Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 460/QĐ-UBND

An Giang, ngày 31 tháng 03 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN GIAI ĐOẠN 2012-2015 VÀ 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Thực hiện lộ trình tiến tới Bảo hiểm Y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang về việc chấm dứt hiệu lực Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2010 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án Phát triển Bảo hiểm Y tế tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế và Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án thực hiện lộ trình tiến tới Bảo hiểm Y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 trên địa bàn tỉnh An Giang (Đính kèm Đề án).

Điều 2. Giao Sở Y tế phối hợp với Bảo hiểm Xã hội và các ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án; định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- TT.TU, HĐND, UBND (báo cáo);
- UBMTTQ tỉnh;
- Lãnh đạo VP.UBND tỉnh;
- Sở: YT, TC, KH-ĐT, LĐTB&XH, NN&PTNT, GD&ĐT, TT&TT, BHXH;
- Báo AG, Đài PT-TH AG;
- Hội, đoàn thể;
- UBND các huyện, thị, thành phố;
- Lưu: VHXH, TH, VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




HViệt Hiệp

 

ĐỀ ÁN

THỰC HIỆN LỘ TRÌNH TIẾN TỚI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 VÀ 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày 31/3/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Thực hiện Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Thực hiện lộ trình tiến tới Bảo hiểm Y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Đề án thực hiện lộ trình tiến tới Bảo hiểm Y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 trên địa bàn tỉnh An Giang (gọi tắt Đề án 538), với những nội dung sau:

1. MỤC TIÊU

1.1. Mục tiêu chung:

Mở rộng phạm vi bao phủ của bảo hiểm y tế về tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế, về phạm vi dịch vụ y tế được thụ hưởng và giảm tỷ lệ chi trả từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ y tế; đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế; tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Tăng tỷ lệ dân số tham gia Bảo hiểm Y tế, phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ trên 70% dân số tham gia bảo hiểm y tế; phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế;

b) Nâng cao cht lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, bảo đảm quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế;

c) Từng bước đổi mới cơ chế tài chính theo hướng đầu tư trực tiếp cho người thụ hưởng dịch vụ y tế thông qua hình thức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế, bảo đảm cân đối thu chi quỹ bảo hiểm y tế.

1.3. Chỉ tiêu

a) Chỉ tiêu chung:

Bảng 1: Chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế tỉnh An Giang

Đơn vị tính: người, tỷ lệ %

TT

Đối tượng tham gia

2012

2013

2014

2015

2020

 

Dân số ước trung bình

2.153.716

2.155.323

2.157.072

2.163.000

2.300.000

 

Số thẻ BHYT (triệu)

1.188.957

1.327.000

1.428.000

1.514.000

1.843.000

 

Tỷ lệ bao phủ chung (%)

55,20%

61%

65%

70%

80%

1

Trẻ em dưới 6 tui

224.010

226.000

228.000

230.000

239.000

2

Bảo trợ xã hội

50.993

58.000

64.000

66.000

75.000

3

Ưu đãi xã hội

13.709

14.000

16.000

16.000

17.000

4

Người thuộc hộ nghèo

197.248

193.000

189.000

187.000

316.000

5

Người thuộc hộ cận nghèo

127.022

123.000

119.000

115.000

245.000

6

Học sinh - sinh viên

206.853

292.000

300.000

301.000

355.000

7

Cán bộ CCVC, người lao động...

82.048

102.000

111.000

118.000

170.000

8

Đối tượng BHYT hộ gia đình

259.870

292.000

357.000

453.000

395.000

9

Đối tượng khác

27.204

27.000

28.000

28.000

31.000

 

Tổng cộng:

1.188.957

1.327.000

1.428.000

1.514.000

1.843.000

b) Chỉ tiêu cụ thể từng địa phương:

Bảng 2: Chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế theo huyện, thị xã, thành phố

Đơn vị tính: người, tỷ lệ %

TT

Đơn vị

Thực hiện năm 2012

Ltrình bao phủ BHYT (%)

Dân số trung bình

Số có thẻ BHYT

Tỷ lệ bao phủ

2013

2014

2015

2020

1

Long Xuyên

280.426

160.471

57,22%

61,00

65,00

70,00

80,00

2

Châu Đốc

112.024

57.451

51,28%

57,00

65,00

70,00

80,00

3

An Phú

180.013

100.636

55,90%

61,00

65,00

70,00

90,00

4

Tân Châu

172.359

77.662

45,06%

54,00

63,00

70,00

80,00

5

Châu Phú

246.112

134.027

54,46%

58,00

62,00

65,00

80,00

6

Phú Tân

209.950

108.392

51,63%

55,00

60,50

65,00

80,00

7

Tịnh Biên

121.308

88.971

73,34%

75,00

78,00

82,00

90,000

8

Tri Tôn

132.803

102.498

77,18%

79,00

81,00

83,00

90,00

9

Chợ Mới

346.854

174.476

50,30%

56,00

61,00

65,00

80,00

10

Châu Thành

170.817

88.417

51,76%

54,00

55,00

70,00

80,00

11

Thoại Sơn

181.194

97.935

54,05%

59,00

65,00

70,00

80,00

 

Tổng cộng:

2.153.717

1.188.957

55,20%

61,00

65,00

70,00

82,73%

2. CÁC GIẢI PHÁP

2.1. Thông tin, tuyên truyền và phổ biến chính sách, Pháp luật về bảo hiểm y tế.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo về triển khai thực hiện Đề án 538 của Thủ tướng Chính phủ tới các địa phương, hướng dẫn đưa các chỉ tiêu thực hiện Đề án vào các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương và tổ chức thực hiện;

- Xây dựng Kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế tới tất cả các nhóm đối tượng trên phạm vi toàn tỉnh;

- Tổ chức hội nghị, tập huấn cho các cán bộ ngành Y tế và cán bộ Bảo hiểm Xã hội về các văn bn quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm y tế;

- Mở các chuyên mục thông tin, truyền thông về chính sách pháp luật bảo hiểm y tế trên các chuyên trang Báo An Giang và Đài phát thanh - Truyền hình An Giang đngười dân hiểu và tham gia; Đổi mới nội dung tuyên truyền và tăng cường công tác truyền thông, vận động sâu rộng trong nhân dân về chính sách bảo hiểm y tế làm thay đi nhận thức trong nhân dân, đặc biệt những gia đình hộ nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên và người lao động.

2.2. Tăng cường vai trò các cấp chính quyền địa phương các cấp trong việc tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế.

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo theo Quyết định số 2162/QĐ-UBND ngày 28/9/2009 của UBND tỉnh về thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Luật Bảo hiểm Y tế;

- Trình Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết về thực hiện chính sách bảo hiểm y tế tại địa phương, xem đây là chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương; tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế và việc thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân tại địa phương;

- Xây dựng Kế hoạch, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Đề án để đạt các mục tiêu, chỉ tiêu mà Kế hoạch của tỉnh giao.

2.3. Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Phòng chống các bệnh truyền nhiễm: Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình tiêm chủng, các giải pháp cộng đồng và cá nhân trong dự phòng các bệnh truyền nhiễm, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân”.

- Phòng chng các bệnh không lây nhiễm: Triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm, tập trung vào các hoạt động truyền thông, giáo dục thực hành thói quen, lối sống có lợi cho sức khỏe, tăng cường rèn luyện thlực, cùng với các biện pháp chuyên môn y tế đquản lý tt các bệnh không lây nhiễm tại cơ sở y tế và tại cộng đồng.

- Phòng chống suy dinh dưỡng: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống suy dinh dưỡng và phòng ngừa tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em.

- Tiếp tục kiện toàn, củng cố mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em; tăng cường đầu tư ngân sách cho các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa nhằm cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em và thực hiện “Mục tiêu thiên niên kỷ về giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ em”.

2.4. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm tế.

- Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như: thực hiện đề án Bác sỹ gia đình theo lộ trình của Bộ Y tế; đề án luân phiên cán bộ y tế thực hiện nghĩa vụ xã hội đối với vùng núi, vùng khó khăn, y tế cơ sở nông thôn giai đoạn 2013 - 2015; đề án giảm quá tải bệnh viện.

- Thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính trong các quy trình khám chữa bệnh, thanh toán chi phí khám bệnh; tăng cường số phòng khám, giờ khám đngười bệnh bảo hiểm y tế được khám nhanh hơn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận bệnh, chẩn đoán, xét nghiệm, kê đơn và thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho các người bệnh tham gia bảo him y tế.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ đáp ứng sự hài lòng người bệnh bảo hiểm y tế.

- Tăng tỷ lệ Trạm Y tế có bác sỹ và trang bị thêm các trang thiết bị cần thiết cho Trạm Y tế đphục vụ công tác khám chữa bệnh tuyến dưới ngày một tốt hơn.

2.5. Đổi mới chế tài chính trong các đơn vị sự nghiệp y tế công cộng

Đhuy động các nguồn lực xã hội trong thời gian tới nhằm phát huy nội lực để triển ngành Y tế có liên quan đến việc đổi mới cơ chế tài chính theo hướng thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ các chi phí có liên quan đến giá dịch vụ y tế cần tập trung thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh; chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập;

- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung giá thu một phần viện phí theo hướng tính đúng, tính đủ, giá các dịch vụ khám chữa bệnh đang triển khai thực hiện nhưng chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở thanh toán cho người bệnh bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo quyền lợi người bệnh bảo hiểm y tế;

- Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi cơ chế cấp ngân sách nhà nước gắn với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế, để thực hiện chuyên hình thức cấp ngân sách cho cơ sở cung ứng dịch vụ sang cho đối tượng thụ hưởng thông qua hình thức bảo hiểm y tế, phù hợp với điều kiện của địa phương.

2.6. Thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về bảo hiểm y tế nhằm phát hiện kịp thời, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nghiêm Nghị định số 92/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.

3. KINH PHÍ

- Thực hiện theo phân cấp Ngân sách nhà nước hiện hành;

- Từ các nguồn ngân sách của các Chương trình, Kế hoạch, Đán của Trung ương giao;

- Nguồn kinh phí hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác (nếu có).

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế:

- Chủ trì phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chính sách, Pháp luật về Bảo hiểm Y tế.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện các Đề án: Bác sỹ gia đình, luân phiên cán bộ y tế thực hiện nghĩa vụ xã hội đối với vùng núi, vùng khó khăn, y tế cơ sở nông thôn; đề án giảm quá tải bệnh viện; đồng thời đưa các chỉ tiêu tham gia bảo him y tế vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; thực tốt các tiêu chí phát triển bảo hiểm y tế trong chương trình phát triển nông thôn mới;

- Phối hợp với Bo hiểm xã hội tỉnh tổ chức hội nghị, tập huấn và phổ biến chính sách, pháp luật có liên quan đến bảo hiểm y tế cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Y tế và Bảo hiểm xã hội; đặc biệt là Đề án 538 của Thủ tướng Chính phủ;

- Chỉ đạo các sở y tế thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đặc biệt cho người bệnh bảo hiểm y tế;

- Chỉ đạo, tổ chức thanh tra chuyên ngành các hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên đề có liên quan đến bảo hiểm y tế hàng năm;

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 85 của Chính phủ; tham mưu sửa đổi, bổ sung giá thu một phần viện phí theo hướng tính đúng, tính đủ theo lộ trình của Chính phủ về giá các dịch vụ khám chữa bệnh phù hợp với tình hình kinh tế địa phương và khả năng cân đối chi trả của quỹ bảo hiểm y tế.

2. Bảo hiểm Xã hội tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chỉ tiêu phát triển bảo hiểm y tế cụ thể của từng nhóm đối tượng. Xây dựng các giải pháp, hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ những địa phương phát triển các nhóm đối tượng có tỷ lệ tham gia thấp.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế đối với tất cả các nhóm đối tượng, trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính: Tổ chức Đại lý thu - phát hành thẻ bảo hiểm y tế có tính chuyên nghiệp, thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế, phù hợp điều kiện từng địa phương; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công tác phát hành thẻ, thu phí, đăng ký khám chữa bệnh, thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản quỹ bảo hiểm y tế, đảm bảo thuận lợi, giảm phiền hà cho người tham gia bảo hiểm y tế.

- Xây dựng kế hoạch củng cố tổ chức, bộ máy, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phục vụ.

- Xây dựng các Kế hoạch về tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm y tế.

3. Sở Tài chính:

- Xây dựng dự toán, bố trí nguồn vốn đảm bảo đy đủ, kịp thời kinh phí hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngànhliên quan thực hiện các giải pháp liên quan đến cơ chế thu, đóng bảo hiểm y tế; hỗ trmức đóng bảo hiểm y tế.

- Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, các sở, ngành liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng quỹ bt him y tế.

4. Sở Lao động thương binh và xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các ngành có liên quan tổ chức điều tra, cung cấp số liệu, danh sách các nhóm đối tượng thuộc Ngành quản lý chuyn cho cơ quan Bảo hiểm xã hội đphát hành thẻ bảo hiểm y tế.

- Hoàn thành việc điều tra, lập danh sách hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình chuyn cơ quan Bảo hiểm xã hội hàng năm.

- Đề xuất các giải pháp cụ thể về chính sách, cơ chế, cách thức tổ chức thực hiện việc xác định đối tượng, lập danh sách, quản lý đi tượng (người nghèo, cận nghèo, hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình, trẻ em dưới 6 tui....), cơ chế thu, đóng bảo hiểm y tế, phát hành thẻ bảo hiểm y tế đối với các nhóm đối tượng.

- Phối hợp với Sở Y tế tham gia xây dựng chính sách hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối tượng thuộc ngành quản lý theo đặc thù của địa phương, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các Sở, ngành thực hiện các giải pháp về phát triển, nâng cao chất lượng công tác y tế trường học, tổ chức thực hiện các giải pháp liên quan đến mở rộng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên theo quy định.

- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiu học trong tỉnh thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Luật Bảo hiểm y tế.

6. Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp:

Tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc vận đng học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế theo Luật Bảo hiểm y tế.

Tổ chức thực hiện tốt các giải pháp về phát triển, nâng cao chất lượng công tác y tế trường học.

7. Sở Thông tin và truyền thông:

- Phối hợp Đài phát thanh truyền hình tỉnh định kỳ hoặc thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế; chỉ đạo Đài truyền thanh cấp huyện, xã định kỳ xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp pháp về bảo hiểm y tế, đảm bảo công tác tuyên truyn thực hiện thường xuyên, chất lượng tốt, đạt hiệu quả cao.

- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Y tế và các đoàn thể thực hiện nhiệm vụ truyền thông, tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế dưới nhiều hình thức, nội dung phù hợp với các nhóm đối tượng theo quy định.

8. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp với Sở Y tế đưa chỉ tiêu bảo hiểm y tế toàn dân vào hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Hỗ trợ Bảo hiểm Xã hội tỉnh cập nhật danh sách các doanh nghiệp đăng ký sản xuất, kinh doanh, phục vụ cho quản lý và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đầy đủ tại các doanh nghiệp theo Luật.

9. Trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể:

a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:

- Phối hợp tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên tham gia bảo hiểm y tế.

- Huy động các nguồn lực hỗ trợ việc tham gia bảo hiểm y tế của nhân dân.

- Phối hợp giám sát, đánh giá triển khai thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế và việc triển khai Đề án.

b) Liên đoàn Lao động tỉnh:

- Phi hp tuyên truyền về chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế đối với người lao động, người sử dụng lao động.

- Vận động người sử dụng lao động, người lao động tuân thủ các quy định về bảo hiểm y tế.

- Tham gia giám sát, thanh tra, kiểm tra việc tham gia bảo hiểm y tế tại các doanh nghiệp và đề xuất các cơ chế, chính sách bảo hiểm y tế đối với người lao động.

c) Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:

- Phối hợp tuyên truyền về chính sách bảo hiểm y tế, vận động các hội viên Hội phụ nữ các cấp, gia đình và người thân tích cực tham gia bảo hiểm y tế.

- Tham mưu đề xuất tham gia xây dựng các chính sách liên quan tới bảo hiểm y tế đối với phụ nữ trong thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế và chăm sóc sức khỏe, gn với mục tiêu bình đng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.

- Phối hợp giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế và việc triển khai thực hiện.

d) Hội Nông dân tỉnh:

- Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên hội nông dân các cấp về chính sách bảo hiểm y tế, vận động người nông dân và gia đình tham gia bảo hiểm y tế, đặc biệt chú trọng tới hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình nông dân có mức sống trung bình đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế.

- Vận động các nguồn lực hỗ trợ cho hộ gia đình nông dân tham gia bảo hiểm y tế.

- Phối hợp giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế.

đ) Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh:

- Tuyên truyền, giáo dục cho các đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên về chính sách bảo hiểm y tế.

- Vận động các đoàn viên, thanh niên tham gia bảo hiểm y tế.

e) Các tổ chức khác

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình, tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, vận động, huy động, hỗ trợ các gia đình, các cá nhân trong cộng đồng tham gia bảo hiểm y tế.

10. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

- Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Đề án 538 của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu theo Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc huyện thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế.

- Đưa mục tiêu, kế hoạch, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế là một chỉ tiêu trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương, triển khai thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân trong chương trình nông thôn mới. Giao chỉ tiêu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế cho từng xã, phường trực thuộc.

- Chủ trì thực hiện các giải pháp về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, tập trung vào các nhiệm vụ: chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, phê duyệt danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ và hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm y tế; lập danh sách thành viên hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình; phê duyệt và xây dựng cơ chế phối hợp, kế hoạch và chỉ tiêu hàng năm trong vận động các nhóm đối tượng này tham gia bảo hiểm y tế.

- Vận động cộng đồng hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng khó khăn có điều kiện tham gia bảo hiểm y tế; đồng thời có trách nhiệm trong chỉ đạo việc quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế tại địa phương.

- Chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế tại địa phương, các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể, Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ vào nội dung Đề án 538 tổ chức triển khai thực hiện.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 460/QĐ-UBND năm 2014 về Đề án Bảo hiểm Y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 trên địa bàn tỉnh An Giang

Số hiệu: 460/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
Người ký: Hồ Việt Hiệp
Ngày ban hành: 31/03/2014
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 460/QĐ-UBND năm 2014 về Đề án Bảo hiểm Y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 trên địa bàn tỉnh An Giang

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…