Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 184/2005/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO HIỂM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUỐC GIA ĐẾN 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia đến 2010, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Cơ quan chủ quản: Bộ Nội vụ.

2. Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia.

3. Mục tiêu của đề án:

a) Mục tiêu chung: lập phông bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia đặc biệt quí, hiếm và đưa vào bảo quản theo “chế độ bảo hiểm” nhằm phòng ngừa các thảm hoạ do thiên nhiên hoặc con người gây ra.

Áp dụng nghiệp vụ bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia thành nội dung hoạt động thường xuyên có tính chuyên nghiệp cao của các cơ quan lưu trữ nói chung, đặc biệt là ba Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, II, III và Trung tâm Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Bảo đảm sự toàn vẹn tài liệu lưu trữ quốc gia ngay cả trong những tình huống bất trắc xảy ra thảm họa do thiên nhiên hay con người gây ra.

- Từng bước hiện đại hoá công tác lưu trữ nói chung và bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia nói riêng, trong đó ưu tiên xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ nghiệp vụ và quản lý tiên tiến, hiện đại, hoạt động có hiệu quả cao.

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý các phông bảo hiểm, bao gồm cả việc bảo mật và phân quyền quản lý, truy cập, bảo quản và truy xuất dữ liệu số hoá cũng như toàn bộ microfilm bảo hiểm.

- Lập phông bảo hiểm tài liệu lưu trữ bằng giấy, hiện đang được bảo quản tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, II và III; tập trung vào những tài liệu có giá trị đặc biệt về nội dung thông tin, kỹ thuật chế tác, hình thức trình bày hoặc ngôn ngữ thể hiện; tài liệu quý hiếm có tình trạng vật lý kém, hư hỏng hoặc có nguy cơ bị hư hỏng.

- Thử nghiệm lập phông bảo hiểm cho 3 loại tài liệu: ghi âm, tài liệu ảnh và phim điện ảnh.

4. Nhiệm vụ cụ thể:

a) Nghiên cứu, xác định được những giải pháp công nghệ thích hợp với mọi điều kiện thực tế về thiên nhiên, khí hậu và những tác nhân khác ở nước ta, nhằm bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia ổn định, lâu dài, khai thác thuận lợi, giá thành hạ.

b) Thực hiện các phương pháp bảo hiểm đồng bộ như bảo hiểm bằng công nghệ kỹ thuật số, bảo hiểm bằng công nghệ chụp microfilm hay bảo hiểm bằng công nghệ microfilm - số hoá. Các thiết bị công nghệ phải đồng bộ, hiện đại, thích hợp và mang tính mở, vận hành bảo đảm độ an toàn và có hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

c) Xác định quy trình lập bản sao bảo hiểm trên microfilm; bản sao sử dụng kỹ thuật số đối với tài liệu giấy, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý và tra cứu các bản sao bảo hiểm dạng số và dạng microfilm.

d) Nghiên cứu ứng dụng phần mềm cơ sở dữ liệu và thiết bị công nghệ thông tin tiên tiến.

đ) Xây dựng cơ sở vật chất để lập, quản lý và tra cứu bản sao bảo hiểm (danh mục thiết bị, danh mục dụng cụ khác, danh mục vật tư, hoá chất, nhiên liệu); lập kế hoạch cụ thể bảo trì hệ thống máy móc, thiết bị chụp microfilm bảo hiểm tài liệu lưu trữ, khai thác; thường xuyên tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, chuyển giao công nghệ bảo hiểm tài liệu và tiếp cận công nghệ mới tiên tiến, hiện đại. Chủ động nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới và thiết bị phù hợp với thực tiễn bảo hiểm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam.

e) Xây dựng hệ thống lưu trữ microfilm dưới dạng số hoá phục vụ tra cứu trao đổi dữ liệu.

g) Thử nghiệm lập phông bảo hiểm cho các tài liệu: ghi âm, tài liệu ảnh và phim điện ảnh.

5. Kinh phí xây dựng và thực hiện đề án được bố trí từ ngân sách nhà nước.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Bộ Nội vụ chỉ đạo xây dựng các nội dung cụ thể và triển khai Đề án theo quy định hiện hành; tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện và chất lượng Đề án; định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả, tiến độ thực hiện.

2. Bộ Tài chính cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo nội dung và tiến độ được duyệt.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ, thực hiện Đề án này.

Điều 3.

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phạm Gia Khiêm

(Đã ký)

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 184/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia đến 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 184/2005/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành: 21/07/2005
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 184/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia đến 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…