BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2007/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2007 |
Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây được viết là Nghị định số 152/2006/NĐ-CP), Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định như sau:
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 2 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
b) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động;
c) Người lao động, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
đ) Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và điểm d khoản này được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước;
e) Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm các loại hợp đồng sau đây:
- Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, trúng thầu công trình ở nước ngoài;
- Hợp đồng cá nhân.
Đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc nêu tại khoản này sau đây gọi chung là người lao động. Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại điểm e khoản này chỉ thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất không bao gồm người lao động làm việc theo hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, trúng thầu công trình ở nước ngoài.
2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 3 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP bao gồm:
a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
b) Các Công ty nhà nước thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước đang trong thời gian chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp;
c) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
d) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
đ) Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;
e) Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục- đào tạo; y tế; văn hoá; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường; xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác;
g) Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
h) Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động;
i) Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo thời gian quy định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau |
= |
Tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
x 75% x |
Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau |
26 ngày |
- Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
2. Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với các bệnh cần chữa trị dài ngày |
= |
Tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
x |
Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) |
x |
Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau |
26 ngày |
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau:
+ Bằng 75% với thời gian tối đa là 180 ngày trong một năm;
+ Bằng 65% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
+ Bằng 55% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Bằng 45% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
- Trường hợp người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày sau 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị mà khi tính có mức hưởng chế độ ốm đau trong tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung.
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Ví dụ 1: Chị A sinh con vào ngày 13/01/2007, khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2006, nếu trong khoảng thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ví dụ 2: Chị B nghỉ việc vào tháng 8/2007 và sinh con vào ngày 16/12/2007, khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2007, nếu trong khoảng thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
2. Lao động nữ được nghỉ việc 5 tháng khi sinh con quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được áp dụng kể cả trường hợp làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
3. Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
a) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội, thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của mẹ.
b) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội hoặc chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội, thì cha nghỉ việc chăm sóc con được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của cha.
4. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 16 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.
Ví dụ 3: Chị C sinh con vào ngày 5/2/2007, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- Từ tháng 8/2006 đến tháng 9/2006 (2 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 900.000 đồng/tháng;
- Từ tháng 10/2006 đến tháng 01/2007 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 1.200.000 đồng/tháng.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
= |
(900.000 x 2) + (1.200.000 x 4) |
= 1.100.000 đồng/tháng |
6 |
Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C là 1.100.000 đồng/tháng.
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đó đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội, thì lấy mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó để làm cơ sở tính hưởng chế độ.
Ví dụ 4: Chị D bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội tháng 5/2007, đi đặt vòng tránh thai vào ngày 21/5/2007, mức tiền lương tháng 5/2007 là 1.500.000 đồng. Chị D được lấy mức tiền lương tháng 5/2007 (1.500.000 đồng) để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản khi đặt vòng tránh thai.
5. Mức hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:
a) Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai được tính theo công thức sau:
Mức hưởng khi nghỉ việc đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai |
= |
Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
x 100% x |
Số ngày nghỉ việc theo chế độ thai sản |
26 ngày |
Trong đó:
- Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc được tính như quy định tại khoản 4 Mục này.
- Số ngày nghỉ việc theo chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Riêng đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi khám thai tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
b) Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc sinh con hoặc nghỉ việc nuôi con nuôi được tính theo công thức sau:
Mức hưởng khi nghỉ việc sinh con hoặc nuôi con nuôi |
= |
Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
x |
Số tháng nghỉ sinh con hoặc nghỉ nuôi con nuôi theo chế độ |
III- CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
1. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 19 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
a) Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc bao gồm:
- Tai nạn xảy ra trong lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ được phân công;
- Tai nạn trong thời gian ngừng việc giữa giờ do nhu cầu sinh hoạt đã được chế độ, nội quy quy định như vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
- Tai nạn trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, trong thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc.
b) Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động mà các công việc đó gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động được phân công.
c) Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường mà hằng ngày, người lao động vẫn thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại.
2. Trợ cấp một lần quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được tính theo công thức sau:
Mức trợ cấp một lần |
= |
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động |
+ |
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH |
|
= |
{5 x Lmin + (m – 5) x 0,5 x Lmin } + {0,5 x L + (t – 1) x 0,3 x L} |
Trong đó:
- Lmin : mức lương tối thiểu chung.
- m : mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).
- L : mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội thì bằng mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
- t : số năm đóng bảo hiểm xã hội. Một năm tính đủ 12 tháng, không kể năm đầu đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 1: Ông Đ bị tai nạn lao động tháng 8/2007. Sau khi điều trị ổn định tại bệnh viện, ông Đ được giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Ông Đ có 10 năm đóng bảo hiểm xã hội, mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tháng 7/2007 là 1.200.000 đồng. Ông Đ thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần với mức trợ cấp được tính như sau:
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động |
= 5 x 450.000 + (20 – 5) x 0,5 x 450.000 |
|
= 5.625.000 (đồng) |
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội |
= 0,5 x 1.200.000 + (10 – 1) x 0,3 x 1.200.000 |
|
= 3.840.000 (đồng) |
Mức trợ cấp một lần của ông Đ là:
5.625.000 đồng + 3.840.000 đồng = 9.465.000 (đồng)
3. Trợ cấp hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được tính theo công thức sau:
Mức trợ cấp hằng tháng |
= |
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động |
+ |
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH |
|
= |
{0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L} |
Trong đó:
- Lmin : mức lương tối thiểu chung.
- m : mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).
- L : mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội thì bằng mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
- t : số năm đóng bảo hiểm xã hội. Một năm tính đủ 12 tháng, không kể năm đầu đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 2: Ông E trên đường đi họp bị tai nạn giao thông tháng 5/2007. Sau khi điều trị ổn định tại bệnh viện, ông E được giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 40%. Ông E có 12 năm đóng bảo hiểm xã hội, mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tháng 4/2007 là 1.400.000 đồng. Ông E thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động |
= |
0,3 x 450.000 + (40 – 31) x 0,02 x 450.000 |
|
= |
216.000 (đồng/tháng) |
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội |
= |
0,005 x 1.400.000 + (12 - 1) x 0,003 x 1.400.000 |
|
= |
53.200 (đồng/tháng) |
Mức trợ cấp hằng tháng của ông E là:
216.000 đồng/tháng + 53.200 đồng/tháng = 269.200 (đồng/tháng)
Trường hợp người lao động không điều trị nội trú thì thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
1. Công việc khai thác than trong hầm lò theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP bao gồm:
- Khai thác than;
- Vận tải than, đất, đá;
- Vận hành máy khoan;
- Nổ mìn;
- Đào hầm lò để khai thác than.
2. Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, nghỉ việc hưởng lương hưu quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, bao gồm các đối tượng sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ sở y tế dân y và lực lượng vũ trang, cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính hoặc trong cơ sở cai nghiện ma tuý;
- Cán bộ, công chức là thành viên tổ công tác cai nghiện quy định tại Điều 13 Nghị định số 56/2002/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2002 của Chính phủ về tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng;
- Cán bộ, công chức chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội.
3. Mức lương hưu hằng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu quy định tại Điều 28 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
a) Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Ví dụ 1: Ông G nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi, có 20 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
- Số năm đóng bảo hiểm xã hội của ông G là 20 năm 7 tháng, số tháng lẻ là 7 tháng được tính là 1 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông G là 21 năm.
- 15 năm đầu tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 21 là 6 năm, tính thêm: 6 x 2% = 12%;
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông G là: 45% + 12% = 57%.
Ví dụ 2: Ông H nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi, có 35 năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:
- 15 năm đầu tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 35 là 20 năm, tính thêm: 20 x 2% = 40%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 40% = 85%;
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông H chỉ tính bằng 75%.
Ví dụ 3: Bà K nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 55 tuổi, có 20 năm 5 tháng đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:
- Số năm đóng bảo hiểm xã hội của bà K là 20 năm 5 tháng, số tháng lẻ 5 tháng được tính là 0,5 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của bà K là 20,5 năm.
- 15 năm đầu tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20,5 là 5,5 năm, tính thêm: 5,5 x 3% = 16,5%;
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà K là: 45% + 16,5% = 61,5%.
Ví dụ 4: Bà L nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 55 tuổi, có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:
- 15 năm đầu tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 30 là 15 năm, tính thêm: 15 x 3% = 45%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 45% = 90%;
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà L chỉ tính bằng 75%.
b) Mức lương hưu hằng tháng theo Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng đối với người nghỉ hưu trước tuổi được tính như quy định tại điểm a khoản này. Nhưng mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì tỷ lệ hưởng lương hưu giảm đi 1%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ thì được tính tròn thêm một tuổi.
- Đối với người nghỉ hưu theo khoản 1 Điều 27 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP thì lấy mốc tuổi 60 đối với nam và tuổi 55 đối với nữ để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định.
- Đối với người nghỉ hưu theo khoản 2 Điều 27 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP thì lấy mốc tuổi 55 đối với nam và tuổi 50 đối với nữ để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định.
Ví dụ 5: Ông M làm việc trong điều kiện bình thường, có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu khi 50 tuổi 3 tháng.
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông M được tính bằng 55%;
- Ông M nghỉ việc hưởng lương hưu khi 50 tuổi 3 tháng, như vậy tuổi nghỉ hưu của ông M được tính là 51 tuổi, ông M nghỉ hưu trước tuổi 60 là 9 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm 9%;
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông M là 55% - 9% = 46%.
Ví dụ 6: Bà N làm việc trong điều kiện bình thường, có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu khi 50 tuổi.
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà N được tính bằng 60%;
- Bà N nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 5 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm 5%;
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà N là 60% - 5% = 55%.
Ví dụ 7: Ông Q nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 50 tuổi. Ông Q có 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại; bị suy giảm khả năng lao động 61% và có 27 năm đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông Q được tính như sau:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông Q được tính bằng 69%;
- Ông Q nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 5 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm 5%;
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông Q là 69% - 5% = 64%.
c) Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tích số của tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng với mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp sau khi tính cụ thể mà mức lương hưu hằng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu chung.
d) Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.
Ví dụ 8: Ông P nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi, có 35 năm 2 tháng đóng bảo hiểm xã hội, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông P là 1.800.000 đồng/tháng. Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông P được tính là 35 năm, mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu của ông P là:
(35 – 30) x 0,5 x 1.800.000 = 4.500.000 (đồng)
Ví dụ 9: Bà Q nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 55 tuổi, có 26 năm 10 tháng đóng bảo hiểm xã hội, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của bà Q là 1.050.000 đồng/tháng. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà Q được tính tròn là 27 năm, mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu của bà Q là:
(27 – 25) x 0,5 x 1.050.000 = 1.050.000 (đồng)
Ví dụ 10: Bà S nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 55 tuổi, có 27 năm 4 tháng đóng bảo hiểm xã hội, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của bà S là 1.450.000 đồng/tháng. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà S được tính là 27,5 năm, mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu của bà S là:
(27,5 – 25) x 0,5 x 1.450.000 = 1.812.500 (đồng)
4. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu và bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
a) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:
Mbqtl = |
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
60 tháng |
b) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:
Mbqtl = |
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
72 tháng |
c) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006:
Mbqtl = |
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
96 tháng |
d) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi:
Mbqtl = |
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
120 tháng |
Trong đó:
Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp quân hàm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương tối thiểu chung tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
5. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mbqtl = |
Tổng số tiền lương, tiền công của các tháng đóng BHXH |
Tổng số tháng đóng BHXH |
6. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mbqtl = |
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định |
+ |
Tổng số tiền lương, tiền công của các tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định |
Tổng số tháng đóng BHXH |
Trong đó:
a) Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 4 Mục này.
b) Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của mỗi giai đoạn được tính như quy định tại điểm a nêu trên.
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các giai đoạn.
7. Tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng quy định tại Điều 33 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
a) Thời điểm tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tính từ tháng liền kề với tháng người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc xuất cảnh trái phép hoặc bị toà án tuyên bố là mất tích.
b) Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.
1. Khi tính mức trợ cấp tuất một lần quy định tại khoản 1 Điều 39, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ, thì được tính như quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.
2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Nếu chết từ tháng thứ 3 trở đi, mức trợ cấp tuất một lần được tính theo công thức sau:
Mức trợ cấp tuất một lần đối với người đang hưởng lương hưu chết |
= 48 x Lh – ( t – 2 ) x 0,5 x Lh |
Trong đó:
Lh : mức lương hưu đang hưởng;
t : số tháng đã hưởng lương hưu.
Trường hợp mức trợ cấp tuất một lần thấp hơn 3 tháng lương hưu đang hưởng trước khi chết thì mức trợ cấp tuất một lần được tính bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng trước khi chết.
3. Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng nghỉ việc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần, khi chết nếu không đủ điều kiện hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 36 hoặc đủ điều kiện hưởng tiền tuất hằng tháng nhưng không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.
4. Thân nhân của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 36 nếu bị suy giảm khả năng lao động thì việc giám định mức suy giảm khả năng lao động xét hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP do tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu. Thời hạn giới thiệu giám định mức suy giảm khả năng lao động trong vòng 2 tháng kể từ khi người lao động bị chết.
1. Quyết toán chi trả chế độ ốm đau, thai sản theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 43 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của người sử dụng lao động với tổ chức bảo hiểm xã hội được thực hiện mỗi quý một lần.
Trường hợp số tiền quyết toán nhỏ hơn số tiền được giữ lại, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lại quỹ bảo hiểm xã hội số dư chênh lệch vào tháng đầu quý sau. Trường hợp số tiền được quyết toán lớn hơn số tiền được giữ lại thì tổ chức bảo hiểm xã hội cấp bù số dư chênh lệch vào tháng đầu quý sau.
Trong trường hợp số tiền chi trả chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động vượt nhiều so với số tiền được giữ lại trong quý, thì người sử dụng lao động chủ động quyết toán sớm hơn với tổ chức bảo hiểm xã hội.
2. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất quy định tại Điều 44 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
a) Các trường hợp được tạm dừng đóng quy định tại khoản 1 Điều 44 là những trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, mất mùa hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động buộc phải tạm thời thu hẹp sản xuất, tạm dừng sản xuất kinh doanh, giảm chỗ làm việc.
b) Người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội nếu có một trong các điều kiện sau:
- Số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc chiếm từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh.
Việc xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân địa phương quản lý do cơ quan Lao động- Thương binh và Xã hội địa phương xác định; đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý do Bộ, ngành xác định.
- Bị thiệt hại trên 50% tổng số giá trị tài sản do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, mất mùa hoặc lý do bất khả kháng khác gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
Việc xác định điều kiện về giá trị tài sản bị thiệt hại đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân địa phương quản lý do cơ quan tài chính địa phương xác định; đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý do cơ quan tài chính của Bộ, ngành hoặc Bộ Tài chính xác định.
Giá trị tài sản thiệt hại được tính so với giá trị tài sản của năm liền kề trước đó.
c) Việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất của người sử dụng lao động được xem xét giải quyết trên cơ sở người sử dụng lao động có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 44 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.
3. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 3 Điều 45 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Người lao động có mức tiền lương, tiền công tháng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 tháng lương tối thiểu chung (hiện nay là 450.000 đồng/tháng; tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội tối đa bằng 9.000.000 đồng/tháng). Khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ thay đổi theo quy định trên.
Ví dụ 1: Ông T làm việc tại Công ty sản xuất linh kiện máy tính, tại thời điểm tháng 2/2007 có mức lương là 9.500.000 đồng/tháng. Trường hợp này, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông T là 9.000.000 đồng/tháng.
Ví dụ 2: Ông U làm việc ở doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, có tiền lương ghi trong hợp đồng lao động là 700 USD/tháng, tháng 1/2007 tiền lương thực nhận của ông U là 11.270.700 đồng/tháng (tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 02 tháng 01 năm 2007 là 16.101 đồng/1 USD). Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông U là 9.000.000 đồng.
1. Người lao động là người quản lý doanh nghiệp thuộc các chức danh quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Doanh nghiệp có hưởng tiền lương, tiền công hoặc các chức danh quản lý, điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương, tiền công quy định theo Luật Hợp tác xã thì được áp dụng các quy định của Thông tư này.
2. Cán bộ chuyên trách cấp xã đang tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 6 Điều 58 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP thì mức đóng hằng tháng từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 là 16% và từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 là 18% trên mức lương tháng trước khi thôi đảm nhiệm chức vụ cho đến khi đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ để hưởng chế độ hưu trí.
3. Người lao động nghỉ việc theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2002 của Chính phủ có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, còn thiếu tối đa 5 năm thì đủ tuổi nghỉ hưu và đang tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 7 Điều 58 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP thì mức đóng hằng tháng của người lao động từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 là 16% và từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 là 18% trên mức lương tháng trước khi nghỉ việc cho đến khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ để hưởng chế độ hưu trí.
4. Phu nhân (phu quân) trong thời gian hưởng chế độ phu nhân (phu quân) tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà trước đó đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ở nước ngoài theo mức đóng hằng tháng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 42 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP trên mức tiền lương, tiền công tháng trước đó đã tham gia bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất.
Người sử dụng lao động quản lý cán bộ, công chức có phu nhân (phu quân) thuộc đối tượng nêu trên, thì hằng tháng có trách nhiệm thu tiền đóng bảo hiểm xã hội của phu nhân (phu quân) để đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
5. Cách tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất quy định tại khoản 9 Điều 58 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
a) Khi xác định điều kiện thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất hằng tháng thì một năm phải tính đủ 12 tháng.
b) Người lao động đã đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí song thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa không quá 6 tháng, thì người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng mức đóng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 42 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP theo mức tiền lương, tiền công trước khi nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí.
c) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 15 năm nếu còn thiếu tối đa không quá 6 tháng (kể cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội) mà bị chết, nếu có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hằng tháng, thì thân nhân được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng mức đóng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 42 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP theo mức tiền lương, tiền công tháng trước khi người lao động chết (hoặc trước khi nghỉ việc đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội) để được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
a) Áp dụng thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;
b) Thực hiện chuyển xếp lương, nâng bậc, nâng ngạch lương theo quy định của Nhà nước đối với Công ty nhà nước trên cơ sở thang lương, bảng lương được áp dụng tại điểm a khoản này;
c) Đóng bảo hiểm xã hội trên cơ sở mức lương quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Trường hợp Công ty không thực hiện đầy đủ các quy định trên thì người lao động áp dụng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 6 Mục IV Phần B Thông tư này để tính hưởng bảo hiểm xã hội.
a) Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương, tiền công bằng ngoại tệ được chuyển đổi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm. Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố thì được lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
b) Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội được ghi trong sổ bảo hiểm xã hội là tiền lương, tiền công bằng đồng Việt Nam được tính theo quy định tại điểm a khoản này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Các chế độ quy định tại Thông tư này áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
3. Bãi bỏ Thông tư số 12/2001/BLĐTBXH-TT ngày 19 tháng 12 năm 2001 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về tuổi nghỉ hưu của người lao động khai thác than trong hầm lò; quy định về bảo hiểm xã hội tại các điểm a, b và điểm c4 khoản 1 Mục II Thông tư số 19/2004/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 11 năm 2004 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện, mọi vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để trong phạm vi, quyền hạn có hướng dẫn bổ sung kịp thời./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
THE
MINISTRY OF LABOUR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 03/2007/TT-BLDTBXH |
Hanoi, January 30, 2007 |
Pursuant to the Decree No.152/2006/ND-CP dated December 22, 2006 of the Government guiding a number of Articles of the Law on Social Insurance regarding compulsory social insurance (hereinafter referred to as Decree No.152/2006/ND-CP), The Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs guides the implementation of a number of Articles of the Decree as follows:
1. Officials and public servants and employees working under labor contracts, take part in compulsory social insurance provided for in Article 2 of Decree No.152/2006/ND-CP, including:
a) Officials, public servants and employees as prescribed by law on officials and public servants;
b) Employees working under labor contract with a term of full 3 months or more and the labor contract without a definite time limit as prescribed by law on employees;
c) The employees, members of cooperative, including managers work and receive remuneration under the labor contract of full 3 months or more in the cooperative and unions of cooperatives established and operating under the Law of cooperatives;
...
...
...
đ) Employees specified in the points a, b, c and d of this clause are sent for study, practice, work in the country and foreign countries and still receive salaries or wages in the country;
e) Employees who have participated in compulsory social insurance without receiving lump sum social insurance before going to work abroad with term as prescribed by law for the Vietnamese laborers working abroad under contract, including the following types of contracts:
- Contracts with business administrative organizations and enterprises that are allowed to operate services on sending laborers to work overseas, the enterprises that send laborers to work abroad in the form of training, skill improvement and the enterprises investing abroad send laborers to work overseas;
- To contract with Vietnamese enterprises that are bidding, successful bidding of the works in foreign countries;
- Individual contracts.
Subject to the application of compulsory social insurance specified in this Clause hereinafter referred to as employees. For laborers to work overseas under contract provided for in point e, this clause, the regimes of pension and death should be conducted but not including employees working under contract with Vietnamese enterprises that receive bidding, successful bidding of the works in foreign countries.
2. The employers participating in compulsory social insurance as provisions in Article 3 of Decree No.152/2006/ND-CP, including:
a) Enterprises established and operating under the Enterprise Law;
b) The State-owned enterprises established under the Law on State-owned Enterprises is in the time converted into a limited liability company or joint stock company under the Enterprise Law;
...
...
...
d) Political organizations, socio-political organizations, professional-socio-political organizations, socio-professional organizations, other social organizations;
đ) Organizations and units operating under the provisions of law;
e) Non-public establishments operating in the fields of education and training;
Healthcare; culture; sports; science and technology; environment; society; population;
Family; security and child care and other business sectors;
g) Cooperatives, Union of Cooperatives established and operating under the Cooperatives Law;
h) Individual business households, cooperatives, other organizations and individuals that lease, use and pay wages for employees under the provisions of labor law;
i) Agencies and organizations, foreign individuals, international organizations operating in the territory of Vietnam using laborers as Vietnamese, except for the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to otherwise provided for.
B. REGIMES OF SOCIAL INSURANCE
...
...
...
1. Rates to enjoy regime of sickness by time specified in Article 9 and Article 10 of Decree No.152/2006/ND-CP is calculated as follows:
Rates to enjoy regime of sickness
=
Salary, wage paying premiums for the month preceding the leaving-job month
x 75% x
Number of off-work days enjoyed sickness regime
26 days
- Number of off-work days enjoyed sickness regime is counted in working days excluding holidays, Tet holidays, and weekends.
2. Rates to enjoy regime of sickness for the employees getting disease required to treat a long term is calculated as follows:
...
...
...
Rates to enjoy regime of sickness for diseases required to treat a long term
=
Salaries, wages paying premiums for the month preceding the leaving-job month
x
Rate enjoyed regime of sickness (%)
x
Number of off-work days enjoyed sickness regime
26 days
In which:
...
...
...
+ Equal to 75% with a maximum time of 180 days per year;
+ Equal to 65% for the cases of expiry of 180 days per year but laborers still continue to take treatment if they paid the premiums for full 30 years or more;
+ Equal to 55% for the cases of expiry of 180 days per year but laborers still continue to take treatment if they paid the premiums for full 15 years to less than 30 years;
+ Equal to 45% for the cases of expiry of 180 days per year but laborers still continue to take treatment if they paid the premiums for less than 15 years.
- Number of off-work days enjoyed sickness regime including holidays, Tet holidays, and weekends.
- If the employees need to treat the long term disease, after 180 days of treatment but continuing to do so and rate enjoyed sickness regime per month calculated lower than common minimum wage, then shall be calculated equal to the common minimum wage.
3. Time that laborers leave their jobs to enjoy sickness regime from 14 working days or more in the month, both the employee and the employer must not pay social insurance in that month. This time of period is not counted as the time of paying social insurance.
1. Conditions for enjoying maternity regime as prescribed in Clause 1 of Article 14 of Decree No.152/2006/ND-CP is guided as follows:
...
...
...
Where the birth or adoption takes place before the 15th date of the month, the month of birth or adoption is not included in the period of 12 months before the birth or adoption.
Where the birth or adoption takes place from the 15th date of the month or onwards, the month of birth or adoption is included in the period of 12 months before the birth or adoption.
Example 1: Ms. A has born her child on 13/01/2007, a 12-month period before the birth is calculated from 01/2006 to 12/2006, if in that time Ms. A has paid social insurance from full six months or more, she shall be enjoyed maternity regime as prescribed.
Example 2: Ms. B leaves her job in 8/2007 and has born her child on 16/12/2007, 12-month period before the birth is calculated from 01/2007 to 12/2007, if in this period Ms. B has paid social insurance from full six months or more, she shall be enjoyed maternity regime as prescribed.
2. Female employees entitled to leave their jobs for five months to have a birth as provisions in point b, clause 1, Article 15 of Decree No.152/2006/ND-CP shall apply even for the cases of practicing or working the extremely hard, hazardous, dangerous works.
3. In cases the mother died after the birth, the father or person who directly fosters entitled to enjoy the maternity regime as provisions of clause 3 of Article 15 of Decree No.152/2006/ND-CP is guided as follows:
a) Where only the mother participates in paying social insurance, the parent or person who directly fosters is entitled to enjoy the maternity regime until children reach 4 months old. The rate to enjoy maternity regime is calculated based on the average of monthly salary, wage paying social insurance of 6 months preceding the leaving-work month of the mother.
b) Where both parents participates in paying social insurance or only the father participates in paying social insurance, the father who leave works to take care his child shall be enjoy the maternity regime until the child reaches 4 months old. The rate to enjoy maternity regime is calculated based on the average of monthly salary, wage paying social insurance of 6 months preceding the leaving-work month of the father.
4. Average of monthly salary, wage paying social insurance for use as a basis for calculation of maternity regime as provisions in Article 16 of Decree No.152/2006/ND-CP is guided as follows:
...
...
...
Example 3: Ms. C has birth on 5/2/2007, which process of paying social insurance as follows:
- From 8/2006 to 9/2006 (two months) paying social insurance with salary wage of 900,000 VND/month;
- From 10/2006 to 01/2007 (4 months) paying social insurance with salary wage of 1.2 million dong/month.
The average of monthly wage paying social insurance of 6 months preceding the leaving-work month of Ms. C is calculated as follows:
The average of monthly wage paying social insurance of 6 months preceding the leaving-work month
=
(900,000 x 2) + (1,200,000 x 4)
= 1,100,000 VND/month
6
...
...
...
Where the employees pay social insurance of less than 6 months, rate of enjoying maternity regime of pregnant examination, miscarriage, abortion, and aspiration for abortion or stillbirth, the implementation of birth control is the average rate of monthly salary and wage of the months paying social insurance.
Where the employees enjoy maternity regime of pregnant examination, miscarriage, abortion, and aspiration for abortion or stillbirth, the implementation of birth control right in the first month of participation in social insurance, then take the rate of salary, wage paying social insurance of such month for use as a basis for calculation of regime.
Example 4: Ms. D began to participate in paying social insurance in 5/2007, to put Intra-uterine device (IUD) on 21/05/2007, the salary rate of 5/2007 is 1,500,000 VND. Ms. D is taken the salary rate of 5/2007 (1,500,000VND) for use as a basis for calculation of enjoying maternity regime when putting IUD.
5. The rate enjoying maternity regime is defined as follows:
a) The rate enjoying maternity regime as leaving work for pregnant examination, miscarriage, abortion, aspiration for abortion or stillbirth, the implementation of birth control are calculated by the following formula:
The rate enjoying as leaving work for pregnant examination, miscarriage, abortion, aspiration for abortion or stillbirth, the implementation of birth control
=
the average of monthly salary, wage paying social insurance of 6 months preceding the leaving-work month
x 100% x
...
...
...
26 days
In which:
- The average of monthly salary, wage paying social insurance of 6 months preceding the leaving-work month is calculated as specified in clause 4 of this Item.
- Number of off-work days by maternity regime including holidays, Tet holiday, and weekends. Separately for time off work enjoying regime of pregnant examination calculated in working days excluding holidays, Tet holiday, and weekends.
b) The rate enjoying maternity regime as leaving work for childbirth or adoption is calculated by the following formula:
The rate enjoying maternity regime as leaving work for childbirth or adoption
=
the average of monthly salary, wage paying social insurance of 6 months preceding the leaving-work month
x
...
...
...
6. While female employees leave their works for enjoying maternity regime without receiving monthly salary or wage, the employees and the employers shall not pay social insurance. This period is calculated as the time of paying social insurance.
III-REGIME OF LABOR ACCIDENT AND OCCUPATIONAL DISEASE
1. Conditions to be enjoyed regime of labor accident as provisions in clauses 1, 2 and 3 of Article 19 of Decree No.152/2006/ND-CP is guided as follows:
a) To be accidents at the workplace and during working hours include:
- The accident occurred in the labor associated with performing the tasks assigned;
- Accident occurred during the breaks due to the living demand which has been defined by the regime, the rules such as menstrual hygiene, bathing, breast feeding, and toileting;
- Accident occurred during breaks, mid-shift meals, and food allowances, in the time to prepare and finish the job.
b) The accident occurred outside the workplace or outside working hours when conducting the works at the request of the employer that the works associated with the implementation of works, labor tasks assigned.
c) The accident occurred on the route from home to workplace and vice versa during the period and the route that daily the employee regularly go and back from home to workplace and vice versa.
...
...
...
Lump sum allowance
=
Allowance rate calculated by the reduction of labor capability
+
Allowance rate calculated by the number of years paying social insurance
=
{5 x Lmin + (m – 5) x 0.5 x Lmin } + {0.5 x L + (t – 1) x 0,3 x L}
In which:
...
...
...
- m: the reduction rate of working capacity due to occupational accidents and occupational diseases (taking absolute number 5 ≤ m ≤ 30).
- L: rate of salary, wage paying social insurance for the month preceding the leave for treatment. Where the employee got labor accident right in the first month of participation in social insurance is equal to salary, wage paying social insurance of such month.
- t: number of years of paying social insurance. One year calculated in full 12 months, excluding the first year of paying social insurance.
Example 1: Mr. Đ got labor accident in 8/2007. After stable treatment at the hospital, Mr. Đ has assessed the reduction of working capacity is 20%. A. He has 10 years of paying social insurance; salary paying social insurance of 7/2007 is 1.2 million dong. Mr. Đ is subject to enjoying the lump sum allowance with an allowance rate is calculated as follows:
The allowance rate calculated by the reduction of working capacity
= 5 x 450,000 + (20 – 5) x 0.5 x 450,000
= 5,625,000 (dong)
...
...
...
= 0.5 x 1,200,000 + (10 – 1) x 0.3 x 1,200,000
= 3,840,000 (dong)
The lump sum allowance of Mr. Đ is:
VND 5,625,000 + VND 3,840,000 = 9,465,000 VND
3. The monthly allowance specified in clause 2 of Article 22 of Decree No.152/2006/ND-CP is calculated by the formula as follows:
monthly allowance rate
=
The allowance rate calculated by the reduction of working capacity
...
...
...
The allowance rate calculated by the number of years paying social insurance
=
{0.3 x Lmin + (m-31) x 0.02 x Lmin} + {0,005 x L + (t-1) x 0.003 x L}
In which:
- Lmin: common minimum wage.
- m: the reduction rate of working capacity due to occupational accidents and occupational diseases (using absolute number 31 ≤ m ≤ 100).
- L: rate of salary, wage paying social insurance for the month preceding the leave for treatment. Where the employee got labor accident right in the first month of participation in social insurance is equal to salary, wage paying social insurance of such month.
- t: number of years of paying social insurance. One year calculated in full 12 months, excluding the first year of paying social insurance
...
...
...
the allowance rate calculated by the reduction of working
=
0.3 x 450,000 + (40 – 31) x 0.02 x 450,000
=
216,000 (dong/month)
The allowance rate calculated by the number of years paying social insurance
=
...
...
...
=
53,200 (dong/month)
The monthly allowance rate of Mr. E is:
216,000 VND/month + 53,200 VND/month = 269,200 (VND/month)
4. Time of enjoying allowance for labor accidents and occupational diseases monthly for laborer of in-stay treatment is calculated from the month that the employees finished their treatment and be discharged from hospital.
Where laborers do not take in-stay treatment, the time of enjoying allowance is calculated from the month of the conclusion of the Council of Medical Appraisal.
1. The exploitation of coal in the pit is in accordance with provisions in clause 3 of Article 26 of Decree No.152/2006/ND-CP, including:
...
...
...
- Transportation of coal, soil, and rocks;
- Operations of driller;
- Blasting;
- Digging pit for coal mining
2. Laborers with HIV/AIDS due to occupational accidents and with sufficient 20 years or more of paying social insurance, retired on pension as provisions in clause 4 of Article 26 of Decree No.152/2006/ND-CP include the following subjects:
- Officials, public servants and employees working in the establishments of civil health and of the armed forces, medical treatment establishments are set up under provisions in Article 26 of Ordinance No.44/2002/PL -UBTVQH10 dated July 02, 2002 of the National Assembly Standing Committee on the handling of administrative violations or in the establishments or drug detoxication;
- Officials and public servants as members of the drug detoxication team provided in Article 13 of Decree No.56/2002/ND-CP dated May 15, 2002 the Government on organization of drug detoxication in their families and communities;
- Officials and public servants in charge of prevention and combat of social evils.
3. Monthly pension and lump sum allowance as retirement provided for in Article 28 of Decree No.152/2006/ND-CP is guided as follows:
...
...
...
Example 1: Mr. G retired on the pension when he reached 60 years old, with 20 years 7 months of paying social insurance, the rate of monthly pension is calculated as follows:
- The number of years paying social insurance of Mr. G is 20 years 7 months, the 7 odd months is counted as one year, so the number of years paying social insurance for the calculation of pension of Mr. G is 21 years.
- The first 15 years are calculated by 45%;
- From 16th year to 21th year is six years, calculated additionally: 6 x 2% = 12%
- The rate of monthly pension of Mr. G is 45% + 12% = 57%.
Example 2: Mr. H retired on pension when he reaches 60 years old, with 35 years of paying social insurance, the rate of pension is calculated as follows:
- The first 15 years are calculated by 45%;
- From 16th year to 35th year is 20 years, calculated additionally: 20 x 2% = 40%;
- Total 2 above ratios are: 45% + 40% = 85%;
...
...
...
Example 3: Mrs. K retired on pension when she reaches 55 years old, with 20 years 5 months of paying social insurance, the rate of pension is calculated as follows:
- Number of years of paying social insurance of Mrs. K is 20 years 5 months, the 5 odd months is calculated as 0.5 year, so the number of years paying social insurance for the calculation of pension of Mrs. K is 20.5 years.
- The first 15 years are calculated by 45%;
- From 16th year to 20,5th year is 5.5 years, calculated additionally: 5.5 x 3% = 16.5%;
- The rate of monthly pension of Mrs. K is 45% + 16.5% = 61.5%.
Example 4: Ms. L retired on pension at 55 years old, with 30 years of paying social insurance, the rate of pension is calculated as follows:
- The first 15 years is calculated by 45%;
- From 16th year to 30th year is 15 years, additionally: 15 x 3% = 45%;
- Total 2 above ratios is: 45% + 45% = 90%;
...
...
...
b) The monthly pension under Clause 2 of Article 28 of Decree No.152/2006/ND-CP is guided as follows:
- The rate of monthly pension for people who enjoy earlier pension is calculated as specified in point a, this clause. But for each year of early retirement, the rate of pension is decreased 1%. If the age of retirement has odd months shall be rounded up to a year-old.
- For retirees under clause 1 of Article 27 of Decree No.152/2006/ND-CP, the enumeration of age 60 for men and age 55 for women is made to calculate the number of years of retirement in advance the provided age.
- For retirees under clause 2 of Article 27 of Decree No.152/2006/ND-CP, the enumeration of age 55 for men and age 50 for women is made to calculate number of years of retirement in advance the provided age.
Example 5: Mr. M worked in normal conditions, with 20 years of paying premiums, reduced working capacity of 61%, retired on pension at 50 years 3 months.
- The rate of monthly pension of Mr. M is calculated by 55%;
- Mr. M retired on pension at 50 years 3 months, so his age of pension is calculated as 51 years, Mr. M retired before age of 60 is 9 years so the rate of pension is reduced by 9%;
- The rate of monthly pension of Mr. M is 55% - 9% = 46%.
Example 6: Mrs. N worked in the normal conditions, with 20 years of paying premiums, reduced working capacity of 61%, retired on pension as 50 years of age.
...
...
...
- Ms N retired before age of 55 is five years so the rate of pension is reduced by 5%;
- The rate of monthly pension of Mrs. N is 60% - 5% = 55%
Example 7: Mr. Q retired on pension when he reached the age of 50. Mr. Q has 15 years of working extremely hard, hazardous; reduced working capacity by 61% and with 27 years of paying social insurance. The rate of pension is calculated as follows:
- The rate of monthly pension of Mr. Q is calculated by 69%;
- Mr.Q retired before age 55 is five years in accordance with provisions, so the ratio of pension is reduced by 5%;
- The rate of monthly pension of Mr. Q is 69% - 5% = 64%
c) The monthly pension is calculated by the product of the rate of monthly pension with monthly average wage, salary rates paying social insurance. If after the specific calculation that monthly pension is still lower than common minimum wage shall be adjusted by the common minimum wage.
d) The lump sum allowance rate as retirement is calculated in accordance with provisions in clause 4 of Article 28 of Decree No.152/2006/ND-CP.
Example 8: Mr. P retired on pension when he reached 60 years old, with 35 years 2 months of paying social insurance, the monthly average wage paying social insurance of Mr. P is 1.8 million dong/month. Thus, the time to pay social insurance of Mr. P is calculated as 35 years, the lump sum allowance rate as retirement of Mr. P is:
...
...
...
Example 9: Mrs. Q retired for her pension when she reached 55 years old, with 26 years 10 months of paying social insurance, the monthly average wage of paying social insurance of Mrs. Q is 1,050,000 VND/month. Time of paying social insurance of Mrs. Q is rounded up to 27 years, the lump sum allowance as Mrs. Q retired is:
(27-25) x 0.5 x 1,050,000 = 1,050,000 (VND)
Example 10: Mr. S retired for her pension when she reached 55 years old, with 27 years 4 months of paying social insurance, the monthly average wage of paying social insurance of Mrs. S is 1,450,000 VND/month. Time of paying social insurance of Mrs. S is calculated as 27.5 years, the lump sum allowance as Mrs. S retired is:
(27.5 - 25) x 0.5 x 1,450,000 = 1,812,500 (VND)
4. The monthly average wage of paying social insurance to calculate pension and lump sum allowance as retirement and lump sum social insurance for employees subject to the implementation of wage regime provided for by the State and with full-time of paying social insurance under this wage regime prescribed in point a clause 1, clause 2 and point a, clause 3, Article 31 of Decree No.152/2006/ND-CP is guided as follows:
a) For employees participating in social insurance before January 01, 1995:
Mbqtl =
Total monthly wage of paying social insurance of last five years (60 months) prior to leaving off work
60 months
...
...
...
Mbqtl =
Total monthly wage of paying social insurance of last 6 years (72 months) prior to leaving off work
72 months
c) For employees participating in social insurance during the period from January 01, 2001 to December 31, 2006:
Mbqtl =
Total monthly wage of paying social insurance of last eight years (96 months) prior to leaving off work
96 months
d) For employees participating in social insurance from 01 January, 2007 onwards:
Mbqtl = Total social insurance monthly wage of 10 years (120 months) prior to quitting
...
...
...
Mbqtl =
Total monthly wage of paying social insurance of last ten years (120 months) prior to leaving off work
120 months
In which:
Mbqtl: the monthly average wage paying social insurance.
Monthly wages paying social insurance are wages by scale, grade, army rank, position allowance, seniority allowance of exceeding bracket, job seniority allowance (if any). These salaries are calculated on the common minimum wage at the time of calculating the monthly wage average paying social insurance.
5. Average salary, wage paying social insurance for laborers with full-time social insurance payment according to salary regime decided by the employer as provisions at point b, clause 1, point b, clause 2 and point b, clause 3, Article 31 of Decree No.152/2006/ND-CP is guided as follows:
Mbqtl = Total monthly social insurance
Mbqtl =
...
...
...
Total months paying social insurance
6. Monthly average salary, wage paying social insurance for laborers having time period of paying social insurance subject to the salary regime prescribed by the State, and having a time period of paying social insurance as salary regime decided by the employer in accordance with point c, clause 1, point c, clause 2 and point c, clause 3, Article 31 of Decree No.152/2006/ND-CP is guided as follows:
Mbqtl =
Total monthly average salary, wage paying social insurance subject to the salary regime prescribed by the State
+
Total monthly average salary, wage paying social insurance as salary regime decided by the employer
Total months of paying social insurance
In which:
a) Total monthly salary, wage paying social insurance subject to the salary regime prescribed by the State is calculated by the multiplication between the total months of paying social insurance according to the salary regime prescribed by the State with the monthly average salary, wage paying social insurance.
...
...
...
b) Where an employee has from the 2 stages or more subject to the salary regime prescribed by the State, then the total monthly salaries paying social insurance of each period are calculated as specified in the above point a.
Total monthly salaries paying social insurance subject to the salary regime prescribed by the State is equal to total monthly salaries paying social insurance of the stages.
7. Suspension of receiving pension, social insurance allowance monthly specified in Article 33 of Decree No.152/2006/ND-CP is guided as follows:
a) The time of suspension of pension, social insurance allowance monthly is calculated from the month preceding the month that the person who enjoys the pension, social ensurance allowance monthly serving a prison sentence but not enjoyed suspended sentence or illegally exits or enters or is declared missing by a court.
b) Pension, social ensurance allowance monthly is continued implementation according to the provisions in clause 2 of Article 33 of Decree No.152/2006/ND-CP.
V-REGIME OF SURVIVORSHIP ALLOWANCE
1. When calculating lump sum survivorship allowance prescribed in clause 1, Article 39; if the period of paying social insurance with odd months, shall be calculated as prescribed in clause 5 of Article 28 of Decree No.152/2006/ND-CP.
2. Lump sum survivorship allowance for relative of pensioner who dies as prescribed in clause 2 of Article 39 of Decree No.152/2006/ND-CP is guided as follows:
If He/she died from 3th month onwards, lump sum survivorship allowance is calculated as follows:
...
...
...
= 48 x Lh – ( t – 2 ) x 0.5 x Lh
In which:
Lh: pensions are being enjoyed;
t: number of months has been enjoyed pension.
Where lump sum survivorship allowance is lower than three months of pensions being enjoyed prior to the death, then lump sum survivorship allowance is calculated by three months of pensions being enjoyed prior to the death.
3. Persons who are enjoyed allowance of labor accidents and occupational diseases monthly have not received lump sump social insurance, as dead if it is sufficient conditions to be enjoyed monthly survivorship allowance as prescribed in point d clause 1 of Article 36 or sufficient conditions to be enjoyed monthly survivorship allowance, but having no relatives subject to monthly survivorship allowance prescribed in clause 2 of Article 36 of Decree No.152/2006/ND-CP, his/her family’s member shall be paid lump sum survivorship allowance. Lump sum survivorship allowance is calculated by the number of years of paying social insurance prescribed in clause 1 of Article 39 of Decree No.152/2006/ND-CP.
4. If relatives of the subjects prescribed in clause 1 of Article 36 are reduced working capacity, the assessment of reduction of working capacity for enjoying monthly survivorship allowance as prescribed in clause 2 of Article 36 of Decree No.152/2006/ND-CP introduced by the social insurance organizations. The time limit for introduction of assessment of reduction of working capacity must be conducted within two months since the employee has died.
5. The persons who are enjoyed pension regime and regime of labor accidents and occupational diseases monthly, their relatives shall be enjoyed the survivorship allowance like the pensioners’s death.
...
...
...
Where the settlement amount is less than the retained amount, then the employer is the responsibility for returning the social insurance fund the difference in the first month of next quarter. Where the settlement amount is more than the retained amount, the social insurance organization grants compensation for the difference in the first month of next quarter.
In case the amount of the payment of regime of sickness, maternity for laborers exceeding the retained amount in the quarter, then the employer shall take initiative earlier settlement with the social insurance organization.
2. Suspension of paying into retirement and survivorship allowance fund provided for in Article 44 of Decree No.152/2006/ND-CP is guided as follows:
a) The cases suspended to pay as prescribed in clause 1 of Article 44 are the cases of natural disasters, fires, epidemics, crop failures or other unforeseen reasons that the employers are forced to temporarily narrow production, suspend production or business, cut jobs.
b) The employers are suspended to pay social insurance if there is one of the following conditions:
- Number of laborers subject to social insurance to temporarily leave off their jobs account for 50% or more of the total laborers available prior to suspension of production and business.
The determination of the number of laborers subject to social insurance that temporarily leave off their jobs for agencies, units, organizations and enterprises of management of the local People's Committees shall be conducted by the local Labour, Invalids and Social Affair agencies; and for the enterprises of ministries and central branches’ management shall be conducted by the ministries, branches.
- Damaged more than 50% of the total value of assets due to natural disasters, fires, epidemics, crop failures or other unforeseen reasons (excluding the value of the property as land).
The determination of conditions on the property value damaged for the agencies, units, organizations and enterprises of the local People's Committees’ management shall be conducted by local financial agency; for the enterprises of ministries and central branches’ management shall be conducted by the financial agencies of Ministry, branch or the Ministry of Finance.
...
...
...
c) The suspension of paying into retirement and death fund of the employer shall be considered and settled on the basis of the employer’s a written request to the competent agencies defined in clause 3, Article 44 of Decree No.152/2006/ND-CP.
3. Monthly salaries, wages paying compulsory social insurance provided for in clause 3, Article 45 of Decree No.152/2006/ND-CP is guided as follows:
The employee with monthly salary and wage higher than 20 months of common minimum wages, the monthly salary, wages paying social insurance equal to 20 months of common minimum wage (currently 450,000 dong/month; monthly salary, wage paying social insurance maximum by 9,000,000 VND/month). When the government adjusts the common minimum wage, the monthly salary, wage paying social insurance will change in accordance with the above provisions.
Example 1: Mr. T worked in a company manufacturing computer components at the time of February 2007 with a salary level of 9,500,000 VND/month. In this case, monthly salary paying premiums of Mr. T is 9,000,000 VND/month.
Example 2: Mr. U working in an enterprise with 100% foreign capital, with wages stated in the labor contract is 700 USD/month; in 01/2007, his actually received salary is 11,270,700 VND/month (average exchange rate on the inter-bank foreign exchange market announced by the State Bank of Vietnam on January 02, 2007 is 16,101 VND/ 1 USD). The monthly salary, wages paying social insurance of Mr. U is 9,000,000 VND.
D. IMPLEMENTATION ORGANIZATION
1. The laborer is the manager of the enterprises to be of titles prescribed in clause 13, Article 4 of the Enterprise Law enjoying salary, wages or other managerial titles, operating cooperatives enjoying salary or wages provided for in the Cooperatives Law is applied the provisions of this Circular.
2. The commune-level in-charge officials who are being continued to pay monthly social insurance as specified in clause 6 of Article 58 of Decree No.152/2006/ND-CP, the monthly premiums from January 2007 to December 2009 is 16% and from January 2010 to December 2011 is 18% on the monthly salary before leaving their titles until having full 15 years of paying social insurance and full 60 years for men, and 55 years for women to enjoy pension.
3. The employees left their jobs under Decree No.41/2002/ND-CP dated September 11, 2002 the Government with full 15 years or more paying social insurance, with the maximum five-year deficit for enough age to retire and being continued to pay monthly social insurance as stipulated in clause 7 of Article 58 of Decree No.152/2006/ND-CP, the monthly premiums of the employees from January, 2007 to December 2009 is 16% and from January, 2010 to December 2011 is 18% on the monthly salary before leaving jobs until the full 60 years for men and 55 years for women to enjoy retirement regime.
...
...
...
The employers managing officials, public servants with wife (husband) subject to those mentioned above, monthly, take responsibility for collecting premiums of wife (husband) to pay into the social insurance fund.
5. Method to calculate time of paying social insurance for calculation of pension and survivorship allowance provided for in clause 9 of Article 58 of Decree No.152/2006/ND-CP is guided as follows:
a) As determining the time condition of paying social insurance for calculation of pension and survivorship allowance monthly, a year must include full 12 months.
b) The employees who are enough age for enjoying pension regime, but time paying social insurance to be short of maximum not exceeding six months, the employee shall be paid lump sum to the number of to-be-short-of months with monthly premiums equal to the premiums specified in point a clause 3 of Article 42 of Decree No.152/2006/ND-CP under the salary or wages before leaving their jobs to enjoy pension regime.
c) The employees who have time paying social insurance of not enough 15 years, if it is short of maximum not exceeding 6 months (including the employees who are reserving the time of social insurance payment) that died, if they have relatives of sufficient conditions to enjoy monthly survivorship allowance regime, their relatives are continued to pay lump sum for the to-be-short-of months with monthly premiums equal to the premiums specified in point a clause 3 of Article 42 of Decree No.152/2006/ND- CP by the rate of monthly salary, wage before the laborers die (or before leaving jobs for the laborers who are reserving the time of social insurance payment) to be enjoyed the monthly survivorship allowance.
6. The laborers working under labor contracts in the state-owned company transformed into joint-stock companies; One member State-owned limited liability company; State-owned limited liability company with two members or more, are applied the average of monthly wage paying social insurance provided in clause 4, Item IV Part B of this Circular to calculate the pension and lump sum allowance as retirement and lump sum social insurance if the company fully implemented the following regulations:
a) Implementation of salary scale and payroll as prescribed by the State and register with the State administration agency on labor of provinces and cities directly under the Central Government under the provisions of Decree No.114/2002/ND-CP dated December 31, 2002 of the Government detailing and guiding the implementation of some Articles of the Labor Code on wages;
b) Implementation of transferring salary, raising salary scale and payroll as prescribed by the State for the state-owned companies on the basis of the wage scale and payroll applied at point a of this clause;
c) Paying social insurance based on the salary level stipulated in points a, and b of this clause.
...
...
...
7. For workers with salary and wage stated in the labor contracts in foreign currency, the payment of social insurance and recording into social insurance book is implemented as follows:
a) Monthly salary, wage paying social insurance calculated in Vietnam dong on the basis of salary, wages in foreign currencies are converted into Vietnam dong at the average exchange rate on inter-bank foreign currency market announced by the State Bank of Vietnam on January 02 for first 6 months of year and the 1rst July for the last six months of year. Where due to holiday so the State Bank of Vietnam has not announced, it is allowed to take the next day's exchange rate announced the State Bank of Vietnam.
b) Monthly salary, wage paying social insurance are recorded in the book of social insurance is the salary and wages in Vietnam dong calculated as prescribed in point a of this clause.
8. Organization of Social Insurance is responsible for introducing the employees who are reserving the time paid social insurance to appraise reduction of working capacity for enjoying social insurance.
9. Where as granting the social insurance books or when dealing with regime of pension, death to the employees who have not been granted social insurance books without original documents required to have documents of the governing agency for explaining the reason of loss, and confirmation of the participation of social insurance and bear responsibility before law for such certification, together with documents relating to working time, workplace, nature of work, wages, salary (if any).
1. This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. The regimes provided for in this Circular shall apply from January 01, 2007.
2. This Circular replaces Circular No.06/LD-TBXH-TT dated April 04, 1995 of Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs guiding the implementation of some Articles to make Social Insurance Charter issued together Decree No.12/CP dated January 26, 1995 of the Government; Circular No.07/2003/TT-BLDTBXH dated March 12, 2003 of Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs guiding the implementation of some Articles of the Decree No.01/2003/ND-CP dated January 09, 2003 of the Government.
3. Annulling the Circular No.12/2001/BLDTBXH-TT dated December 19, 2001 of Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs guiding the retirement age of workers exploiting coal in the mining pit; regulations on social insurance at the point a, b and c Clause 1, Item II of Circular No.19/2004/TT-BLDTBXH dated November 22, 2004 of Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs guiding the implementation of some Articles of the Decree No.41/2002/ND-CP dated April 11, 2002 of the Government on the policy for redundant employees due to reorganization of state-owned enterprises that has been revised and supplemented by Decree No.155/2004/ND-CP dated August 20, 2004 by the Government.
...
...
...
MINISTER
Nguyen Thi Hang
;
Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 03/2007/TT-BLĐTBXH |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Người ký: | Nguyễn Thị Hằng |
Ngày ban hành: | 30/01/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội ban hành
Chưa có Video