639

5.105,89

3

Huyện Đông Hòa

4.420

7.374,93

4

Huyện Sơn Hòa

6.507

13.291,49

5

Huyện Tây Hòa

2.271

16.236,88

6

Huyện Phú Hòa

3.720

5.743,03

7

Huyện Đồng Xuân

2.849

18.337,64

8

Thị xã Sông Cầu

3.086

6.535,94

9

Thành phố Tuy Hòa

2.876

1.976,55

 

Tổng cộng

40.084

84.238,76

IV. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

1. Nội dung thực hiện:

a) Các trường hợp phải thực hiện đăng ký đất đai:

Đăng ký đất đai gồm đăng ký lần đầu được thực hiện tại Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai bằng hình thức đăng ký trên giấy đối với các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013. Trường hợp đăng ký đất đai lần đầu mà không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì vẫn thực hiện thủ tục đăng ký đất đai và người sử dụng đất được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý.

Trường hợp thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng có biến động quy định tại khoản 4 Điều 9 của Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất có trách nhiệm đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

b) Thành phần hồ sơ phải nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký đất đai:

- Thành phần hồ sơ phải nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký lần đầu theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 và khoản 1, khoản 7 Điều 7 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Thành phần hồ sơ phải nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 và khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 7 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Việc nộp giấy tờ khi thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 và khoản 9, khoản 10 Điều 7 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

c) Mẫu giấy tờ thực hiện thủ tục đăng ký:

- Mẫu sổ sử dụng trong đăng ký gồm có: Sổ địa chính; sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Mẫu số 02/ĐK; sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Mẫu số 03/ĐK.

- Mẫu giấy tờ thực hiện thủ tục đăng ký lần đầu gồm có: Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Mẫu số 04a/ĐK; danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất (kèm theo Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận): Mẫu số 04b/ĐK; danh sách các thửa đất nông nghiệp của cùng một người sử dụng, người được quản lý (kèm theo Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận): Mẫu số 04c/ĐK; danh sách tài sản gắn liền với đất trên cùng một thửa đất (kèm theo Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận): Mẫu số 04d/ĐK; phiếu lấy ý kiến của khu dân cư về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất: Mẫu số 05/ĐK; danh sách công khai kết quả kiểm tra hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Mẫu số 06/ĐK; báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất của tổ chức, cơ sở tôn giáo và bản thống kê các thửa đất: Mẫu số 08/ĐK.

- Mẫu giấy tờ thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất gồm có: Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất: Mẫu số 09/ĐK1; đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Mẫu số 10/ĐK; đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất: Mẫu số 11/ĐK; thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính: Mẫu số 12/ĐK.

Các mẫu giấy tờ nêu trên được quy định chi tiết tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Riêng mẫu Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất: Mẫu số 09/ĐK1 ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Trình tự thực hiện đăng ký đất đai lần đầu (bắt buộc):

a) UBND cấp xã:

- Thống kê, rà soát các trường hợp chưa kê khai, đăng ký đất đai.

- Hướng dẫn người sử dụng đất và người được giao quản lý lập thủ tục hồ sơ đăng ký đất đai theo quy định.

- Tiếp nhận hồ sơ của người sử dụng đất và người được giao quản lý và kiểm tra, giải quyết hồ sơ theo trình tự quy định tại khoản 2 Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

- Trong quá trình hướng dẫn kê khai đăng ký giải quyết các tranh chấp đất đai nếu có phát sinh theo thẩm quyền.

b) Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai:

Tiếp nhận hồ sơ do UBND cấp xã chuyển đến và giải quyết hồ sơ các bước theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 3 Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

Trường hợp trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký đất đai người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì thực hiện các bước theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

c) Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện:

Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký đất đai người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì thực hiện các bước theo quy định tại khoản 4 Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Lập Kế hoạch chi tiết triển khai tại cấp huyện, nội dung kế hoạch đúng theo mục đích, yêu cầu đề ra tại bản Kế hoạch này.

- Thành lập Ban Chỉ đạo gồm 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND cấp huyện làm Trưởng ban, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường làm Phó Ban, các thành viên gồm Lãnh đạo: Phòng Quản lý đô thị (hoặc Phòng Kinh tế - Hạ tầng), Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục thuế cấp huyện, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, UBND các xã, phường, thị trấn.

- Thành lập Tổ công tác gồm 01 đồng chí Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường làm Tổ trưởng, 01 đồng chí Lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện làm Tổ phó, các thành viên: Cán bộ địa chính, đại diện UBMTTQVN cấp xã, Đoàn thanh niên, Thôn (buôn, khu phố) trưởng…

- Chỉ đạo cơ quan trực thuộc, UBND cấp xã truyên truyền, phổ biến kế hoạch ở cấp mình đến người dân để thực hiện việc kê khai, đăng ký đất đai.

- Trong quá trình kê khai đăng ký nếu có tranh chấp đất đai phát sinh thì giải quyết theo thẩm quyền.

- Chỉ đạo cơ quan trực thuộc, UBND cấp xã xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp không đăng ký đất đai theo quy định.

- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND cấp xã, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chuẩn bị biểu mẫu kê khai để hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện thủ tục kê khai, đăng ký đất đai.

- Chỉ đạo đề xuất kinh phí để tổ chức thực hiện (địa phương cấp huyện nào thì sử dụng kinh phí thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương mình để thực hiện, trường hợp đề xuất kinh phí của tỉnh thì gửi Sở Tài chính xem xét, thẩm định).

- Kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của UBND cấp xã, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi trường trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã:

+ Xây dựng kế hoạch cụ thể của địa phương mình, triển khai đảm bảo thời gian kế hoạch đã đề ra.

+ Tập trung tuyên truyền phổ biến sâu rộng đến từng thôn, buôn, khu phố dưới nhiều hình thức để nhân dân biết và thực hiện kê khai, đăng ký đất đai. Lập danh sách, thông báo đến từng người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý trên địa bàn nhưng chưa đăng ký đất đai hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận nay có thay đổi nhưng chưa đăng ký biến động.

+ Hướng dẫn người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý kê khai, lập hồ sơ đăng ký đất đai theo quy định.

+ Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký lần đầu và đăng ký biến động đúng theo trình tự, thủ tục quy định.

+ Trong quá trình kê khai đăng ký nếu có tranh chấp đất đai phát sinh thì giải quyết theo thẩm quyền.

+ Tổng hợp, phân loại, thống kê kết quả việc hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ kê khai, đăng ký đất đai và báo cáo UBND cấp huyện để chỉ đạo.

+ Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, khó khăn thì kịp thời báo cáo UBND cấp huyện để chỉ đạo giải quyết.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ chuyên môn cho UBND cấp xã và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai; chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tổ chức tiếp nhận, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận cho các tổ chức đang sử dụng và được giao quản lý nhưng chưa đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan thông tấn báo chí tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, kế hoạch đăng ký đất đai bắt buộc theo chuyên đề đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền trách nhiệm của người sử dụng đất, người được giao đất để quản lý.

- Chỉ đạo cơ quan trực thuộc xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp không đăng ký đất đai theo quy định.

- Chỉ đạo giải quyết các tranh chấp đất đai phát sinh trong quá trình kê khai đăng ký đất đai theo thẩm quyền.

- Kịp thời hướng dẫn về chuyên môn nếu UBND cấp huyện có vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch này.

3. Sở Tài chính:

Căn cứ khả năng ngân sách, Sở Tài chính cân đối tham mưu UBND tỉnh bố trí dự toán kinh phí (đối với kinh phí chi thường xuyên) để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành.

4. Cục Thuế tỉnh và Chi cục Thuế cấp huyện:

Thực hiện việc tiếp nhận và ban hành thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính đúng theo quy định; chú trọng việc cắt giảm thời gian, thành phần hồ sơ trong việc xác định nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất để đẩy nhanh việc cấp Giấy chứng nhận. Kịp thời chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất khi đăng ký cấp Giấy chứng nhận.

VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Thời gian

Nội dung

Đơn vị chủ trì thực hiện

Tháng 6

- Lập Kế hoạch chi tiết triển khai tại cấp huyện.

- Thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ công tác.

- Họp Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện.

UBND cấp huyện, các phòng, đơn vị liên quan, UBND cấp xã.

Tháng 7

- Xây dựng kế hoạch cấp xã.

- Triển khai tuyên tuyền thông tin và hướng dẫn đến người sử dụng đất, người được giao đất để quản lý kê khai, đăng ký đất đai.

UBND cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Tổ công tác.

Tháng 8 đến tháng 11

- Tiếp nhận hồ sơ kê khai, đăng ký;

- Tổng hợp, kiểm tra và phân loại hồ sơ đăng ký đất đai gồm: hồ sơ đăng ký lần đầu và hồ sơ đăng ký biến động.

- Thụ lý giải quyết hồ sơ đăng ký đất đai theo trình tự quy định; lập thủ tục cấp Giấy chứng nhận (nếu trong quá trình kê khai đăng ký đất đai người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận).

UBND cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Tổ công tác.

Tháng 12

- Thống kê lại kết quả thực hiện việc hướng dẫn, kê khai, đăng ký đất đai theo Kế hoạch.

- Tổ chức họp đánh giá kết quả thực hiện trong 06 tháng triển khai thực hiện.

- UBND cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Tổ công tác.

- UBND tỉnh, Sở TNMT, UBND cấp huyện, các cơ quan liên quan.

Tháng 01 đến tháng 11/2019

Tiếp tục rà soát, thống kê lại kết quả thực hiện việc hướng dẫn, kê khai, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận theo Kế hoạch; tiếp tục kê khai, đăng ký bổ sung.

UBND cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Tổ công tác.

Tháng 12/2019

- Thống kê lại kết quả thực hiện việc hướng dẫn, kê khai, đăng ký đất đai theo Kế hoạch.

- Tổ chức họp đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.

- UBND cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Tổ công tác.

- UBND tỉnh, Sở TNMT, UBND cấp huyện, các cơ quan liên quan khác.

VII. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO

1. Định kỳ ngày 25 hàng quý, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp kết quả kê khai, đăng ký đất đai trên địa bàn quản lý, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường).

2. Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện chủ động, phối hợp kịp thời báo cáo, xử lý theo thẩm quyền các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện; trường hợp vượt thẩm quyền thì Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức kê khai, đăng ký đất đai bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý trên địa bàn tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (b/c);
- TT.Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh (b/c);
- Ủy ban MTTQVN tỉnh, Đoàn ĐB QH tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- Các huyện, thị, thành ủy;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Phú Yên;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP và các PVP. UBND tỉnh;
- Lưu: VT,BTD,TTCB,NC,KT,Phg,Cg18.8.02.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Chí Hiến

 



[1] 1. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.

[2] Quy định tại Điều 5 của Luật Đất đai năm 2013

[3] Quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai năm 2013

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2018 về kê khai, đăng ký đất đai bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Số hiệu: 134/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
Người ký: Nguyễn Chí Hiến
Ngày ban hành: 18/06/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [6]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2018 về kê khai, đăng ký đất đai bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…