Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 4856/QĐ-BHXH

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Xét đề nghị của Trưởng ban Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về phân cấp và chế độ quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1556/QĐ-BHXH-TCCB ngày 29/10/2003 và Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 2176/2001/QĐ-BHXH ngày 30/8/2001 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cố hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Trưởng ban Tổ chức Cán bộ, Chánh văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Bộ Nội vụ (để b/c);               
- HĐQL (để b/c);
- TGĐ, các Phó TGĐ;
- Lưu VT, TCCB (5)

TỔNG GIÁM ĐỐC




Nguyễn Huy Ban

 

QUY ĐỊNH

VỀ PHÂN CẤP VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4856/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2008 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định việc phân cấp và chế độ quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Quy định này áp dụng đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bao gồm:

1.1. Cán bộ quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm:

1.1.1. Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

a/ Các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc(các Ban và Văn phòng):

- Trưởng ban, Phó trưởng ban; Chánh văn phòng, Phó chánh văn phòng (sau đây gọi chung là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc).

- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc.

b/ Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (Viện Khoa học bảo hiểm xã hội, Trung tâm Thông tin, Trung tâm lưu trữ, Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, Báo Bảo hiểm xã hội, Tạp chí Bảo hiểm xã hội):

- Viện trưởng, Phó viện trưởng; Giám đốc Trung tâm, Phó giám đốc Trung tâm; Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; Tổng biên tập, Phó tổng biên tập (sau đây gọi chung là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc).

- Trưởng phòng, Phó trường phòng thuộc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, Thư ký toà soạn Báo, Tạp chí (sau đây gọi chung là Trưởng phòng, Phó trưởng phòng).

c/ Các đơn vị trực thuộc khác (ĐẠI diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban quản lý dự án Công nghệ thông tin, Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng):

Trưởng đại diện, Phó trưởng đại diện; Giám đốc, Phó giám đốc Ban quản lý dự án (sau đây gọi chung là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các đơn vị trực thuộc khác).

1.1. 2. ở Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh):

- Giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh; Trưởng phòng, phó trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh; Giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung 1à Bảo hiểm xã hội huyện).

1.2. Công chức được tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch hành chính - sự nghiệp (ngạch hành chính, ngạch tài chính, ngạch y tế theo chức danh tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngành, hoàng lương theo bảng lương hành chính - sự nghiệp (quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14//2/2004 của Chính phủ, thuộc chỉ tiêu biên chế khung được Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao;

1.3. lao dộng họp đồng làm chuyên môn nghiệp vụ không xác định thời hạn và xác định thời hạn từ 1 năm trở lên trong chỉ tiêu biên chế khung (sau đây gọi chung là viên chức chuyên môn nghiệp vụ);

1.4. lái xe cơ quan,

1.5. lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/N-CP ngày I7/11/2000 của Chính phủ để làm công việc bảo vệ và tạp vụ; lao động hợp đồng theo hình thức khoán gọn và lao động hợp đồng mùa vụ ngoài biên chế khung (sau đây gọi chung là lao động hợp đồng 68).

2. Trách nhiệm quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định như sau:

2.1. Tổng giám đốc thống nhất quản lý chung đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thống, trực tiếp quản lý các chức danh:

- Giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh;

- Cán bộ quản lý và công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đối với cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định của Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ.

2.2. Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm trực tiếp quản lý chức danh:

- Trưởng phòng, phó trưởng phòng nghiệp vụ,

- Giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện;

- Kế toán trường hoặc phụ trách kế toán Bảo hiểm xã hội huyện;

- Công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc trong phạm vi được phân cấp quản lý .

Nội dung phân cấp, chế độ quản lý cụ thể được quy định chi tiết tại các mục dưới đây:

II QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG BIÊN CHẾ KHUNG

1. Biên chế khung

Việc giao biên chế khung căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc cụ thể của Bảo hiểm xã hội tỉnh dựa trên các tiêu thức: quy mô tỉnh, thành phố (đơn vị hành chính, diện tích tự nhiên, dân số, điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội); số phòng nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh; số đơn vị trực thuộc theo đơn vị hành chính cấp huyện; số đối tượng tham gia bảo hiểm; số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, số chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, vị trí địa lý, địa hình, giao thông đi lại..., đảm bảo điều kiện cho các hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Biên chế khung bao gồm:

- Cán bộ, công chức chuyên môn nghiệp vụ quy định tại ĐIỂM 1.1. và 1.2. Phần I.

- Viên chức chuyên môn nghiệp vụ (lao động hợp đồng làm chuyên môn nghiệp vụ không xác định thời hạn và xác định thời hạn) quy định tại ĐIỂM 1.3. Phần I.

- Lái xe cơ quan quy định tại ĐIỂM 1.4. Phần I (được quản lý trong biên chế khung)

Số cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế khung yêu cầu phải am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ của ngành, đã tốt nghiệp ít nhất một trường đào tạo theo trình độ chuyên môn của ngạch công chức đòi hỏi.

Biên chế khung được quản lý theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Bảo hiểm xã hội tỉnh không được phép tuyển dụng công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ ngoài chỉ tiêu biên chế khung được giao.

2. Tuyển dụng và bổ nhiệm

2.1. Việc tuyển dụng công chức, viên chức vào ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Thực hiện bằng hình thức thi tuyển công khai do Bảo hiểm xã hợi Việt Nam tổ chức;

- Chỉ tuyển dụng chức danh còn thiếu và đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt theo chức danh và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể;

- Người tham gia dự tuyển phải có trình độ đào tạo và chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí, chức danh cần tuyển;

- Mỗi chỉ tiêu biên chế cần bổ sung phải có số dư người tham gia dự tuyển để tuyển chọn;

- ĐỂ nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của ngành, Bảo hiểm xã hội tỉnh chỉ tuyển những người tốt nghiệp đúng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu chức danh, ưu tiên đào tạo chính quy hoặc tốt nghiệp loại khá, giỏi.

2:2. Việc tiếp nhận công chức, viên chức ở các cơ quan hành chính - sự nghiệp hoặc doanh nghiệp cũng thực hiện trên cơ sở chức danh, tiêu chuẩn, vị trí công tác của biên chế cần tuyển.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ những trường hợp tiếp nhận từ cơ quan hành chính - sự nghiệp hoặc doanh nghiệp về tiêu chuẩn, trình độ và vị trí chức danh cần tuyển làm cơ sở tổ chức thi tuyển hoặc phê duyệt việc tuyển đụng nếu người tiếp nhận đã được bổ nhiệm vào ngạch công chức hành chính - sự nghiệp hoặc làm việc ở doanh nghiệp theo hình thức tuyển dụng. Trên cơ sở phê duyệt, Bảo hiểm xã hội tỉnh ra quyết định tuyển dụng chính thức vào ngành theo hình thức hợp đồng lao động hoặc tiếp nhận công chức.

3. Hợp đồng lao động chuyên môn, nghiệp vụ

3.1. Trường hợp được Bộ Nội vụ giao biên chế lao động hợp đồng thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam phân giao chỉ tiêu lao động hợp đồng và phân cấp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện. Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý theo chức danh, tiêu chuẩn,và vị trí việc làm. Phương thức tuyển dụng thực hiện như sau:

Bảo hiểm xã hội tỉnh thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhận hồ sơ phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và vị trí công tác cần tuyển dụng.

- Thành lập Hội đồng xét tuyển theo quy định để lựa chọn đưa vào danh sách những người đủ tiêu chuẩn theo thứ tự ưu tiên về trình độ, năng lực, học lực của từng đơn vị trực thuộc.

- Gửi danh sách và lý lịch trích ngang (không cần gửi hồ sơ lý lịch) người đủ điều kiện về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để xét duyệt theo quy định. Trên cơ sở thông báo xét duyệt của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh sẽ tuyển dụng theo hình thức hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm chờ chỉ tiêu chính thức trong biên chế khung để thi tuyển.

3.2. Mọi chế độ, chính sách đối với lao động hợp đồng chuyên môn, nghiệp vụ (viên chức chuyên môn nghiệp vụ) được thực hiện như đối với công chức đã được bổ nhiệm vào ngạch công chức.

3.3. Trường hợp biên chế dư do công chức nghỉ chế độ hoặc thuyên chuyển hoặc chết cũng thực hiện tuyển dụng như quy định tại ĐIỂU 3. 1. trên đây.

4. Hợp đồng lái xe cơ quan, Hợp đồng lái xe quy định tại ĐIỂM 1 .4. Phần I trên đây được quản lý như lao động hợp đồng trong biên chế khung. Số lượng lái xe hợp đồng căn cứ trên số đầu xe được cấp theo tiêu chuẩn đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Áp dụng thang bảng lương ngạch hành chính cho chức danh lái xe cơ quan.

5. Điều động, biệt phái công chức, viên chức

Theo quy định của Chính phủ hoặc theo kế hoạch công tác của ngành, có thể điều động, biệt phái có thời hạn công chức, viên chức từ đơn vị này đến đơn vị khác trong ngành. Khi thực hiện việc điều động hoặc biệt phái có thời hạn, công chức, viên chức được giữ nguyên chức vụ lãnh đạo, phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu là cán bộ quản lý), ngạch bậc lương hiện hưởng.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ thực hiện việc điều động công chức, viên chức thuộc các chức danh quy định tại Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ.

Công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ ngạch chuyên viên, cán sự và tương đương có độ tuổi dưới 35 chưa kinh qua công tác bảo hiểm xã hội ở cơ sở và địa phương sẽ được xem xét để biệt phái có thời hạn tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại địa phương.

Quy định phân cấp việc diều động, biệt phái công chức, viên chức như sau:

5.1. Đối với công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Việc điều dộng, biệt phái công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng giám đốc xem xét, quyết định. Quy trình điều động, biệt phái công chức, viên chức thực hiện theo Quy chế làm việc và quản lý cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

5.2. Đối với công chức, viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh:

a/ Việc điều động, biệt phái các chức danh cán bộ quản lý là trưởng phòng nghiệp vụ và giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện đến đơn vị khác thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng giám đốc.

b/ Việc điều động, biệt phái các chức danh cán bộ quản lý là phó trưởng phòng nghiệp vụ và phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện trong phạm vi Bảo hiểm xã hội tỉnh do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định. Sau khi quyết định, trong vòng 01 tuần Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi kèm quyết định điều động, biệt phái.

c/ Việc điều động, biệt phái công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống; viên chức chuyên môn nghiệp vụ, lao động hợp đồng đến làm việc tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh xem xét, quyết định.

d/ Việc diều động, biệt phái cán bộ quản lý Bảo hiểm xã hội tỉnh này sang Bảo hiểm xã hội tỉnh khác do Tổng giám đốc xem xét quyết định trên cơ sở ý kiến của giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đi và Bảo hiểm xã hội tỉnh đến.

5.3. Công chức, viên chức thực hiện nghĩa vụ quân sự, hoặc điều động, biệt phái sau khi hoàn thành nhiệm vụ cơ quan cũ có trách nhiệm bố trí công tác, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, điều động, biệt phái được tính để xét nâng bậc tương theo quy định chung của Nhà nước.

6. Thuyên chuyển công chức, viên chức ra khỏi hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam

6.1. Đối với công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Việc thuyên chuyển công tác của công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam về Bảo hiểm xã hội tỉnh hoặc ra khỏi hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo nguyện vọng cá nhân do Tổng giám đốc xem xét, quyết định.

Quy trình thuyên chuyển công tác của công chức, viên chức thực hiện theo Quy chế làm việc và quản lý cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

6.2. ĐốI với công chức, viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh:

a/ Việc thuyên chuyển công tác đối với các chức danh cán bộ quản lý là trưởng phòng nghiệp vụ và giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện ra khỏi hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo nguyện vọng cá nhân do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định sau khi có ý kiến phê duyệt bằng văn bản của Tổng giám đốc.

Quy trình thuyên chuyển công tác của công chức thực hiện như sau:

Bảo hiểm xã hội tỉnh có văn bản đề nghị Tồng giám đốc xem xét, phê duyệt, nêu rõ lý do và gửi kèm theo các tài liệu có 1iên quan gồm:

+ Đơn xin chuyển công tác của cá nhân.

+ Công văn đề nghị hoặc công văn đồng ý tiếp nhận của cơ quan mới.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có ý kiến phê duyệt bằng văn bản để Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh ra quyết định thuyên chuyển công tác cho công chức.

Sau khi ra quyết định thuyên chuyển công tác của công chức, Bảo hiểm xã hội tỉnh gửi về Ban tổ chức cán bộ Bảo hiểm xã hội Việt Nam 01 bản quyết định để theo dõi, tổng hợp,

b/ Việc thuyên chuyển công tác đối với các chức danh cán bộ quản lý là phó trưởng nghiệp vụ và phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định. Sau khi quyết định, trong vòng 01 tuần Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi kèm quyết định thuyên chuyển.

c/ Việc thuyên chuyển công tác của công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống; viên chức chuyên môn nghiệp vụ, lao động hợp đồng ra khỏi Bảo hiểm xã hội tỉnh theo nguyện vọng cá nhân do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh xem xét, quyết định.

Sau khi ra quyết định thuyên chuyển công tác, Bảo hiểm xã hội tỉnh báo cáo danh sách tăng giảm trong quý về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để theo dõi, tổng hợp).

7. Đình chỉ công tác đối với công chức, viên chức

Việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ quản lý hoặc công chức, viên chức thực hiện trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm những quy định của ngành, chế độ, chính sách hoặc pháp luật nhà nước, mà những vi phạm này cần phải làm rõ trong quá trình kiểm tra, thanh tra hoặc tập trung thời gian để công chức, viên chức kiểm điểm làm rõ vi phạm hoặc xét thấy công chức, viên chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xác minh hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm.

Đình chỉ công tác mang tính tạm thời ngừng làm việc trong thời gian tối đa không quá 3 tháng. Hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu công chức, viên chức không có lỗi, không bị xử lý thì được bố trí về vị trí công tác cũ. Trường hợp bị kỷ luật bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể được bố trí về vị trí công tác cũ hoặc chuyển làm công tác khác. Còn trường hợp vi phạm nặng bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc (sa thải) hoặc nếu nghiêm trọng phải truy tố thì thực hiện theo pháp luật hiện hành.

Việc đình chỉ công tác quy định như sau:

7.1. Đối với công chức,viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Việc đình chỉ công tác đối với cán bộ quản lý hoặc công chức, viên chức thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nang do Tổng giám đốc xem xét, quyết định

7.2. Đối với công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh :

a. Việc đình chỉ công tác đối với các chức danh cán bộ quản lý là trưởng phòng, phó trưởng phòng nghiệp vụ và giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định và có báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam bằng văn bản trong vòng 01 tuần sau khi quyết định. Trong trường hợp đặc biệt, Tổng giám đốc trực tiếp ra quyết định đình chỉ công tác.

b. Việc đình chỉ công tác đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống, viên chức chuyên môn nghiệp vụ, lao động hợp đồng do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh xem xét, quyết định.

III. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI BIÊN CHẾ KHUNG (LAO ĐỘNG HỢP ĐỒNG 68)

1. Lao động hợp đồng ngoài biên chế khung bao gồm:

a. Lao động hợp đồng thực hiện một số công việc theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ như bảo vệ, tạp vụ.

b. Lao dộng hợp đồng theo định mức kinh phí hoặc hương tiền công theo vụ việc tức là lao động hợp đồng theo hình thức khoán gọn và lao động hợp đồng mùa vụ quy định tại ĐIỂM 1.5 Phần I.

2. Quy định chế độ của lao động hợp đồng ngoài biên chế khung tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh

2.1. Đối với chức danh bảo vệ, tạp vụ:

Bảo hiểm xã hội Việt Nam khuyến khích Bảo hiểm xã hội tỉnh thuê, khoán trọn gói bảo vệ, tạp vụ từ các công ty dịch vụ của địa phương. Trường hợp không thuê được thì tuyển dụng bảo vệ hoặc tạp vụ thực hiện hợp đồng hưởng tiền công theo vụ việc trên cơ sở định mức kinh phí hoặc hợp đồng khoán gọn.

Các trường hợp đã được tuyển dụng vào biên chế hoặc hợp đồng có thời hạn thì từng bước chuyển đổi sang hình thúc hợp đồng hưởng tiền công theo vụ việc hoặc hợp đồng khoán gọn.

2.2. Đối với các nhân viên dịch vụ: Nấu ăn tập thể, trông giữ phương tiện đi lại thì kinh phí chi cho những người thực hiện dịch vụ lấy từ lệ phí của người tham gia dịch vụ, không lấy từ nguồn chi hành chính.

2.3. Đối với lao động họp đồng theo định nhức kinh phí hoặc hưởng tiền công theo vụ việc:

- Lao động hợp đồng chỉ được hưởng mức tiền công theo hợp đồng ký kết, không có các chế độ khác kể cả chế độ trợ cấp của ngành.

- Việc thay đổi chế độ tiền công thông qua việc ký kết hợp đồng cụ thể theo từng thời gian.

3. Quy định đối với bảo vệ cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện

- Thực hiện trên cơ sở định mức kinh phí bằng việc ký hợp đồng hưởng tiền công theo vụ việc.

- Các chức danh khác ở Bảo hiểm xã hội huyện không quy định.

4. Thẩm quyền ký kết hợp đồng

Tổng giám đốc ủy quyền cho giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện ký kết hợp đồng đối với các chức danh theo quy định của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ.

IV. QUY ĐỊNH VỀ NÂNG BẬC LƯƠNG, NÂNG NGẠCH, CHUYỂN XẾP NGẠCH, BẬC LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

1. Điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương

Cán bộ, công chức, viên chức nếu đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ thì được xét nâng bậc lương hoặc mức phụ cấp thâm niên vượt khung.

2. Nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Thủ trưởng các đơn vỉ trực thuộc đánh giá công chức về điều kiện thời gian và tiêu chuẩn, có ý kiến tham gia của cấp uỷ, công đoàn cơ sở hoặc công đoàn bộ phận của các đơn vị trực thuộc, có tờ trình Tổng giám đốc nâng bậc lương, thông qua Ban Tổ chức cán bộ thẩm định và trình Tổng giám đốc quyết định nâng bậc lương đối với công chức.

3. Nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh

3.1. Đối với chức danh giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Quy trình thực hiện như sau:

a/ Căn cứ các điều kiện và tếu chuẩn quy định, Bảo hiểm xã hội tỉnh tiến hành thủ tục đề nghị nâng bậc lương hoặc mức phụ cấp thâm niên vượt khung đối với chức danh giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

b/ Trên cơ sở đề nghị của Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét ra quyết định đối với từng cá nhân.

3.2. Đối với các chức danh cán bộ quản lý còn lại và công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh:

Quy trình thực hiện như sau:

a/ Căn cứ các điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định, Thủ trưởng trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức (trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện) tiến hành đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị (kể cả cấp phó), đối với cấp Trưởng thì do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đánh giá.

b/ Các đơn vị (Phòng nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội huyện) lập danh sách cán bộ, công chức, viên chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn gửi về Bảo hiểm xã hội tỉnh (thông qua Phòng Tổ chức - Hành chính hoặc Phòng Tổ chức cán bộ) đề nghị nâng bậc lương hoặc mức phụ cấp thâm niên vượt khung mỗi quý 1 lần hoặc từng tháng tuỳ điều kiện cụ thể của từng đơn vị. Danh sách đề nghị nâng bậc lương hoặc múc phụ cấp thâm niên vượt khung phải có ý kiến tham gia của cấp uỷ, công đoàn.

c/ Trên cơ sở đề nghị của các đơn vị, Trương phòng Tổ chức - Hành chính hoặc Trưởng phòng Tổ chức cán bộ tổng hợp, thẩm định trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh xem xét, ra quyết đình đối với từng cán bộ, công chức, viên chức. Sau khi giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh ra quyết định phải thông báo công khai tại đơn vị.

4. Nâng bậc lương đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh hoặc Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc đánh giá công chức đủ điều kiện thời gian và đạt các tiêu chuẩn theo quy định để có công văn đề nghị Tổng giám đốc xem xét, quyết định nâng bậc lương.

5. Việc nâng bậc lương trước thời hạn

5.1. Việc nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc tại Quyết định số 325/QĐ-BHXH ngày 05/3/2007.

5.2. Việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo để nghỉ hưu thực hiện theo quy định hiện hành (Quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05/10/2005 của Bộ Nội vụ) trên cơ sở phân công trách nhiệm thực hiện quy định tại Mục 2 và 3 nêu trên.

Các điều kiện cần thiết để nâng bậc lương trước thời hạn:

- Điều kiện thời gian giữ bậc cũ phải đủ 2/3 thời gian quy định trở lên đối với ngạch tương ứng;

- Đạt các tiêu chuẩn quy định;

- Đã có thông báo thời gian nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí (trong Quyết định nâng bậc lương ghi rõ số thông báo, ngày, tháng, năm thông báo của Thủ trưởng đơn vị theo phân cấp).

Việc nâng bậc lương trước thời hạn phải có sự phê duyệt của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

6. Việc chuyển xếp ngạch, bậc lương

Việc chuyển xếp ngạch, bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức được điều động, thuyên chuyển công tác từ khu vực ngoài hành chính - sự nghiệp về ngành hoặc do thay đổi vị trí công tác hoặc chức danh của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành do Bảo hiểm xã hội Việt Nam trực tiếp quyết định trên cơ sở đề nghị của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

7. Việc nâng ngạch công chức

7.1. Việc nâng ngạch công chức phải thông qua kỳ thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính, ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyên viên cao cấp do Bộ Nội vụ thực hiện trên cơ sở sơ tuyển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc do Bảo hiểm xã hội Việt Nam trực tiếp thực hiện khi được Bộ Nội vụ uỷ quyền.

7.2. Việc nâng ngạch công chức đặc cách (không qua thi) đối với cán bộ, công chức, viên chức từ ngạch nhân viên, cán sự, chuyên viên cao đẳng (A0) lên ngạch chuyên viên (A1) thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ (Thông tư số 07/2007/TT-BNV ngày 04/7/2007 của Bộ Nội vụ) do Bảo hiểm xã hội Việt Nam trực tiếp thực hiện trên cơ sở đề nghị của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

7.3. Việc nâng ngạch công chức đặc cách (không qua thi) đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ (Thông tư số 03/2008/TT-BNV ngày 03/6/2008 của Bộ Nội vụ).

V. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CHẾ ĐỘ THÔI VIỆC

1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam

1.1. Chế độ bảo hiểm xã hội:

a/ Tổng giám đốc trực tiếp thông báo nghỉ hưu và ra quyết định nghỉ hưu, chế độ hưu chờ, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Thời gian thông báo nghỉ hưu, thời gian quyết định nghỉ hưu thực hiện theo quy định chung tại ĐIỂM 3 dưới đây.

b/ Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (trừ chế độ nghỉ dưỡng sức) đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm việc tại Hà Nội do Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội thực hiện và đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Văn phòng đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Hồ Chí Minh do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo quy định hiện hành.

1.2. Chế độ trợ cấp thôi việc theo Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ:

Tổng giám đốc trực tiếp ra quyết định hưởng chế độ trở cấp thôi việc theo Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh

2.1. Đối với chức danh giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh:

2.1.1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam trực tiếp thông báo nghỉ hưu, quyết định nghỉ hưu theo quy định và trực tiếp ra quyết định hưởng các chế độ: hưu trí, trợ cấp tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp hàng tháng, trợ cấp bảo hiểm xã hội 1lần, chế độ thôi việc hoặc tử tuất.

Quy trình hồ sơ xét hưởng các chế độ thực hiện theo quy định hiện hành.

Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm cấp thẻ, sổ hưởng bảo hiểm xã hội và tổ chức chi trả các chế độ: hưu trí, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp hàng tháng, trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần, tử tuất và chế độ thôi việc theo các quy định hiện hành.

2.1.2. Bảo hiểm xã hội tỉnh trực tiếp thúc hiện các chế độ bảo hiểm xã hội: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp một lần, dưỡng sức và bảo hiểm y tế.

2.2. Đối với các chức danh cán bộ quản lý: trưởng phòng, phó trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh; giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện và công chức, viên chức trong biên chế khung thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh phân cấp trách nhiệm thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ thôi việc như sau:

a/ Chế độ hưu trí:

Bảo hiểm xã hội tỉnh thông báo cho từng cán bộ, công chức, viên chức thời điểm nghỉ hưu theo kế hoạch hưu trí hàng năm đã báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam vào tháng 6 năm trước. Sau đó, giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh trực tiếp ra quyết định cho từng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưởng chế độ hưu trí.

b/ Chế độ nghỉ chờ độ tuổi được nghỉ hưu (hưu chờ).

ĐốI với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có nguyện vọng nghỉ việc chờ đủ tuổi để nghỉ hưu, Bảo hiểm xã hội tỉnh có quyết định nghỉ việc chờ hưởng bảo hiểm xã hội.

- Trong thời gian nghỉ chờ hưu, nếu cán bộ, công chức, viên chức có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi, xin thôi việc, chuyển công tác hoặc chết thì Bảo hiểm xã hội tỉnh giải quyết.

c/ Các chế độ bảo hiểm xã hội khác còn lại (kể cả chế độ nghỉ dưỡng sức), chế dộ bảo hiểm y tế và chế độ thôi việc theo Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày, ngày 19/4/2005 của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội tỉnh giải quyết theo các quy định hiện hành.

2.3. Đối với lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ:

Lao động hợp đổng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ để làm bảo vệ, tạp vụ không theo hình thức khoán gọn ngoài chỉ tiêu biên chế khung (không kể số lao động hợp đồng khoán gọn và lao động hợp đồng mùa vụ) đến tuổi nghỉ hưu theo quy định (nam:60; nữ: 55), Bảo hiểm xã hội tỉnh thông báo nghỉ làm việc, ra quyết định nghỉ việc để hưởng bảo hiểm xã hội và thực hiện các thủ tục, hồ sơ xét hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

3. Quy định về thủ tục thực hiện đối với cán bộ, công chức, viên chức đủ điều kiện nghỉ hưu

Thực hiện theo Nghị định số 143/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ.

3.1. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội tỉnh:

a/ Báo cáo kế hoạch nghỉ hưu hàng năm:

Vào tháng 6 hàng năm, Bảo hiểm xã hội tỉnh gửi danh sách cán bộ, công chức, viên chức đủ tuổi nghỉ hưu của năm sau báo cáo về Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định.

b/ Sáu tháng trước khi đến tuổi nghỉ hưu theo quy định (nam: đủ 60, nữ: dủ 55), giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ phép, nghỉ bù (nếu có), chuẩn bị cán bộ thay thế và mọi công việc chuẩn bị khác để khi đủ tuổi thì cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu đúng tuổi theo quy định.

Trường hợp giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đủ tuổi nghỉ hưu thì chủ động thực hiện chế độ nghỉ phép, nghỉ bù, chuẩn bị cán bộ thay thế và mọi công việc khác trong 6 tháng trước khi đến thời hạn nghỉ việc.

c/ Thông báo nghỉ hưu

Trước 6 tháng tính đến ngày cán bộ, công chức, viên chức đủ tuổi nghỉ hưu, giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh ra thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu cho cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ hưu biết.

d/ Quyết định nghỉ hưu:

Trước 3 tháng đến ngày cán bộ, công chức, viên chức đủ tuổi nghỉ hưu, giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh ra quyết định nghỉ hưu. Trong quyết định nghỉ hưu phải có một điều ghi rõ thời điểm nghỉ hưu và hưởng chế đợ hưu trí.

Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm gửi một bản quyết,định nghỉ hưu báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam; đồng thời trình phương án chuẩn bị người thay thế: nếu là cán bộ quản lý thì trình phương án bổ nhiệm; nếu là công chức, viên chức thì trình phương án tuyển dụng (chức danh, tiêu chuẩn, vị trí công tác).

Căn cứ quyết định nghỉ hưu, Bảo hiểm xã hội tỉnh làm các thủ tục hưởng chế dộ hưu trí theo quy định.

e/ Việc ra quyết định nghỉ hưu, thời điểm nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu trí đối với một số trường hợp ngoại lệ theo ĐIỀU 8- Nghị định số 143/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ thì Bảo hiểm xã hội tỉnh phải báo cáo bằng văn bản về Bảo hiểm xã hội Việt Nam và sau khi được Bảo hiểm xã hội Việt Nam chấp thuận mới thực hiện.

3.2. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

a. Thực hiện quy định về thủ tục nghỉ hưu theo Nghị định số 143/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chức danh giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh.

b. Kiểm tra việc thực hiện nghỉ hưu theo quy định của các chức danh cán bộ quản lý và công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quyết định của giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh theo phân cấp.

VI. QUY ĐỊNH VỀ CẤP VÀ QUẢN LÝ SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI, THẺ BẢO HIỂM YTẾ

1. Đối với Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam

a/ Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiến hành lập tờ khai, thẩm định, xét duyệt tờ khai cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Căn cứ tờ khai do Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội thực hiện việc cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm việc tại Hà Nội; Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh thực hiện việc cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Văn phòng đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

b/ Số sổ bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm việc tại Hà Nội được lấy theo số sổ của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội. Số sổ bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Văn phòng đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh được lấy theo số sổ của Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh.

c/ Việc thu bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm việc tại Hà Nội do Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội thực hiện; Đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Văn phòng đại diện -Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo quy định chung.

d/ Giao cho các đơn vị dự toán cấp 3 thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm các đơn vị sự nghiệp trực thuộc và các đơn vị trục thuộc khác 1à đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại thành phố Hổ Chí Minh, các Ban quản lý dự án theo dõi, quản lý, ghi bổ sung hàng năm sổ bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị. Các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc do Ban tổ chức cán bộ theo dõi, quản lý, ghi bổ sung hàng năm.

e/ Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội thực hiện việc cấp thẻ bảo hiểm y tếđối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm việc tại Hà Nội; Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh thực hiện việc cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Văn phòng đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh

2.1. Về cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tê.

a/ Đối với chức danh giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh:

Trường hợp giám đốc, phó giám đốc cần đổi sổ, cấp lại hoặc cấp mới sổ bảo hiểm xã hội (nếu có) thì Bảo hiểm xã hội tỉnh làm hồ sơ gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam xét duyệt.

Căn cứ xét duyệt của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện việc cấp sổ, theo dõi, quản lý, ghi bổ sung hàng năm và xác nhận vào sổ bảo hiểm xã hội (kể cả chốt sổ để điều động, thuyên chuyển, thôi việc, hưu trí, . . .) đối với giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh.

b/ Đối với các chức danh cán bộ quản lý còn lại và công chức, viên chứcthuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh:

Giao giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thẩm định, xét duyệt tờ khai và cấp sổ bảo hiểm xã hội (kể cả lao động hợp đồng); theo dõi, quản lý, ghi bổ sung hàng năm và xác nhận vào sổ bảo hiểm xã hội (kể cả chốt sổ để điều động, thuyên chuyển, thôi việc, hưu trí,. . .).

Quy trình cấp và quản lý sổ thực hiện theo quy đỉnh chung về cấp, quản lý, sử dụng và ghi số sổ bảo hiểm xã hội.

c/ Về cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh cấp thẻ bảo hiểm y tế cho cán bộ, công chức, viên chức bảo hiểm xã hội tỉnh (kể cả giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh).

2.2. Về số sổ bảo hiểm xã hội:

Thống nhất lấy theo quy định chung của ngành, cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh nào lấy số sổ theo tỉnh đó.

VII. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN lý THẺ CÔNG CHỨC

Thẻ công chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam được làm theo mẫu chung do Bộ Nội vụ quy định. Quy định trách nhiệm thực hiện cụ thể như sau:

1. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

a/ Quy định số hiệu của ngành và phát hành mẫu thẻ thống nhất chung cho toàn ngành.

b/ Trực tiếp cấp thẻ cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quản lý, kiểm tra việc sử dụng thẻ, đeo thẻ ở công sở.

2. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội tỉnh

a/ Quy định số thẻ của từng cán bộ, công chức, viên chức. Số thẻ được lấy từ số 1 cho đến hết số biên chế của đơn vị.

b/ Trực tiếp in thẻ công chức theo mẫu quy định chung; viết tên đơn vị, họ

tên công chức, chức vụ, số hiệu và cấp cho từng cán bộ, công chức, viên chức thuộc vị

c/ Quản lý, kiểm tra việc sử dụng thẻ, đeo thẻ ở công sở.

d/ Thay đổi thẻ cho cán bộ, công chức, viên chức khi có sự thay đổi dữ liệu ghi trên thẻ.

VIII. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

Bảo hiểm xã hội Việt Nam coi trọng công tác đào tạo, khuyến khích cán bộ, công chức nỗ lực học tập nhằm nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu công tác của ngành. Việc học tập nâng cao trình độ của cán bộ, công chức, viên chức thực hiện gắn với việc tiêu chuẩn hoá cán bộ. Kết quả học tập là một trong những tiêu chí để xem xét đánh giá, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

1. Nội dung, chương trình đào tạo; đối tượng đào tạo; trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo thực hiện thống nhất theo Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2. Phân cấp quản lý công tác đào tạo

2.1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý đào tạo đối với:

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Cán bộ quản lý thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh gờm giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh.

2.2. Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý đào tạo đối với các chức danh cán bộ quản lý còn lại và công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

2.3. Tuỳ thuộc cấp học của chương trình đào tạo, đối tượng đào tạo việc phân cấp, phân công trách nhiệm cụ thể thực hiện theo Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống.

IX. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC HÀNG NĂM

Hàng năm, kết hợp với đợt tổng kết công tác cuối năm, thủ trưởng các đơn vị tổ chức thực hiện việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý theo quy định tại Quyết định số 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC ngày 05/12/1998 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành Quy chế đánh giá công chức hàng năm.

1. Phân cấp đánh giá công chức hàng năm

1.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội VIỆT NAM:

1.1.1. Đối với chức danh Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng giám đốc đánh giá trên cơ sở Bản tự nhận xét, đánh giá của cá nhân và Bản ý kiến đóng góp của tập thể cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị do bí thư chi bộ, chủ tịch công đoàn và cấp phó cùng ký.

1.1.2. Đối với chức danh Phó thủ trưởng các đơn vị trực thuộc; trưởng phòng, phó trưởng phòng trực thuộc các đơn vị; công chức, viên chức ở các đơn vị do Thủ trưởng đơn vị đánh giá. .

1.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh:

1.2.1 . Đối với chức danh giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh do Tổng giám đốc đánh giá. Quy trình thực hiện như sau:

a/ Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tự đánh giá theo từng nội dung quy định trong phiếu đánh giá công chức hàng năm và hướng dẫn đánh giá công chức hàng năm của Bộ Nội vụ.

b/ Lấy ý kiến đóng góp của tập thể cán bộ, công chức, viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh do bí thư cấp uỷ, chủ tịch công đoàn và phó giám đốc cùng ký.

Phiếu đánh giá công chức hàng năm của giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và ý kiến đóng góp của tập thể cán bộ, công chức, viên chức đơn vị đối với giám đốc gửi về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để Tổng giám đốc đánh giá và xếp loại.

1 .2.2. Đối với các chức đanh phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh; trưởng

phòng nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh; giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện

do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đánh giá.

1.2.3. Cán bộ quản lý thuộc các chức danh phó trưởng phòng nghiệp vụ, phó giám dốc Bảo hiểm xã hội huyện và công chức, viên chức còn lại làm việc ở đơn vị nào (phòng nghiệp vụ hay Bảo hiểm xã hội huyện) do thủ trưởng của đơn vị đó đánh giá.

2. Phiếu đánh giá công chức hàng năm

Thống nhất sử dụng mẫu Phiếu đánh giá công chức hàng năm do Bộ. Nội vụ ban hành.

X. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ HỒ SƠ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức là tài liệu pháp lý phản ánh các thông tin cơ bản nhất về cán bộ, công chức, viên chức bao gồm: nguồn gốc xuất thân, quá trình công tác, hoàn cảnh kinh tế, phẩm chất, trình độ, năng lực, các mối quan hệ gia đình và xã hội của cán bộ, công chức, viên chức.

Phân cấp quản lý hồ sơ cán bộ như sau:

1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm quản lý hồ sơ của các đối tượng:

- Giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh:

Khi cán bộ, công chức được bổ nhiệm giữ chức giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thì Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm chuyển giao kịp thời hồ sơ gốc của cán bộ, công chức về Ban Tổ chức cán bộ Bảo hiểm xã hội Việt Nam lưu giữ.

- Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hổi Việt Nam.

2. Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm quản lý hồ sơ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh bao gồm:

- Trưởng phòng, phó trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh;

- Giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện;

- Công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.

3- Thủ trưởng các đơn vị được phân cấp quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xây dựng và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy đính của Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức số 14/2006/QĐ-BNV ngày 06/11/2006 của Bộ Nội vụ và Công văn số 2646/BHXH-TCCB ngày 19/7/2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức.

XI. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

1- Các hình thức kỷ luật và quy định hiện hành của Nhà nước được áp dụng khi xem xét xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức

1.1 Cán bộ, công chức vi phân các quy định của pháp luật, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

a- Khiển trách;

b- Cảnh cáo;

c- Hạ bậc lương;

d- Hạ ngạch;

đ- Cách chức;

e- Buộc thôi việc.

Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật phải tuân thủ các quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức; Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức và Thông tư số 03/2006/TT-BNV ngày 08/02/2006 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện.

1.2. lao động họp đồngvi phạm kỷ luật thì tùy theo mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong những hình thức sau đây:

a- Khiển trách;

b- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá sáu tháng hoặc chuyển làmcông việc khác có múc lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng hoặc cách chức;

c- Sa thải.

Việc xử lý kỷ luật đối với lao động hợp đồng vi phạm kỷ luật phải tuân thủ các quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

2. Phân cấp trách nhiệm xử lý kỷ luật

2.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh:

2.1.1. Đối với giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Việc xử lý kỷ luật đối với giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh vi phạm kỷ luật do Bảo hiểm xã hội Việt Nam trực tiếp quyết định ở tất cả các hình thức kỷ luật.

2.1.2. Các chức danh cán bộ quản lý còn lại và công chức, viên chức, kể cả lao động hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội tỉnh:

a/ Hình thức kỷ luật hạ ngạch: Bảo hiểm xã hội Việt Nam trực tiếp quyết định kỷ luật trên cơ sở đề nghị của giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh.

b/ Hình thức kỷ luật buộc thôi việc hoặc sa thải: Trên cơ sở thoả thuận của bảo hiểm xã hội Việt Nam, giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện.

c/ Hình thức cách chức đối với trưởng phòng nghiệp vụ, giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện trên cơ sở thoả thuận của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

d/ Hình thức cách chức đối với phó trưởng phòng nghiệp vụ, phó giám đốc bảo hiểm xã hội huyện do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện. Chậm nhất 01 tuần kể từ ngày ra quyết định, Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam kèm theo quyết định.

e/ Các hình thức kỷ luật còn lại: Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh trực tiếp ra quyết định kỷ luật.

g/ Định kỳ, Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm báo cáo về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để theo dõi, tổng hợp.

2.1 .3. Đối với lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11//2000 của Chính phủ để làm công việc bảo vệ, tạp vụ; lao động hợp đồng theo hình thức khoán gọn hoặc hợp động mùa vụ ngoài biên chế khung, giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh trực tiếp xem xét, quyết định kỷ luật.

2.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam vi phạm kỷ luật do Tổng giám đốc quyết định.

3. Hồ sơ xử lý kỷ luật

- Bản tóm !ắt vi phạm kỷ luật và quá trình xem xét xử lý kỷ luật đã tiến hành do Bảo hiểm xã hội tỉnh lập.

- Các bản kiểm điểm của người vi phạm kỷ luật.

- Biên bản họp kiểm điểm có kiến nghị hình thức kỷ luật của đơn vị có người vi phạm kỷ luật (phòng nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội tỉnh hoặc Bảo hiểm xã hội huyện).

- Biên bản về việc cử đại diện tham gia Hội đổng kỷ luật của đơn vị có người vi phạm kỷ luật theo quy định.

- Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật.

- Giấy triệu tập người vi phạm kỷ luật đến cuộc họp của Hội đồng kỷ luật.

- Biên bản họp Hội đồng kỷ luật và quyết nghị của Hội đồng kỷ luật về hình thức kỷ luật.

- Phiếu biểu quyết của Hội đồng kỷ luật, về hình thức kỷ luật.

- Kết luận về vi phạm kỷ luật và kiến nghị của các cơ quan, đơn vị có liên quan (nếu có).

- Các tài liệu, giấy tờ, chứng từ hóa đơn... có liên quan đến vi phạm kỷ luật.

- Công văn của Bảo hiểm xã hội tỉnh đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam ra quyết định kỷ luật hoặc xem xét phê duyệt về hình thức kỷ luật theo các hình thức theo phân cấp trên đây.

4. Đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật nghiêm trọng, bị khởi tố vụ án hình sự, bị bắt tạm giam, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị Tòa án phạt tù

Bảo hiểm xã hội tỉnh phải báo cáo ngay bằng điện thoại qua Ban Tổ chức cán bộ bảo hiểm xã hội Việt Nam biết, sau đó báo cáo bằng văn bản tường trình cụ thể diễn biến sự việc, lý do, tính chất và mức độ vi phạm, hậu quả xảy ra... và thường xuyên báo cáo về Bảo hiểm xã hội Việt Nam diễn biến sự việc, kết quả xử lý của các cơ quan chức năng.

5. Giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật

5.1. Phân cấp giải quyết khiếu nại quyết đinh kỷ luật:

5.1.1. Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ký ban hành.

5.1 .2. Tổng giám đốc có trách nhiệm:

a/ Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ký ban hành.

b/ Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của cấp dưới theo quy định của luật Khiếu nại, tố cáo. Quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng giám đốc là quyết định cuối cùng. .

5.2. Quy trình giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật:

Quy trình giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật theo quy định của luật Khiếu nại, tố cáo và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Khiếu nại, tố cáo.

XII. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐI NƯỚC NGOÀI

1. Thẩm quyền cho phép cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài:

1.1. Việc cử cán bộ, công chức, viên chức hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam đi nước ngoài về việc công như đi công tác, hội họp, hội thảo, tham quan, học tập, nghiên cứu, khảo sát v.v...do Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức hoặc các cơ quan Nhà nước hữu quan mời do Tổng giám đốc xem xét, quyết định.

1.2. Việc cán bộ, công chức, viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh (kể cả lao động hợp đồng bao gồm: lao động hợp đồng không theo hình thức khoán gọn, không xác định thời hạn và xác định thời hạn) đi nước ngoài về việc riêng theo nguyện vọng cá nhân như học tập, thăm hỏi thân nhân, thăm quan du lịch, chữa bệnh v.v... do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.

Việc cấp hộ chiếu phổ thông thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành (Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ).

1.3. ĐốI với giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh ra nước ngoài về việc riêng phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Tổng giám đốc.

14. Việc đề nghị ra nước ngoài đối với một nhóm hoặc một đoàn cán bộ, công chức, viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh để tham quan, du lịch, học tập, nghiên cứu, khảo sát, . . . có trích một phần quỹ phúc lợi của cơ quan hoặc các thành viên tự lo 100% kinh phí thì giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh làm công văn đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam và khi được Tổng giám đốc chấp thuận mới được phép làm thủ tục xuất cảnh.

15. Đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam ra nước ngoài về việc riêng:

a/ Hồ sơ xin phép đi nước ngoài về việc riêng gồm có:

- Đơn đề nghị Tổng giám đốc (qua Ban Tổ chức cán bộ) xem xét, cho phép (đi nước ngoài nêu rõ mục đích chuyến đi, người bảo lãnh chuyến đi, nơi đến, thời gian chuyến đi, dự kiến thời điểm khởi hành, phương tiện đi lại v.v..., có ý kiến đề nghị của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý.

- Giấy mời, thư mời hoặc giấy bảo lãnh của phía nước ngoài.

b/ Sau khi nhận đủ hồ sơ, Ban Tổ chức cán bộ thẩm định, nếu không có vấn đề gì trở ngại, trình Tổng giám đốc ra quyết định cho phép cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài. .

c/ Cá nhân cán bộ, công chức, viên chức được Tổng giám đốc cho phép đi nước ngoài có trách nhiệm tự liên hệ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để làm thủ tục xuất nhập cảnh.

2. Thủ tục cử Cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài về việc công:

2.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức Bảo hiểm hội tỉnh:

a/ Đố với giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh: Sau khi nhận

được quyết định của Tổng giám đốc cử đi nước ngoài, giám đốc, phó giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm kê khai tờ khai xin cấp hộ chiếu (theo mẫu quy định), có dán ảnh và gửi về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để làm thủ tục xuất nhập cảnh.

b/ Trường hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam phân bổ chỉ tiêu cho Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức đúng đối tượng, yêu cầu và có công văn về việc đề xuất nhân sự gửi về bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Sau khi nhận được quyết định cử đi nước ngoài của Tổng giám đốc, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm kê khai tờ khai xin cấp hộ chiếu (theo mẫu quy định) và gửi về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để làm thủ tục xuất nhập cảnh.

c/ Trường hợp được Tổng giám đốc ủy quyền giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh ra quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý đi nước ngoài về việc công, Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm liên hệ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để làm thủ tục xuất nhập cảnh.

d/ Cán bộ, công chức, viên chức được các cơ quan khác mời đích danh cá nhân thì xin phép Tổng giám đốc. Trên cơ sở ý kiến chấp thuận của Tổng giám đốc mới tiến hành các thủ tục cho chuyến đi.

2.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài về việc công thực hiện theo Quy chế làm việc và quản lý cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

XIII. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐI CÔNG TÁC, HỌC TẬP NGOÀI PHẠM VI QUAN LÝ CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH

1. Đối với giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh:

Khi đi công tác, học tập ngoài địa giới quản lý của Bản hiểm xã hội tỉnh, giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh phải giao cho phó giám đốc phụ trách quản lý, điều hành Bảo hiểm xã hội tỉnh. Nếu đi từ 3 ngày (ngày làm việc) trở lên phải báo cáo xin phép Tổng giám đốc bằng văn bản nêu rõ những nội dung dưới đây:

- Nếu đi công tác cần nêu rõ mục đích chuyến đi, nơi đến, nội dung công việc cần giải quyết, cơ quan đối tác, thời gian chuyến đi, dự kiến thời điểm khởi hành, phương tiện đi lại.

- Trường hợp đi học cần nêu rõ cơ quan tổ chức lớp học, nội dung lớp học, thời gian học, thời điểm bắt đầu.

Sau khi có ý kiến chính thức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh mới thực hiện chuyến đi và giao cho phó giám đốc phụ trách điều hành Bảo hiểm xã hội tỉnh.

2. Đối với các chức danh cán bộ quản lý và công chức, viên chức

Việc cử cán bộ quản lý từ phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh trở xuống và công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đi công tác, học tập ngoài tỉnh do giám dốc Bảo hiểm xã hội tỉnh trực tiếp giải quyết trên cơ.sở xem xét nhu cầu công tác, mục đích chuyến đi, khả năng bố trí, sắp xếp công việc của đơn vị, nhưng cũng không quá 10 ngày.

Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về chuyến công tác, học tập của cán bộ dưới quyền.

Riêng việc cử phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đi học tập từ 2 đến 4 tuần, giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh điện thoại báo cáo Tổng giám đốc (qua Ban Tổ chức cán bộ). Trường hợp học tập từ 1 tháng trở lên phải có văn bản xin phép Tổng giám đốc.

XIV. QUY ĐỊNH VÊ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ THĂM HỎI

Các chế độ thăm hỏi đối với cán bộ, công chức, viên chức và thân nhân chủ yếu của cán bộ, công chức, viên chức khi gặp chuyện không may như bị bệnh, gặp tai nạn rủi ro hoặc qua đời, v.v. . . quy định như sau:

1. Đối với giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh qua đời:

Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thăm viếng bằng các hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào không gian và thời gian.

2. Đối với bố mẹ cả bên vợ hoặc chồng giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh qua đời:

Trong phạm vi cho phép (đi, về trong ngày bằng phương tiện ô tô) Bảo hiểm xã hội Việt Nam trực tiếp đến thăm viếng, chia buồn.

Trường hợp ở xa, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ủy quyền cho Bảo hiềm xã hội tỉnh thực hiện việc thăm viếng, chia buồn.

3. ĐốI với cán bộ quản lý còn lại, công chức, viên chức và bố mẹ (cả bên vợ hoặc chồng) của công chức, viên chức qua đời:

Bảo hiểm xã hội tỉnh trực tiếp thăm hỏi hoặc chia buồn.

Trường hợp bản thân trưởng phòng nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội tỉnh; giám đốc bảo hiểm xã hội huyện qua đời, nếu điều kiện cho phép (ở những tỉnh lân cận Hà Nội), Bảo hiểm xã hội Việt Nam trực tiếp đến chia buồn với thân nhân.

XV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1/ Quy định này thay thế Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1556/QĐ-BHXH-TCCB ngày 29/10/2003 và Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 2176/2001/QĐ-BHXH ngày 30/8/2001 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và có hiệu lực kể từ ngày ký.

2/ Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để xem xét giải quyết./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 4856/QĐ-BHXH năm 2008 về phân cấp và chế độ quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu: 4856/QĐ-BHXH
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký: Nguyễn Huy Ban
Ngày ban hành: 21/10/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [12]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 4856/QĐ-BHXH năm 2008 về phân cấp và chế độ quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [4]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [4]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…