Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 606-TTg

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 1995

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 19-CP ngày 16-2-1995 của Chính phủ về thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế Tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 2. Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ban hành. Chủ tịch Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 606-TTg ngày 26-9-1995 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất các tổ chức Bảo hiểm xã hội hiện nay ở Trung ương và địa phương do hệ thống Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đang quản lý để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội theo pháp luật của Nhà nước.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan Nhà nước về lĩnh vực có liên quan và sự giám sát của tổ chức công đoàn.

Điều 2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng, trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.

Quỹ bảo hiểm xã hội được hạch toán độc lập được Nhà nước bảo hộ và quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước.

Điều 3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống tập trung thống nhất từ Trung ương đến huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh.

Điều 4

Biên chế và kinh phí hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian đầu do Nhà nước cấp.

Về kinh phí hoạt động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong một văn bản riêng.

Chương 2:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Điều 5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

1- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thu bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ luật lao động, Điều lệ bảo hiểm xã hội và các quy định của Chính phủ.

2- Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và tổ chức việc chi trả bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội được đẩy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.

3- Được quyền từ chối việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi man trá, làm giả hồ sơ, tài liệu để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, đồng thời ra văn bản thông báo việc từ chối chi trả đó cho đương sự, cơ quan sử dụng lao động và cơ quan pháp luật.

4- Bồi thường mọi khoản thu, chi sai các quy định của Nhà nước về bảo hiểm xã hội cho các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

5- Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án và biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ.

6- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về định mức chi phí quản lý, định mức lệ phí thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội và các quy định khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm xã hội và tổ chức thực hiện các quy định nói trên.

7- Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có liên quan việc sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội phù hợp với tình hình của đất nước trong từng giai đoạn.

8- Lưu giữ hồ sơ, cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

9- Tổ chức thực hiện công tác thống kê, hạch toán, kế toán; hướng dẫn nghiệp vụ thu, chi bảo hiểm xã hội và kiểm tra việc thực hiện; tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội.

10- Kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi bảo hiểm xã hội.

11- Giải quyết kịp thời các khiếu nại của người tham gia bảo hiểm xã hội về việc thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội.

12- Thực hiện việc hợp tác quốc tế về sự nghiệp bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ.

13- Quản lý tổ chức, viên chức, tài chính, cơ sở vật chất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của Nhà nước.

14- Thực hiện việc báo cáo theo định kỳ về thu, chi và các hoạt động về bảo hiểm xã hội cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.

15- Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quan hệ trực tiếp với các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể nhân dân ở Trung ương và địa phương, với các bên giam gia bảo hiểm xã hội để giải quyết các vấn đề có liên quan đến bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ luật lao động, Điều lệ Bảo hiểm xã hội và Quy chế này.

16- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Thủ tướng Chính phủ giao cho.

Điều 6. Tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

1- Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan quản lý cao nhất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2- Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến địa phương, gồm có:

Ở Trung ương: Bảo hiểm xã hội Việt Nam .

Ở các tỉnh, thành pố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) là Bảo hiểm xã hội tỉnh trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) là Bảo hiểm xã hội huyện trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Chương 3:

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Điều 7. Hội đồng quản lý có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1- Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc thực hiện thu, chi, quản lý quỹ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam .

2- Quyết định các biện pháp để bảo toàn giá trị và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội theo phương án trình của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

3- Thông qua dự toán hàng năm về thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội, về chi phí quản lý, định mức lệ phí thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội và thẩm tra quyết toán quỹ bảo hiểm xã hội theo đề nghị của Tổng giám đốc trước khi gửi Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan khác có liên quan.

4- Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có liên quan bổ sung và sửa đổi các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội.

5- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

6- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, bổ sung, sửa đổi Quy chế Tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

7- Xem xét và giải quyết các khiếu nại của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Thành viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm đại diện có thẩm quyền của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Các thành viên Hội đồng quản lý đại diện cho cơ quan mình tham gia vào công tác của Hội đồng quản lý, thảo luận, biểu quyết công việc của Hội đồng quản lý.

Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam có Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

Điều 9. Chế độ làm việc của Hội đồng Quản lý:

1- Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể; họp thường kỳ 3 tháng một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2- Hội đồng quản lý có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách khi Chủ tịch Hội đồng, Tổng giám đốc hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý đề nghị.

3- Các cuộc họp của Hội đồng quản lý phải có đa số thành viên Hội đồng quản lý tham dự. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng phải được 100% thành viên Hội đồng quản lý dự họp biểu quyết tán thành. Những vấn đề quan trọng, nếu ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý còn khác nhau thì Chủ tịch Hội đồng quản lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý có hiệu lực thi hành đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định nói trên.

4- Chủ tịch Hội đồng quản lý ban hành quy chế làm việc nội bộ của Hội đồng, chế độ báo cáo của Hội đồng và phân công nhiệm vụ đối với các thành viên Hội đồng quản lý.

Điều 10. Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam sử dụng dấu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Địa điểm làm việc, kinh phí hoạt động và bộ máy giúp việc Hội đồng quản lý do Bảo hiểm xã hội Việt Nam bảo đảm.

Chương 4:

TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Điều 11. Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng giám đốc quản lý và điều hành thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 5 của Quy chế này theo chế độ thủ trưởng.

Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng quản lý về toàn bộ hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Giúp Tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực có các Phó tổng giám đốc do Tổng giám đốc đề nghị, Hội đồng quản lý trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm.

Điều 12. Cơ cấu tổ chức bộ máy giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

1- Ban quản lý chế độ chính sách bảo hiểm xã hội.

2- Ban quản lý thu bảo hiểm xã hội.

3- Ban quản lý chi bảo hiểm xã hội.

4- Ban kiểm tra - pháp chế.

5- Ban kế hoạch - tài chính.

6- Ban tổ chức - cán bộ.

7- Văn phòng.

8- Trung tâm thông tin - khoa học.

Nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế của các đơn vị nói trên do Tổng giám đốc quy định.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo của các tổ chức nói trên do Tổng giám đốc quyết định.

Khi thực hiện phương án bảo toàn và phát triển quỹ, sẽ thành lập tổ chức riêng do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Điều 13. Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Bảo hiểm xã hội tỉnh do một Giám đốc quản lý và điều hành. Giúp việc Giám đốc có 1-2 Phó giám đốc. Giám đốc, các Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm.

Điều 14. Bộ máy giúp việc Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh gồm một số phòng chuyên môn nghiệp vụ.

Nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế các phòng chuyên môn nghiệp vụ nói trên do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định.

Điều 15. Bảo hiểm xã hội huyện có nhiệm vụ là tiếp nhận đăng ký hưởng chế độ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội tỉnh chuyển đến; thực hiện việc đôn đốc, theo dõi nộp bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn; tổ chức mạng lưới trực tiếp chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người được hưởng trên địa bàn huyện.

Bảo hiểm xã hội huyện do một Giám đốc quản lý và điều hành. ở các huyện có khối lượng công việc nhiều có thể có Phó giám đốc giúp việc Giám đốc. Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm và miễn nhiệm theo phân cấp của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Bảo hiểm xã hội huyện không có cơ cấu tổ chức phòng. Biên chế của Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định trong phạm vi tổng biên chế của Bảo hiểm xã hội tỉnh được Tổng giám đốc phân bổ. Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng viên chức thuộc quyền quản lý.

Việc thành lập Bảo hiểm xã hội huyện do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định căn cứ vào khối lượng công việc, số lượng người và đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn. Tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập Bảo hiểm xã hội huyện thì Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh cử người đại diện tại huyện để thực hiện việc chi trả và đôn đốc theo dõi việc thu, nộp bảo hiểm xã hội trên địa bàn.

Điều 16. Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội huyện là các đơn vị có tư cách pháp nhân, có dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

Điều 17. Biên chế Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian đầu thuộc biên chế sự nghiệp do Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ giao hàng năm theo đề nghị của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Việc tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức làm việc trong cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp phải căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn và trong chỉ tiêu biên chế được giao.

Chương 5:

TÀI CHÍNH

Điều 18. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước.

Điều 19. Nguồn thu Quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm:

1- Đóng góp của các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 36 của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12-CP ngày 26-1-1995 của Chính phủ.

2- Ngân sách Nhà nước chuyển sang gồm có:

- Để chi trả cho các đối tượng đang hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

- Đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động sau ngày ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

- Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

3- Tiền lãi, tiền sinh lời từ việc thực hiện phương án bảo toàn và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội.

4- Thu từ nguồn tài trợ, viện trợ quốc tế và trong nước.

5- Giá trị tài sản của Bảo hiểm xã hội được đánh giá lại theo quy định của Chính phủ.

6- Thu khác.

Điều 20. Nguồn chi quỹ bảo hiểm xã hội gồm có:

1- Chi thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội.

2- Nộp bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

3- Chi hoa hồng đại lý; trả lệ phí thu, chi bảo hiểm xã hội.

4- Chi thực hiện phương án bảo toàn và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội.

5- Chi khác.

Điều 21. Khoản chi thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội hàng năm từ ngân sách Nhà nước phải được tổng hợp trong dự toán ngân sách Nhà nước trình Quốc hội phê chuẩn.

Điều 22. Các chi phí hoạt động của bộ máy quản lý và đầu tư xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hội các cấp trong thời gian đầu tạm thời do ngân sách Nhà nước cấp được hạch toán riêng theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 23 . Báo cáo quyết toán thu, chi tài chính hàng năm phải được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua trước khi gửi Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------

No: 606-TTg

Hanoi, September 26, 1995

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON THE ORGANIZATION AND OPERATION OF THE VIETNAM SOCIAL INSURANCE

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to Decree No.19-CP of February 16, 1995 of the Government on the establishment of the Vietnam Social Insurance;
At the proposals of the Chairman of the Managing Council of Vietnam Social Insurance and the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on the Organization and Operation of the Vietnam Social Insurance.

Article 2.- The Chairman of the Managing Board of the Vietnam Social Insurance and the General Director of the Vietnam Social Insurance shall have to organize the implementation of this Regulation.

Article 3.- This Decision takes effect from the date of its promulgation. The Chairman of the Managing Council of the Vietnam Social Insurance, the General Director of the Vietnam Social Insurance, the Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

REGULATION

ON THE ORGANIZATION AND OPERATION OF THE VIETNAM SOCIAL INSURANCE

(Issued attached to Decision No.606-TTg of September 26, 1995 of the Prime Minister)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The Vietnam Social Insurance is created on the basis of unifying the social insurance organizations run by the Labor, War Invalids and Social Affairs services and the Vietnam General Confederation of Labor at central and local levels to assist the Prime Minister in directing and managing the social insurance fund and executing social insurance regimes and policies according to State laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- The Vietnam Social Insurance has the status of a juridical person, an official seal and a separate bank account. It is headquartered in Hanoi.

The Social Insurance Fund is an independent accounting unit, and is protected and managed in a uniform way according to the State financial regime.

Article 3.- The Vietnam Social Insurance is organized and managed in a uniform way from the central level to districts and provincial cities.

Article 4.- The payroll and operating budget of the Vietnam Social Insurance shall be provided by the State in the starting period.

The Vietnam Social Insurance shall work out its operating budget with the Ministry of Finance, and submit it to the Prime Minister for approval in a separate document.

Chapter II

TASKS, POWERS AND ORGANIZATION OF THE VIETNAM SOCIAL INSURANCE

Article 5.- The Vietnam Social Insurance has the following tasks and powers:

1. To direct and organize the collection of social insurance premiums as provided for by the Labor Code, the Regulation on Social Insurance, and other Government provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To refuse payment of social insurances to the buyers when the authorized State agency concludes that they have committed frauds or forged files and documents to become entitled to social insurances and, at the same time, record this refusal in a written document to the persons, to whom payment of insurances is denied, their employers and the law-enforcement authorities.

4. To compensate for all collections and payments conducted not in compliance with State provisions on social insurance to the buyers, and to be held responsible before law for such wrong doings.

5. To design and organize the implementation of plans and measures to preserve and increase the value of the social insurance funds in line with the Government regulations.

6. To submit to the Prime Minister for decision on the management cost, the collection and payment fees, and the other provisions related to social insurances and the implementation of the above-mentioned provisions.

7. To propose to the Government and the related State agencies on amending and supplementing social insurance policies and regimes to make them suitable to the situation of the country in each period.

8. To organize and maintain records on, and issue cards of, social insurances.

9. To organize statistic documentation and financial accounting; to provide guidance on and inspect the collection and payment of social insurances; to organize dissemination of information and education on social insurance regimes and policies.

10. To monitor the implementation of the regimes on collection and payment of social insurances.

11. To settle in a timely manner complaints from the insured on matters concerning the implementation of social insurance regimes and policies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



13. To manage the apparatus, staff, finance and material basis of the Vietnam Social Insurance as provided for by the State.

14. To file periodical reports to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance on the work of collection, payment and other activities of social insurance.

15. The Vietnam Social Insurance is authorized to enter into direct relations with State agencies and people's organizations at central and local levels, and with the parties to social insurances to solve problems related to social insurances in compliance with the provisions of the Labor Code, the Regulation on Social Insurances and this Regulation.

16. To carry out other tasks assigned by the Prime Minister.

Article 6.- The organization of the Vietnam Social Insurance:

1. The Managing Council of the Vietnam Social Insurance is its highest managerial body.

2. The Vietnam Social Insurance is organized as a system from the center to the grassroots, which includes:

- At the central level: The Vietnam Social Insurance;

- In provinces and cities directly under the Central Government (hereafter referred to as provincial level) are services under the Vietnam Social Insurance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III

THE MANAGING COUNCIL OF THE VIETNAM SOCIAL INSURANCE

Article 7.- The Managing Council has the following tasks and powers:

1. To direct, monitor and control the collection to, payment from, and management of, the fund of Vietnam Social Insurance.

2. To decide on measures to preserve and increase the value of the social insurance fund according to the plan already approved by the General Director of the Vietnam Social Insurance.

3. To approve the annual financial plan for collection and payment of social insurances and the collection and payment fees, and check the financial statements of social insurance funds at the request of the General Director before submitting them to the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the other concerned agencies.

4. To recommend to the Government and concerned State agencies to amend and supplement policies and regimes on social insurance.

5. To make proposal to the Prime Minister on the appointment and dismissal of the General Director and Deputy General Directors of the Vietnam Social Insurance.

6. To propose to the Prime Minister to issue, amend and supplement the Regulation on the organization and operation of the Vietnam Social Insurance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- The members of the Managing Council of the Vietnam Social Insurance include the authorized representatives of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance, the Vietnam General Confederation of Labor and the General Director of the Vietnam Social Insurance. The members of the Managing Council are representatives of their agencies and shall take part in the activities of the Council and shall discuss and vote on its work.

The Managing Council of the Vietnam Social Insurance has a Chairman, Vice Chairmen and members, all appointed and dismissed by the Prime Minister at the proposal of the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel.

Article 9.- The working regime of the Managing Council:

1. The Managing Council shall work collectively; and meet every three months to consider and decide on matters concerning its tasks and powers.

2. The Managing Council may call extraordinary sessions to settle matters of urgency at the request of its Chairman, the General Director or of over 50% of its members.

3. The meetings of the Managing Council must be attended by the majority of its members. The resolution and decision of the Council must have the approval of 100% of the attending members. On important issues, if the opinions of the Council members are divided, the council Chairman must report to the Prime Minister for decision.

The resolutions and decisions of the Managing Council shall be binding to the Vietnam Social Insurance; the General Director of the Vietnam Social Insurance is responsible for organizing their implementation.

4. The Chairman of the Managing Council shall issue a working statute within the Council, its reporting routine and the allocation of duties to the Council members.

Article 10.- The Managing Council of the Vietnam Social Insurance shall use the same official seal of the Vietnam Social Insurance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

ORGANIZATION OF WORK AT THE VIETNAM SOCIAL INSURANCE

Article 11.- The Vietnam Social Insurance is managed and operated by the General Director to perform its tasks and powers as stipulated in Article 5 of this Regulation, according to the one-head regime.

The General Director is the representative of the juridical status of the Vietnam Social Insurance, and shall be responsible before the Prime Minister and the Managing Council for all the operations of the Vietnam Social Insurance.

Assisting the General Director in all fields of operation are the Deputy General Directors appointed and dismissed by the Prime Minister at the proposal of the General Director and the submission by the Manging Council.

Article 12.- The organization of the assisting staffs for the General Director of the Vietnam Social Insurance is as follows:

1. The Department for social insurance policies and regimes.

2. The Department for collection of premiums.

3. The Department for premiums payments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The Department of planning and finance.

6. The Department of organization and personnel.

7. The Office of the Vietnam Social Insurance.

8. The Center for information and scientific research.

The tasks, powers and staff sizes of these units shall be decided by the General Director.

The appointment and dismissal of the personnel in the leadership of these units shall be decided by the General Director.

In implementing schemes for preservation and development of funds, there shall be separate organizations provided for by the Prime Minister.

Article 13.- The provincial Social Insurance Service shall perform the social insurance duties in the province, as provided for by the General Director of the Vietnam Social Insurance.

The provincial Social Insurance Service shall be managed and operated by a director who shall be assisted by one or two deputy directors. The director and deputy directors of a provincial Social Insurance Service shall be appointed and dismissed by the General Director of the Vietnam Social Insurance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The tasks, powers and staff sizes of these bureaus are decided by the General Director of the Vietnam Social Insurance.

Article 15.- The district Social Insurance Service has the tasks of receiving the registrations for social insurances passed on to it by the provincial service; monitoring and prompting the buying of social insurances by the local employers and employees; and directly handling, or organizing the network for, payments of social insurances to the insured in the locality.

The district Social Insurance Service is managed and operated by a Director. In districts where the workload is heavy, there may be a Deputy Director to assist the Director. The director and Deputy Director of a district Social Insurance Service shall be appointed and dismissed by the director of the provincial service in compliance with the delegation of responsibility by the General Director of the Vietnam Social Insurance.

The district Social Insurance Service shall not have an office apparatus. The size of a district Social Insurance Service shall be decided by the Director of the provincial Social Insurance Service, within the overall staff size for the provincial service approved by the General Director.

The Director of the district Social Insurance Service shall define the tasks and powers for each of the staffs at his/her disposal.

The establishment of a district Social Insurance Service shall be decided by the General Director of the Vietnam Social Insurance on the basis of the workload and the number of insured in that locality. In localities where conditions do not warrant the establishment of a district Social Insurance Service, the director of the provincial Social Insurance Service shall delegate a representative at the district to carry out the payment as well the collection of social insurances at the locality.

Article 16.- The provincial and district Social Insurance Service are entities with juridical status and have their own official seals, bank accounts and offices.

Article 17.- The payroll of the Vietnam Social Insurance in the starting period shall belong to the public service payroll allocated annually by the Government Commission on Organization and Personnel at the proposal of the General Director of the Vietnam Social Insurance.

The employment and appointment of staffs for work at offices of the Vietnam Social Insurance at all levels must be based on the professional standards and the allocated payrolls.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FINANCE

Article 18.- The social insurance fund is managed in a uniform manner according to the State financial regime.

Article 19.- The sources of the social insurance fund are:

1. Premiums paid by the buyers of social insurances as stipulated in Article 36 of the Regulation on Social Insurance issued attached to Decree No.12-CP on the 26th of January 1995 of the Government.

2. Allocations from the State Budget for the purposes of:

- Payment to the beneficiaries of social insurances set before the date of issue of the Regulation on Social Insurance.

- Premiums and support budget for purchases of social insurances paid by laborers following the issuance of the Regulation on Social Insurance.

- Purchases of health insurance for the beneficiaries of social insurances.

3. Interests and profits gained from the implementation of schemes for preservation and development of the social insurance fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The asset of the Vietnam Social Insurance after re-evaluation according to Government provisions.

6. Other revenues.

Article 20.- Expenses on social insurance are made:

1. To pay social insurances due to the insured;

2. To buy health insurance according to the provisions of the Regulation on Social Insurance;

3. To pay commissions to agents; cover expenses for the collection and payment of social insurance;

4. To pay for the implementation of the schemes for preservation and development of social insurance funds;

5. Other expenses.

Article 21.- The annual expenses from the State budget for the implementation of social insurances must be included in the State budget proposal to be submitted for approval by the National Assembly.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23.- The annual statement on financial revenues and expenses must be approved by the Managerial Council and General Director of the Vietnam Social Insurance before being sent to the Ministry of Finance and the other concerned State agencies.

Chapter VI

FINAL PROVISIONS

Article 24.- This Regulation takes effect from the date of its issue. The Chairman of the Managing Council and General Director of the Vietnam Social Insurance, the Ministers, the Heads of the agencies attached to the Government, and the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Regulation.

;

Quyết định 606-TTg năm 1995 về Quy chế tổ chức và hoạt động của bảo hiểm xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 606-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 26/09/1995
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 606-TTg năm 1995 về Quy chế tổ chức và hoạt động của bảo hiểm xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [5]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…