BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 349-TC/BH |
Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 1992 |
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 349-TC/BH NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 1992 VỀ BẢO HIỂM SINH MẠNG CÁ NHÂN
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 155/HĐBT
ngày 15-10-1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức
bộ máy của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TC ngày 2-5-1989 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam;
Theo đề nghị của Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1- Cho Phép Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam triển khai bảo hiểm sinh mạng cá nhân theo nguyên tắc tự nguyện
Điều 2- Ban hành kèm theo quyết định này quy tắc và biểu phí bảo hiểm sinh mạng cá nhân.
Điều 3- Khi xét thấy cần thiết, Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam được phép điều chỉnh mức phí và số tiền bảo hiểm cho phù hợp với tình hình biến động giá cả thị trường sau khi đã thoả thuận với các vụ chức năng của Bộ Tài chính.
Điều 4- Quyết định này thay thế Quyết định số 51/TC-BH ngày 17-2-1990 về việc thực hiện bảo hiểm sinh mạng cá nhân của Bộ Tài chính và có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 5 - Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, các giám đốc Sở Tài chính tỉnh, thành phố và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Phan Văn Dĩnh (Đã ký) |
|
BẢO HIỂM SINH MẠNG CÁ NHÂN
(Ban hành kèm theo quyết định số 349-TC/BH ngày 10-8-1992 của Bộ trưởng Bộ
Tài Chính)
Điều 1- Theo các điều khoản trong Quy tắc này, Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) nhận bảo hiểm trường hợp chết đối với người được bảo hiểm trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
1. Đối tượng bảo hiểm bao gồm:
a) Công dân Việt Nam từ 16 đến 70 tuổi
b) Những người trên 70 đã được bảo hiểm theo Quy tắc này liên tục ít nhất là từ năm 69 tuổi.
2. Bảo Việt không nhận bảo hiểm cho các đối tượng sau:
a) Người bị bệnh thần kinh
b) Người bị tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên.
c) Người đang trong thời gian điều trị bệnh tật, tai nạn.
Tuy nhiên, những điều loại trừ nói ở phần 2 Điều này không áp dụng đối với những người được bảo hiểm theo Quy tắc này liên tục năm thứ hai trở đi.
Điều 3- Người được bảo hiểm theo Quy tắc này vẫn được tham gia và hưởng mọi quyền lợi của các loại hình bảo hiểm khác.
II- KHÔNG THUỘC PHẠM VI BẢO HIỂM
Điều 4- Trường hợp người được bảo hiểm bị chết do những nguyên nhân sau đây không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm:
a) Người được bảo hiểm vi phạm pháp luật;
b) Hành động cố ý của người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp của người được bảo hiểm.
c) Người được bảo hiểm bị ảnh hưởng của rượu bia, ma tuý hay các chất kích thích tương tự khác;
d) Chiến tranh, động, đất, núi lửa.
2. Các cá nhân hoặc gia đình có yêu cầu tham gia bảo hiểm, Bảo Việt cấp giấy chứng nhận cho người được bảo hiểm.
2. Số tiền bảo hiểm được ghi trong hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm tối đa của Bảo Việt trong trường hợp người được bảo hiểm bị chết.
3. Phí bảo hiểm được quy định trong hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm căn cứ vào "Biểu phí và số tiền bảo hiểm" do Bộ Tài chính ban hành.
1. Đối với hợp đồng bảo hiểm lần đầu và hợp đồng bảo hiểm không liên tục:
a) Đối với trường hợp chết do tai nạn, hiệu lực bảo hiểm bắt đầu ngay sau khi người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo quy định trong hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
Tai nạn, nói ở đây là những tai nạn xẩy ra do:
- Một lực bất ngờ, ngoài ý muốn của người được bảo hiểm, từ bên ngoài tác động lên thân thể người được bảo hiểm và là nguyên nhân trực tiếp làm cho người được bảo hiểm bị chết hoặc thương tật thân thể.
- Người được bảo hiểm có hành động cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân và tham gia chống các hành động phạm pháp.
b) Đối với trường hợp chết không phải do tai nạn, hiệu lực bảo hiểm bắt đầu sau 30 ngày kể từ khi người tham gia bảo hiểm hay người được bảo hiểm đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo quy định trong hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm bị chết không phải do tai nạn trong thời gian 30 ngày nói trên, hợp đồng bảo hiểm coi như bị huỷ bỏ và số phí bảo hiểm đã đóng được hoàn trả 80%.
2. Các hợp đồng bảo hiểm tái tục mặc nhiên có hiệu lực ngay sau khi người tham gia bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm đóng phí cho thời gian tiếp theo.
IV- QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM
Trách nhiệm của người được bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm:
- Kê khai giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu của Bảo Việt và nộp phí bảo hiểm đầy đủ theo quy định trong hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Áp dụng các biện pháp cần thiết để cứu chữa nạn nhân.
- Trường hợp người được bảo hiểm bị chết, người thừa kế hợp pháp hoặc thân nhân của họ hoặc người tham gia bảo hiểm phải thông báo ngay cho Bảo Việt nhưng không chậm quá 30 ngày kể từ khi rủi ro xẩy ra.
- Yêu cầu cần trả tiền bảo hiểm;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bản sao (trích) danh sách người được bảo hiểm;
-Giấy chứng tử.
- Giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp.
BIỂU SỐ VÀ SỐ TIỀN BẢO HIỂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 349/TCBH ngày 10-8-92 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính)
1. Số tiền bảo hiểm tuỳ theo sự lựa chọn của người tham gia bảo hiểm từ 500.000đ đến 5.000.000 đ theo các mức sau đây:
(500.000, 1.000.000, 2.000.000, 3.000.000, 4.000.000, 5.000.000).
2. Phí bảo hiểm 1 người/năm quy định theo tỷ lệ % trên số tiền bảo hiểm cho từng nhóm tuổi như sau:
Nhóm tuổi |
Tỷ lệ phí bảo hiểm |
16 - 40 |
0,34% |
41 - 60 |
1,3 % |
61 - 70 |
3,85% |
71 - 75 |
6,82% |
76 - 80 |
9,82% |
81 - 85 |
14,04% |
Trên 85 |
22,93% |
Quyết định 349-TC/BH năm 1992 về bảo hiểm sinh mạng cá nhân do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
Số hiệu: | 349-TC/BH |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Phan Văn Dĩnh |
Ngày ban hành: | 10/08/1992 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 349-TC/BH năm 1992 về bảo hiểm sinh mạng cá nhân do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
Chưa có Video