BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 299/1998/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 1998 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 178/CP
ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
bộ máy của Bộ Tài chính;
Căn cứ Bộ Luật dân sự ngày 28/10/1995;
Căn cứ Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo
hiểm và Nghị định số 74/CP ngày 14/6/1997 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định
tại Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm;
Căn cứ Nghị định số 115/1997/NĐ-CP ngày 17/12/1997 của Chính phủ về chế độ bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Theo đề nghị của Vụ trưởng
Vụ Tài chính các Ngân hàng và Tổ chức Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy tắc, Biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 504/TCBH ngày 20/11/1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành Quy tắc và Biểu phí bảo hiểm xe cơ giới và Quyết định số 715/TC/BH ngày 19/10/1993 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc điều chỉnh mức trách nhiệm và phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Tài chính các Ngân hàng và Tổ chức Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thi hành Quyết định này.
|
Lê Thị Băng Tâm (Đã ký) |
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
(Ban hành theo Quyết định số 299/1998/QĐ-BTC ngày 16 tháng 3 năm 1998 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới kể cả chủ xe là người nước ngoài sử dụng xe cơ giới trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong Quy tắc này bao gồm:
- Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xe cơ giới gây ra đối với người thứ ba;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách.
Điều 2. Trong Quy tắc này các khái niệm dưới đây được hiểu như sau:
1. Người thứ ba: là những người bị thiệt hại về thân thể và tài sản do xe cơ giới gây ra loại trừ người trên xe, lái phụ xe và hành khách trên chính chiếc xe đó.
2. Hành khách: là những hành khách trên xe theo hợp đồng vận chuyển hành khách bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ.
3. Mức trách nhiệm bảo hiểm: là số tiền cao nhất mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
4. Hành động cố ý gây thiệt hại: là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp cấp theo yêu cầu của người được bảo hiểm là bằng chứng ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 4. Phí bảo hiểm và mức trách nhiệm bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe cơ giới có trách nhiệm thực hiện bảo hiểm theo Biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu ban hành kèm theo Quyết định số 299/1998/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận với chủ xe để bảo hiểm theo biểu phí và mức trách nhiệm cao hơn hoặc phạm vi rủi ro bảo hiểm rộng hơn theo Quy tắc bảo hiểm, Biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài chính.
Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo quy định ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm khi chủ xe cơ giới đã đóng đủ phí bảo hiểm (trừ khi có thoả thuận hợp lệ khác).
Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe mà chủ xe cơ giới không có yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm thì mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến chiếc xe được bảo hiểm vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới.
Trường hợp có yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm biết trước 15 ngày. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo huỷ bỏ, nếu doanh nghiệp bảo hiểm không có ý kiến thì hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên được huỷ bỏ, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho chủ xe 80% phí bảo hiểm của thời gian huỷ bỏ, trừ trường hợp trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực đã xảy ra sự kiện bảo hiểm liên quan đến chiếc xe có yêu cầu huỷ bỏ bảo hiểm.
Điều 8. Trách nhiệm của chủ xe cơ giới:
1. Khi yêu cầu bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải kê khai đầy đủ và trung thực những nội dung trong Giấy yêu cầu bảo hiểm.
2. Khi tai nạn giao thông xảy ra, chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm:
2.1. Cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn, báo ngay cho cảnh sát giao thông nơi gần nhất để phối hợp giải quyết tai nạn. Trừ khi có lý do chính đáng, trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn, chủ xe cơ giới phải gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm thông báo tai nạn;
2.2. Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp làm như vậy là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
2.3. Bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm trong phạm vi số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường kèm theo toàn bộ chứng từ cần thiết có liên quan trong trường hợp vụ tai nạn có liên quan tới trách nhiệm của người thứ ba.
3. Chủ xe cơ giới phải trung thực trong việc thu thập và cung cấp các tài liệu, chứng từ trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh tính chân thực của các tài liệu, chứng từ đó.
4. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng xe, chủ xe cơ giới mới phải thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm biết để điều chỉnh lại tỷ lệ phí bảo hiểm cho phù hợp.
Nếu chủ xe cơ giới không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định trên thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường tương ứng với thiệt hại do lỗi của chủ xe cơ giới gây ra.
Điều 9. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm:
- Cung cấp cho chủ xe cơ giới Quy tắc, Biểu phí và mức trách nhiệm liên quan tới bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới;
- Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để chủ xe cơ giới tham gia bảo hiểm.
2. Đối với những vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng (tai nạn gây chết người hoặc bị thương nhiều người hoặc thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới và các cơ quan chức năng ngay từ đầu để giải quyết tai nạn. Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục một cách tốt nhất hậu quả tai nạn.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an để thu thập các giấy tờ cần thiết có liên quan tới vụ tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
4. Khi hồ sơ bồi thường đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành xét và giải quyết bồi thường trong thời hạn giải quyết bồi thường quy định tại Điều 16 dưới đây.
Trường hợp bảo hiểm trùng cho cùng một xe cơ giới, chủ xe cơ giới phải thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm biết tên những doanh nghiệp bảo hiểm khác và số tiền bảo hiểm của từng hợp đồng đó, trừ khi hợp đồng bảo hiểm có quy định khác.
Trường hợp bảo hiểm trùng, trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm sẽ căn cứ theo tỷ lệ tương ứng với số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp đã nhận bảo hiểm và tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm ban hành kèm theo Quy tắc này.
Điều 11. Trách nhiệm bảo hiểm:
Trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới phải bồi thường theo Luật Dân sự về những thiệt hại đã xảy ra cho người thứ ba và hành khách chuyên chở trên xe theo hợp đồng vận chuyển do việc sử dụng xe cơ giới gây ra cụ thể:
1. Đối với con người: Được tính trên cơ sở các quy định tại hợp đồng vận chuyển - nếu có (đối với hành khách chuyên chở trên xe theo hợp đồng vận chuyển), chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút, bồi dưỡng, chăm sóc người bị hại trước khi chết, mai táng phí hợp lý... và mức độ lỗi của chủ xe. Tổng số tiền bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm về người quy định tại Biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 299/1998/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
2. Đối với tài sản: được tính theo thiệt hại thực tế và mức độ lỗi của chủ xe cơ giới. Tổng số tiền bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm về tài sản quy định tại Biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 299/1998/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
3. Chi phí cần thiết và hợp lý nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất liên quan tới vụ tai nạn mà chủ xe cơ giới đã chi ra;
Tổng các khoản chi nêu trên không vượt quá tổng mức trách nhiệm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Mọi tổn thất về tài sản thuộc trách nhiệm bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành giám định thiệt hại (trừ khi có thoả thuận khác) với sự chứng kiến của chủ xe cơ giới, người thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên có liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do tai nạn gây ra.
Trường hợp chủ xe cơ giới không thống nhất về mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên sẽ thoả thuận chọn giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp thực hiện việc giám định. Kết luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp được coi là quyết định cuối cùng. Trường hợp kết luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp khác với kết luận của giám định viên bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu chi phí giám định. Trường hợp kết luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp trùng với kết luận của giám định viên bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải chịu chi phí giám định.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu doanh nghiệp bảo hiểm không thể thực hiện được việc lập biên bản giám định, thì có thể căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các hiện vật thu được (ảnh chụp, lời khai của các bên có liên quan...) để xác định mức độ thiệt hại.
Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra trong các trường hợp sau:
1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, hoặc của người bị thiệt hại;
2. Xe không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường.
3. Lái xe không có bằng hợp lệ (đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có giấy phép lái xe); lái xe có nồng độ cồn, rượu, bia vượt quá quy định của pháp luật hiện hành, khi có kết luận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép (không có Giấy phép vận chuyển hoặc vận chuyển trái với các quy định trong Giấy phép vận chuyển).
5. Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, đua xe trái phép, chạy thử sau khi sửa chữa (trừ khi có thoả thuận khác);
6. Xe đi vào đường cấm, khu vực cấm; xe đi đêm không có đủ đèn chiếu sáng theo quy định;
7. Chiến tranh và các nguyên nhân tương tự như chiến tranh;
8. Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (trừ khi có thoả thuận khác);
9. Thiệt hại có tính chất gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại;
10. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn;
11. Xe chở quá trọng tải hoặc quá số lượng hành khách quy định.
Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm:
- Vàng bạc, đá quý;
- Tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền;
- Đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm;
- Thi hài, hài cốt.
Hồ sơ bồi thường bao gồm các giấy tờ sau:
1. Thông báo tai nạn; Giấy yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới;
2. Bản sao các giấy tờ sau:
2.1. Giấy chứng nhận bảo hiểm;
2.2. Giấy phép lái xe (đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có
giấy phép lái xe);
2.3. Giấy chứng nhận đăng ký xe;
2.4. Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường;
2.5. Giấy phép đăng ký kinh doanh vận chuyển hành khách trong trường hợp yêu cầu bồi thường hành khách bị thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ;
3. Bản kết luận điều tra tai nan của công an hoặc bản sao bộ Hồ sơ tai nạn (có xác nhận của công an nơi thụ lý tai nạn) bao gồm:
3.1. Sơ đồ hiện trường tai nạn giao thông;
3.2. Biên bản khám nghiệm hiện trường;
3.3. Biên bản khám nghiệm xe liên quan tới tai nạn giao thông;
3.4. Biên bản giải quyết tai nạn giao thông;
4. Quyết định của Toà án (nếu có);
5. Các giấy tờ liên quan tới trách nhiệm của người thứ ba (nếu có);
6. Biên bản giám định thiệt hại (nếu có);
Điều 15. Thủ tục yêu cầu bồi thường:
Khi yêu cầu bồi thường, chủ xe cơ giới có trách nhiệm chuyển cho doanh nghiệp bảo hiểm hồ sơ bồi thường theo quy định tại Điều 14 và các giấy tờ sau:
1. Đối với thiệt hại về người:
1.1. Trường hợp bị thương: Các giấy tờ của cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận tình trạng thương tật của nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra như giấy chứng thương của nạn nhân, Giấy ra viện, Phiếu mổ và các giấy tờ liên quan đến các chi phí chăm sóc, cứu chữa...
1.2. Trường hợp chết: Giấy chứng tử của nạn nhân;
2. Đối với thiệt hại về tài sản: Các bằng chứng chứng minh thiệt hại như hoá đơn sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn;
3. Các giấy tờ chứng minh các chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 16. Thời hạn yêu cầu, thanh toán và khiếu nại bồi thường:
1. Thời hạn yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới: sáu (6) tháng kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
2. Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm: mười lăm (15) ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường đầy đủ và hợp lệ và không kéo dài quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ.
Trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo cho chủ xe cơ giới biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn nói trên.
3. Thời hạn khiếu nại bồi thường của chủ xe cơ giới: ba (3) tháng kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thường hoặc từ chối bồi thường. Quá thời hạn trên mọi khiếu nại không còn giá trị.
4. Trường hợp người thứ ba hay hành khách theo hợp đồng vận chuyển bị thiệt hại về người và tài sản do xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm gây ra khiếu nại trực tiếp đòi doanh nghiệp bảo hiểm đó bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm liên hệ với chủ xe cơ giới để giải quyết bồi thường thoả đáng theo đúng các quy định tại Quy tắc này.
Điều 17. Giải quyết tranh chấp:
Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm, nếu không giải quyết được bằng thương lượng giữa các bên liên quan sẽ được đưa ra Toà án tại Việt Nam giải quyết.
BIỂU PHÍ VÀ MỨC TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA
CHỦ XE CƠ GIỚI
(Ban hành theo Quyết định số 299/1998/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
1. Mức trách nhiệm bảo hiểm:
1.1. Về người: 12 triệu đồng/người (đối với người thứ ba và hành
khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách)
1.2. Về tài sản: 30 triệu đồng/vụ (đối với người thứ ba).
2. Phí bảo hiểm (đối với người thứ ba và hành khách theo hợp
đồng vận chuyển hành khách)
Số TT |
Loại xe |
Phí năm (đồng) |
1 |
Mô tô 02 bánh: |
|
|
- Từ 50CC trở xuống |
37.000 |
|
- Trên 50 CC |
44.000 |
2 |
Xe lam, mô tô ba bánh, xích lô máy, xe lôi |
113.000 |
3 |
Xe chở người |
|
|
- Từ 05 chỗ ngồi trở xuống |
160.000 |
|
- Từ 06 đến 15 chỗ ngồi |
380.000 |
|
- Từ 16 đến 24 chỗ ngồi |
620.000 |
|
- Trên 24 chỗ ngồi |
900.000 |
4 |
Xe tải |
|
|
- Dưới 03 tấn |
240.000 |
|
- Từ 03 đến 08 tấn |
370.000 |
|
- Trên 08 tấn |
510.000 |
5 |
Xe vừa chở người vừa chở hàng |
320.000 |
6 |
Đầu kéo các loại |
Tính theo sức kéo quy định theo trọng tải như xe tải mục 4 |
7 |
Rơ moóc |
30% phí của xe tải mục 4 |
8 |
Xe có thiết bị đặc biệt chuyên dùng như thiết bị nâng, bốc hàng, làm vệ sinh, trộn Peton.... xe chở xăng, dầu.... |
Tính bằng 120% so với xe cùng trọng tải |
3. Quy định khác:
3.1. Đối với xe có giấy phép kinh doanh vận chuyển hành khách liên tỉnh thì phí cộng thêm 30% so với mức phí quy định; đối với xe buýt nội tỉnh cộng thêm 15% so với mức phí quy định.
3.2. Đối với xe tắc xi thì phí cộng thêm 30% so với mức phí quy định.
3.3. Các chủ xe có từ 50 xe trở lên được bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm thì được giảm 15% tổng số phí phải nộp.
3.4. Phí bảo hiểm ngắn hạn: Dưới 3 tháng: 30% phí năm
Từ 3 dến 6 tháng: 60% phí năm
Trên 6 tháng đến 9 tháng: 90% phí năm Trên 9 tháng: 100% phí năm
THE MINISTRY OF
FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF
VIET NAM |
No. 299/1998/QD-BTC |
Hanoi, March 16, 1998 |
THE MINISTER OF FINANCE
Pursuant to Decree No.178-CP of October 28,
1993 of the Government stipulating the function, tasks, powers and
organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to the Civil Code promulgated on October 28, 1995;
Pursuant to Decree No.100-CP of December 18, 1993 of the Government on
insurance business and Decree No.74-CP of June 14, 1997 amending and
supplementing a number of articles of Decree No.100 of December 18, 1993 of the
Government on insurance business;
Pursuant to Decree No.115/1997/ND-CP of December 17, 1997 of the Government on
the regime of obligatory insurance for civil responsibility of the owners of
motorized vehicles;
At the proposal of the Director of Financial Department for Banks and Financial
Institutions,
DECIDES:
...
...
...
FOR THE MINISTER OF
FINANCE
VICE MINISTER
Le Thi Bang Tam
REGULATION
ON OBLIGATORY INSURANCE FOR THE MOTORIZED VEHICLE OWNERS' CIVIL RESPONSIBILITY
(Issued
together with Decision No.299/1998/QD-BTC of March 16, 1998 of the Minister of
Finance)
Article 1.- Objects and scope of application:
1. The insurance enterprises and the owners of motorized vehicles including foreign owners using motorized vehicles on the territory of the Socialist Republic of Vietnam are obliged to abide by the regime of obligatory insurance for civil responsibility of the motorized vehicle owners.
...
...
...
- Insurance for the responsibility of paying damages outside the contract caused by the motorized vehicle against a third person;
- Insurance for civil responsibility of the motorized vehicle owners toward passengers under the passenger transport contracts.
Article 2.- In this Regulation, the following conceptions are construed as follows:
1. The third persons are persons suffering from physical and property damage caused by motorized vehicles, excluding those onboard the vehicles, drivers and their assistants and passengers on such vehicles.
2. Passengers are passengers on vehicles under the passenger transport contracts who suffer from damage in lives or health.
3. The insured responsibility level is the largest sum of money an insurance enterprise may have to pay in each case of accident that occurs within the insured responsibility.
4. An intentional act of causing damage is the case where a person is fully aware that his/her act shall cause damage to other person(s) but still commits such act and let the damage occurs at will or not at will.
Article 3.- Insurance contract:
The insurance certificates issued by insurance enterprises at the request of the insured constitute the evidence of the signing of contracts between the motorized vehicle owners and the insurance enterprises.
...
...
...
The insurance enterprises and the motorized vehicle owners shall have to implement the insurance according to the Premium and minimum Insured Responsibility Level Index issued together with Decision No.299/1998/QD-BTC of the Minister of Finance.
The insurance enterprises may negotiate with the vehicle owners to effect the insurance according to the premium index and higher responsibility level or a broader scope of insured risks according to the insurance regulation, premium index and insured responsibility level, which the insurance enterprises have registered with the Ministry of Finance.
The insurance effect shall begin and expire under the provisions stated in the insurance certificates. The insurance enterprises shall grant insurance certificates only after the motorized vehicle owners fully pay the insurance premium (except otherwise properly agreed).
Article 6.- Transfer of ownership:
During the effective duration stated in the insurance certificate, if the vehicle ownership is transferred and the motorized vehicle owner does not request the cancellation of the insurance contract, all insurance interests related to the insured vehicle remain effective to the new owner of the motorized vehicle.
Article 7.- Contract cancellation:
In cases where a motorized vehicle owner requests the cancellation of the insurance contract, he/she shall have to notify in writing the insurance enterprise thereof 15 days in advance. If within 15 days from the receipt of the written notice of the cancellation the concerned insurance enterprise has no opinion, the insurance contract is automatically cancelled and the insurance enterprise shall refund 80% of the insurance premium for the cancelled period except for cases where occurs the insured incident related to the vehicle for which the insurance is requested to be cancelled.
Article 8.- Responsibilities of the motorized vehicle owners:
...
...
...
2. When traffic accidents occur, the motorized vehicle owners shall have the responsibility:
2.1. To provide rescue and first-aids, limit the damage caused to human lives and property, protect the accident scenes and immediately report to the nearest traffic police for coordinated settlement of the accidents. Unless they have plausible reasons, the motorized vehicle owners shall, within 5 days from the occurrence of the accident, have to send the accident notice to the concerned insurance enterprises;
2.2. Not to remove, disassemble or repair the property without consents of insurance enterprises, except where it is necessary to do so to ensure the safety for people and property or where it is so requested by the competent agency(ies).
2.3. To make the reservation of the right to lodge complaints and transfer to the insurance enterprises the right to ask for compensasion within the amount of money the insurance enterprise already indemnified, enclosed with all necessary relevant vouchers if the accident is related to the responsibility of the third person.
3. The motorized vehicle owners must be honest in the gathering and provision of documents and vouchers in the compensasion-demanding dossiers and create favourable conditions for the insurance enterprises to verify the authenticity of such documents and vouchers.
4. In cased where the purpose of using a vehicle is altered, the new owner of the motorized vehicle shall have to promptly inform the insurance enterprise thereof for properly readjusting the premium rates.
If a motorized vehicle owner fails to fulfill the above-mentioned responsibilities, the insurance enterprise may refuse part or whole of the compensasion money corresponding to the damage caused due to the fault of the motorized vehicle owner.
Article 9.- Responsibilities of insurance enterprises:
1. The insurance enterprises shall have the responsibility:
...
...
...
- To guide and create favourable conditions for the motorized vehicle owners to buy the insurance.
2. For especially serious accidents (causing death or injury to many persons or property damage of 20,000,000 (twenty million) VN dong or more, the concerned insurance enterprises shall have to closely coordinate with the involved motorized vehicle owners and functional agencies right from the beginning to settle the cases. If necessary, the insurance enterprises shall have to pay in advance for necessary and reasonable expenses within the scope of insured responsibility in order to best overcome the consequences of the accidents.
3. The insurance enterprises shall have to coordinate with the police offices in gathering necessary papers related to the accidents within the scope of insured responsibility.
4. When the compensation dossiers are complete and valid, the insurance enterprises shall have to consider and pay the damages within the compensation timelimits prescribed in Article 16 below.
Article 10.- Repeated insurance:
In cases where the insurance for a motorized vehicle is repeated, its owner shall have to immediately notify the concerned insurance enterprise of the names of other insurance enterprises and the amount of premium paid to each of them, except otherwise provided for by the insurance contract.
In case of repeated insurance, the responsibility of each insurance enterprise shall correspond to the amount of insurance premium it has received and all such insurance enterprises shall only bear the responsibilities within the insured responsibility level prescribed in the Index of premiums and insured responsibility levels issued together with this Regulation.
...
...
...
Within the scope of insured responsibility levels stated in the insurance certificates, the insurance enterprises shall have to pay the motorized vehicle owners the amounts of money they have paid in compensation under the Civil Code for the damage caused to the third persons and passengers transported on their vehicles under the transport contracts. Specifically:
1. For people: The payment is calculated on the basis of the stipulations in the transport contract, if any (for passengers transported on the vehicle according to the transport contracts), reasonable expenses for first-aids and treatment, health recuperation, incomes actually lost or reduced, feeding up and care of the victims before they die, reasonable funeral cost... and the extent of the vehicle owner's fault. The total amount of damages shall not exceed the insured responsibility levels for human being as prescribed in the Premium and Insured Responsibility Level Index issued together with Decision No.229/1998/QD-BTC of the Minister of Finance;
2. For property: It is calculated according to the actual damage and the extent of fault of the motorized vehicle owner. The total amount of damages shall not exceed the insured responsibility level for the property as prescribed in the Premium and Insured Responsibility Level Index issued together with Decision No.299/1998/QD-BTC of the Minister of Finance;
3. Necessary and reasonable expenses for preven-ting and limiting the accident-related damage, which the motorized vehicle owners have already paid;
The total of the above-said expenses must not exceed the total responsibility level stated in the insurance certificates.
Article 12.- Expertise of damage:
Every property damage within the insured responsibility shall be expertised by the insurance enterprise (except otherwise provided for) to the witness of the motorized vehicle owner, the third person or the lawful representatives of parties involved in order to determine the cause and the extent of damage caused by the accident.
In cases where the motorized vehicle owner disagrees with the damage extent determined by the insurance enterprise, the two sides shall agree to choose a professional technical expert to perform the expertise. The conclusion of the professional technical expert shall be the final decision. If the conclusion of the professional technical expert is different from the conclusion of the insurance enterprise, the insurance enterprise shall have to pay the expertising costs. If the conclusion of the professional technical expert is the same as the conclusion of the insurance enterprise, the motorized vehicle owner shall have to bear the cost of expertise.
In special cases where the insurance enterprise is unable to make a record on the expertise, the reports and conclusions of competent functional agencies as well as the gathered material evidences (photos, declarations of parties involved...) shall serve as basis for determining the damage extent.
...
...
...
The insurance enterprises shall not have to pay compensation for the damage caused in the following circumstances:
1. Acts of deliberately causing damage by the vehicle owners or victims;
2. Vehicles having no technical and environmental safety inspection certificates;
3. Drivers having no valid driving licenses (for motorized vehicles that require driving licenses); drivers found with alcoholic strength exceeding the currently prescribed level as concluded in writing by competent State bodies.
4. Vehicles carrying inflammables or explosives illegally (without transport permits or the transport thereof contrary to the provisions in the transport permits).
5. Vehicles used for driving practice, sport race, illegal race, post-repair test run (except otherwise agreed upon);
6. Vehicles moving into no-entry roads or restricted areas, or moving at night without adequate head lights as prescribed;
7. War and other causes similar to war;
8. Accidents occurring outside the territory of the Socialist Republic of Vietnam (except otherwise agreed upon);
...
...
...
10. Damage to property stolen or robbed in accidents;
11. Vehicles overloaded with cargo or with passengers exceeding the prescribed number.
Besides, the insurance enterprises shall not have to pay compensation for damage caused to special property including:
- Gold, silver and precious stones;
- Money and papers of monetary value;
- Antiques, precious and rare paintings and photos;
- Human corpses and remains.
Article 14.- Compensation dossiers.
A compensation dossier includes the following papers:
...
...
...
2. Copies of the following papers:
2.1. The insurance certificate;
2.2. The driving license (for motorized vehicles that require the driving licenses).
2.3. The vehicle registration certificate;
2.4. The technical and environmental safety inspection certificate;
2.5. The business registration license for passenger transport in case of the request for compensation to the passengers having suffered from damage in lives or health;
3. The accident inspection conclusion of the police or the copy of the accident dossier (with certification of the police in the locality where the accident dossier was received), including:
3.1. The sketch of the traffic accident scene;
3.2. The report on the scene inspection.
...
...
...
3.4. The report on the handling of the traffic accident;
4. The court decision (if any);
5. Papers related to the responsibility of the third person (if any);
6. The report on expertise of the damage (if any).
Article 15.- Compensation- requesting procedures
When requesting the compensation, the motorized vehicle owner shall have to send to the insurance enterprise the compensation dossiers as provided for in Article 14 and the following papers:
1. For human damage:
1.1. In case of injury: Papers issued by competent medical bodies certifying the victim's injury caused by the traffic accident such as the certificate of the victim's injury, the hospital release paper, the surgery card and papers related to expenses for healthcare and treatment...
1.2. In case of death: The certificate of the victim's death.
...
...
...
3. Papers proving necessary and reasonable expenses already paid by the vehicle owner in order to minimize the damage or to follow the instructions of the insurance enterprise.
Article 16.- The timelimits for demanding, paying and/or complaining about compensation:
1. The timelimit for the motorized vehicle owner to demand compensation is six (6) months from the date the accident occurs except for case of delay due to objective reasons or force majeure as prescribed by law.
2. The timelimit for the insurance enterprise to pay the damages is fifteen (15) days from the receipt of the complete and valid dossier on compensation and shall not be longer than 30 days if the verification of the dossier must be conducted.
In case of refusal to pay damages, the insurance enterprise shall have to notify the motorized vehicle owner of the reason therefor within the above-said timelimit.
3. The timelimit for the motorized vehicle owner to lodge complaint about compensation is three (3) months from the date the insurance enterprise pay or refuses to pay the damages. Past that timelimit, all complaints shall be invalid.
4. In cases where a third person or a passenger under a transport contract, who suffered from physical and property damage caused by the insured vehicle, lodges complaint, directly demanding the involved insurance enterprise pay the damages, the latter shall have to contact the motorized vehicle owner in order to make satisfactory compensation according to the stipulations in this Regulation.
...
...
...
All disputes arising from insurance contracts, if being unable to be settled through negotiations between involved parties, shall be brought to court in Vietnam for settlement.
FOR THE MINISTER OF
FINANCE
VICE MINISTER
Le Thi Bang Tam
INDEX
OF PREMIUMS AND LEVELS OF INSURANCE FOR CIVIL LIABILITY OF MOTORIZED VEHICLE
OWNERS
(Issued
together with Decision No.299/1998/QD-BTC of the Minister of Finance)
1. The insured responsibility levels.
1.1. For people: 12 million VND/person (for third persons and passengers under the passenger transport contracts)
...
...
...
2. Insurance premium (for the third persons and passengers under passenger transport contracts).
Serial number
Types of vehicle
Annual premium (VND)
1
Motorized two-wheelers:
- Of 50 CC or under
...
...
...
- Over 50 CC
44,000
2
Lambretta, sidecars, motorized pedicabs, three-wheelers with trailers
113,000
3
Passenger cars
...
...
...
- Of 05 seats or less
160,000
- Of from 06 to 15 seats
380,000
- Of from 16 to 24 seats
620,000
...
...
...
900,000
4
Trucks
- Of under 3 tons
240,000
- Of from 3 to 8 tons
...
...
...
- Of over 8 tons
510,000
5
Passenger-cum-cargo vehicles
320,000
6
Tractors of various types
Calculated according to tonnages as for trucks in Item 4.
...
...
...
Trailers
30% of the premium for trucks in Item 4
8
Vehicles with special-purpose equipment such as lifting, loading, cleaning equipment, concrete mixers,... oil or gas tankers of the same tonnage
Equal to 120% of the premium for vehicles
3. Other stipulations:
3.1. For vehicles with business licenses for inter-provincial passenger transport: the prescribed premium plus 30% thereof; for intra-provincial buses the prescribed premium plus 15% thereof.
3.2. For taxi, the prescribed premium plus 30% thereof.
3.3. Vehicle owners who have 50 or more vehicles insured at an insurance enterprise shall be entitled to a 15% - reduction of the total payable premium.
...
...
...
Under 3 months: 30% of the annual premium.
From 3 to 6 months: 60% of the annual premium.
From over 6 to 9 months: 90% of the annual premium.
Over 9 months: 100% of the annual premium.
;Quyết định 299/1998/QĐ-BTC ban hành Quy tắc, Biểu phí, mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 299/1998/QĐ-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Lê Thị Băng Tâm |
Ngày ban hành: | 16/03/1998 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 299/1998/QĐ-BTC ban hành Quy tắc, Biểu phí, mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video