BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 207/QĐ-BHXH |
Đà Nẵng, ngày 14 tháng 5 năm 2014 |
GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008; Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;
Căn cứ Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10/2008 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương;
Căn cứ Công văn số 4797/BHXH-TCCB ngày 20/12/2006 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn một số nội dung Quy chế dân chủ;
Căn cứ Công văn số 71/BHXH-BC ngày 10/01/2012 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thực hiện công khai tài chính và mua sắm, quản lý sử dụng tài sản đối với các đơn vị trong ngành Bảo hiểm xã hội;
Căn cứ Quyết định số 379/QĐ-BHXH ngày 04/12/2013 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội thành phố;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức-Hành chính Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH:
|
GIÁM
ĐỐC |
THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 207/QĐ-BHXH ngày 14/ 5 /2014 của Giám đốc
Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng)
Mục 1. TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁM ĐỐC BHXH THÀNH PHỐ
Giám đốc có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, điều hành BHXH thành phố thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của pháp luật, theo phân cấp của BHXH Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan.
b) Quản lý CCVC về các mặt tư tưởng, phẩm chất đạo đức, sử dụng, đào tạo, thực hiện chính sách để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực.
Định kỳ hàng năm, thực hiện việc đánh giá đối với CCVC thuộc quyền quản lý và chỉ đạo thủ trưởng các đơn vị trực thuộc đánh giá đối với viên chức, hợp đồng lao động thuộc đơn vị mình phụ trách theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
c) Phân công nhiệm vụ và ủy quyền cho các Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Giám đốc BHXH quận, huyện một số công việc cụ thể trong khuôn khổ pháp luật; chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị khác để xử lý, giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của BHXH thành phố hoặc các vấn đề do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phân công.
d) Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.
đ) Chỉ đạo việc hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các đơn vị trực thuộc BHXH thành phố trong việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ đã phân công, phân cấp thuộc lĩnh vực quản lý của BHXH thành phố.
e) Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Giám đốc hoặc ủy quyền cho Phó Giám đốc phụ trách ký.
g) Định kỳ 3 tháng một lần làm việc với CCVC của đơn vị phụ trách; thường xuyên thông tin cho Thủ trưởng đơn vị phụ trách về những chủ trương, chính sách và quan điểm của Đảng, Nhà nước liên quan đến lĩnh vực công tác của đơn vị đó. Định kỳ 6 tháng một lần làm việc với CCVC của đơn vị trực thuộc còn lại. Đánh giá việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các cuộc họp giao ban định kỳ, sơ kết 6 tháng và tổng kết cuối năm.
Điều 5. Những việc sau đây, Giám đốc phải công khai cho CCVC biết:
1. Phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của BHXH Việt Nam và các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố liên quan đến công việc của cơ quan;
2. Công khai các chỉ tiêu, kế hoạch công tác hàng năm của toàn Ngành, hàng quý của cơ quan;
3. Thực hiện công khai về tài chính và mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản đối với các đơn vị trong ngành BHXH theo hướng dẫn tại Công văn số 71/BHXH-BC ngày 10/01/2012 của BHXH Việt Nam (nội dung, thời điểm, phạm vi công khai), bao gồm:
a) Công khai tài chính hàng năm;
b) Công khai số tài chính trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản;
c) Công khai trong công tác mua sắm tài sản, hàng hóa;
d) Công khai trong công tác quản lý và sử dụng tài sản;
4. Công khai Nội quy, Quy chế làm việc của cơ quan.
Mục 2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
- CCVC chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ trưởng phụ trách trực tiếp về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư.
Điều 9. CCVC khi thi hành nhiệm vụ phải phục tùng sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên.
- CCVC có quyền trình bày ý kiến, đề xuất việc giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình khác với ý kiến của Thủ trưởng phụ trách trực tiếp nhưng vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo của Thủ trưởng phụ trách trực tiếp, đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo lên cấp trên.
- CCVC sử dụng kinh phí, tài sản của đơn vị đúng mục đích, theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định.
Mục 3. NHỮNG VIỆC CCVC PHẢI ĐƯỢC BIẾT
Điều 11. Những việc sau đây phải công khai cho cán bộ, công chức biết:
1. Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan;
2. Kế hoạch công tác hàng quý, hàng năm của cơ quan;
3. Kinh phí hoạt động hàng năm và quyết toán kinh phí hoạt động hàng năm của cơ quan; việc sử dụng kinh phí phúc lợi, kinh phí tiết kiệm chi quản lý; việc mua bán, thanh lý tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản; định mức sử dụng xăng, xe, điện thoại của cơ quan;
4. Tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc, nâng ngạch và đề bạt công chức lãnh đạo, viên chức quản lý;
5. Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan đã được kết luận;
6. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan;
7. Nội quy, quy chế làm việc của cơ quan;
8. Nội dung và tiêu chuẩn thi đua; kết quả đánh giá cuối năm của Thủ trưởng đơn vị đối với CCVC thuộc quyền quản lý;
9. Các văn bản quy định, hướng dẫn mới của Ngành liên quan đến việc thực hiện chế độ chính sách đối với các đối tượng tham gia BHXH, BHYT.
1. Niêm yết tại cơ quan;
2. Thông báo tại hội nghị giao ban, hội nghị cán bộ, công chức;
3. Thông báo bằng văn bản đến từng CCVC qua trang thông tin nội bộ;
4. Thông báo cho các Thủ trưởng đơn vị trực thuộc để thông báo đến CCVC làm việc trong đơn vị;
5. Thông báo bằng văn bản cho Đảng ủy, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan.
Mục 4. NHỮNG VIỆC CCVC THAM GIA Ý KIẾN, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN QUYẾT ĐỊNH
1. Chủ trương, giải pháp thực hiện Nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan;
2. Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan;
3. Tổ chức phong trào thi đua;
4. Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan;
5. Các biện pháp cải tiến tổ chức và lề lối làm việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu dân;
6. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng CCVC; đề bạt công chức lãnh đạo, viên chức quản lý theo quy định;
7. Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi của CCVC;
8. Nội quy, quy chế làm việc của cơ quan.
Điều 14. Các hình thức lấy ý kiến tham gia:
1. CCVC tham gia ý kiến trực tiếp với Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, với Giám đốc BHXH thành phố;
2. Thông qua Hội nghị cán bộ, công chức cơ quan;
3. Phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo văn bản để CCVC tham gia ý kiến.
Mục 5. NHỮNG VIỆC CCVC GIÁM SÁT, KIỂM TRA
Điều 16. Những việc CCVC giám sát, kiểm tra gồm có:
1. Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan;
2. Sử dụng kinh phí hoạt động, chấp hành chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tài sản của cơ quan;
3. Thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan;
4. Thực hiện chế độ, chính sách Nhà nước và quyền lợi của CCVC cơ quan;
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan;
1. Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan;
2. Kiểm điểm công tác, phê bình và tự phê bình trong các cuộc sinh hoạt định kỳ của đơn vị công tác;
3. Hội nghị cán bộ, công chức cơ quan.
DÂN CHỦ TRONG QUAN HỆ VÀ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC ĐỐI VỚI CÔNG DÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Mục 1. QUAN HỆ VỚI CÔNG DÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC
1. Bộ phận chịu trách nhiệm giải quyết công việc có liên quan (sơ đồ chỉ dẫn các bộ phận làm việc của cơ quan);
2. Thủ tục hành chính giải quyết công việc;
3. Mẫu đơn từ, hồ sơ cho từng loại công việc;
4. Phí, lệ phí theo quy định (nếu có);
5. Thời gian giải quyết từng loại công việc.
Điều 21. CCVC không được tiếp nhận và giải quyết công việc của các tổ chức, cá nhân tại nhà riêng.
Những công việc đã có thời hạn giải quyết theo quy định thì CCVC phải chấp hành đúng thời hạn đó.
Trường hợp công việc phức tạp đòi hỏi phải có thời gian để nghiên cứu thì CCVC thụ lý hồ sơ đó phải thông báo kịp thời cho tổ chức, cá nhân biết.
Trường hợp hồ sơ chưa đủ cơ sở pháp lý để giải quyết, CCVC phải trình lãnh đạo có thẩm quyền đề xuất, xin ý kiến để giải quyết; nếu không giải quyết được phải thông báo sớm cho tổ chức, cá nhân đồng thời trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết được.
CCVC có trách nhiệm bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật công tác và bí mật nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Khi công dân, tổ chức có yêu cầu, cơ quan phải cử người có trách nhiệm gặp và giải quyết công việc có liên quan.
Những kiến nghị, phản ảnh của công dân, tổ chức phải được nghiên cứu và xử lý kịp thời.
Mục 2. QUAN HỆ VỚI CƠ QUAN CẤP TRÊN
BHXH thành phố có quyền phản ánh những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; kiến nghị với cấp trên những vấn đề không phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung trong các chế độ, chính sách, các quy định của pháp luật và trong chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên.
Nội dung báo cáo phải khách quan, trung thực.
Mục 3. QUAN HỆ VỚI CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ VÀ BHXH QUẬN, HUYỆN TRỰC THUỘC
Phải thông báo cho các đơn vị trực thuộc những chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động và phạm vi trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc.
Khi cần thiết cử cán bộ, công chức đến đơn vị trực thuộc để trao đổi, nghiên cứu, giải quyết những vấn đề cụ thể của đơn vị trực thuộc.
Quyết định 207/QĐ-BHXH năm 2014 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng
Số hiệu: | 207/QĐ-BHXH |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký: | Đinh Văn Hiệp |
Ngày ban hành: | 14/05/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 207/QĐ-BHXH năm 2014 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng
Chưa có Video