Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1200/HD-STNMT

Long Xuyên, ngày 09 tháng 12 năm 2009

 

HƯỚNG DẪN

MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AG

Trong khi UBND tỉnh chưa ban hành quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh An Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn một số nội dung để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là giấy chứng nhận) theo các quy định tại Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường kể từ ngày 10/12/2009 như sau:

A. Nơi nộp hồ sơ và trao Giấy chứng nhận:

1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài và cá nhân nước ngoài thực hiện dự án đầu tư nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và thông tin tài nguyên môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh).

2. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và cộng đồng dân cư nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa của UBND cấp huyện (gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện).

B. Xử lý các hồ sơ đã nhận trước ngày 10/12/2009:

Đối với các hồ sơ đủ điều kiện đã nhận trước ngày 10/12/2009, mà sau ngày 10/12/2009 Giấy chứng nhận chưa được cơ quan có thẩm quyền ký thì phải sử dụng mẫu giấy chứng nhận mới để cấp. Văn phòng Đăng ký đất căn cứ vào các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ thể hiện trên giấy chứng nhận mới. Thông tin nào thiếu thì để trống, không được yêu cầu người dân bổ sung thêm giấy tờ, kể cả bản vẽ nhà đất.

Đối với hồ sơ do cơ quan quản lý xây dựng nhận trước ngày 10/12/2009 thì chuyển hồ sơ qua Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cung cấp để in giấy chứng nhận, nhận về trình ký và trả kết quả tại nơi nhận ban đầu.

C. Đối với những hồ sơ tiếp nhận từ ngày 10/12/2009 thì thực hiện theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục sau:

I- Nguyên tắc chung:

1. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là tài sản gắn liền với đất) được cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng :

+ Nhà ở.

+ Công trình xây dựng (nhà chuyên dùng, công trình chuyên dùng).

+ Rừng sản xuất là rừng trồng.

- Hiện nay do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ tài nguyên môi trường chưa thống nhất được cách thể hiện nội dung cây lâu năm trên giấy chứng nhận, nên ở Nghị định 88 và Thông tư 17 chưa hướng dẫn ghi nội dung này. Do đó, tạm thời chưa tổ chức đăng ký và cấp giấy chứng nhận cho sở hữu cây lâu năm.

2. Chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất chỉ thực hiện trên thửa đất hợp pháp, hợp lệ ( không cấp giấy chứng nhận sở hữu tài sản trên thửa đất không đủ điều kiện chứng nhận quyền sử dụng đất ). Đồng thời tài sản trên đất phải phù hợp với mục đích sử dụng đất (Đất ở, đất sản xuất kinh doanh gắn với quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng,…).

3. Giấy chứng nhận cấp theo thửa đất, mỗi thửa cấp một giấy. Trên một thửa đất có bao nhiêu tài sản thì cùng cấp trên một giấy của thửa đất đó; nếu ghi không hết thì cấp giấy thứ 2 (giấy thứ 2 chỉ ghi tiếp phần tài sản chưa ghi hết ở giấy trước).

- Đất nông nghiệp thì được cấp chung nhiều thửa trên một giấy chứng nhận .

4. Thửa đất hoặc tài sản đồng quyền sử dụng, sở hữu của nhiều người thì mỗi người được cấp riêng một giấy chứng nhận. Việc thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện theo khoản 3, Điều 4 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT.

5. Giấy chứng nhận được trao cho người đề nghị cấp sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

6. Sơ đồ tài sản trên đất chỉ thực hiện đối với nhà ở và công trình xây dựng và chỉ thể hiện theo mặt bằng xây dựng trên đất, không thể hiện móng và số tầng. Nếu các tầng có diện tích xây dựng khác nhau thì thể hiện tầng có diện tích khác.

7. Không ghi thông tin trên giấy chứng nhận khi người đăng ký không kê khai trong đơn.

Những trường hợp không thể hiện tài sản gắn liền với đất trên giấy chứng nhận :

- Nhà ở, công trình xây dựng tạm thời và các công trình phụ riêng lẻ

- Tài sản gắn liền với đất đã có quyết định hoặc thông báo tháo dỡ hoặc đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.

8. Điều kiện cấp giấy chứng nhận nhà ở và công trình xây dựng theo qui định của pháp luật hiện hành (Luật nhà ở, Luật xây dựng, Nghị định 90…). Nhưng được mở rộng cho đối tượng nhà ở, công trình xây dựng không có giấy tờ hợp lệ theo điều 8, 9 Nghị định 88/CP.

9. Hồ sơ chuyển quyền từ tổ chức cho hộ gia đình, cá nhân (đất ở của các dự án chuyển cho hộ gia đình và cá nhân) và ngược lại thì nộp tại Văn phòng Đăng ký đất và Thông tin Tài nguyên Môi trường của tỉnh.

10. Đối với các hồ sơ có tài sản mà chưa rõ về mặt pháp lý hoặc chưa rõ về điều kiện cấp GCN thì Văn phòng Đăng ký đất lấy ý kiến các cơ quan quản lý chuyên môn.

11. Người đề nghị cấp bổ sung thêm tài sản, chỉnh lý tài sản thì xác nhận bổ sung tài sản vào giấy chứng nhận đã cấp (giấy mới) nếu người dân có yêu cầu cấp đổi thì cho cấp đổi; giấy cấp theo mẫu cũ thì cấp đổi sang giấy mới.

12. Cấp bản nhì ( cấp lại GCN ) thì UBND cấp có thẩm quyền quyết định hủy giấy chứng nhận (trường hợp mất giấy).

13. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản thì cấp giấy chứng nhận mới. Đối với trường hợp GCN đã cấp cho nhiều thửa mà chuyển nhượng một thửa đất hoặc một số thửa đất thì ghi biến động trên giấy chứng nhận cho chủ cũ theo quy định.

14. Xác nhận biến động đối với các loại giấy chứng nhận đã cấp theo mẫu cũ thì thực hiện vào trang 4 trên giấy chứng nhận đã cấp (không ghi trên trang bổ sung, nhưng phải thu hồi lại trang bổ sung đã cấp).

15. Mã vạch: MV= MX.MN.MHS. triển khai thực hiện ngay.

- MX: là mã đơn vị hành chính cấp xã nơi có đất (theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004).

- MN: mã của năm cấp GCN ( gồm 2 chữ số )

- MHS: là mã hồ sơ gốc ( gồm 6 chữ số )

Hình thức ghi mã hồ sơ như sau:

+ Cấp tỉnh ( mã hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp tỉnh cấp) bắt đầu đánh từ 000001 đến 000500.

+ Cấp huyện (mã hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp huyện cấp) bắt đầu đánh từ 000501 trở đi.

+ Mã vạch của các giấy chứng nhận do cấp tỉnh cấp cho các dự án khu dân cư thì sử dụng mã vạch của cấp huyện.

Ví dụ: nhận hồ sơ của phường Mỹ Bình _ TPLX

Mã vạch: 3028009000501 (hồ sơ đầu tiên của cấp huyện).

16. Số giấy chứng nhận cho số tiếp theo hiện đang quản lý ở huyện, ở tỉnh.

- Nếu tỉnh cấp thì ghi CT + số tiếp theo.

- Nếu huyện cấp thì ghi CH + số tiếp theo.

17. Nhập dữ liệu, chỉnh lý dữ liệu để in giấy chứng nhận:

- Bản đồ thì nhập chỉnh lý trên phần mềm MicroStation.

- Dữ liệu hồ sơ nhập trên phần mềm Vilis ( để quản lý ) và trên phần mềm giấy chứng nhận 2009.

18. Đo vẽ nhà ở và công trình xây dựng được thực hiện cùng một lúc với đo vẽ thửa đất: do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hoặc đơn vị có chức năng thực hiện đo vẽ và tạm thời không thu phí đo đạc đối với nhà ở, công trình xây dựng.

19. Phí, lệ phí cấp giấy chứng nhận thực hiện thu theo Quyết định số 50/QĐ-UB ngày 12/9/2007 và Quyết định số 12/QĐ-UB ngày 20/3/2007 của UBND tỉnh.

- Nếu cấp giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất thì thu theo Quyết định số 50.

- Nếu cấp giấy chứng nhận chỉ có quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì thực hiện theo Quyết định số 12.

- Tương tự, các biến động ở nội dung gì thì thu theo nội dung đó.

II- Trình tự, thủ tục thực hiện:

Thành phần hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện áp dụng theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT. Đối với các bước cụ thể chưa được quy định trong Nghị định 88 và Thông tin 17 (như chuyển thuế, xác nhận nghĩa tài chính,…) thì tiếp tục áp dụng theo Quyết định 28/2009/QĐ.UBND của UBND tỉnh.

Trên đây là hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đề nghị phản ảnh về Sở tài nguyên và Môi trường để cùng giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- UBND tỉnh (để b/c);
- Sở XD, Cục thuế tỉnh, Sở TC (phối hợp thực hiện);
- UBND huyện, thị, thành phố;
- Phòng TNMT, VPĐKQSDĐ huyện, thị, thành phố;
- Các phòng, đơn vị thuộc Sở;
- Lưu: VT.

GIÁM ĐỐC

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Hướng dẫn 1200/HD-STNMT năm 2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh An Giang

Số hiệu: 1200/HD-STNMT
Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
Người ký: ***
Ngày ban hành: 09/12/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [9]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Hướng dẫn 1200/HD-STNMT năm 2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh An Giang

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…