Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIẸT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 902/QĐ-BHXH

Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐịNH VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC

TỔNG GIÁM ĐỐC

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.
Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế;
Căn cứ Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Xét đề nghị của Trưởng ban Thu bảo hiểm xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này: Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc.

Điều 2: Quyết định này thay thế Quyết định số 722/QĐ-BHXH ngày 23 tháng 5 năm 2003 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.

Điều 3: Chánh Văn phòng, Trưởng ban Thu bảo hiểm xã hội, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng cơ quan bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Các Bộ: LĐTBXH, TC, Nội vụ, Y tế;
- HĐQL – BHXHVN;
- TGĐ, các phó TGĐ;
- Lưu: VT + BT (11b).

TỔNG GIÁM ĐỐC




Nguyễn Huy Ban

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Phần 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH:

Văn bản này quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc; trách nhiệm thực hiện của người lao động, người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc và tổ chức BHXH.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

1. Người lao động đồng thời tham gia BHXH, BHYT là công dân Việt Nam, gồm:

1.1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

1.2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động, bao gồm cả xã viên, cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã; người quản lý doanh nghiệp thuộc các chức danh quy định tại khoản 13, Điều 4, Luật Doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công từ đủ 3 tháng trở lên.

2. Người lao động chỉ tham gia BHXH là công dân Việt Nam, gồm:

2.1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

2.2. Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

2.3. Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;

2.4. Phu nhân/ phu quân trong thời gian hưởng chế độ phu nhân/ phu quân tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc.

2.5. Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm các loại hợp đồng sau:

2.5.1. Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề;

2.5.2. Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu hoặc đầu tư ra nước ngoài;

2.5.3. Hợp đồng cá nhân.

3. Những người chỉ tham gia BHYT, gồm:

3.1. Người đang hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp BHXH hàng tháng;

3.2. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ, người đang hưởng trợ cấp BHXH theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ, người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp hàng tháng không thuộc đối tượng tham gia BHYT khác, công nhân cao su nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng;

3.3. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp, không thuộc biên chế Nhà nước và biên chế của các tổ chức chính trị - xã hội, không hưởng chế độ BHXH hàng tháng hoặc không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc khác;

3.4. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế được Nhà nước tặng thưởng huy chương, huân chương kháng chiến; Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi xã hội hàng tháng, không thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc khác gồm:

3.4.1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa ngày 19/8/1945;

3.4.2. Vợ (hoặc chồng), bố mẹ đẻ, con của liệt sĩ, người có công nuôi liệt sĩ;

3.4.3. Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

3.4.4. Thương binh,người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động do thương tật từ 21% trở lên, kể cả thương binh loại B được xác nhận từ ngày 31/12/1993 trở về trước;

3.4.5. Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày có giấy chứng nhận theo quy định;

3.4.6. Bệnh binh bị mất sức lao động do bệnh tật từ 61% trở lên, kể cả bệnh binh hạng 3 bị mất sức lao động từ 41% đến 60% được xác nhận từ ngày 31/12/1994 trở về trước;

3.4.7. Người có công giúp đỡ cách mạng;

3.4.8. Người được hưởng trợ cấp phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh tật nặng khi hết thời hạn hưởng BHYT vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

3.5. Người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

3.6 Cán bộ xã già yếu nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

3.7. Thân nhân sỹ quan Quân đội nhân dân đang tại ngũ; thân nhân sỹ quan nghiệp vụ đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; thân nhân người đang làm công tác cơ yếu là sĩ quan đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo thang bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân, không thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc khác, bao gồm: Bố đẻ, mẹ đẻ; Bố đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; bố nuôi, mẹ nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi hoặc đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị tàn tật mất khả năng lao động theo quy định của pháp luật.

3.8. Các đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

3.9. Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên và người cao tuổi tàn tật không nơi nương tựa được trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng hoặc được nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng tập trung.

3.10. Các đối tượng được hưởng chế độ khám, chữa bệnh cho người nghèo.

3.11. Cựu chiến binh thời kỳ chống pháp và người tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/4/1975 trở về trước quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 ngoài các đối tượng đã tham gia BHYT bắt buộc khác, bao gồm: Quân nhân, công an nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức, công nhân viên chức quốc phòng, công an, cán bộ dân chính đảng, thanh niên xung phong, dân quân, du kích tập trung, người nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động.

3.12. Lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam cấp học bổng.

4. Người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, bao gồm:

4.1. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp; các Công ty nhà nước thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước đang trong thời gian chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp; các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.

4.2. Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp; đơn vị vũ trang nhân dân.

4.3. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

4.4. Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;

4.5. Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: Giáo dục – đào tạo; Y tế; Văn hóa; Thể dục thể thao; Khoa học và công nghệ; Môi trường; Xã hội; Dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác;

4.6. Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã;

4.7. Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng, trả tiền lương, tiền công cho người lao động;

4.8. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

5. Tổ chức bảo hiểm xã hội, bao gồm: BHXH Việt Nam; BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh); BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện); tổ chức BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ.

Phần 2:

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. MỨC ĐÓNG BHXH, BHYT:

1. Người lao động đồng thời tham gia BHXH, BHYT nêu trong điểm 1 và tiết 2.5 (2.5.2), điểm 2, mục II, phần I:

1.1. Mức đóng BHXH hàng tháng bằng 20% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó: Người lao động đóng 5%; Người sử dụng lao động đóng 15%;

1.2. Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó: Người lao động đóng 1%; người sử dụng lao động đóng 2%;

2. Người lao động chỉ tham gia BHXH:

2.1. Mức đóng BHXH hàng tháng đối với người lao động nêu trong tiết 2.1, 2.3, điểm 2, mục II, phần I; thực hiện như tiết 1.1, điểm 1, mục này.

2.2. Mức đóng BHXH hàng tháng bằng 17% mức tiền lương tối thiểu đối với người lao động nêu trong tiết 2.2, điểm 2, mục II, phần I do người sử dụng lao động đóng.

2.3. Mức đóng BHXH hàng tháng bằng 16% mức tiền lương, tiền công tháng đối với người lao động là phu nhân/ phu quân hưởng lương từ Ngân sách của Nhà nước nêu trong tiết 2.4, điểm 2, mục II, phần I, trong đó người lao động đóng 5%, người sử dụng lao động đóng 11%. Trường hợp phu nhân/ phu quân không phải là cán bộ, công chức Nhà nước nhưng đã có quá trình tham gia BHXH, BHYT bắt buộc thì phu nhân/ phu quân đóng BHXH hàng tháng bằng 16% mức tiền lương đã đóng BHXH trước khi đi nước ngoài, người sử dụng lao động thu tiền đóng của phu nhân/ phu quân để đóng cho cơ quan BHXH.

2.4. Mức đóng BHXH hàng tháng bằng 16% mức tiền lương, tiền công tháng trước khi đi làm việc ở nước ngoài đối với người lao động nêu trong tiết 2.5 (2.5.1, 2.5.3), điểm 2, mục II, phần I do người lao động đóng.

3. Những người chỉ tham gia BHYT.

3.1. Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% mức lương hưu, trợ cấp BHXH đối với người tham gia BHYT nêu trong tiết 3.1, điểm 3, mục II, phần I do BHXH Việt Nam đóng.

3.2. Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% mức lương tối thiểu chung đối với người tham gia BHYT nêu từ tiết 3.2 đến tiết 3.8 và tiết 3.11, điểm 3, mục II, phần I do cơ quan quản lý người tham gia BHYT đóng.

3.3. Mức đóng BHYT theo mức Ngân sách Nhà nước hàng năm bố trí chi khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT nêu trong các tiết 3.9, 3.10, điểm 3, mục II, phần I do cơ quan quản lý người tham gia BHYT đóng.

3.4. Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% suất học bổng đối với người tham gia BHYT nêu trong tiết 3.12, điểm 3, mục II, phần I do cơ quan cấp học bổng đóng.

4. Mức đóng BHXH quy định tại điểm 1 và điểm 2, mục I, phần II thực hiện từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2009.

II. CĂN CỨ ĐÓNG BHXH, BHYT.

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

1.1. Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

1.2. Tiền lương, tiền công tháng đóng BHYT là tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH nêu tại tiết 1.1, điểm này cộng với phụ cấp khu vực.

1.3. Tiền lương, tiền công của người lao động quy định tại tiết 1.1, 1.2, điểm này được tính theo mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.

2. Người lao động đóng BHXH, BHYT theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.

2.1. Tiền lương, tiền công để tính đóng BHXH, BHYT của người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và kiểm soát viên là mức tiền lương do Điều lệ của Công ty quy định nhưng phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố.

2.2. Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT của người lao động trong hợp tác xã là mức tiền lương, tiền công được Đại hội xã viên thông qua và phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động theo phân cấp quản lý.

2.3. Tiền lương, tiền công tháng để đóng BHXH của người lao động thuộc các hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác và cá nhân là mức tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động quy định nhưng phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động theo phân cấp quản lý.

2.4. Người lao động có tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương, tiền công bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm. Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố thì được lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thuộc các công ty nhà nước chuyển thành công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên trở lên nếu áp dụng thang, bảng lương do Nhà nước quy định thì thực hiện đầy đủ các quy định dưới đây:

3.1. Phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động của tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở tại thời điểm chuyển đổi

3.2. Thực hiện chuyển xếp lương, nâng bậc hoặc chuyển ngạch lương phải đúng theo quy định của Nhà nước đối với Công ty nhà nước trên cơ sở thang lương, bảng lương đang áp dụng;

3.3. Đóng BHXH, BHYT trên cơ sở mức lương quy định tại tiết 3.1 và tiết 3.2, điểm này.

4. Người lao động có mức tiền lương, tiền công cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.

III. PHƯƠNG THỨC ĐÓNG BHXH, BHYT:

1. Nguyên tắc đóng BHXH, BHYT:

1.1. Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, người sử dụng lao động đóng BHXH, BHYT trên quỹ tiền lương, tiền công của những người lao động tham gia BHXH, BHYT; đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng của từng người lao động theo mức quy định tại điểm 1 và điểm 2, mục I, phần này để đóng cùng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

1.2. Hàng tháng, người sử dụng lao động được giữ lại 2 % số phải nộp để chi trả kịp thời 2 chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động. Hàng quý thực hiện quyết toán, trường hợp tổng số tiền quyết toán nhỏ hơn số tiền giữ lại thì người sử dụng lao động phải nộp số chênh lệch này vào tháng đầu quý sau.

1.3. Người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT đóng trụ sở chính ở địa bàn nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH, BHYT tại địa bàn đó theo phân cấp của cơ quan BHXH. Trường hợp đơn vị không đủ tư cách pháp nhân, không có tài khoản, con dấu riêng thì đóng theo đơn vị quản lý cấp trên.

1.4. Người sử dụng lao động đóng BHXH, BHYT bằng hình thức chuyển khoản. Trường hợp người sử dụng lao động hoặc người lao động đóng BHXH bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải hướng dẫn thủ tục nộp tiền vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH. Nếu người sử dụng lao động hoặc người lao động nộp tiền mặt trực tiếp tại cơ quan BHXH thì chậm nhất sau 3 ngày làm việc, cơ quan BHXH phải nộp tiền vào tài khoản chuyên thu mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

1.5. Người lao động được cử đi học, thực tập, công tác, nghiên cứu, đi điều dưỡng ở trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc sinh hoạt phí ở đơn vị trước khi được cử đi thì vẫn phải đóng 20% BHXH và 3% BHYT (nếu có); người lao động ký hợp đồng lao động với nhiều đơn vị tại một thời điểm thì chỉ đăng ký đóng BHXH, BHYT theo một hợp đồng lao động.

1.6. Những người chỉ tham gia BHYT: Cơ quan trực tiếp quản lý người tham gia BHYT lập danh sách và đăng ký nơi khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT với cơ quan BHXH, hàng tháng chuyển tiền đóng BHYT vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Kho bạc Nhà nước. Riêng người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, do BHXH Việt Nam thực hiện chuyển tiền từ quỹ BHXH bắt buộc sang quỹ BHYT bắt buộc. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn nào thì thực hiện đóng BHYT tại địa bàn đó theo phân cấp của cơ quan BHXH và phải gửi kèm theo danh sách lao động đã tham gia BHXH được cơ quan BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ xác nhận.

1.7. Số tiền đóng BHXH, BHYT trong kỳ được tính đủ số tiền BHYT và tiền lãi do đóng chậm, đóng thiếu (nếu có).

2. Cơ quan BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ đóng BHXH cho người lao động, kể cả người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang, trực tiếp vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH Việt Nam mở tại Kho bạc Nhà nước trung ương.

3. Người sử dụng lao động là các doanh nghiệp sản xuất (nuôi, cấy, trồng trọt) thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện trả tiền lương, tiền công cho người lao động theo mùa vụ hoặc theo chu kỳ có thể đóng BHXH, BHYT theo quý hoặc 6 tháng một lần nhưng phải xuất trình phương án sản xuất và phương thức trả lương cho người lao động để cơ quan BHXH có căn cứ giải quyết.

4. Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mướn trả công cho người lao động, sử dụng dưới 10 lao động có thể đóng BHXH, BHYT theo quý nhưng phải đăng ký và được sự chấp thuận của cơ quan BHXH.

5. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài quy định tại tiết 2.5 (2.5.1 và 2.5.3), điểm 2, mục II, phần I đóng BHXH theo quý, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc có thể đóng trước một lần theo thời hạn hợp đồng; Người sử dụng lao động thu, nộp BHXH cho người lao động và đăng ký phương thức đóng với cơ quan BHXH hoặc người lao động đóng thông qua người sử dụng lao động mà người lao động đã tham gia BHXH trước đó hoặc đóng trực tiếp tại cơ quan BHXH nơi người lao động cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo quy định tại điểm này hoặc truy đóng cho cơ quan BHXH sau khi về nước.

6. Người lao động được tự đóng BHXH.

6.1. Cán bộ chuyên trách cấp xã khi thôi đảm nhiệm chức vụ trước ngày 01/01/2007, có đủ 10 năm đóng BHXH trở lên và còn thiếu tối đa 5 năm tuổi đời để đủ tuổi nghỉ hưu thì được tự đóng BHXH hàng tháng cho đến khi đủ 15 năm đóng BHXH và đủ tuổi nghỉ hưu, mức đóng hàng tháng từ ngày 01/01/2007 trở đi bằng 16% mức tiền lương, tiền công tháng trước khi thôi đảm nhiệm chức vụ. Cán bộ chuyên trách cấp xã khi thôi đảm nhiệm chức vụ sau ngày 01/01/2007 không được tự đóng tiếp, cơ quan BHXH thực hiện chốt sổ BHXH để bảo lưu thời gian tham gia đã đóng BHXH của người lao động theo quy định.

6.2. Người lao động quy định tại Điểm d, Khoản 3, Điều 3 và Khoản 3, Điều 4, Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ nghỉ việc trước ngày 01/01/2007, mà có đủ 15 năm đóng BHXH trở lên và còn thiếu tối đa 5 năm tuổi đời để đủ tuổi nghỉ hưu thì được tự đóng BHXH cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu và đủ 20 năm đóng BHXH, mức đóng hàng tháng từ ngày 01/01/2007, trở đi bằng 16% mức tiền lương, tiền công tháng trước khi nghỉ việc.

6.3. Các đối tượng được tự đóng BHXH tại tiết 6.1 và 6.2 điểm này đăng ký đóng BHXH theo tháng hoặc quý tại cơ quan BHXH nơi cư trú.

6.4. Người lao động đã đủ tuổi đời để hưởng lương hưu nhưng còn thiếu thời gian đóng BHXH không quá 6 tháng, được tự đóng một lần thông qua người sử dụng lao động cho những tháng còn thiếu, mức đóng hàng tháng bằng 16% mức tiền lương, tiền công tháng trước khi nghỉ việc.

6.5. Người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 15 năm mà còn thiếu tối đa không quá 6 tháng (kể cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH) mà bị chết, nếu có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hàng tháng thì thân nhân được tự đóng BHXH một lần thông qua người sử dụng lao động cho số tháng còn thiếu. Mức đóng hàng tháng bằng 16% mức tiền lương, tiền công tháng trước khi người lao động chết; trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì thân nhân đóng trực tiếp tại cơ quan BHXH nơi cư trú theo mức lương đang bảo lưu để được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

7. Tạm dừng đóng BHXH:

7.1. Trường hợp tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất: Đơn vị phải đảm bảo đủ những điều kiện quy định tại điểm 2, mục C, Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trong thời gian tạm dừng đóng này đơn vị vẫn phải đóng đủ số tiền vào các quỹ ốm đau và thai sản; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và quỹ BHYT.

7.2. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người sử dụng lao động và người lao động không phải đóng BHXH của tháng đó nhưng phải đóng BHYT. Thời gian này không được tính là thời gian đóng BHXH.

7.3. Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng, chỉ đóng BHYT.

8. Truy đóng BHXH.

8.1. Các trường hợp phải truy đóng, bao gồm:

8.1.1. Không đóng BHXH.

8.1.2. Đóng không đúng thời gian quy định.

8.1.3. Đóng không đúng mức quy định tại mục I phần này.

8.1.4. Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

8.1.5. Người lao động sau thời gian làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà vẫn tiếp tục làm việc hoặc ký hợp đồng lao động mới với đơn vị đó thì thời gian làm việc theo hợp đồng lao động trước đó phải truy đóng BHXH, BHYT.

8.2. Điều kiện truy đóng: Người lao động là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; có tên trong danh sách lao động, tiền lương của đơn vị và có đủ hồ sơ liên quan đến thời gian truy đóng BHXH.

8.3 Thủ tục truy đóng.

8.3.1. Người sử dụng lao động: Lập “Danh sách truy đóng BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 04-TBH) và công văn kèm theo các hồ sơ liên quan của người lao động gửi cơ quan BHXH.

8.3.2. Cơ quan BHXH: Tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra, xác định số tiền phải truy đóng; mức truy đóng là 20% BHXH và 3% BHYT (nếu có) tính theo tiền lương, tiền công và mức lương tối thiểu tại thời điểm đóng.

8.4. Trong thời gian phải truy đóng nếu người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và có khám chữa bệnh thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm bồi hoàn chi phí cho người lao động.

8.5. Số tiền BHXH, BHYT phải truy đóng được nộp vào quỹ BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

8.6. Phân cấp giải quyết: Các trường hợp truy đóng BHXH do BHXH tỉnh giải quyết, trừ trường hợp truy đóng để cộng nối thời gian tham gia BHXH trước 01/01/1995 thì phải có ý kiến bằng văn bản của BHXH Việt Nam.

9. Thoái trả tiền đã đóng BHXH, BHYT.

9.1. Người sử dụng lao động không còn là đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc (đơn vị giải thể, phá sản) đóng thừa số tiền BHXH, BHYT thì được thoái trả.

9.2 Thủ tục thoái trả: Người sử dụng lao động lập văn bản gửi cơ quan BHXH kèm theo các hồ sơ có liên quan; BHXH tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra, thẩm định và thoái trả cho đơn vị, không thoái trả cho từng người lao động. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để thoái trả thì phải có văn bản trả lời đơn vị nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của đơn vị.

9.3. Trường hợp người sử dụng lao động di chuyển khỏi địa bàn tỉnh nếu có đóng thừa tiền BHXH, BHYT thì cơ quan BHXH nơi người sử dụng lao động chuyển đi phải có văn bản báo cáo BHXH Việt Nam giải quyết.

IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THAM GIA, ĐÓNG BHXH, BHYT.

1. Người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT lần đầu

1.1. Người lao động: Căn cứ hồ sơ gốc của mình (quyết định tuyển dụng, quyết định nâng lương hoặc hợp đồng lao động …) kê khai 03 bản “Tờ khai tham gia BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 01-TBH) nộp cho người sử dụng lao động; trường hợp đã được cấp sổ BHXH thì không phải kê khai mà chỉ nộp sổ BHXH.

1.2. Người sử dụng lao động:

1.2.1. Kiểm tra, đối chiếu Tờ khai tham gia BHXH với hồ sơ gốc của từng người lao động; ký xác nhận và phải chịu trách nhiệm về những nội dung trên Tờ khai của người lao động.

1.2.2. Lập 02 bản “Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 02a –TBH) và bản sao quyết định thành lập hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải nộp bản hợp đồng lao động.

1.2.3 Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, người sử dụng lao động phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định đã nêu ở trên và sổ BHXH của người lao động (nếu có) cho cơ quan BHXH.

1.3. Cơ quan BHXH.

1.3.1. Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số lượng, tính hợp pháp của các loại giấy tờ, đối chiếu với hồ sơ của người lao động; ghi mã số quản lý đơn vị và từng người lao động trên danh sách và trên Tờ khai tham gia BHXH bắt buộc (mã đơn vị và người lao động ghi theo quy định của BHXH Việt Nam). Trường hợp hồ sơ chưa đủ, cơ quan BHXH phải hướng dẫn cụ thể để đơn vị hoàn thiện.

1.3.2. Ký, đóng dấu vào “Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 02a –TBH); trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải trả lại đơn vị 01 bản Danh sách để đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, cơ quan BHXH lưu 01 bản Danh sách; riêng 03 Tờ khai (Mẫu số 01-TBH) của người lao động sau khi cấp sổ BHXH hoàn chỉnh thì trả lại đơn vị 02 Tờ khai cùng với sổ BHXH.

2. Người sử dụng lao động đang tham gia BHXH, BHYT

2.1. Tăng, giảm lao động hoặc thay đổi căn cứ đóng BHXH, BHYT trong tháng.

2.1.1. Người sử dụng lao động: Lập 02 bản “Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 03 – TBH) kèm theo hồ sơ như: Tờ khai, quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, nghỉ việc, thôi việc hoặc hợp đồng lao động, quyết định tăng, giảm lương, thẻ BHYT (nếu có), nộp cho cơ quan BHXH trước ngày 20 của tháng. Các trường hợp tăng, giảm từ ngày 16 của tháng trở đi thì lập danh sách và thực hiện vào đầu tháng kế tiếp.

2.1.2. Cơ quan BHXH: Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ; ký, đóng dấu vào danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT; các Tờ khai (nếu có), thông báo cho đơn vị đóng BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT kịp thời cho người lao động.

2.2. Khi người sử dụng lao động di chuyển từ địa bàn tỉnh này sang địa bàn tỉnh khác, phải xuất trình hồ sơ kèm theo “Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 03-TBH); đóng đủ BHXH, BHYT cho người lao động đến thời điểm di chuyển;  cơ quan BHXH tỉnh nơi đi xác nhận sổ BHXH cho người lao động; người sử dụng lao động đăng ký tham gia BHXH với cơ quan BHXH tỉnh nơi chuyển đến theo thủ tục tham gia BHXH, BHYT lần đầu quy định tại điểm 1 mục IV, phần này.

2.3. Người sử dụng lao động thay đổi pháp nhân, chuyển quyền sở hữu; sáp nhập hoặc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan BHXH và đóng đủ BHXH cho người lao động đến thời điểm thay đổi. Cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH cho người lao động theo nguyên tắc đóng đến thời điểm nào thì xác nhận đến thời điểm đó.

3. Những người chỉ tham gia BHYT.

3.1. Cơ quan quản lý người tham gia BHYT:

3.1.1. Lập 02 bản “Danh sách người tham gia BHYT bắt buộc” (Mẫu số 02b-TBH) nộp cho cơ quan BHXH.

3.1.2. Hàng tháng, khi có biến động về người tham gia (tăng, giảm) cơ quan lập “Danh sách người tham gia BHYT bắt buộc” (Mẫu số 02b-TBH) nộp cho cơ quan BHXH trước ngày 20 của tháng, kèm thẻ BHYT của người giảm (nếu có). Người tham gia BHYT tăng, giảm từ ngày 16 của tháng trở đi thì lập danh sách để thực hiện vào đầu tháng sau.

3.1.3. Cấp phát kịp thời thẻ BHYT; thu hồi và nộp cho cơ quan BHXH những thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng khi người đứng tên trên thẻ đã ngừng tham gia BHYT. Trường hợp thu hồi chậm hoặc không thu hồi được thì vẫn phải thanh toán đủ số tiền của thời gian còn lại ghi trên thẻ (trừ trường hợp tử vong).

3.2. Cơ quan BHXH:

3.2.1. Thực hiện ký “Hợp đồng đóng BHYT” (Mẫu số 05-TBH) với cơ quan quản lý người tham gia BHYT. Trong thời gian thực hiện hợp đồng nếu thay đổi có ảnh hưởng đến mức đóng BHYT (thay đổi tiền lương tối thiểu, mức tiền đóng BHYT, số người tham gia tăng lớn) thì phải ký hợp đồng bổ sung hoặc phụ lục hợp đồng.

3.2.2. Khi hết thời hạn Hợp đồng, thực hiện kiểm tra, đối chiếu, số lượng thẻ BHYT đã cấp, số tiền đã đóng BHYT; cấp hoặc thu hồi thẻ BHYT kịp thời theo quy định. Trường hợp cơ quan nộp thiếu số tiền BHYT so với phát sinh thì yêu cầu cơ quan nộp bổ sung; nếu thừa thì được chuyển đóng cho kỳ sau và tiến hành thanh lý hợp đồng.

V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN THAM GIA BHXH, BHYT BẮT BUỘC

1. Người lao động: Thực hiện kê khai các nội dung trên “Tờ khai tham gia BHXH bắt buộc”, đóng BHXH, BHYT; bảo quản sổ BHXH khi không còn làm việc và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

2. Người sử dụng lao động:

2.1. Thực hiện đầy đủ các quy định về lập hồ sơ; đăng ký tham gia BHXH, BHYT, trường hợp xác nhận hồ sơ đăng ký tham gia BHXH cho người lao động không đúng sự thật thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

2.2. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến quyền lợi về BHXH, BHYT của người lao động cho cơ quan BHXH để cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người lao động;

2.3. Đóng BHXH, BHYT đầy đủ, kịp thời cho người lao động theo quy định.

2.4. Bảo quản sổ BHXH và cấp thẻ BHYT đối với người lao động đang làm việc; trả sổ BHXH cho người lao động và thu hồi thẻ BHYT còn hạn sử dụng khi người đó không còn làm việc tại đơn vị để nộp cho cơ quan BHXH;

2.5. Kiểm tra, đối chiếu với thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT của cơ quan BHXH chuyển đến, nếu có chênh lệch thì phối hợp với cơ quan BHXH để xác định lại trước ngày 15 tháng sau, từ ngày 15 trở đi nếu người sử dụng lao động không có ý kiến phản hồi thì số liệu mà cơ quan BHXH thông báo là số liệu đúng.

2.6. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật;

3. Cơ quan BHXH:

3.1. Quản lý người lao động tham gia BHXH, BHYT:

3.1.1. BHXH các cấp tổ chức thống kê, theo dõi tình hình biến động của người lao động tham gia BHXH, BHYT để quản lý thu BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH và thẻ BHYT theo quy định, đồng thời xây dựng các biện pháp quản lý người lao động tham gia BHXH, quản lý tiền thu BHXH, BHYT.

3.1.2. Hàng tháng, phân tích, tổng hợp số liệu về tình hình tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn, thông báo đến người sử dụng lao động chưa tham gia BHXH, BHYT hoặc đã tham gia nhưng chưa đầy đủ để đôn đốc, hướng dẫn người sử dụng lao động thực hiện.

3.1.3. Trường hợp người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT không thực hiện đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật, cơ quan BHXH lập hồ sơ, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

3.1.4. Đối với người sử dụng lao động đang tham gia BHXH, BHYT nhưng trong vòng 6 tháng liền không đóng BHXH, BHYT và cũng không quan hệ, giao dịch với cơ quan BHXH kể từ thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT lần cuối; cơ quan BHXH báo cáo với cơ quan quản lý lao động trên địa bàn để kiểm tra và lập biên bản. Căn cứ biên bản kiểm tra hoặc chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH báo cáo với cơ quan quản lý lao động mà không nhận được ý kiến trả lời thì cơ quan BHXH tạm thời đưa tên người sử dụng lao động ra khỏi sổ, báo cáo nghiệp vụ thu và lập hồ sơ theo dõi riêng.

3.2. Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT.

3.2.1. Hàng tháng hoặc tháng đầu của kỳ sau (đơn vị đóng theo chu kỳ), căn cứ hồ sơ đăng ký tham gia BHXH, BHYT và hồ sơ bổ sung (nếu có), các chứng từ chuyển tiền đóng BHXH, BHYT của đơn vị; giấy báo có của Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước trong tháng, trong kỳ để kiểm tra, đối chiếu và xác định số người tham gia BHXH, BHYT, tổng quỹ tiền lương, số tiền phải đóng, số tiền đã đóng, số tiền đóng thừa, thiếu và số tiền lãi chưa đóng, chậm đóng (nếu có); lập 02 bản “Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu 08-TBH) gửi 01 bản cho đơn vị sử dụng lao động trước ngày 10 tháng sau, 01 bản lưu tại cơ quan BHXH.

3.2.2. Xác nhận ngay trên sổ BHXH sau mỗi lần đóng BHXH thay cho thông báo đối với những người lao động được tự đóng BHXH và người sử dụng lao động có dưới 10 lao động.

3.3. Tổ chức thu BHXH, BHYT

3.3.1. Phân cấp quản lý:

a. Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trong toàn ngành bao gồm cả BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ. Xác định mức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH và thông báo cho BHXH tỉnh.

b. Bảo hiểm xã hội tỉnh:

- Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH, BHYT cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

- Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến người lao động tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH, BHYT đối với BHXH huyện theo định kỳ quý, 6 tháng, năm và lập “Biên bản thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 12-TBH).

c. Bảo hiểm xã hội huyện: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với người sử dụng lao động và người lao động theo phân cấp quản lý;

d. BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ: Trực tiếp thu BHXH, cấp sổ BHXH đối với người lao động do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý; xây dựng kế hoạch thu và báo cáo quyết toán thu BHXH, cấp sổ BHXH hàng năm với cơ quan BHXH Việt Nam.

3.3.2. Lập và giao kế hoạch thu hàng năm

a. Bảo hiểm xã hội huyện: Căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả năng mở rộng người lao động tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn, lập 02 bản “Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau (Mẫu số 13-TBH), gửi 01 bản đến BHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm.

b. Bảo hiểm xã hội tỉnh:

- Lập 02 bản dự toán thu BHXH, BHYT đối với người sử dụng lao động do tỉnh quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản “Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau (Mẫu số 13-TBH), gửi BHXH Việt Nam 01 bản trước ngày 15/11 hàng năm.

- Căn cứ dự toán thu của BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thu BHXH, BHYT cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện trước ngày 20/01 hàng năm.

c. BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ: Lập kế hoạch thu BHXH gửi BHXH Việt Nam trước ngày 15/11 hàng năm

d. Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và khả năng phát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập và giao dự toán thu BHXH, BHYT do BHXH tỉnh và BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ trước ngày 10/01 hàng năm.

3.3.3. Quản lý tiền thu:

- BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT vào bất cứ mục đích gì (trường hợp đặc biệt phải được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chấp thuận bằng văn bản).

- Hàng quý, BHXH tỉnh (Phòng Kế hoạch – Tài chính) và BHXH huyện có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu; Đồng thời gửi thông báo quyết toán cho phòng Thu hoặc bộ phận Thu để thực hiện thu kịp thời số tiền người sử dụng lao động chưa chi hết vào tháng đầu của quý sau;

- BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH, BHYT theo 6 tháng hoặc hàng năm đối với BHXH tỉnh, BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ;

3.3.4. Thông tin báo cáo:

- BHXH tỉnh, huyện mở Sổ chi tiết thu BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu số 07-TBH); thực hiện ghi sổ theo hướng dẫn sử dụng mẫu biểu.

- BHXH tỉnh, huyện thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu số 09, 10, 11-TBH) định kỳ tháng, quý, năm; BHXH như sau:

+ BHXH huyện: Báo cáo tháng trước 22 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày 20 tháng đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 25/01 năm sau.

+ BHXH tỉnh: Báo cáo tháng trước 25 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày cuối tháng đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 15/02 năm sau.

- BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ: Thực hiện báo cáo thu BHXH 6 tháng đầu năm trước ngày 30/7 và báo cáo năm trước ngày 15/2 năm sau.

3.3.5. Quản lý hồ sơ, tài liệu:

- BHXH tỉnh, huyện cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH, BHYT để phục vụ kịp thời cho công tác nghiệp vụ và quản lý.

- BHXH tỉnh xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH áp dụng trong địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Mã số tham gia BHXH cấp cho đơn vị để đăng ký tham gia BHXH được sử dụng thống nhất trên hồ sơ giấy tờ; sổ sách và báo cáo nghiệp vụ.

- BHXH các cấp tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu thu BHXH, BHYT đảm bảo khoa học để thuận tiện khai thác; sử dụng. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý người tham gia BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc.

VI. XỬ LÝ VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ THU BHXH, BHYT BẮT BUỘC.

1. Các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH:

1.1. Đối với người sử dụng lao động và người lao động: Không đóng, đóng không đúng thời gian quy định, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH.

1.2. Đối với tổ chức BHXH: Cố tình gây khó khăn hoặc cản trở việc tham gia BHXH, BHYT, phiền hà nhũng nhiễu đối với người sử dụng lao động và người lao động.

2. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm về đóng BHXH nêu tại tiết 1.1, điểm 1, mục này, ngoài việc phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải đóng số tiền lãi do chưa đóng, chậm đóng.

2.1. Các trường hợp tính lãi: Trừ số tiền 2% người sử dụng lao động được giữ lại và số tiền phải đóng BHYT trong kỳ, còn lại tất cả số tiền chưa đóng, chậm đóng đều phải tính lãi.

2.1.1. Thời điểm tính: Sau ngày thứ 30 kể từ ngày hết hạn phải đóng BHXH.

2.1.2. Lãi suất tính: Theo tỷ lệ (%) lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm.

2.1.3. Công thức tính:

L = D x  x t

Trong đó:

+ L: Số tiền lãi phải nộp do chưa đóng, chậm đóng.

+ D: Số tiền chưa đóng, chậm đóng thuộc các trường hợp phải tính lãi.

+ K: Tỷ lệ lãi suất của hoạt động đầu tư quỹ BHXH trong năm.

+ t: Số ngày chưa đóng, chậm đóng phải tính lãi.

Ví dụ: Đơn vị A chưa đóng, chậm đóng số tiền 100 triệu đồng (D), lãi suất của hoạt động đầu tư quỹ BHXH trong năm là 8,4% năm (K). Thời gian đóng chậm, đóng thiếu phải tính lãi là 60 ngày (t).

 Như vậy, Số tiền lãi chưa đóng, chậm đóng của đơn vị là L = 100.000.000 x 8,4%/ 365 x 60 = 1.380.822 đồng.

2.2. Các trường hợp không tính lãi: Các khoản tiền BHXH chậm đóng do Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu hoặc sửa đổi chế độ tiền lương hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định nâng lương chậm, nâng lương có thời hiệu trở về trước ngày ban hành quyết định.

2.3. Số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng được nộp vào quỹ BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

3. Người lao động, người sử dụng lao động và tổ chức BHXH có hành vi vi phạm quy định về BHXH, BHYT, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm thì bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, trường hợp nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Phần 3:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Người sử dụng lao động đã đóng BHXH từ ngày 01/01/2007 đến ngày 30/6/2007 theo mức 20% bao gồm cả phụ cấp khu vực hoặc đóng trên mức 20 lần mức tiền lương tối thiểu chung hoặc đóng BHXH theo tiền lương, tiền công có gốc ngoại tệ mà chưa thực hiện theo tỷ giá quy đổi ngày 02/01/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố thì cơ quan BHXH kiểm tra, đối chiếu, xác định số tiền chênh lệch (thừa, thiếu) để điều chỉnh số phải thu hoặc số đã thu trong tháng 7/2007.

2. Người sử dụng lao động đã giữ lại số tiền 2% số phải thu từ ngày 01/01/2007 để chi trả kịp thời 2 chế độ ốm đau, thai sản thì cơ quan BHXH thực hiện quyết toán quý I, II/2007, xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu để ghi tăng số phải thu hoặc số đã thu đối với người sử dụng lao động trong tháng 7/2007.

3. Đối với những người lao động đang tự đóng BHXH theo mức 15% mức tiền lương, tiền công tháng trước khi nghỉ việc thì từ ngày 01/01/2007 trở đi phải đóng theo mức 16%, cơ quan BHXH thực hiện thu bổ sung 1% và ghi sổ BHXH cho người lao động.

4. Các trường hợp chậm đóng, cơ quan BHXH thực hiện tính lãi theo quy định tại tiết 2.1, điểm 2, mục III, phần II từ ngày 01/01/2007.

5. Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm phổ biến, tổ chức thực hiện các quy định về thu BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT kịp thời đối với đơn vị và người lao động.


HỆ THỐNG BIỂU MẪU

THU BHXH, BHYT BẮT BUỘC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)

 

Số TT

Tên mẫu biểu

Mẫu số

Thực hiện

1

2

3

4

1

Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc

01-TBH

Người lao động

2

Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc

02a-TBH

Người SD LĐ

3

Danh sách người tham gia BHYT bắt buộc

02b-TBH

Cơ quan QLĐT

4

Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc

03-TBH

Người SD LĐ

5

Danh sách truy đóng BHXH, BHYT bắt buộc

04-TBH

Người SD LĐ

6

Hợp đồng đóng BHYT

05-TBH

Cơ quan QLĐT

Cơ quan BHXH

7

Biên bản thanh lý Hợp đồng đóng BHYT

06-TBH

Cơ quan QLĐT

Cơ quan BHXH

8

Sổ chi tiết thu BHXH, BHYT bắt buộc

07-TBH

BHXH tỉnh, huyện

9

Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT bắt buộc

08-TBH

10

Báo cáo thực hiện thu BHXH, BHYT bắt buộc

09-TBH

11

Báo cáo thu BHXH, BHYT bắt buộc

10-TBH

12

Báo cáo tổng hợp thu BHXH, BHYT bắt buộc

11-TBH

BHXH tỉnh, BHXH Việt Nam

13

Biên bản thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT bắt buộc

12-TBH

BHXH tỉnh, BHXH Việt Nam

14

Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc

13-TBH

BHXH tỉnh, huyện BHXH Việt Nam


BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Mẫu số: 01- TBH

TỜ KHAI

THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC

Mã số:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A. NGƯỜI LAO ĐỘNG:

- Họ và tên:_____________________________________Nam       Nữ

- Ngày tháng năm sinh: ___/___/______, Dân tộc:_______, Quốc tịch:________

- Nơi sinh: ______________________________________________________________________________

- Nơi ở hiện nay: _________________________________________________________________________

- Hộ khẩu thường trú: _____________________________________________________________________

- Giấy CMND số: ____________ Do công an:__________ cấp ngày ___/___/___

- Đã được bảo hiểm xã hội _________________ cấp sổ BHXH ngày___/___/___

- Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu:_____________________________________________________

- Quyền lợi khám chữa bệnh:

+ Người có công:                                 . Loại A:

                                                            . Loại B:

+ Sống hoặc làm việc ở khu vực I, II, III:

- Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội:

Từ tháng/năm

Đến tháng/năm

Đơn vị làm việc, địa điểm đơn vị đóng

Nghề nghiệp, công việc

Tiền lương, tiền công

Phụ cấp

Thời gian đóng BHXH

Ghi chú

Chức vụ

TNVK

TN nghề

Khu vực

Năm

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


B. THÂN NHÂN:

Số TT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Quan hệ

Nghề nghiệp

Thu nhập

Nơi cư trú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cam kết: Những nội dung kê khai trên là hoàn toàn đúng sự thực, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.     

……ngày…...tháng…..năm 2….

                                                                                                        Người khai

 

 

 

C. XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG:

Cơ quan, đơn vị, tổ chức ……………………………………………………………. sau khi kiểm tra đối chiếu hồ sơ gốc của Ông (Bà) …………………………………. Xác nhận các nội dung kê khai trên là hoàn toàn đúng sự thực.

……ngày…...tháng…..năm 20….

                                                                                                        Người sử dụng lao động

 

 

 

D. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI:

- Bảo hiểm xã hội …………………………… sau khi kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ gốc của cá nhân và hồ sơ đóng BHXH của đơn vị xác nhận:

Thời gian đóng BHXH tính đến ngày …../…../……. là:……….. năm……….. tháng

……ngày…...tháng…..năm 20….

Cán bộ thẩm định                                                                              Giám đốc BHXH 

                         

 

 

 

Ghi chú:

- Mẫu 01-TBH do người lao động kê khai, lập 03 bản gửi người sử dụng lao động.


DANH SÁCH LAO ĐỘNG THAM GIA BHXH, BHYT BẮT BUỘC

                                                        Đơn vị chủ quản: ………………………………………………………………………

                                                        Tên đơn vị: ……………………………………………………………………………..

                                                        Địa chỉ: ………………………………………………………………………………….

                                                        Điện thoại: …………………………. Fax: ………………… Email: …………………

                                                        Số tài khoản: …………………………… Tại: ………………………………………...

Số TT

Họ và tên

Mã số

Ngày, tháng năm sinh

Địa chỉ

Nơi đăng ký KCB ban đầu

Căn cứ đóng BHXH, BHYT

Tiền lương đóng BHXH

Tiền lương đóng BHYT

Ghi chú

Nam

Nữ

Tiền lương, tiền công

Phụ cấp

Chức vụ

TNVK

TN nghề

KV

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*CƠ QUAN BHXH GHI:                                                                                Ngày…. tháng…..năm 20…                                                                                                                                           Ngày….tháng…..năm 20…

                                                                      Cán bộ thu BHXH                            Phụ trách thu BHXH                                                         Người lập biểu                                              Người sử dụng lao động

1. Lao động:                       ………………………..

2. Quỹ lương BHXH            ………………………..

3. BHXH phải đóng 20%:     ………………………..

4. Trừ 20% đơn vị gửi lại     ………………………..                                                  

5. Quỹ lương BHYT:            ………………………..

6. BHYT phải đóng:             ………………………..

- Số tờ khai của người LĐ:  ………………………..

- Sổ thẻ BHYT phải cấp:      ………………………..

(Nhận hồ sơ ngày:______/______/__________)

Ghi chú: Mẫu số 02a-TBH đơn vị sử dụng lao động lập khi lần đầu tham gia BHXH, BHYT bắt buộc

 

DANH SÁCH LAO ĐỘNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC

Loại đối tượng : ……………………………………………………………………….

                                                        Đơn vị quản lý đối tượng: ……………………………………………………………..

                                                        Địa chỉ: ………………………………………………………………………………….

                                                        Điện thoại: …………………………. Fax: ………………… Email: …………………

                                                        Số tài khoản: …………………………… Tại: ………………………………………...

Số TT

Họ và tên

Mã số

Ngày, tháng, năm sinh

Địa chỉ

Nơi đăng ký KCB ban đầu

Mức đóng BHYT

Số tiền đóng BHYT

Ghi chú

Nam

Nữ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

I

Đối tượng tăng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đối tượng giảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*CƠ QUAN BHXH GHI:

TT

Chỉ tiêu

Đầu kỳ

Phát sinh trong kỳ

Cuối kỳ

Tăng

Giảm

1

2

3

4

5

6

 

- Số đối tượng

 

 

 

 

 

- Số tiền phải đóng BHYT

 

 

 

 

- Thời hạn sử dụng thẻ BHYT từ ngày: ______/_____/________ đến ngày: _____/_____/_______

- Số thẻ BHYT phải cấp: ……………………………….

(Nhận hồ sơ ngày: _____/_____/________)

                                                                                Ngày…..tháng…..năm 20….                                                                                                                                          Ngày….tháng…..năm 20….

                  Cán bộ thu BHXH                                            Phụ trách thu BHXH                                                 Người lập biểu      Người sử dụng lao động

 

 

 

Ghi chú: Mẫu số 02b-TBH cơ quan quản lý đối tượng có trách nhiệm lập gửi cơ quan BHXH

Mẫu số: 03-TBH

Mã đơn vị:

 
 DANH SÁCH ĐIỀU CHỈNH LAO ĐỘNG VÀ MỨC ĐÓNG BHXH, BHYT BẮT BUỘC

                                                        Đơn vị chủ quản : ………………………………………………………………………

                                                        Tên đơn vị: ……………………………………………………………………………..

                                                        Địa chỉ: ………………………………………………………………………………….

                                                        Điện thoại: …………………………. Fax: ………………… Email: …………………

                                                        Số tài khoản: …………………………… Tại: ………………………………………...

Số TT

Họ và tên

Mã số

Mức lương cũ

Mức lương mới

Chênh lệch tiền lương

Thời gian điều chỉnh

Số tiền điều chỉnh tăng

Số tiền điều chỉnh giảm

Ghi chú

Tiền lương

Phụ cấp

Tiền lương

Phụ cấp

Tăng

Giảm

Từ tháng

Đến tháng

Tổng số tháng

BHXH

BHYT

BHXH

BHYT

CV

TNVK

TN nghề

KV

CV

TNVK

TN nghề

KV

Mức đóng về BHXH

Mức đóng về BHYT

Mức đóng về BHXH

Mức đóng về BHYT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

A

Đ/c lao động, tiền lương đóng BHXH ,BHYT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Tăng lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Giảm lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Đ/c tiền lương tăng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đ/c tiền lương giảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Đ/c mức đóng BHXH, BHYT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày….tháng…năm…..

Người sử dụng lao động

 

Ngày….tháng….năm.…

Phụ trách thu BHXH

 
* CƠ QUAN BHXH GHI:

Số TT

Nội dung

Đầu kỳ

Phát sinh trong kỳ

Người lập biểu

 

Cán bộ thu BHXH

 
Cuối kỳ

Tăng

Giảm

1

2

3

4

5

6

1

Lao động

 

 

 

 

2

Quỹ lương BHXH

 

 

 

 

3

Phải đóng BHXH (20%)

 

 

 

 

4

Trừ 2% đơn vị giữ lại

 

 

 

 

5

Quỹ lương BHYT

 

 

 

 

6

Phải đóng BHYT

 

 

 

 

7

Đ/c số phải đóng BHXH

 

 

 

 

8

Đ/c số phải đóng BHYT

 

 

 

 

- Số tờ khai của người LĐ:        ……………………

- Số thẻ BHYT phải cấp:            ……………………

- Số thẻ BHYT phải thu hồi:        …………………… (Nhận hồ sơ ngày: _____/_____/_______)

 Ghi chú: Mẫu 03/TBH lập khi đơn vị có điều chỉnh về lao động, tiền lương và mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc.

DANH SÁCH TRUY ĐÓNG BHXH, BHYT BẮT BUỘC

Đơn vị chủ quản : ………………………………………………………………………

                                                        Tên đơn vị: ……………………………………………………………………………..

                                                        Địa chỉ: ………………………………………………………………………………….

                                                        Điện thoại: …………………………. Fax: ………………… Email: …………………

                                                        Số tài khoản: …………………………… Tại: ………………………………………...

Số TT

Họ và tên

Mã số

Căn cứ đóng BHXH, BHYT

Thời gian tính truy đóng

Phần do cơ quan BHXH ghi

Ghi chú

Số tiền truy đóng

Tiền lãi (Lãi suất …….%)

Tiền lương, tiền công

PC CV

PC TNVK

PC TN nghề

PC KV

Từ ngày, Tháng, năm

Đến ngày, tháng, năm

Tổng số ngày

BHXH

BHYT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Nhận hồ sơ ngày: _______/______/__________)

 

                                                                        Ngày…. tháng…. năm …..                                                                   Ngày…. tháng …. năm …..

                Cán bộ thu BHXH                                      Phụ trách thu BHXH                 Người lập biểu                                          Người sử dụng lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: - Mẫu số 04/TBH do đơn vị SDLD lập khi có truy đóng BHXH, BHYT bắt buộc cho người LĐ trong các trường hợp: Không đóng đủ số người phải tham gia BHXH, BHYT bắt buộc trong đơn vị, đóng không đúng thời gian, đóng không đúng mức quy định.


BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

BHXH TỈNH (HUYỆN)…………

*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Mẫu số: 05-TBH

 

HỢP ĐỒNG ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ

Số …………/ HĐ-BHXH

 

- Căn cứ Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế.

- Căn cứ Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 29/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam.

- Căn cứ ...........................................................................................................................................

Hôm nay, ngày ……. tháng……. năm 20….. tại …................................................................................

Chúng tôi gồm có:

Bên A: Bảo hiểm xã hội …………………………

Địa chỉ: .............................................................................................................................................

Điện thoại: ………………………….. Fax ..............................................................................................

Tài khoản số …………………………Tại................................................................................................

Đại diện: Ông (bà)………………………….Chức vụ................................................................................

Giấy uỷ quyền số…………………………..ngày……tháng………năm.......................................................

Bên B:……………………………………………….

Địa chỉ:..............................................................................................................................................

Điện thoại:…………………………….Fax...............................................................................................

Tài khoản số………………………….Tại................................................................................................

Đại diện: Ông (bà)……………………………Chức vụ..............................................................................

Giấy uỷ quyền số……………………………..ngày…….tháng………năm..................................................

Hai bên thống nhất tiến hành ký hợp đồng đóng BHYT và cấp thẻ BHYT theo các điều khoản như sau:

1. Danh sách người tham gia BHYT do bên B lập gồm có……….. người, là đối tượng…………………………. trong……………. trang (tờ) với tổng số tiền đóng BHYT ……………… đồng.

2. Thời gian đăng ký khám chữa bệnh từ …../……/………. đến……./……/……….

3. Thời gian cấp thẻ BHYT: Chậm nhất sau……….. ngày kể từ ngày hợp đồng này có hiệu lực.

4. Thời gian chuyển tiền…………kỳ.

- Kỳ I: Chậm nhất đến ngày ……/……/………. Bên B chuyển số tiền………………. cho bên A.

- Kỳ II:

- Kỳ cuối: Trước ngày ……../………/………….(ngày hết hạn của thẻ BHYT) bên B phải chuyển hết số tiền còn lại của hợp đồng.

5. Phương thức thanh toán.

6. Tài khoản thanh toán:

Bên A – Tài khoản số ……………….. tại ………………………….

Bên B – Tài khoản số …………………tại ………………………….

Điều I: Trách nhiệm của bên A.

1. Cùng bên B kiểm tra, xác định danh sách đối tượng đóng BHYT được cấp thẻ BHYT.

2. Cấp đầy đủ, kịp thời cho bên B thẻ BHYT theo danh sách gồm ………………... người, có thời hạn từ ……../………./……….. đến ………./………./…………….

3. Đảm bảo cho những người có tên trong danh sách nêu tại điểm 1 được hưởng quyền lợi đã được quy định tại chương II của Điều lệ BHYT.

4. Thu hồi thẻ BHYT còn giá trị sử dụng của những đối tượng giảm.

5. …………………………………………………………………………………..

Điều II: Trách nhiệm của bên B.

1. Kê khai, lập danh sách đối tượng đóng BHYT đúng, đầy đủ, kịp thời gửi cho cơ quan BHXH.

2. Đóng BHYT cho cơ quan BHXH theo ….. kỳ trước ngày…của các tháng …… năm …….. vào tài khoản số ………………………………….… của cơ quan BHXH …………………. tại (KBNN, Ngân hàng)………………………………..

3. Khi có biến động tăng, giảm đối tượng phải kịp thời lập danh sách gửi cho Bên A.

4. Có trách nhiệm thu hồi thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng các trường hợp giảm (trừ trường hợp tử vong), nếu không thu hồi hoặc thu hồi chậm thì phải chịu trách nhiệm đóng đủ BHYT cho những đối tượng này đến hết thời hạn sử dụng còn lại của thẻ hoặc đến thời điểm thẻ BHYT được thu hồi.

5. ……………………………………….

Điều III: Cam kết chung.

1. Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về chế độ BHYT và các điều khoản đã ký để đảm bảo quyền lợi của người đóng BHYT.

2. Định kỳ hàng quý hai bên cùng tiến hành kiểm tra, đối chiếu tình hình đóng và cấp thẻ BHYT.

3. Thực hiện quyết toán số tiền đóng BHYT khi hợp đồng hết hạn.

4. Khi Nhà nước thay đổi chính sách có liên quan đến tiền lương và mức đóng BHYT của đối tượng thì được điều chỉnh và thực hiện theo quy định của Nhà nước.

5. Cơ quan BHXH được quyền đình chỉ cấp thẻ BHYT nếu bên B không đóng, đóng không đủ số tiền BHYT theo khoản 1 và 4 điều kiện chung của hợp đồng.

6. Khi có những vấn đề phát sinh mới có thể bổ sung phụ lục Hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề phát sinh phải kịp thời thông báo cho nhau để cùng bàn bạc, giải quyết trên cơ sở bình đẳng, hợp tác và đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT.

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …../……/……. đến ngày ……/……./………

Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 02 bản.

 

                      ĐẠI DIỆN BÊN A                                                         ĐẠI DIỆN BÊN B

(Ghi chú: Biên bản này do cơ quan BHXH và cơ quan quản lý đối tượng cùng lập).


BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

BHXH TỈNH (HUYỆN)…………

*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Mẫu số: 06-TBH

 

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ

Số …………/TLHĐ-BHXH

 

Hôm nay, ngày ……. tháng……. năm 20….. tại …................................................................................

Chúng tôi gồm có:

Bên A: Bảo hiểm xã hội …………………………

Địa chỉ: .............................................................................................................................................

Điện thoại: ………………………….. Fax ..............................................................................................

Tài khoản số …………………………Tại................................................................................................

Đại diện: Ông (bà)………………………….Chức vụ................................................................................

Giấy uỷ quyền số…………………………..ngày……tháng………năm.......................................................

Bên B:……………………………………………….

Địa chỉ:..............................................................................................................................................

Điện thoại:…………………………….Fax...............................................................................................

Tài khoản số………………………….Tại................................................................................................

Đại diện: Ông (bà)……………………………Chức vụ..............................................................................

Giấy uỷ quyền số……………………………..ngày…….tháng………năm..................................................

Cùng nhau xem xét, đánh giá quá trình thực hiện Hợp đồng đóng BHYT, cấp thẻ BHYT và thống nhất thanh lý Hợp đồng đóng BHYT số …………… với những nội dung cụ thể như sau:

A. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ CẤP THẺ BHYT:

Căn cứ Hợp đồng đóng BHYT và các danh sách điều chỉnh tăng, giảm đối tượng đóng BHYT trong năm giữa đơn vị và cơ quan BHXH, hai bên thống nhất các số liệu về đóng BHYT năm……………… theo Hợp đồng đóng BHYT đã ký, cụ thể như sau:

1. Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT: Từ…../……./………… Đến:…./……./……….

2. Số đối tượng đóng BHYT theo Hợp đồng: …………………………. người

3. Số đối tượng đóng BHYT tăng, giảm trong kỳ:

3.1. Tăng: …………………………………………………………. người.

3.2. Giảm: …………………………………………………………. người.

4. Số tiền phải đóng BHYT theo hợp đồng: ……………………………… đồng.

5. Số tiền điều chỉnh tăng, giảm trong kỳ:

5.1. Tăng: …………………………………………………………………….. đồng.

5.2. Giảm: …………………………………………………………………….. đồng.

6. Tổng số tiền phải đóng BHYT [4+5.1-5.2]: …………………………….. đồng.

7. Số tiền đã đóng BHYT trong kỳ: ………………………………………… đồng.

8. Số tiền đóng BHYT chuyển kỳ sau:

8.1. Đóng thừa: ………………………………………………………………. đồng.

8.2. Đóng thiếu: ………………………………………………………………. đồng.

9. Số tiền thừa là ………………………. đồng được chuyển đóng BHYT cho hợp đồng tiếp sau. Sô tiền BHYT còn thiếu là: ……………………. đ, chậm nhất đến ngày…….. tháng ………. năm …………. Bên B phải chuyển nộp cho Bên A vào TK số ………………… Tại Ngân hàng; kho bạc ……………………………….. Nếu chậm đóng ảnh hưởng đến việc cấp thẻ BHYT kỳ sau thì Bên B hoàn toàn chịu trách nhiệm.

B. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ:

 

 

C. KIẾN NGHỊ:

I. Kiến nghị của bên A:

 

II. Kiến nghị của bên B:

 

Để thực hiện tốt chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của người có thẻ BHYT, hai bên nhất trí cùng xem xét kiến nghị của mỗi bên và trả lời cho nhau bằng văn bản chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày ký và được kèm theo Biên bản thanh lý này.

Biên bản đã được hai bên nhất trí thông qua, cùng ký xác nhận và được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản cùng nhau thực hiện.

 

                    ĐẠI DIỆN BÊN A                                                           ĐẠI DIỆN BÊN B

 

 

(Ghi chú: Biên bản Thanh lý hợp đồng do cơ quan BHXH có trách nhiệm lập)


 
SỔ CHI TIẾT THU BHXH, BHYT BẮT BUỘC

                                                        Tên đơn vị: ……………………………………………………Mã đơn vị: ………………………..

                                                        Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….

                                                        Điện thoại: …………………………. Fax: ………………… Email: …………………………...…

                                                        Số tài khoản: …………………………… Tại: ……………………………………………………..

Số TT

Nội dung

Lao động

Quỹ lương

Số kỳ trước chuyển sang

Số phát sinh trong kỳ

Số chuyển kỳ sau

Số tiền phải tính lãi

Số tiền lãi

Phải thu

Số đã thu

Thừa

Thiếu

Thừa

Thiếu

Trong kỳ

Điều chỉnh

Tổng số

Tăng

Giảm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

1

Thu BHXH (18%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2% BHXH để lại ĐV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Truy thu BHXH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thu BHYT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Truy thu BHYT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Lãi chậm nộp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

UNC1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

UNC2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Đ/c số đã thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Cộng tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

T. đó: BHXH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

          BHYT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Lãi chậm nộp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Công quý…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

T. đó: BHXH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

          BHYT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Lãi chậm nộp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Cộng năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

T. đó: BHXH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21

          BHYT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22

Lãi chậm nộp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BẢO HIỂM XÃ HỘI ……………

BẢO HIỂM XÃ HỘI ……………

*******

Số: …………………/TB-BHXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

………., ngày ……..tháng …….. năm…….

Mẫu số: 08-TBH

 

THÔNG BÁO

Kết quả đóng BHXH, BHYT bắt buộc

Tháng ………… Năm…………….

 

Kính gửi: ……………………………………….

 

1. Tổng số lao động:                                               …………………………………….. người.

2. Quỹ tiền lương tham gia BHXH:                           …………………………………….. đồng.

3. Quỹ tiền lương tham gia BHYT :                           …………………………………….. đồng.

4. Số phải nộp phát sinh trong kỳ:                           ……………………………………… đồng.

Trong đó 2% BHXH để lại đơn vị:                            ……………………………………… đồng.

5. Số tiền kỳ trước chuyển sang:

5.1. Nộp thừa:                                                         ……………………………………… đồng.

5.2 Nộp thiếu:                                                         ……………………………………... đồng.

6. Số tiền đã nộp trong kỳ:                                      ……………………………………… đồng.

Trong đó tiền lãi:                                                     ……………………………………… đồng.

7. Số tiền chuyển kỳ sau

7.1. Nộp thừa:                                                         ……………………………………… đồng.

7.2. Nôp thiếu:                                                        ……………………………………… đồng.

Trong đó số tiền (2%) chưa quyết toán:                    ……………………………………… đồng.

8. Số tiền lãi chậm nộp:

Kết quả đơn vị đã đóng BHXH cho ……………… lao động đến hết tháng………. năm ………..

Đề nghị:

Đơn vị kiểm tra các số liệu trên, nếu chưa thống nhất đến cơ quan BHXH tại ………………………………………………… để kiểm tra và điều chỉnh trước ngày ……./……./……………….

Quá thời hạn trên, nếu đơn vị không đến, số liệu trên là số liệu đúng.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu PT,………

Phụ trách thu

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Mẫu số 08-TBH do cơ quan BHXH lập hàng tháng (quý) gửi đơn vị SDLĐ.

BẢO HIỂM XÃ HỘI ……………

BẢO HIỂM XÃ HỘI ……………

*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Mẫu số: 09-TBH

 

 

BÁO CÁO THỰC HIỆN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC

Tháng …………… Năm 200…………

 

 

1. Tổng số người tham gia BHXH, BHYT:                           ………………………………. người.

Trong đó: người chỉ tham gia BHYT:                                  ………………………………. người.

2. Tổng số phải thu BHXH, BHYT bắt buộc:

Trong kỳ:                                                                          ………………………………. đồng.

Luỹ kế từ đầu năm                                                            ………………………………. đồng.

3. Tổng số tiền đã thu BHXH, BHYT bắt buộc:

Trong kỳ:                                                                          ……………………………….. đồng.

Luỹ kế từ đầu năm                                                            ………………………………... đồng.

 

                                                                                    ………, ngày ….. tháng…. năm 20….

                                                                                        Giám đốc BHXH ………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Mẫu 09-TBH do cơ quan BHXH cấp dưới lập gửi cơ quan BHXH cấp trên hàng tháng.


BHXH …………………….                                                   BÁO CÁO THU BHXH, BHYT BẮT BUỘC                                                                                         Mẫu số: 10-TBH

BHXH …………………….                                                                     Quý ………. năm …………….

 

I. PHẦN TỔNG HỢP CHUNG

STT

Loại hình

Mã ĐV

Số người

Quỹ lương

Số phải thu

Số đã thu

Số tiền chuyển khoản sau

BHXH

BHYT

Số phát sinh trong kỳ

Số Đ/c trong kỳ

Kỳ trước chuyển sang

Tổng cộng

Số tiền

T.đó: Lãi

Thừa

Thiếu

Tăng

Giảm

Thừa

Thiếu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

A.

Đ. tượng đồng thời tham gia BHXH, BHYT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

HCSN, đảng, đoàn thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đơn vị …

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị n

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Xã, phường, thị trấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Doanh nghiệp Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Doanh nghiệp có vốn nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VII

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VIII

Ngoài công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IX

Hộ KD cá thể, tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

Tổ chức khác và cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Đối tượng chỉ tham gia BHXH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

LĐ có thời hạn ở nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Phu nhân, phu quân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Đối tượng tự đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C.

Đối tượng chỉ tham gia BHYT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Đại biểu Quốc hội, HĐND

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Thân nhân sĩ quan Quân đội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Thân nhân sĩ quan nghiệp vụ CA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Thân nhân người làm công tác cơ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Nạn nhân chất độc hóa học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

Người có công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VII

Cựu chiến binh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VIII

Bảo trợ xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IX

Hưu xã (QĐ 130, 111)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

Lưu học sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XI

Doanh nghiệp thuộc LLVT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D

Đóng theo mức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Người nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Người cao tuổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

E

Đơn vị tạm dừng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..

…….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

F

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN:

 

 

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:

 

 

           

           

            Người lập biểu                                                          Phụ trách thu BHXH                                                 Phụ trách KHTC                                                                           Ngày…. tháng…. năm…..

                                                                                                                                                                          Giám đốc BHXH


BHXH …………………….                                                   BÁO CÁO TỔNG HỢP THU BHXH, BHYT BẮT BUỘC                                                                                         Mẫu số: 11-TBH

                                                                                                          Quý ………. năm …………….

 

I. PHẦN TỔNG HỢP CHUNG

STT

Loại hình

Số ĐV

Số người

Quỹ lương

Số phải thu

Số đã thu

Số tiền chuyển khoản sau

BHXH

BHYT

Số phát sinh trong kỳ

Số Đ/c trong kỳ

Kỳ trước chuyển sang

Tổng cộng

Số tiền

T.đó: Lãi

Thừa

Thiếu

Tăng

Giảm

Thừa

Thiếu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

A.

Đ. tượng cùng tham gia BHXH, BHYT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

HCSN, đảng, đoàn thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Huyện …

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Huyện n

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Xã, phường, thị trấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Doanh nghiệp Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

DN có vốn NN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VII

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VIII

Ngoài công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IX

Hộ KD cá thể, tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

Tổ chức khác và cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Đối tượng chỉ tham gia BHXH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

LĐ có thời hạn ở nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Phu nhân, phu quân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

ĐT tự đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C.

Đối tượng chỉ tham gia BHYT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Đại biểu Quốc hội, HĐND

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Thân nhân sĩ quan Quân đội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Thân nhân sĩ quan nghiệp vụ CA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Thân nhân người làm công tác cơ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Nạn nhân chất độc hóa học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

Người có công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VII

Cựu chiến binh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VIII

Bảo trợ xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IX

Hưu xã (QĐ 130, 111)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

Lưu học sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XI

Doanh nghiệp thuộc LLVT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D

Đóng theo mức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Người nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Người cao tuổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

E

Đơn vị tạm dừng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..

…….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

F

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN:

 

 

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:

 

 

           

           

            Người lập biểu                                                          Phụ trách thu BHXH                                                 Phụ trách KHTC                                                                           Ngày…. tháng…. năm…..

                                                                                                                                                                          Giám đốc BHXH


BẢO HIỂM XÃ HỘI ……………

BẢO HIỂM XÃ HỘI ……………

*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

……., ngày……..tháng……năm…….

Mẫu số: 12-TBH

BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH SỐ LIỆU THU BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC

Quý ………. năm ……………

Của BHXH ……………………………………………

Thành phần gồm có:

- Đại diện BHXH ………………………………… Ông, Bà ……………………………

- Đại diện BHXH ………………………………… Ông, Bà ……………………………

Căn cứ vào báo cáo thu BHXH quý ……. năm ………. của BHXH ………………..

Sau khi kiểm tra toàn bộ số liệu thu BHXH, BHYT các bên thống nhất xác định số liệu như sau:

STT

Chỉ tiêu

Số báo cáo

Số kiểm tra

Chênh lệch

1

2

3

4

5=4-3

1

Số người tham gia BHXH, BHYT BB

 

 

 

2

Quỹ lương đóng BHXH

 

 

 

3

Quỹ lương đóng BHYT

 

 

 

4

Tổng số phải thu BHXH, BHYT

 

 

 

5

Trong đó: kỳ trước chuyển sang + Thừa

 

 

 

 

                                                    + Thiếu

 

 

 

6

Số tiền đã thu

 

 

 

7

Trong đó: Số tiền lãi chậm nộp

 

 

 

8

Số tiền chuyển kỳ sau                  + Thừa

 

 

 

 

                                                     + Thiếu

 

 

 

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

1. Ý kiến của BHXH ………………

 

 

 

2. Ý kiến của BHXH ………………

 

 

 

ĐẠI DIỆN BHXH …………….                                                            ĐẠI DIỆN BHXH …………

 


BHXH …………………….                                                   KẾ HOẠCH THU BHXH, BHYT BẮT BUỘC                                                                                         Mẫu số: 13-TBH

BHXH …………………….                                                                     Năm …………….

 

I. Số liệu tính kế hoạch thu:

Số TT

Loại hình quản lý

Thực hiện năm trước

Năm nay

Dự toán năm sau

Số người

Lương BQ

Số tiền

Dự toán

Ước thực hiện

Số người

Lương BQ

Số tiền

Số người

Lương BQ

Số tiền

Số người

Lương BQ

Số tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

A.

Đ. tượng cùng tham gia BHXH, BHYT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

HCSN, đảng, đoàn thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 Xã, phường, thị trấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Doanh nghiệp Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

DN có vốn NN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VII

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VIII

Ngoài công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IX

Hộ KD cá thể, tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

Tổ chức khác và cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B.

Đối tượng chỉ tham gia BHXH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

LĐ có thời hạn ở nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Phu nhân, phu quân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

ĐT tự đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C.

Đối tượng chỉ tham gia BHYT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Đại biểu Quốc hội, HĐND

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 Thân nhân sĩ quan Quân đội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Thân nhân sỹ quan nghiệp vụ CA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Thân nhân người làm công tác cơ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Nạn nhân chất độc hóa học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

Người có công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VII

Cựu chiến binh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VIII

Bảo trợ xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IX

Hưu xã (QĐ 130,111)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

Lưu học sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XI

Doanh nghiệp thuộc LLVT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D.

Đóng theo mức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Người nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Người cao tuổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

E.

Đơn vị tạm dừng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..

……….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

F

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Phân tích kế hoạch thu:

1. Các yếu tố ảnh hưởng tăng:

 

 

2. Các yếu tố ảnh hưởng giảm:

 

 

                                                                                                                                                                          Ngày…. tháng…. năm 20….

                                                                                                                                                                          Giám đốc BHXH …..

 


PHƯƠNG PHÁP

LẬP VÀ SỬ DỤNG BIỂU MẪU THU BHXH, BHYT BẮT BUỘC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

 

1. Tờ khai tham gia BHXH, BHYT BB (Mẫu số 01-TBH).

a. Mục đích: Người lao động kê khai các thông tin liên quan đến cá nhân để làm căn cứ đóng BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH và cấp thẻ BHYT.

b. Trách nhiệm lập: Người lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, bao gồm cả người lao động trong lực lượng  vũ trang.

c. Thời gian lập: Kê khai khi bắt đầu tham gia BHXH hoặc đã tham gia nhưng chưa được cấp sổ BHXH và khi cấp lại sổ BHXH.

d. Căn cứ lập: Hồ sơ gốc của người lao động bao gồm: Giấy khai sinh, lý lịch, Hợp đồng lao động (HĐLĐ), các Quyết định tuyển dụng, tiếp nhận. Ngoài ra còn các giấy tờ khác như: quyết định nâng bậc lương, chuyển công tác, chứng minh thư nhân dân…

e. Phương pháp lập:

Người lao động kê khai đúng các nội dung trong mẫu.

- Mã số: Ghi mã số của người lao động hoặc số xổ BHXH đã được cấp; nếu chưa được cấp sổ BHXH thì để trống để cơ quan BHXH có trách nhiệm ghi khi cấp sổ BHXH.

Phần A: Người lao động:

+ Họ và tên ghi bằng chữ in hoa có dấu;

+ Giới tính: Là nam hoặc nữ thì đánh dấu nhân (x) vào ô tương ứng.

+ Ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch: Ghi như trong giấy khai sinh.

+ Nơi sinh: Ghi rõ xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố nơi đăng ký, cấp giấy khai sinh gốc.

+ Nơi ở hiện nay: Ghi địa chỉ nơi đang ở (ghi rõ xã, phường, thị trấn, quận, huyện, tỉnh, thành phố).

+ Hộ khẩu thường trú: Ghi địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (ghi rõ xã, phường, thị trấn, quận, huyện, tỉnh).

+ Giấy CMND: Ghi số, ngày cấp, nơi cấp CMND.

+ Nếu đã được cơ quan BHXH cấp sổ BHXH: Ghi cơ quan BHXH tỉnh, thành phố đã cấp; ngày cấp.

+ Nơi đăng ký KCB ban đầu: Ghi tên bệnh viện nơi đăng ký KCB ban đầu theo hướng dẫn của cơ quan BHXH.

+ Quyền lợi khám chữa bệnh: ghi vào ô tương ứng:

- Loại A: Gồm người có công, thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên.

- Loại B: Gồm người có công, thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động hoặc thương tật dưới 81%.

- Nếu sống hoặc làm việc ở khu vực I hoặc (II, III) thì đánh dấu (x) vào ô, nếu không có thì để trống.

+ Thời gian công tác và đóng BHXH: Kê khai theo từng mốc thời gian liên quan đến quá trình đóng hay tạm ngừng tham gia BHXH.

- Cột 1, 2 ghi từ tháng, năm đến tháng năm của khoảng thời gian không thay đổi một trong những yếu tố như: Cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, đơn vị làm việc, địa điểm đơn vị đóng, mức tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng BHXH. Khi có thay đổi một trong những yếu tố này thì ghi ở dòng tiếp theo tương ứng với khoảng thời gian thay đổi. (phương pháp ghi: 00/0000)

- Cột 3 ghi đầy đủ, chi tiết về tên đơn vị làm việc (đối với doanh nghiệp đã được xếp hạng cũng ghi rõ hạng doanh nghiệp), địa điểm nơi đơn vị đóng (nếu có phụ cấp khu vực ghi rõ xã, huyện).

- Cột 4: Ghi đầy đủ, chi tiết về cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc. Trường hợp người lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại ghi đầy đủ, chi tiết chức danh nghề, mã số nghề để làm căn cứ tính đầy đủ quyền lợi cho người lao động. Nếu người lao động không ghi đầy đủ, khi giải quyết các chế độ BHXH cơ quan BHXH không có căn cứ tính đủ cho người lao động thì người lao động tự chịu trách nhiệm.

Ví dụ: Công nhân lái xe cẩu 40 tấn hoặc thuyền trưởng, tàu vận tải biển 500 GRT …

- Cột 5 ghi mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. Từ 01/01/2007, nếu tiền lương tiền công cao hơn 20 lần lương tối thiểu thì chỉ ghi bằng 20 lần lương tối thiểu.

- Cột 6 đến cột 9 ghi các khoản phụ cấp đóng BHXH: nếu phụ cấp tính bằng hệ số thì ghi hệ số; nếu tính bằng tỷ lệ thì ghi tỷ lệ (%). Riêng phụ cấp khu vực, nếu làm việc  thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7% trở lên thì mới ghi.

- Cột 10, 11 Ghi số năm, số tháng đã tham gia đóng BHXH.

Ví dụ: đóng BHXH từ 01/01/2001 đến 31/12/2006 là 6 năm 00 tháng.

Lưu ý:

- Trường hợp các yếu tố trong cột 3, cột 4 không thay đổi thì đánh dấu nhân (x) không phải ghi lại các nội dung; chỉ ghi các yếu tố thay đổi ở cột 1, cột 5, cột 6 đến cột 8.

- Trường hợp có thời gian nghỉ việc không đóng BHXH do thôi việc, đi học, đi công tác ở nước ngoài, đi tù, ốm từ 14 ngày trong tháng trở lên không tham gia BHXH … thì cũng phải ghi rõ thời gian và lý do gián đoạn trên cột 1, 2, 3; các cột còn lại đánh dấu nhân (x).

Phần B: Thân nhân: Ghi theo điểm 2 Điều 64 Luật BHXH.

Phần C: Người sử dụng lao động đối chiếu với hồ sơ gốc của người lao động hiện đang quản lý ký và xác nhận.

Phần D: Cơ quan BHXH sau khi kiểm tra, đối chiếu hồ sơ gốc nếu đúng, đủ theo qui định thì ký tên, đóng dấu xác nhận.

2. Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu số 02a-TBH):

a. Mục đích: Đơn vị đăng ký số lao động: quỹ tiền lương, số tiền phải đóng BHXH, BHYT bắt buộc. Đồng thời là danh sách cấp sổ BHXH và cấp thẻ BHYT.

b. Trách nhiệm lập: Đơn vị sử dụng lao động.

c. Thời gian lập: Khi tham gia BHXH lần đầu.

d. Căn cứ lập: Tờ khai tham gia BHXH; các Hồ sơ cá nhân, QĐ hoặc HĐLĐ của người lao động.

e. Phương pháp lập:

+ Cột 1: Ghi số thứ tự (ghi theo số nguyên) từ nhỏ đến lớn.

+ Cột 2: Ghi rõ họ và tên của người lao động.

+ Cột 3: Ghi mã số hoặc số sổ BHXH hoặc số thẻ BHYT của người lao động theo thứ tự: lao động đã được cấp sổ (thẻ) ghi trước, chưa được cấp sổ (thẻ) ghi sau.

+ Cột 4, 5: Ghi ngày, tháng, năm sinh của người lao động nam (hoặc nữ) vào cột tương ứng.

+ Cột 6: Ghi địa chỉ nơi đăng ký thường trú hoặc nơi làm việc của người lao động.

+ Cột 7: Ghi cơ sở KCB của người lao động được đăng ký.

+ Cột 8: Ghi tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH của người lao động theo QĐ, HĐLĐ.

+ Cột 9, 10, 11, 12: Người lao động được hưởng phụ cấp nào thì ghi rõ hệ số hoặc tỷ lệ (%) phụ cấp vào cột tương ứng; nếu không hưởng thì ghi bằng 0.

+ Cột 13: Ghi tiền lương và phụ cấp trích, nộp BHXH của từng người lao động = [Cột 8 + cột 9 + Cột 8 x cột 10 + (Cột 8 + cột 9 + Cột 8 x cột 10) x cột 11] x tiền lương tối thiểu.

+ Cột 14: Ghi tiền lương và phụ cấp trích, nộp BHYT của từng người lao động = Cột 13 + (tiền lương tối thiểu x cột 12).

+ Cột 15: Nếu người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại thì ghi ký hiệu bằng chữ (A); nặng nhọc, độc hại ghi ký hiệu bằng chữ (B).

*Phần cơ quan BHXH ghi: Cơ quan BHXH sau khi kiểm tra, đối chiếu hồ sơ của người lao động với các yếu tố ghi trên danh sách (mẫu số 02a-TBH) nếu đúng, đủ điều kiện thì tổng hợp theo các nội dung:

+ Dòng 1: Ghi số liệu tổng cộng cột 1

+ Dòng 2: Tổng cộng cột 13

+ Dòng 3: Dòng 2 x 20%

+ Dòng 4: Dòng 2 x 18%

+ Dòng 5: Tổng cộng cột 14

+ Dòng 6: Dòng 5 x 3%

+ Các dòng tiếp theo: Ghi số tờ khai tiếp nhận để cấp sổ BHXH; số thẻ BHYT phải cấp kỳ này và ghi rõ ngày tháng năm nhận hồ sơ của đơn vị.

* Trường hợp người lao động hưởng lương do người sử dụng lao động quy định thì phương pháp lập biểu này như sau:

- Từ cột 1 đến cột 7 và các chỉ tiêu về tiền lương đóng BHXH, BHYT (từ cột 13, 14 và cột 15) phương pháp lập như hướng dẫn nêu trên. Riêng các chỉ tiêu về “căn cứ đóng BHXH, BHYT” chỉ bao gồm cột ghi tiền lương theo HĐLĐ và cột ghi số tiền không phải đóng BHXH của những lao động hưởng tiền lương, phụ cấp cao hơn 20 lần tiền lương tối thiểu. Nếu trên HĐLĐ ghi tiền lương hệ số (hoặc tiền lương có gốc ngoại tệ) thì phải qui đổi, ghi bằng tiền (VNĐ) theo qui định.

3. Danh sách người tham gia BHYT bắt buộc (Mẫu số 02b-TBH).

a. Mục đích: Đơn vị quản lý người tham gia BHYT bắt buộc đăng ký danh sách người tham gia với cơ quan BHXH theo quy định.

b. Trách nhiệm lập: Đơn vị quản lý người tham gia BHYT.

c. Thời gian lập: Lập khi bắt đầu tham gia BHYT và lập hàng tháng khi có biến động tăng, giảm về đối tượng, số tiền đóng BHYT.

d. Phương pháp lập:

I. Đối tượng tăng: Ghi đối tượng tham gia BHYT lần đầu hoặc khi có biến động tăng mới.

II. Đối tượng giảm: Ghi đối tượng giảm khi có biến động.

- Cột 1: Số thứ tự ghi theo số nguyên, thứ tự từ nhỏ đến lớn cho từng mục.

- Cột 2: Ghi họ và tên đối tượng tham gia BHYT. Nếu là đối tượng lưu học sinh thì ghi theo tên phiên âm quốc tế trong hộ chiếu.

- Cột 3: Ghi số thẻ BHYT của đối tượng (nếu có).

- Cột 4, 5: Ghi ngày, tháng, năm sinh vào cột nam hoặc nữ tương ứng.

- Cột 6: Ghi địa chỉ nơi đăng ký thường trú của đối tượng. Đối với lưu học sinh thì ghi rõ địa chỉ nơi đăng ký tạm trú.

- Cột 7: Ghi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu (theo hướng dẫn của cơ quan BHXH).

- Cột 8: Đơn vị quản lý lưu học sinh ghi mức học bổng của lưu học sinh hoặc cơ quan BHXH quản lý đối tượng hưởng trợ cấp BHXH thì ghi mức trợ cấp hàng tháng; đối tượng đóng mức bằng 3% lương tối thiểu thì ghi lương tối thiểu; đối tượng đóng theo mức tiền theo quy định thì không lập cột này.

- Cột 9 = Cột 8 x 3%. Trường hợp đối tượng đóng theo mức tiền qui định thì ghi rõ số tiền phải đóng BHYT của từng người.

- Cột 10: Nếu đối tượng tham gia là lưu học sinh thì ghi vào cột này thời gian khóa học.

Lưu ý: Những đối tượng giảm phải thu hồi thẻ BHYT kèm theo danh sách để điều chỉnh giảm số tiền tương ứng với thời hạn thẻ còn giá trị sử dụng. Những trường hợp không thu hồi được thẻ BHYT phải điều chỉnh tăng số thu BHYT với số tiền tương ứng thời hạn thẻ còn giá trị sử dụng.

* Phần cơ quan BHXH ghi:

- Số đối tượng: Ghi số đối tượng tham gia BHYT tăng vào cột 4, đối tượng giảm vào cột 5.

- Số tiền phải đóng BHYT: Ghi số tiền đóng BHYT tương ứng với thời hạn sử dụng thẻ BHYT. Nếu tăng trong kỳ ghi vào cột 4, giảm trong kỳ ghi vào cột 5.

- Thời hạn sử dụng thẻ BHYT: Cơ quan BHXH ghi thời hạn sử dụng thẻ BHYT cấp cho đối tượng.

- Số cuối kỳ = Số đầu kỳ + phát sinh tăng – phát sinh giảm.

Lưu ý: Nếu đối tượng tham gia lần đầu ghi vào cột tăng; nếu đang tham gia có điều chỉnh thì ghi vào các cột tăng hoặc giảm tương ứng.

4. Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu số 03-TBH).

a. Mục đích: Các đơn vị đang tham gia BHXH, BHYT BB kê khai về lao động, tiền lương và số tiền phải đóng BHXH, BHYT tăng, giảm trong kỳ.

b. Trách nhiệm lập: Đơn vị sử dụng lao động.

c. Thời gian lập: Hàng tháng, lập cho các đối tượng có biến động từ ngày 15 trở về trước; các đối tượng có phát sinh từ ngày 16 đến cuối tháng lập vào danh sách tháng sau.

d. Căn cứ lập: HĐLĐ, các QĐ liên quan đến việc tuyển dụng, thuyên chuyển, thay đổi tiền lương và phụ cấp; các QĐ nghỉ việc do ngừng việc hoặc nghỉ hưởng chế độ của người lao động kèm theo sổ BHXH (nếu có) để ghi bổ sung và xác nhận sổ BHXH.

e. Phương pháp lập:

*Ghi theo cột gồm các chỉ tiêu:

- Cột 1: Số thứ tự ghi theo số nguyên từ nhỏ đến lớn.

- Cột 2: Ghi họ và tên của người lao động theo tờ khai hoặc danh sách đăng ký đóng BHXH, BHYT.

- Cột 3: Ghi mã số hoặc số sổ BHXH hoặc thẻ BHYT của người lao động theo thứ tự lao động đã được cấp sổ (thẻ) ghi trước, chưa được cấp ghi sau.

- Từ cột 4 đến cột 13 ghi mức cũ và mức mới các khoản tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) được hưởng của người lao động. Trường hợp người lao động không hưởng loại phụ cấp nào thì ghi bằng 0 vào cột tương ứng.

Lưu ý:

+ Cột 6, 11 và cột 7, 12 ghi rõ tỷ lệ vượt khung và tỷ lệ thâm niên nghề được hưởng của từng người lao động (nếu có).

+ Trường hợp lao động tăng mới thì chỉ ghi từ cột 9 đến cột 13 các khoản tiền lương và phụ cấp đóng BHXH, BHYT của người lao động.

+ Trường hợp lao động giảm thì chỉ ghi từ cột 4 đến cột 8 các khoản tiền lương và phụ cấp đóng BHXH, BHYT của người lao động.

- Cột 14 và 16 ghi chênh lệch (giữa mức mới và mức cũ) tiền lương đóng BHXH của từng người lao động = {[Cột 9 + cột 10 + Cột 9 x cột 11 + (Cột 9 + cột 10 + Cột 9 x cột 11) x cột 12] - [Cột 4 + cột 5 + Cột 4 x cột 6 + (Cột 4 + cột 5 + Cột 4 x cột 6) x cột 7]} x TLTT.

Nếu kết quả > 0 thì ghi vào cột 14; nếu < 0 thì ghi vào cột 16.

- Cột 15 và 17: Ghi chênh lệch (giữa mức mới và mức cũ) tiền lương đóng BHYT của từng người lao động = cột 14 hoặc 16 + (cột 13 - cột 8) x TLTT.

Nếu > 0 thì ghi vào cột 15; nếu < 0 thì ghi vào cột 17.

- Cột 18, 19 chỉ ghi thời gian phải truy đóng từ tháng… đến tháng trước của tháng điều chỉnh.

- Cột 20: Ghi tổng số thời gian phải truy đóng.

- Cột 21 = Cột 14 x cột 20 x 20%

- Cột 22 = Cột 15 x cột 20 x 3%

- Cột 23 = Cột 16 x cột 20 x 20%

- Cột 24 = Cột 17 x cột 20 x 3%

- Cột 25: Ghi chú, ghi số, ngày tháng năm của quyết định điều chỉnh.

* Ghi thứ tự theo dòng các nội dung:

A. Điều chỉnh lao động và tiền lương đóng BHXH, BHYT.

I. Ghi các trường hợp lao động tăng.

II. Ghi các trường hợp lao động giảm;

III. Ghi các trường hợp người lao động có điều chỉnh tiền lương và phụ cấp hoặc tiền lương tối thiểu chưa kịp thời phải truy đóng số tiền BHXH, BHYT của các kỳ trước.

IV. Ghi các trường hợp người lao động nghỉ việc hoặc có thay đổi công việc mà chưa được điều chỉnh kịp thời tiền lương và số tiền đóng BHXH, BHYT của các kỳ trước.

B. Điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc:

I. Truy đóng BHYT đối với các trường hợp người lao động nghỉ việc nhưng không thu hồi được thẻ BHYT, phải truy đóng số tiền BHYT tương ứng với thời hạn còn sử dụng ghi trên thẻ hoặc các trường hợp điều chỉnh khác.

II. Giảm BHXH, BHYT đối với các trường hợp điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc.

Lưu ý:

- Trường hợp đơn vị đang tham gia BHXH, BHYT mà đóng không đủ số người thuộc diện phải tham gia BHXH, BHYT bắt buộc; đóng không đủ mức hoặc đóng không đúng thời gian quy định phải điều chỉnh tăng lao động, quỹ lương và truy đóng BHXH… thì trong mẫu số 03-TBH chỉ phản ánh số lao động, quỹ lương tăng trong tháng, còn số tiền BHXH, BHYT phải truy đóng thì ghi trong mẫu số 04-TBH (xem chi tiết phương pháp lập mẫu 04-TBH).

- Trường hợp người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản, ốm từ 14 ngày trở lên không phải đóng BHXH nhưng vẫn phải đóng BHYT thì ghi giảm tiền lương, phụ cấp đóng BHXH; đồng thời ghi tăng (cột 21) số tiền phải đóng BHYT tương ứng với thời gian người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản, nghỉ ốm hoặc tương ứng với thời hạn còn giá trị sử dụng ghi trên thẻ.

* Phần cơ quan BHXH ghi: Cơ quan BHXH kiểm tra, đối chiếu hồ sơ người lao động với các yếu tố ghi trên danh sách điều chỉnh (mẫu số 03-TBH) nếu đúng, đủ thì tổng hợp theo các nội dung:

- Ghi theo cột:

+ Cột 1: Ghi số thứ tự các nội dung phải tổng hợp trong kỳ.

+ Cột 2: Ghi các nội dung tổng hợp.

+ Cột 3: Ghi số liệu kỳ trước mang sang.

+ Cột 4 (5): Ghi số phát sinh tăng (giảm) trong kỳ.

+ Chỉ tiêu 6 = Số đầu kỳ + phát sinh tăng – phát sinh giảm trong kỳ gồm các dòng từ 1 đến 6.

Số liệu ghi cột 4 (5) như sau:

+ Dòng 1: Ghi số lao động tăng (giảm) trong kỳ.

+ Dòng 2: Ghi số liệu dòng tổng cộng của cột 14 (16).

+ Dòng 3 = Dòng 2 cột 4 (5) x 20%

+ Dòng 4 = Dòng 2 cột 4 (5) x 18%.

+ Dòng 5: Ghi số liệu dòng tổng cộng của cột 15 (17).

+ Dòng 6 = Dòng 5 cột 4 (5) x 3%

+ Dòng 7: Ghi số liệu dòng tổng cộng của cột 21 (23).

+ Dòng 8: Ghi số liệu dòng tổng cộng của cột 22 (24).

+ Các dòng còn lại, ghi số tờ khai nhận được, đủ điều kiện cấp sổ BHXH và số thẻ BHYT phải cấp; ghi rõ ngày tháng, năm nhận hồ sơ của đơn vị.

* Trường hợp người lao động hưởng lương do người sử dụng lao động quy định thì lập biểu này như sau:

- Từ cột 1 - cột 3 và các cột chỉ tiêu về thời gian điều chỉnh; số tiền điều chỉnh tăng, giảm… thì phương pháp lập như hướng dẫn nêu trên. Riêng các chỉ tiêu về mức tiền lương cũ và mới (từ cột 4 -13) chỉ ghi các cột có chỉ tiêu liên quan, nếu không có thì được bỏ cột không phải lập vào biểu. Trường hợp người lao động có tiền lương, phụ cấp tăng cao hơn 20 lần tiền lương tối thiểu thì ghi vào cột 21 chỉ bằng 20 lần tiền lương tối thiểu. Nếu trên HĐLĐ ghi tiền lương hệ số (hoặc tiền lương có gốc ngoại tệ) thì phải qui đổi, ghi bằng tiền (VNĐ) theo qui định.

5. Danh sách truy đóng BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu số 04-TBH):

a. Mục đích: Người lao động truy đóng tiền BHXH, BHYT bắt buộc cho các kỳ trước do chậm đóng, đóng không đúng mức qui định. Đồng thời là căn cứ để cơ quan BHXH tính lãi chậm nộp theo qui định tại Điều 138 của Luật BHXH.

b. Trách nhiệm lập: Đơn vị sử dụng lao động.

c. Thời gian lập: Do đơn vị đề nghị hoặc khi có Quyết định xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng.

d. Căn cứ lập: Các HĐLĐ; QĐ; tờ khai tham gia BHXH.

e. Phương pháp lập:

- Cột 1 đến Cột 3: Ghi như hướng dẫn các chỉ tiêu từ cột 1 đến cột 3 ở mẫu số 02a-TBH.

- Từ cột 4 - cột 8 Ghi như hướng dẫn các chỉ tiêu từ cột 8 đến cột 12 ở mẫu số 02a-TBH.

- Cột 9, 10: Ghi thời gian điều chỉnh từ tháng phải đóng BHXH, BHYT theo Quyết định hoặc HĐLĐ… đến tháng trước của tháng điều chỉnh. Trường hợp người lao động có nhiều khoảng thời gian hoặc nhiều mức tiền lương, tiền công làm căn cứ truy đóng thì phải ghi cụ thể theo mốc thời gian và tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT.

- Cột 11: Ghi tổng số thời gian phải truy đóng.

- Từ cột 12 đến cột 14 do cơ quan BHXH ghi. Trong đó:

+ Cột 12 = [Cột 4 + cột 5 + Cột 4 x cột 6 + (Cột 4 + cột 5 + Cột 4 x cột 6) x cột 7] x TLTT x cột 11 x 20%.

+ Cột 13  = [Cột 4 + cột 5 + Cột 4 x cột 6 + (Cột 4 + cột 5 + Cột 4 x cột 6) x cột 7 + cột 8] x TLTT x cột 11 x 3%.

+ Cột 14 = Cột 12 x (cột 11 – 30 ngày) x tỷ lệ lãi suất năm/ 365 ngày.

+ Cột 15: Ghi số, ngày tháng năm của quyết định, HĐLĐ.

* Trường hợp người lao động hưởng lương do người sử dụng lao động quy định thì lập biểu này như sau:

- Từ cột 1 - cột 3 và các chỉ tiêu về thời gian truy đóng; số tiền truy đóng và lãi thì phương pháp ghi như hướng dẫn ở trên. Riêng các chỉ tiêu về căn cứ đóng BHXH, BHYT chỉ bao gồm các cột ghi tiền lương theo HĐLĐ và số tiền không phải đóng BHXH của những người lao động hưởng tiền lương, phụ cấp cao hơn 20 lần tiền lương tối thiểu. Nếu trên HĐLĐ ghi tiền lương hệ số (hoặc tiền lương có gốc ngoại tệ) thì phải qui đổi, ghi bằng tiền (VNĐ) theo qui định.

6. Hợp đồng đóng BHYT (Mẫu số 05-TBH).

a. Mục đích: Xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và của cơ quan BHXH trong việc thực hiện đóng BHYT và cấp thẻ BHYT cho người tham gia BHYT theo quy định của pháp luật.

b. Phương pháp và trách nhiệm lập:

- Cơ quan trực tiếp quản lý người tham gia BHYT lập danh sách, ký hợp đồng chuyển tiền theo đối tượng và thời gian đăng ký khám chữa bệnh (không nhất thiết loại đối tượng nào cũng phải lập hợp đồng tham gia BHYT).

- Ngoài một số điều khoản cố định in sẵn trong mẫu, hai bên có thể thoả thuận một số điều khoản chi tiết khác để lập và ký kết nhưng không được trái với quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, chế độ chính sách BHYT.

- Hợp đồng được lập thành 4 bản mỗi bên giữ 2 bản.

7. Biên bản thanh lý Hợp đồng đóng BHYT (Mẫu số 06-TBH).

a. Mục đích: Nhằm xác định trách nhiệm, phạm vi đã thực hiện hợp đồng của cơ quan BHXH và đơn vị quản lý đối tượng.

b. Phương pháp và trách nhiệm ghi:

- Căn cứ vào hợp đồng và các phụ lục hợp đồng (nếu có) đã được thực hiện, cơ quan BHXH và đơn vị quản lý đối tượng cùng tiến hành lập Biên bản thanh lý hợp đồng theo các quy định tại hợp đồng tham gia BHYT đã được ký kết.

- Căn cứ các danh sách đối tượng tham gia BHYT, số tiền phải đóng, đã đóng BHYT.

- Biên bản thanh lý hợp đồng được lập thành 4 bản mỗi bên giữ 2 bản.

8. Sổ chi tiết thu BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu số 07-TBH).

a. Mục đích: Ghi chép, phản ánh chi tiết các phát sinh về thu BHXH, BHYT BB của từng đơn vị theo từng tháng, quý và năm. Đồng thời, là cơ sở để lập thông báo về kết quả đóng BHXH, BHYT BB đối với các đơn vị SDLĐ và lập báo cáo thực hiện thu BHXH, BHYT trong hệ thống.

b. Trách nhiệm lập: Cán bộ BHXH chuyên quản trực tiếp đơn vị tham gia BHXH, BHYT.

c. Thời gian lập: Hàng tháng.

d. Căn cứ Lập: Căn cứ số liệu ở phần “cơ quan BHXH ghi” mẫu số 02a-TBH; 02b-TBH; 03-TBH và mẫu 04-TBH; các chứng từ chuyển, nộp tiền đóng BHXH, BHYT BB của các đơn vị SDLĐ và “Thông báo quyết toán chi chế độ ốm đau thai sản” mẫu số C71-HD do phòng kế hoạch tài chính cung cấp.

e. Phương pháp lập:

* Ghi theo cột:

- Cột 1: Ghi thứ tự các nội dung

- Cột 2:

+ Từ dòng 1 đến dòng 10: Ghi chi tiết, cụ thể từng nội dung phát sinh trong tháng về thu, truy thu; tiền lãi chậm nộp và các khoản tiền đơn vị chuyển nộp cơ quan BHXH hoặc điều chỉnh số đã thu BHXH, BHYT. Riêng các khoản tiền chuyển nộp và điều chỉnh số đã thu BHXH, BHYT thì ghi số; ngày, tháng, năm lập chứng từ.

+ Từ dòng 11 đến dòng 22: Tổng cộng các nội dung phát sinh về BHXH, BHYT và lãi theo từng tháng, quí, năm để lập thông báo và báo cáo thu BHXH, BHYT BB.

- Cột 3: Chỉ ghi số lao động tham gia BHXH.

- Cột 4: Ghi quĩ tiền lương đóng BHXH, BHYT.

- Từ cột 7 đến cột 11: Ghi số tiền phải thu và đã thu phát sinh trong kỳ;

- Cột 12, 13: Ghi số tiền còn thừa hoặc thiếu chuyển kỳ sau;

- Cột 14: Ghi số tiền BHXH phải tính lãi;

- Cột 15: Ghi số tiền lãi.

* Ghi sổ theo dòng như sau:

- Dòng 1: thu BHXH.

+ Cột 3: Ghi số liệu ở dòng 1 phần tổng hợp mẫu số 02a-TBH hoặc dòng 1 cột 6 phần tổng hợp mẫu số 03-TBH.

+ Cột 4: Ghi số liệu ở dòng 2 phần tổng hợp mẫu số 02a-TBH hoặc dòng 2 cột 6 phần tổng hợp mẫu số 03-TBH.

+ Cột 7: Ghi số liệu ở dòng 4 phần tổng hợp mẫu số 02a-TBH hoặc dòng 4 cột 6 phần tổng hợp mẫu số 03-TBH.

Trường hợp đơn vị không giữ lại 2%, nộp đủ 20% thì ghi số liệu ở dòng 3 phần tổng hợp mẫu số 02a-TBH hoặc dòng 3 cột 6 phần tổng hợp mẫu số 03-TBH.

+ Cột 8, 9: Ghi số liệu ở dòng 7 cột 4, 5 phần tổng hợp mẫu số 03-TBH;

+ Cột 10 = Cột 7 + cột 8 - cột 9.

- Dòng 2: Để lại đơn vị 2%.

+ Cột 6: Ghi số liệu dòng 2 cột 13 kỳ trước.

+ Cột 7: Ghi số liệu của dòng (3 - 4) phần tổng hợp mẫu số 02a-TBH hoặc dòng (3 – 4) cột 6 phần tổng hợp mẫu số 03-TBH.

+ Cột 8: Ghi số liệu ở tiết 5.1 điểm 5 mẫu số C71-HD nếu số tiền được quyết toán < số tiền 2% đơn vị được để lại;

+ Cột 10 = cột 7 + cột 8 - cột 9.

+ Cột 11: Ghi số liệu ở điểm 4 mẫu số C71-HD nếu số tiền được quyết toán < số tiền 2% đơn vị được để lại; ghi số liệu ở điểm 3 mẫu số C71-HD nếu số tiền được quyết toán > số tiền 2% đơn vị được để lại.

+ Cột 13 (số tiền 2% đơn vị được giữ lại, chưa quyết toán) = cột 6 + cột 10 - cột 11.

Trường hợp đơn vị không giữ lại số tiền 2%, nộp đủ 20% thì ghi số liệu dòng này và các cột (từ 6 – 11, 13) bằng 0.

- Dòng 3: Truy thu BHXH.

+ Cột 8: Ghi số liệu ở dòng tổng cộng cột 12 mẫu số 04-TBH.

+ Cột 10 = cột (7 + 8 – 9).

- Dòng 4: Thu BHYT.

+ Cột 4: Ghi số liệu ở dòng 5 phần tổng hợp mẫu số 02a-TBH hoặc dòng 5 cột 6 phần tổng hợp mẫu số 03-TBH.

+ Cột 7: Ghi số liệu ở dòng 6 phần tổng hợp mẫu số 02a-TBH hoặc dòng 6 cột 6 phần tổng hợp mẫu số 03-TBH.

+ Cột 8, 9: Ghi số liệu ở dòng 8 cột 4, 5 phần tổng hợp mẫu số 03-TBH;

+ Cột 10 = cột (7 + 8 – 9);

- Dòng 5: Truy thu BHYT.

+ Cột 8: Ghi số liệu ở dòng tổng cộng cột 13 mẫu số 04-TBH.

+ Cột 10 = cột (7 + 8 – 9).

- Dòng 6: Lãi chậm nộp.

+ Cột 7: Số liệu dòng 12 cột 15 mẫu này kỳ trước.

+ Cột 8: Ghi số liệu dòng tổng cộng cột 14 mẫu số 04-TBH.

+ Cột 10 = cột (7 + 8 – 9).

- Dòng 7, 8 … chi tiết các chứng từ đơn vị nộp BHXH, BHYT.

+ Cột 11: Ghi rõ từng khoản tiền đóng BHXH, BHYT ghi trên các chứng từ chuyển tiền của đơn vị.

- Dòng 10 cột 11 ghi các trường hợp điều chỉnh số đã thu trong tháng theo phương pháp: ghi đến số tiền phải điều chỉnh tăng hoặc ghi đỏ số tiền phải điều chỉnh giảm.

- Dòng 11: Cộng tháng. Ghi tổng cộng các cột từ 3 đến 13. Trong đó:

+ cột 3, 4 = tổng các dòng ( 12 + 13).

+ Các cột từ 5 đến 13 = tổng các dòng (12 +13 + 14).

- Dòng 12: Trong đó: BHXH.

+ Cột 3: Chỉ ghi số lao động tham gia BHXH

+ Cột 4: Ghi số liệu dòng 1 cột 4.

+ Cột 5, 6: Ghi số liệu dòng 12 cột 12, 13 kỳ trước.

+ Cột từ 7 đến 10: Ghi số liệu của tổng các dòng (từ 1 đến 3).

+ Cột 11 = dòng (7 + 8 + 9 +10 nếu có điều chỉnh tăng và ngược lại) cột 11 – dòng 13 cột 11 – dòng 14 cột 11.

Nếu dòng (7, 8, 9, 10) cột 11 = 0 thì dòng (13, 14) cột 11 ghi bằng 0.

+ Cột 12, 13 = dòng 12 cột (10 + 6 – 5) – dòng 12 cột 11.

Nếu > 0 thì ghi cột 13; nếu < 0 thì ghi cột 12.

+ Cột 14 = cột 13 - cột 7 – dòng 2 cột 6. Trường hợp đơn vị nợ đọng, không nộp BHXH, BHYT thì cột 14 = cột 13 - cột 7.

+ Cột 15 = cột 14 x K/365 ngày x t (t là số ngày chưa đóng, chậm đóng phải tính lãi).

- Dòng 13: Trong đó BHYT.

+ Cột 4: Ghi số liệu dòng 4.

+ Cột 5, 6: Ghi số liệu dòng 13 cột 12, 13 kỳ trước (nếu có).

+ Cột 7 đến 10: Ghi tổng các dòng 4, 5.

+ Cột 11 = dòng 13 cột (10 + 6 - 5). Trong tháng đơn vị không chuyển nộp BHXH, BHYT thì ghi số liệu cột này bằng 0.

+ Cột 12, 13 = cột (10 + 6 - 5  - 11).

Nếu > 0 thì ghi cột 13; nếu < 0 thì ghi cột 12.

- Dòng 14: Trong đó lãi chậm nộp.

+ Cột 5, 6: ghi số liệu dòng 14 cột 12, 13 kỳ trước (nếu có).

+ Các cột từ 7 đến 10: Ghi số liệu của dòng 6.

+ Cột 11 = dòng 14 cột (10 + 6 – 5). Trong tháng đơn vị không chuyển nộp BHXH, BHYT thì ghi số liệu cột này bằng 0.

+ Cột 12, 13 = cột (10 + 6 - 5  - 11).

Nếu > 0 thì ghi cột 13; nếu < 0 thì ghi cột 12.

- Dòng 15: Cộng quý.

Ghi số liệu của dòng 11 của tháng trước liền kề trong quí cộng với dòng 11 tháng này bao gồm các cột từ 3 đến 13

- Dòng 16: Ghi số liệu của dòng 12 của tháng trước liền kề trong quí cộng với dòng 12 tháng này bao gồm các cột từ 3 đến 13

- Dòng 17: Ghi số liệu của dòng 13 của tháng trước liền kề trong quí cộng với dòng 13 tháng này bao gồm các cột từ 3 đến 13

- Dòng 18: Ghi số liệu của dòng 14 của tháng trước liền kề trong quí cộng với dòng 14 tháng này bao gồm các cột từ 3 đến 13

- Dòng 19: Cộng năm.

Ghi số liệu của dòng 11 của tháng trước liền kề cộng với dòng 11 tháng này bao gồm các cột từ 3 đến 13

- Dòng 20: Ghi số liệu của dòng 12 của tháng trước liền kề cộng với dòng 12 tháng này bao gồm các cột từ 3 đến 13

- Dòng 21: Ghi số liệu của dòng 13 của tháng trước liền kề cộng với dòng 13 tháng này bao gồm các cột từ 3 đến 13

- Dòng 22: Ghi số liệu của dòng 14 của tháng trước liền kề cộng với dòng 14 tháng này bao gồm các cột từ 3 đến 13

Lưu ý:

+ Số tiền BHYT và số tiền lãi không thuộc khoản phải tính lãi chậm nộp.

+ Trường hợp đơn vị không nộp BHXH, BHYT hoặc không quyết toán chi các chế độ ốm đau thai sản với cơ quan BHXH theo qui định thì số tiền 2% đơn vị được giữ lại thuộc khoản phải tính lãi chậm nộp.

+ Số liệu ghi trên sổ chi tiết phải phản ánh đúng, đủ, chi tiết từng nội dung phát sinh về thu BHXH, BHYT và đảm bảo tính chính xác, khớp đúng; không tẩy, xóa, cắt, dán viết chồng, đè số liệu ghi trên sổ.

+ Các đối tượng chỉ tham gia BHYT, mở sổ theo dõi chi tiết theo từng loại đối tượng.

9. Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu số 08-TBH).

a. Mục đích: Thông báo kết quả thực hiện đóng BHXH, BHYT trong kỳ (theo tháng hoặc định kỳ) đối với các đơn vị có biến động về đóng BHXH, BHYT bắt buộc.

b. Trách nhiệm lập: Cơ quan BHXH.

c. Thời gian lập: Cơ quan BHXH lập sau ngày cuối cùng hàng tháng hoặc của kỳ hạn đơn vị đăng ký đóng với cơ quan BHXH.

d. Căn cứ lập: Căn cứ số phát sinh về thu BHXH, BHYT BB đã được ghi trên Sổ chi tiết (mẫu số 07-TBH) để lập thông báo.

e. Phương pháp lập:

- Chỉ tiêu 1 = Số liệu dòng 11 cột 3 mẫu số 07-TBH.

- Chỉ tiêu 2 = Số liệu ở dòng 12 cột 4 mẫu số 07-TBH.

- Chỉ tiêu 3 = Số liệu ở dòng 13 cột 4 mẫu số 07-TBH.

- Chỉ tiêu 4 = Số liệu ở dòng 11 cột 10 mẫu số 07-TBH.

Trong đó: Để lại đơn vị (2%) = Số liệu ở dòng 2 cột 10 mẫu số 07-TBH.

- Chỉ tiêu 5:

5.1 = Số liệu ở dòng 11 cột 5 mẫu số 07-TBH.

5.2 = Số liệu ở dòng 11 cột 6 mẫu số 07-TBH.

- Chỉ tiêu 6 = Số liệu ở dòng 11 cột 11 mẫu số 07-TBH.

Trong đó: lãi đã nộp = Số liệu dòng 14 cột 11 mẫu số 07-TBH.

- Chỉ tiêu 7:

+ 7.1 = Số liệu ở dòng 11 cột 12 mẫu số 07-TBH.

+ 7.2 = Số liệu ở dòng 11 cột 13 mẫu số 07-TBH.

Trong đó: (Ghi tổng số tiền 2% để lại đơn vị nhưng chưa quyết toán) số liệu ở dòng 2 cột 13.

- Chỉ tiêu 8 = Số liệu ở dòng 12 cột 15 mẫu số 07-TBH.

Lưu ý: Nếu đơn vị được đóng theo kỳ hạn thì số liệu ghi trên thông báo tương ứng với kỳ hạn đăng ký.

Ví dụ: Chỉ tiêu 1 = Số liệu dòng 15 cột 3 mẫu số 07-TBH (nếu kỳ hạn đóng theo quí).

10. Báo cáo thực hiện thu BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu số 09-TBH).

a. Mục đích: Theo dõi tiến độ thu BHXH, BHYT nhằm đánh giá tình hình thực hiện thu BHXH, BHYT theo từng thời điểm, giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan BHXH các cấp.

b. Căn cứ lập: Các chứng từ chuyển tiền đóng BHXH, BHYT của đơn vị sử dụng lao động, đơn vị quản lý đối tượng.

c. Trách nhiệm lập: Cơ quan BHXH các cấp lập theo tháng.

d. Thời gian lập: Lập hàng tháng BHXH huyện gửi BHXH tỉnh trước ngày 22 hàng tháng; BHXH tỉnh tổng hợp gửi BHXH Việt Nam trước ngày 25 hàng tháng (có thể thông tin số thu về BHXH Việt Nam bằng Fax, điện thoại hoặc Email).

e. Phương pháp lập:

1. Tổng số người tham gia BHXH, BHYT BB: ghi số liệu dòng 11 cột 3 mẫu số 07-TBH.

Trong đó: Ghi số người chỉ tham gia BHYT BB.

2. Tổng số phải thu BHXH, BHYT:

- Trong kỳ: Ghi số liệu dòng 11 – dòng 14 cột (10 + 6 – 5) mẫu số 07-TBH.

- Lũy kế: Ghi số liệu dòng 19 – dòng 22 cột (10 + 6 – 5) mẫu số 07-TBH.

3. Tổng số  đã thu BHXH, BHYT.

- Trong kỳ: Ghi số liệu dòng 11 – dòng 14 cột 11 mẫu số 07-TBH.

- Lũy kế: Ghi số liệu dòng 19 – dòng 22 cột 11 mẫu số 07-TBH.

11. Báo cáo thu BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu số 10-TBH)

a. Mục đích: Tổng hợp kết quả thực hiện thu BHXH, BHYT của các đơn vị trên địa bàn theo phân cấp quản lý, phân tích theo loại hình quản lý, nhóm đối tượng tham gia và theo từng mức đóng. Đồng thời là cơ sở để lập kế hoạch thu BHXH, BHYT BB.

b. Căn cứ lập: Sổ chi tiết thu BHXH, BHYT bắt buộc (mẫu số 07-TBH).

c. Trách nhiệm lập: Cơ quan BHXH huyện và phòng thu BHXH tỉnh quản lý trực tiếp đơn vị sử dụng lao động.

d. Thời gian lập: Quý, năm.

e. Phương pháp lập: Căn cứ số liệu ghi trên sổ chi tiết mẫu số 07-TBH.

+ Cột 1: Ghi số thứ tự các đơn vị theo loại hình, nhóm đối tượng tham gia BHXH, BHYT BB.

+ Cột 2: Ghi tên các đơn vị tham gia BHXH, BHYT BB trên địa bàn.

+ Cột 3: Ghi mã đơn vị (nếu có).

+ Cột 4: Ghi số lao động tham gia BHXH theo số liệu ở dòng 15 cột 3 mẫu số 07-TBH.

+ Cột 5 = Số liệu dòng 16 cột 4 mẫu số 07-TBH.

+ Cột 6: Ghi số liệu ở dòng 17 cột 4 mẫu số 07-TBH

+ Cột 7: Ghi số liệu dòng 15 cột 7 mẫu số 07-TBH

+ Cột 8: Ghi số liệu dòng 15 cột 8 mẫu số 07-TBH

+ Cột 9: Ghi số liệu dòng 15 cột 9 mẫu số 07-TBH

+ Cột 10: Ghi số liệu dòng 15 cột 5 mẫu số 07-TBH

+ Cột 11: Ghi số liệu ở dòng 15 cột 6 mẫu số 07-TBH

+ Cột 12 = Cột (7 + 8 – 9 – 10 + 11) mẫu này.

+ Cột 13: Ghi số liệu ở dòng 15 cột 11 mẫu số 07-TBH

+ Cột 14: Ghi số liệu ở dòng 18 cột 11 mẫu số 07-TBH

+ Cột 15: Ghi số liệu ở dòng 15 cột 12 mẫu số 07-TBH

+ Cột 16: Ghi số liệu ở dòng 15 cột 13 mẫu số 07-TBH

Lưu ý:

+ Báo cáo năm: Ghi số liệu các chỉ tiêu dòng lũy kế năm trên mẫu số 07- TBH theo các chỉ tiêu dòng, cột tương ứng.

+ Báo cáo thu BHXH, BHYT phải phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH, BHYT trên địa bàn; trường hợp số liệu chưa khớp, đúng phải thuyết minh nêu rõ nguyên nhân.

12. Báo cáo tổng hợp thu BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu số 11-TBH).

a. Mục đích: Tổng hợp tình hình thực hiện thu BHXH, BHYT BB trên địa bàn tỉnh, thành phố. Qua đó đánh giá, phân tích hoạt động thu và thực hiện kế hoạch thu BHXH, BHYT theo từng quí, năm đối với BHXH các địa phương và BHXH Việt Nam.

b. Căn cứ lập: Tổng hợp của mẫu số 10-TBH của BHXH các huyện và của BHXH tỉnh (nếu trực tiếp thu BHXH, BHYT);

c. Trách nhiệm lập:

- BHXH tỉnh, thành phố.

- BHXH Việt Nam (lập báo cáo tổng hợp tình hình thu BHXH, BHYT toàn hệ thống trên cơ sở tổng hợp mẫu số 11-TBH của BHXH các tỉnh, thành phố).

d. Thời gian lập: Quý, năm.

e. Phương pháp lập.

Căn cứ số liệu báo cáo thu BHXH, BHYT BB mẫu số 10-TBH để lập báo cáo tổng hợp thu BHXH, BHYT BB theo từng quí và năm, trong đó:

+ Cột 1: Ghi số thứ tự.

+ Cột 2: Ghi tên BHXH các huyện (quận, thị xã) trên địa bàn.

+ Cột 3: Ghi mã số các đơn vị BHXH huyện (nếu tỉnh lập) hoặc mã số các BHXH tỉnh (nếu BHXH VN lập).

+ Cột 4: Ghi số liệu ở cột 4 mẫu số 10-TBH

+ Cột 5: Ghi số liệu ở cột 5 mẫu số 10-TBH

+ Cột 6: Ghi số liệu ở cột 6 mẫu số 10-TBH

+ Cột 7: Ghi số liệu ở cột 7 mẫu số 10-TBH

+ Cột 8: Ghi số liệu ở cột 8 mẫu số 10-TBH

+ Cột 9: Ghi số liệu ở cột 9 mẫu số 10-TBH

+ Cột 10: Ghi số liệu ở cột 10 mẫu số 10-TBH

+ Cột 11: Ghi số liệu ở cột 11 mẫu số 10-TBH

+ Cột 12: Ghi số liệu ở cột 12 mẫu số 10-TBH

+ Cột 13: Ghi số liệu ở cột 13 mẫu số 10-TBH

+ Cột 14: Ghi số liệu ở cột 14 mẫu số 10-TBH

+ Cột 15: Ghi số liệu ở cột 15 mẫu số 10-TBH

+ Cột 16: Ghi số liệu ở cột 16 mẫu số 10-TBH

+ Cột 17: Ghi số liệu ở cột 17 mẫu số 10-TBH

Lưu ý:

- Báo cáo tổng hợp thu BHXH, BHYT BB bao gồm phần tổng hợp chung (chỉ tổng hợp theo loại hình quản lý, nhóm đối tượng tham gia) và phần tổng hợp theo loại hình quản lý, nhóm đối tượng tham gia có chi tiết cho từng huyện (quận, thị xã) hoặc từng tỉnh, thành phố.

- Báo cáo tổng hợp thu BHXH, BHYT BB phải phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh, thành phố; trường hợp số liệu chưa khớp đúng phải thuyết minh nêu rõ nguyên nhân.

13. Biên bản thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT (Mẫu số 12-TBH)

a. Mục đích: Thẩm định kết quả thực hiện thu BHXH, BHYT bắt buộc của cơ quan BHXH cấp trên với cơ quan BHXH cấp dưới.

b. Thời gian lập:

+ BHXH tỉnh thẩm dịnh đối với huyện hàng quý, năm.

+ BHXH Việt Nam lập khi kiểm tra, thẩm định số liệu quý, năm

c. Căn cứ lập:

- Đối với BHXH các tỉnh, thành phố: căn cứ số liệu mẫu 10-TBH để tổng hợp số liệu vào các chỉ tiêu tương ứng.

- Đối với BHXH Việt Nam: căn cứ số liệu mẫu số 11-TBH để tổng hợp số liệu vào các chỉ tiêu tương ứng.

14. Kế hoạch thu BHXH, BHYT (Mẫu số 13-TBH)

a. Mục đích: Tính toán, lập kế hoạch thu BHXH, BHYT hàng năm

b. Căn cứ lập:

- Bảo hiểm xã hội tỉnh, BHXH huyện căn cứ số liệu đang quản lý theo mẫu số 10-TBH và tình hình kinh tế - xã hội, khả năng mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn, thực hiện kiểm tra, đối chiếu lập dự toán thu BHXH, BHYT năm sau.

- BHXH tỉnh tổng hợp, lập dự toán thu BHXH, BHYT năm sau của toàn tỉnh (02 bản theo Mẫu số 13 – TBH), gửi BHXH Việt nam (Ban thu BHXH)

- BHXH Việt Nam căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm và dự toán thu năm sau do BHXH các tỉnh và BHXH khối lực lượng vũ trang lập, căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tổng hợp và giao dự toán thu cho BHXH các tỉnh và BHXH Quốc phòng, Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ.

c. Trách nhiệm lập: BHXH huyện, tỉnh và BHXH Việt Nam.

d. Thời gian lập:

- Trước 10/10 hàng năm đối với BHXH huyện.

- Trước 15/10 hàng năm đối với BHXH tỉnh.

- BHXH Việt Nam giao kế hoạch thu đối với BHXH các tỉnh, thành phố; BHXH Quân đội Công an, Ban cơ yếu Chính phủ trước ngày 15/01 hàng năm.

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

 

THE VIETNAM SOCIAL INSURANCE
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 902/QD-BHXH

Hanoi, June 26, 2007

 

DECISION

PROMULGATION REGULATION ON COMPULSORY SOCIAL INSURANCE, HEALTH INSURANCE COLLECTING MANAGEMENT

THE GENERAL DIRECTOR

Pursuant to the Law on Social Insurance No. 71/2006/QH11 of June 29, 2006;
Pursuant to the Government’s Decree No. 152/2006/ND-CP of December 22, 2006, on guiding a number of articles of the Law on social insurance regarding compulsory social insurance; the Government’s Decree No.68/2007/ND-CP of April 19, 2007 on regulating and guiding a number of articles of the Law on social insurance regarding compulsory social insurance for army, people’s security officers, and persons engaged in cipher work who enjoy salaries like army or people’s public security officers;
Pursuant to the Government’s Decree No. 63/2005/ND-CP of May 16, 2005 promulgating the health insurance Regulation;
Pursuant to the Government’s Decree No.100/2002/ND-CP of December 6, 2002 of function, task, power and structural organization of Viet Nam Social Insurance;
Pursuant to The Prime Minister’s Decision No. 41/2007/QD-TTG of March 29, 2007 on financial management of Viet Nam Social Insurance  
At the proposal of the Head of social insurance collecting Board,

DECIDES:

Article 1: Promulgating attached with this Decision: the Regulation on compulsory social insurance, health insurance collecting management

Article 2: This Decision replaces for the Viet Nam Social Insurance’s Decision No. 722/QD-BHXH of May 23, 2003, takes effect from July 01, 2007.

Article 3:  Chief of Office,  Chairman of Social Insurance Collection Board, Heads of units under Viet Nam Social Insurance, Director of centrally-affiliated cities and provinces Social Insurance and Head of Social Insurance agency under the Ministry of National Defense, the Ministry of Public Security, the Government Cipher Board are responsible for implement of this Decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL DIRECTOR




Nguyen Huy Ban

 

REGULATION

ON COMPULSORY SOCIAL INSURANCE, HEALTH INSURANCE COLLECTING MANAGEMENT
(Adopted attaching the June 6, 2007 Decision No.902/QD-BHXH of General Director of Viet Nam Social Insurance)

Part 1:

GENERAL PROVISIONS

I. SCOPE OF GOVERNING

This document regulates on compulsory social insurance, health insurance collecting management; implementation duty of employee, employer who take part in compulsory social insurance, health insurance and Social Insurance organization.

II. OBJECT OF APPLYING

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.1. Cadres, officials, public servants under provisions of law on cadres, officials;

1.2. Employees working under labor contracts of indefinite term or labor contracts of a term of full three months or longer under provisions of law on labor, including members, management cadres working and enjoy salaries under labor contracts of a term of full three months or longer in corporations, corporations union which established under Law on corporation; managers of enterprises with the positions prescribed in clause 13, article 4 of the enterprise law,  enjoy salaries for 3 months or longer;

2. The employees participate in social insurance only must be Vietnam citizen, including:

2.1. Officers and professional personnel of the people's army; professional officers and non-commissioned officers, technical officers and non-commissioned officers of the people's police; persons engaged in cipher work and enjoying salaries like army or policemen;

2.2. Non-commissioned officers and soldiers of the people's army and non-commissioned officers and combatants of the people's police on term services;

2.3. Defense workers, police workers of armed forces enterprises;

2.4. Spouses who, during the period of enjoying the spousal regime at overseas Vietnamese agencies, previously participated in compulsory social insurance;

2.5. Laborers who have participated in compulsory social insurance but have not yet received a lump-sum social insurance benefit before going to work overseas for a definite term in accordance with the law on Vietnamese laborers working overseas under contracts of the following types:

a/ Contracts signed with non-business organizations or enterprises permitted to provide the service of sending laborers to work overseas, enterprises sending laborers to work overseas in the form of probation and skill improvement, and enterprises making offshore investment and sending laborers to work overseas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Personal contracts

3. Persons take part in health insurance only, including:

3.1. Persons on pension or monthly social insurance allowance.

3.2. Commune, ward or township cadres who have stopped working and are enjoying monthly social insurance allowances under provisions of the Government’s Decree No. 09/1998/ND-CP of January 23, 1998; persons who are enjoying social insurance allowances under the Prime Minister’s Decision No. 91/2000/QD-TTg of August 4, 2000, persons on monthly social insurance allowance for labor accident or occupational disease are not subject to take part in other health insurance; rubber workers who have stopped working and are enjoying monthly social insurance allowances.

3.3. Incumbent National Assembly deputies and People’s Council deputies at all levels are not in state payroll, political social organizations’ payroll, are not enjoying monthly social insurance benefits or not subject to take part in other health insurance;

3.4. People who act in the resistance war for national release, mother land protection and national obligation conducting, awarded  resistance war medal by State; People with meritorious services to the revolution, are enjoying monthly social preference benefits, are not subject to take part in other health insurance, including:

3.4.1. Revolutionary Activists prior to January 01, 1945; Revolutionary Activists in the period between January 01, 1945 and August 19, 1945;

3.4.2. Spouse, blood father, mother, children of fallen heroes, people with Meritorious Services to caring of fallen heroes;

3.4.3. Heroes of army power, heroes of labour, Hero Vietnamese Mothers;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.4.5. Revolutionary Activist or Resistance Activists who were in prison by the enemy with a certification as provided;

3.4.6. Diseased soldiers, who lose working power by sickness from 61% or more, include class-3 diseased soldiers who lose working power from 41% to 60% with certification from of prior to December 31, 1994;

3.4.7. People with Meritorious Services to the Fatherland;

3.4.8. Beneficiaries of war invalid service, beneficiaries of policies for war invalids, class-B war invalids, diseased soldiers who reduced working capacity from 81% or more, 18-year age or younger or older than 18-year age if going to school or if getting heavy sick and when out of social insurance enjoying time, they are still reduced working capacity from 61% or more.

3.5. People took in the resistance and their children are poisoned chemical toxics used by America in the war in Vietnam are enjoy monthly allowance.

3.6. Commune officers being old and weak stop working, are enjoying monthly allowance according to provisions of the June 20, 1975 Decide No.130/CP of the Governmental Council and the October 13, 1981 Decide No.111/HDBT of  the Governmental Council (now be Government).

3.7. Relation of People’s army officers on working; relation of army professional officers on  working for People’s public security power, relation of cipher officers working for the Governmental Cipher Board and cipher officers who are salaried like people's army, not belong case take part in other health insurance, including: blood father, blood mother, spouse’s blood father, spouse’s blood mother, foster father, foster mother or care persons in law; spouse, blood children under 18 years-age or 18 years age or older but lose working capacity under provisions of  law.

3.8. Social protection beneficiaries are enjoying monthly allowance

3.9. The elderly person over 90 ages and the elderly person who is disable and no relative to rely on, enjoying monthly allowance in the community or gather nurturing center.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.11. The former soldiers of the anti-French resistance war period and people took part in the anti-America resistance war form April 30, 1975 or earlier prescribed in the November 08 2005 Decision No.290/2005/QD-TTg  apart from objects who took in other compulsory health insurance, including: civil soldiers, people’s public security officers, cadres, officials, public servants, National Defense officials, public servants, public security officers, Party People cadres, Youth volunteers, civil army, gathered guerrilla, people out of work for working capacity loss regime.

3.12. Foreign exile pupil studying in Vietnam, are granted scholarship by the Vietnam state

4. Employer take part in compulsory social insurance, health insurance, include:

4.1. Enterprises established and operating under the Enterprise Law; state companies established under the State Enterprise Law on the period of change into limited liability companies or cooperation under the Enterprise Law, enterprises under armed forces.

4.2. State agencies, non-business units; armed force units.

4.3. Political organizations, Socio – politic organizations, socio-politic-professional organizations, socio-professional organizations, other social organizations;

4.4. Organizations, units operate under provisions of law;

4.5. Non - public establishments act in the fields: education and training, health, cultural, sport and physical training, science and technology, environment, social; population, family, protection and caring children and other non-business units;

4.6. Cooperatives, Union Cooperatives established and operated according to the Law on Cooperative;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.8. Foreign agencies, organizations, individuals, international organizations that operate in the territory of Vietnam with Vietnamese employee using, except of having other provisions in international agreements signed or joined in by the Socialist Republic of Vietnam.

5. Social Insurance organizations include: Vietnam Social Insurance; Social Insurance of centrally-affiliated cities and provinces (here in calls as provincial Social Insurance); Social Insurance of provincial-affiliated districts and cities (here in called as district Social Insurance); Social Insurance organizations under the Ministry of National Defense, The Ministry of Public Security, Governmental Cipher Board.

Part II:

SPECIFYING PROVISIONS

I. RATES OF SOCIAL INSURANCE, HEALTH INSURANCE

1. Employees participate in both of social insurance, health insurance stated in point 1, and item 2.5 (2.5.2), point 2, item II, part 1:

1.1. The monthly payable Social Insurance is 20% salary, wage every month, in which employees pay for 5%, the employers pay for 15%;

1.2. The monthly payable health insurance is 3% salary, wage every month, in which employees pay for 1%, the employers pay for 2%;

2. Employees take part in just Social Insurance:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2. The monthly payable Social Insurance is 17% the minimum salary to employees stated in the section 2.2, point 2, item II, part I shall paid by the employers.

2.3. The monthly payable Social Insurance is 16% salary, wage every month to spouses who are enjoying salary from the state budget stated in the section 2.4, point 2, item II, part I, in which the employees pay 5%, the employers pay 11%. In case spouses are not state cadres, public offices however they have a process of taking part in compulsory Social Insurance, health insurance, they shall pay month Social Insurance with 16% the salary which had paid Social Insurance before went abroad, the employers collect their payable money to pay for Social Insurance agency.

2.4. The monthly payable Social Insurance is 16% salary, wage of the month which is prior to the month of going aboard for working to the employees stated in section 2.5 (2.5.1, 2.5.3), point 2, item II, part I, shall be paid by the employees.

3. People who take part in just health insurance.

3.1. The monthly payable health insurance is 3% retirement pension, Social Insurance allowance to people take part in health insurance stated in section 3.1, point 3, item II, part I, shall be paid by Vietnam Social Insurance.

3.2. The monthly payable health insurance is 3%  common minimum salary to people who taking part in health insurance stated in from section 3.2 to section 3.8 and section 3.11, point 3, item II, part I, shall be paid by agency which manage the people taking part in health insurance.

3.3. The payable health insurance according to the premium that yearly state budget arranges for expenditure of medical care of  the people taking part in health insurance stated in section 3.9, 3.10, point 3, item II, part I, shall be paid by agency which manage the people taking part in health insurance.

3.4. The monthly payable health insurance is 3% scholarship to the people taking part in health insurance stated in section 3.12, point 3, item I, part II, shall be paid by agency which issuing the scholarship.

4. The payable Social Insurance as stated in point 1 and point 2, item I, part II, shall be implemented from January 01, 2007 to December 31, 2009.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II. BASIS FOR SOCIAL INSURANCE, HEALTH INSURANCE PREMIUMS

1. For Employees salaried under state regulations:

1.1. Monthly salaries and remuneration on which social insurance premiums are based shall be the salary according to their rank, or grade, position allowances, extra-seniority allowances or professional seniority allowances (if any).

1.2. Monthly salaries and remuneration on which health insurance premiums are based shall be Monthly salaries and remuneration on which Social Insurance premiums are based that stated in section 1.1 of this point adding with regional allowances.

1.3. Salaries and remuneration of employees as stated in section 1.1, 1.2 of this point shall be calculated according to the common minimum salary at the time of payment.

2. For laborers paying social insurance premiums under the salary regime decided by their employers, monthly salaries and remuneration on which health insurance premiums are based shall be salaries and remuneration in the labour contract, but not fewer than the common minimum salary at the time of payment.

2.1. Salaries and remuneration for calculating the payable Social Insurance, health insurance of the enterprise managers who are owners, directors of private enterprise, partners of partnerships, presidents of members’ council, presidents of company, members of management council, general directors, deputy general director, directors, deputy directors, chief accountant and controllers shall be salary provided by the Company’s charter, but it must registered with centrally-affiliated cities and provinces labour state management agency.

2.2. For employees in cooperatives, monthly salaries and remuneration on which Social Insurance, health insurance premiums are based, shall be the salary approved by the Cooperative members' General Meeting and it must registered with labour state management agency according to the management decentralization.

 2.3. For employees of individual business households, cooperative groups monthly and individual, salaries and remuneration on which Social Insurance premiums are based shall be salaries and remuneration regulated by the employers, but must be registered with labour state management agency according to the management decentralization.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 3. Employees work under labour contracts of state companies turned into corporations, state one or many member limited liability companies, if applying the salary scale and table set by the State, shall implement fully the following provisions:

3.1. Have to register with centrally-affiliated cities and provinces labour state management agency where located the headquarters at the time of transformation

3.2. Implementing of transferring and arranging salary, raising up grade or transferring rank according to provisions of state for state companies depend on applied salary scale, table;

3.3. Paying Social Insurance, health insurance premiums on the salary provided in section 3.1 and section 3.2 of this point.

4. In case the employees have salaries and remuneration are higher than 20 months' common minimum salary, monthly salaries and remuneration on which Social Insurance, health insurance premiums are based, shall be equal to 20 months' common minimum salary.

III. MODES OF SOCIAL INSURANCE, HEALTH INSURANCE PAYMENT:

1. Principle of Social Insurance, health insurance payment:

1.1. Every month, at the latest on the end day of month, the employers pay social insurance, health insurance basing on the salary and wage fund of employees taking part in Social Insurance, health insurance; simultaneously extracting from monthly salary and wage of each employees according to the premiums provided in point 1 and point 2, item I of this part in order to pay together into account specialized for collecting of Social Insurance agencies, which opening at the banks or State Treasury.

1.2. Every month, the employers must withheld 2% the payable amount in order to pay in time in 2 regimes on sickness and maternity to laborers. Quarterly, implementing finalizing, in case the finalized amount is smaller than the withheld amount, the employers must pay the balance in the first months of the subsequent quarter.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.4. The employers pay Social Insurance, health insurance premiums by transfer. Case employers or employees pay Social Insurance, health insurance premiums in cash, Social Insurance agencies must guide procedures for paying in Social Insurance agencies’ collecting account. If employers or employees pay Social Insurance, health insurance in cash direct to Social Insurance agencies, as latest, after 3 working days, Social Insurance agencies must pay that money in the collecting account which opened in banks or State Treasury.

1.5. Employees who were assigned for studying, training, working, researching, nursing in home or abroad and still enjoy salary or subsistence fee of units before assigning, they shall must pay 20% for Social Insurance and 3% for health insurance (if any); employees sign labour contract with many units at same point of time, shall register for paying Social Insurance, health insurance premiums under only one contract.

1.6. Only health insurance participants: agency that manage health insurance participants directly, shall make list and register their places for medical examination and treatment to Social Insurance agencies, monthly, transfer health insurance premium in the collecting account opened in State Treasury by Social Insurance agencies. For people who are enjoying pensions, Social Insurance allowances, Vietnam Social Insurance shall transfer from compulsory Social Insurance fund to compulsory health insurance fund. Employees work under labour contracts for enterprises under army forces in which area, they shall implement pay health insurance in that area according to the classify of Social Insurance agencies and must sent attach list of employees who took part in Social Insurance confirmed by Social Insurance agencies under the Ministry of National Defense, Governmental Cipher Board.

1.7. The amount of Social Insurance, health insurance payment in a period shall be counted fully health insurance premiums and interest due of later or lacked paying (if any).

2. When Social Insurance agencies under the Ministry of National Defense, Governmental Cipher Board pay Social Insurance premiums for employees, including employees working under labour contract for enterprises under army forces, they directly pay in collecting account of Vietnam Social Insurance agency opened in central State Treasury.

3. Employers that are production enterprises (raising, transplanting, cultivation) under agriculture, forestry, fisheries, salt production, with implementation of paying salaries or remuneration for crop labours or cycle labours, may pay Social Insurance, health insurance premiums quarterly or 6 months one time, but must present production project and method of paying salaries for labours in order to Social Insurance agency have basic to solve.

4. Individual business households, cooperative groups, individuals hiring and paying wages to laborers, using fewer than 10 employees, may pay Social Insurance, health insurance premiums quarterly but must register and approved by the Social Insurance agency.

5. Employees work abroad provided in section 2.5 (2.5.1 and 2.5.3), point 2, item II, part I, shall pay Social Insurance premiums quarterly, 6 months or 12 months one time or may before one-time pay according to the time of contract; employers collect and pay Social Insurance premiums for employees and register method of payment with Social Insurance agencies or employees pay throughout employers that previous they take part in Social Insurance or pay directly in Social Insurance agencies where they residence before going abroad for work. In case, employees are extended contract or sign new contract in the country receiving labours, shall pay Social Insurance premiums according to provisions in this point or collect arrears for Social Insurance agency after coming back home country.

6. Employees pay Social Insurance premiums by themselves

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.2. Employees provided in point d, clause 3, Article 3 and clause 3, Article 4 of the Government’s Decree No.41/2002/ND-CP, of April 11, 2002, who stop working before January 1, 2007, but have paid social insurance premiums for full 15 years or more and have five years at most to reach the retirement age may voluntarily pay monthly social insurance premiums by themselves, till they have full 20 years of paying social insurance premiums and reach retired age, monthly premiums  since January 01, 2007, equivalent to 16% salary of month before stopping working.

6.3. Subjects who were paid by themselves as provided in section 6.2 and 6.3 this point, shall register paying Social Insurance premiums monthly or quarterly with Social Insurance agencies where they residence.

6.4. Employees have reached the retirement age but have their social insurance premium payment period lacked not exceeding 6 months, shall be paid by themselves one time through employers for number of lacked months, monthly premiums equivalent to 16% salary of month before stopping working .

6.5. Employees have paid social insurance premiums for less than 15 years, lacked duration is not exceeding 6 months (including labours reserving Social Insurance payment duration) died, if have relations enough conditions for enjoying monthly survivorship allowance regime, their relations may pay Social Insurance premiums one time through employers for the number of lacked months. Monthly premiums equivalent to 16% salary of month before employees died; in case employees are reserving Social Insurance payment duration, their relations may pay directly to Social Insurance agency in resident base on reserved salary to enjoy monthly survivorship allowances.

7. Suspension from Social Insurance payment:

7.1. Cases for suspension from Social Insurance payment in Retirement and survivorship allowance fund: units must ensure enough conditions provided in point 2, item C of the January 30, 2007 Circular No.03/2007/TT-BLDTBXH, of The Ministry of Labour, War invalids and Social Affairs. In duration of this suspension, units still must pay enough the amount for Sickness and maternity fund, Labor accident, occupational disease fund and health insurance fund.

7.2. Employees being on leave and enjoying monthly sickness allowance regime for 14 working days or longer in 1 month, both of employees and employers exemption from paying Social Insurance premiums of that month, but must pay health insurance premiums, this duration shall not calculated in time of Social Insurance premiums payment.

7.3. Duration of employees being on leave and enjoying monthly maternity allowance regime shall be calculated in time of Social Insurance premiums payment. In this duration, employees and employers exemption from paying Social Insurance premiums, pay health insurance premiums only.

8. Collection of social insurance arrears.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8.1.1. Non- paid Social Insurance.

8.1.2. Non-paid in regulated time.

8.1.3. To pay incorrect with premiums regulated in   item I of this part.

8.1.4. Paid insufficient the number of people subject to take part in compulsory Social Insurance.

8.1.5. Employees after the working time under labour contract of a term of fewer than 3 months, when expire  labour contract, till continue working or sign new labour contract with that unit, for working duration under prior to labour contract shall must collection of social insurance, health insurance arrears.

8.2. Conditions for collection of arrears: the employee is subject to take part in compulsory Social Insurance; there is his/her name in the labour and salary list of unit and have enough dossiers in relating to duration of collection of arrears.

8.3 Procedures for collection of arrears.

8.3.1. Employers:  Make “the list of collection of compulsory Social Insurance, health insurance arrears” (Form No. 04-TBH) and official document attached together dossiers in relating to employee send to Social Insurance agency.

8.3.2. Social Insurance agency: receiving dossiers, implement inspection, determining the amount must collected of arrears; the amount of collection of arrears shall be 20% Social Insurance and 3 % health insurance (if any) calculated in salaries or remuneration and minimum salary at the time of payment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8.5. The amount of Social Insurance, health Insurance arrears must collect shall be paid in Social Insurance fund opening bank or State Treasury.

8.6. Decentralization for solving: Cases of collection of Social Insurance arrears shall solved by provincial Social Insurance, except from case of collection of arrears aiming to plus duration of taking part in Social Insurance before January 01, 1995, this case shall must have idea in written of Vietnam Social Insurance.

9. Refund the paid Social Insurance, health Insurance premiums.

9.1. Employees who are not subject to take part in compulsory Social Insurance, health Insurance (units dissolute or bankruptcy), pay exceed Social Insurance, health Insurance premiums shall be refund.

9.2 Procedures of refunding: Employees make document to send to Social Insurance agency attach with relating dossiers; provincial Social Insurance agency receives dossiers, implements inspection, evaluation and refunding for unit, non for each employer. In case dossiers are not enough conditions for refunding, must have document to reply for unit, but not later than 15 days, since the day of receiving document of unit.

9.3. In case employers move out area of province, if pay exceeding Social Insurance, health Insurance premiums, the Social Insurance agency where employers move must have document to report Vietnam Social Insurance for solving.

IV. ORDER, PROCEDURES OF TAKING PART IN SOCIAL INSURANCE, HEALTH INSURANCE.

1. Employers take part in Social Insurance, health Insurance for the first time

1.1. Employees: base on their original dossier (decision of employment, decision of rasing up salary of labour contract …) declare 3 copies “Declaration for taking part in compulsory Social Insurance, health Insurance” (Form no. 01-TBH) submit to employer; in case issued Social Insurance notebook shall not must declare, but must submit the Social Insurance notebook only.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.2.1. To inspect, compare the Declaration for taking part in Social Insurance with original dossier of each employee; sign for confirming and must take responsibility on content declared on the declaration of employee.

1.2.2. To Make 02 copies “List of employees taking part in compulsory Social Insurance, health Insurance” (Form 02a-TBh) and photo of decision of establishment or business registration certificate or license of operation; in case employer is individual, shall must submit labour contract.

1.2.3 In the time-limit of over 30 days, since the day of signing labour contract or decision of employment, employers must submit all dossier as regulated above and Social Insurance notebooks of employee (if any) to Social Insurance agency.

1.3. Social Insurance agency.

1.3.1. To receive dossier, inspect quantity, legitimacy of types of document, compare with dossier of employee; write the management code number of unit and each employee in the list and in the Declaration for taking part in compulsory Social Insurance (code number of unit and employee writing according to regulation of Vietnam Social Insurance). In case the dossier is insufficient, Social Insurance agency must guide specifically for unit to finish it.

1.3.2. To sign and seal in “List of employees taking part in compulsory Social Insurance, health Insurance” (Form no.02a-TBH); in duration not exceeding 5 working days since the day of receiving sufficient dossier, must return to unit 01 copy of list for unit to implement paying Social Insurance, health Insurance premiums, Social Insurance agency shall save 01 copy of the list; for 03 declaration (Form No.01-TBH) of employee after issuing Social Insurance notebook is finished, shall return to unit 02 declaration together with  Social Insurance notebook.

2. Employers take part in Social Insurance, health Insurance

2.1. Increasing or decreasing of labours or change bases for paying Social Insurance, health Insurance premiums in month

2.1.1. Employers: make 02 copies “List of adjustment on labour and compulsory Social Insurance, health Insurance premiums” (Form No.03-TBH) attach with dossier such as: declaration, decision of employment, transferring, leaving of work or labour contact, decision of salary up or down, health Insurance card (if any), submit to Social Insurance agency prior to the 20th of month. Cases of Increasing or decreasing since the 16th of month or later shall make list and implement in the head of next month.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2. When employer moves from this area to other area, must present dossier attaching “List of adjustment on labour and compulsory Social Insurance, health Insurance premiums” (Form No.03-TBH); pay fully Social Insurance, health Insurance premiums for employees till the time of moving; provincial Social Insurance agency where moving shall confirm Social Insurance notebook for employee; employer register of taking part in Social Insurance with provincial Social Insurance agency where coming, according to procedures for taking part in Social Insurance, health Insurance in the first time regulated in the point 1, item IV of this part.

2.3. Employer change legal entity, transfer ownership; merger or dissolution, bankruptcy according to regulation of law, must notify in written to Social Insurance agency and pay fully Social Insurance premiums for employee as principle of confirming to the time of paying.

3. For people take part in health Insurance only.

3.1. Management agency of health insurance participants:

3.1.1. To make 02 copies “List of compulsory health Insurance participants” (Form No.02b-TBH) submit to Social Insurance agency.

3.1.2. Monthly, when have fluctuations of participants (Increasing or decreasing), agency make “List of compulsory health Insurance participants” (Form No.02b-TBH) submit to Social Insurance agency before the 20th of month, attaching health Insurance card of decreased participants (if any).  Health insurance participants increasing or decreasing since the 16th of month or later shall make list for implementation in the head on next month.

3.1.3. To issue timely health Insurance card; revoke and submit to Social Insurance agency health Insurance cards in time-limit for using when person having name on card stop taking part in health Insurance. Case of revoking later or failing of revoking, must pay fully the premiums of the rest of time written on the card (except of death).

3.2. Social Insurance agency:

3.2.1. Implement sign “Contact of health Insurance payment” (Form No.05-TBH) with Management agency of health insurance participants. Duration of contract implementation, if changes influent to health Insurance premiums (change of minimum salary, health Insurance premiums, quantity of participants increasing high) must sign supplementing contact or appendix of contract.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

V. RESPONSIBILITY OF PARTIES TAKING PART IN COMPULSORY SOCIAL INSURANCE, HEALTH INSURANCE 

1. Employee: to implement declaration contents in “Declaration of taking part in compulsory Social Insurance”, pay Social Insurance, health insurance premiums; reserve Social Insurance notebook when stop working and other responsibility as provisions of laws.

2. Employer:

2.1. To implement fully regulations on make dossier, registration for taking part in Social Insurance, health insurance, if confirming dossier of registration Social Insurance for employee untrue, shall take responsibility according to provisions of laws.

2.2. To supply fully, timely dossiers, documents in relating to Social Insurance, health insurance interest of employee to Social Insurance agency for issuing Social Insurance notebook, health insurance card to employee;

2.3. To pay Social Insurance, Health Insurance premiums fully, timely for employee as regulations.

2.4. To reserve Social Insurance notebook and to issue health insurance card for employee on working; return Social Insurance notebook for employee and collect health insurance card in using time-limit when the employee is not working for unit to submit to Social Insurance agency;

2.5. To inspect, compare with notice of result of Social Insurance, health insurance payment sent by Social Insurance agency; if have difference, combine with Social Insurance agency to predetermine before the 15th of next month, since the 15th , if employer have no idea for feedback, data which noticed by Social Insurance agency shall be right.

2.6. Implementing other responsibility according to regulations of laws;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.1. To manage employee taking part in Social Insurance, health insurance:

3.1.1. Social Insurance agencies at levels operate statistic, monitor changes of employees taking part in Social Insurance, health insurance to manage Social Insurance, health insurance  payment; issue Social Insurance notebook and health insurance card as regulated, and set up methods of management of employees taking part in Social Insurance, management of collected money from Social Insurance, health insurance.

3.1.2 Monthly, analysis, synthesis data of changes of taking part in Social Insurance, health insurance in local, inform to employers who have not yet participated in Social Insurance, health insurance or participated insufficient to urge, guide them for implementation.

3.1.3. Case employers who take part in Social Insurance, Health Insurance, didn’t own implement sufficiently liability of Social Insurance, Health Insurance payment as provisions of law, Social Insurance agency shall make dossier, petition to authorities for handling.

3.1.4. For employers who are taking part in Social Insurance, Health Insurance but in 6 months running, didn’t pay Social Insurance, Health Insurance and had no relations, transactions with Social Insurance agency since the latest Social Insurance paying announcement; Social Insurance agency report to labour management agency in local to inspect and make minutes. To base on the inspection minutes or lately after 45 days since the day of Social Insurance agency’s reporting to labour management agency but receiving idea for answer, Social Insurance agency shall temporary bring name of employer out of book, report professional collection and make dossier for private monitoring.

3.2. Information of result of Social Insurance, Health Insurance payment

3.2.1. Monthly or head month of next period ( with unit paying periodically), base on dossier of registration of taking part in Social Insurance, Health Insurance of units; notice available payment of bank of State Treasury in month, in period of examination, comparison and determination the number of Social Insurance, Health Insurance participant, total salary fund, the amount must pay, the amount have paid, the amount paid exceeding, insufficient and the interests have not yet paid, paid later (if any); make 02 copies “notice of the result of compulsory Social Insurance, Health Insurance payment” (form 08-TBH) send 01 copy to employer’s unit prior to 10th of next month, 01 copy saved in Social Insurance agency.

3.2.2. Confirming on the Social Insurance notebook when paying Social Insurance, instead of notice for employees who pay Social Insurance by themselves and employees who have fewer than 10 employees.

3.3. Operation of Social Insurance, Health Insurance collection

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a. Vietnam Social Security: direct, guide and inspect situation of implementation of task on management collection, issuing Social Insurance notebook, Health Insurance card in branch, including Social Insurance agency under The Ministry of National Defense, The Ministry of Public Security and the Governmental Cipher Board. Determination the average rate interest in year of Social Insurance fund investment act and notice to provincial Social Insurance.

b. Provincial Social Insurance:

-To base on real changes of locality to various level for management of collecting Social Insurance, Health Insurance to appropriate with function and mission

- To set up, manage data basic in relation to employees taking part in Social Insurance, Health Insurance in provincial area;

- To make plan and guide, inspect situation of implementation work of collection, issuance of Social Insurance notebook, Health Insurance card according to the various levels of management and settlement the amount of Social Insurance, Health Insurance payment for district Social Insurance as the defined period of quarter, 6 months, year and make “The minutes on evaluation data of compulsory Social Insurance, Health Insurance collection”    (Form no.12-TBH).

c. District Social Insurance: to operate guide implementation of Social Insurance, Health Insurance collection; issuing Social Insurance notebook, Health Insurance card for employers and employees card according to the various levels of management;

d. Social Insurance under The Ministry of National Defense, The Ministry of Public Security, the Governmental Cipher Board: to direct collect Social Insurance, issue Social Insurance notebook for employees managed by The Ministry of National Defense, The Ministry of Public Security and the Governmental Cipher Board; to make collection plan and report settlement of Social Insurance collection, issue Social Insurance notebook yearly to Vietnam Social Insurance agency.

3.3.2. Make and assign yearly collection plan

a. District Social Insurance: To base on situation of implementation of past year and ability of enlarging employees taking part in Social Insurance, Health Insurance in the area, make 02 copies “Plan on compulsory Social Insurance, Health Insurance collection” for next year (Form no.13-TBH), send 01 copy to provincial Social Insurance before the November 05 yearly.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To make 02 estimates on Social Insurance, Health Insurance collection for employers subject to managed by provincial level, and synthetic whole province, make 02 copies “Plan on compulsory Social Insurance, Health Insurance collection” for next year (Form no.13-TBH), send 01 copy to Vietnam Social Insurance before the November 11 yearly.

- To base on estimates on collection assigned by Vietnam Social Insurance, conduct to apportion estimates on Social Insurance, Health Insurance collection for units under provincial Social Insurance and district Social Insurance before the January 20 yearly.

c. Social Insurance under The Ministry of National Defense, The Ministry of Public Security and the Governmental Cipher Board: make plan of Social Insurance collection send to Vietnam Social Insurance before November 15 yearly

d. Vietnam Social Insurance: base on situation of implementation plan of past year and ability of developing employees of next year of locals, synthetic, make and assign estimates on Social Insurance, Health Insurance collection to provincial Social Insurance and Social Insurance under The Ministry of National Defense, The Ministry of Public Security and the Governmental Cipher Board before the January 10 yearly.

3.3.3. Management of money collection:

- Provincial Social Insurance and district Social Insurance shall not permit to use money collected from Social Insurance, Health Insurance for any purpose (in special case, must be accepted by General director of Vietnam Social Insurance in written).

- Quarterly, provincial Social Insurance (Department of Planning and Finance) and district Social Insurance shall take responsibility for settlement the amount of 2% which kept by units, define redundant or lack differences; and at the same time, sending announcement of settlement to Department of collection or collection division to conduct collecting timely the amount of money which employers have not yet spent in the head of month in next quarter;

- Vietnam Social Insurance evaluate the collecting amount of Social Insurance, Health Insurance in 6 months or year for provincial Social Insurance, Social Insurance under The Ministry of National Defense, The Ministry of Public Security and the Governmental Cipher Board;

3.3.4. Information of report:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Provincial and district Social Insurance agencies conduct the regime of report situation of compulsory Social Insurance, Health Insurance situation (Form no. 09, 10, 11-TBH) in month, quarter, year as the following:

+ District Social Insurance: monthly report before the 22; quarterly report before the 20 of head month of next quarter; yearly report before the January 25 of next year.

+ Provincial Social Insurance: monthly report before the 25 of every month, quarterly report before the end day of the first month of next quarter; yearly report before the February 15 of next year.

- Social Insurance under The Ministry of National Defense, The Ministry of Public Security and the Governmental Cipher Board BHXH: conduct report of collection of 6 head yearly months Social Insurance before the July 30 and yearly report before the February 15 of next year.

3.3.5. Management of dossiers and documents:

- Provincial and district Social Insurance agencies update information, data of Social Insurance, Health Insurance participants to service timely for professional works and management.

- Provincial Social Insurance agencies set up system of code number of units taking part in Social Insurance which applied in provincial area according to guide of Vietnam Social Insurance. The code of taking part in Social Insurance is used for issuing for unit to Social Insurance registration is united used in dossiers, papers, books and professional reports.

- Social Insurance agencies of levels shall operate to various, store and preserve dossiers, documents of Social Insurance, Health Insurance collection, ensure scientific to convenience in exploiting; using. To conduct informational and technology application to manage Social Insurance, Health Insurance participants; issue Social Insurance notebook, Health Insurance card for compulsory Social Insurance, Health Insurance participants.

VI. HANDLING VIOLATIONS ON COMPULSORY SOCIAL INSURANCE, HEALTH INSURANCE COLLECTION.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.1. Regarding to employees and employers: don’t pay, pay wrongly with provided time limit, wrongly with the provided rate; pay insufficiently the number of persons subject to take part in Social Insurance.

1.2. Regarding to Social Insurance organizations: intentionally, cause difficulty or prevent taking part in Social Insurance, Health Insurance, annoying and harass with employers and employees.

2. Employers who have activity of Social Insurance payment stating at the item 1.1, point 1 of this section, beside of having to pay the amount of money not yet paid or paid lately and handled according to provisions of laws, they shall have to pay the interest arising because of not yet paying or paying lately.

2.1. Cases shall calculate interest: except of the amount of 2% which employers may keep and the amount of Social Insurance in period must pay, all the rest of amount not yet paid or paid lately must calculate interest at all.

2.1.1. The time point of calculation: After the 30 since the day out of time of Social Insurance paying

2.1.2. Interest for calculation: according to the rate (%) of the interest of investment activity from Social Insurance fund in year.

2.1.3. Formulation for calculation:

L = D x  x t

In there:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ D: The amount of money which not yet paid, paid lately subject to cases must calculate interest.

+ K: rate of interest of investment activity from Social Insurance fund in year.

+ t: the number of day not yet paid, paid lately must calculate interest.

Example: A unit has not yet paid or paid lately the amount of 100 million dong (D), interest from investment activity of Social Insurance fund in year is 8.4% year (K). Duration of paid lately, insufficient paid must calculate interest is 60 days (t).

So that, the interest of not yet paid, lately paid of unit shall be L = 100.000.000 x 8.4%/ 365 x 60 = 1.380.822 dong.

2.2. Cases shall not calculate interest: the amount of Social Insurance which is lately paid because state adjust minimum salary or modify the salary regime or competent agencies decide to raise salary lately, raise salary with effective time return back before the day of promulgation of decision.

2.3. The interest of the money not yet paid or paid lately shall pay in Social Insurance fund that opening in state bank or treasure.

3. Employees, employers and Social Insurance organizations have activity violating provisions on Social Insurance, Health Insurance, depend on nature and seriousness of violation, shall be taken administrative violation sanction, discipline handling, if cause damage must compensate, serious cases shall be examine for penal liability according to provisions of laws.

Part 3:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Employers who paid Social Insurance in period from January 01, 2007 to June 30, 2007 with rate of 20% including regional allowance or paid over 20 times of general minimum salary or paid Social Insurance base on salary in foreign currency which not yet conducted according to rate exchanged on the January 02, 2007, announced by the Vietnam state bank, Social Insurance agencies shall inspect, compare, define the difference (redundant, lack) to adjust the amount must collect or the amount collected in the July of 2007.

2. Employers that kept the amount of 2% must collect from the January 01, 2007 to expensive timely 2 regime of sickness and maternity, Social Insurance agencies shall make settlement of quarter I, II/12007, define the redundant or lack difference to write rising the amount must collect or the collected amount for employers in the July of 2007.

3. Regarding to employees who are pay Social Insurance by themselves with the rate of 15%  salary, wage of the month before leaving work, since the January 01, 2007, must pay with the rate of 16%, Social Insurance agencies shall conduct collect for supplementing 1% and write on Social Insurance notebook for employees.

4. Case of paying lately, Social Insurance agencies shall conduct calculate interest according to provisions at the item 2.1, point 2, section III, the part II since January 01, 2007.

5. Provincial Social Insurance have responsibility for popularization, organization or conducting provisions on Social Insurance, Health Insurance collection, issuing Social Insurance notebook, Health Insurance card timely for units and employees.

;

Quyết định 902/QĐ-BHXH năm 2007 quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc do Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu: 902/QĐ-BHXH
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký: Nguyễn Huy Ban
Ngày ban hành: 26/06/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [7]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 902/QĐ-BHXH năm 2007 quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc do Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [5]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…