ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1121/QĐ-UBND |
Quảng Bình, ngày 29 tháng 3 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế;
Theo đề nghị của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tại Công văn số 354/BHXH-KTTN ngày 25/3/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế đối với các đối tượng được Ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2019 và thay thế Quyết định số 1683/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2015 của UBND tỉnh Quảng Bình về Quy chế Phối hợp trong thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế đối với các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Lao động-Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, Giám đốc Bưu điện tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT BHYT ĐỐI VỚI
CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐÓNG VÀ HỖ TRỢ MỨC ĐÓNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1121 /QĐ-UBND ngày 29 / 3 /2019 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Quy chế này quy định trách nhiệm và nội dung phối hợp giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế (sau đây viết tắt là BHYT) đối với các đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
1. Các Sở: Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Bảo hiểm xã hội, Bưu điện tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Các đối tượng quy định tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT (sau đây viết tắt là Nghị định số 146/2018/NĐ-CP) (trừ đối tượng quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP), bao gồm:
2.1. Nhóm do ngân sách Nhà nước (sau đây viết tắt là NSNN) đóng BHYT
a. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ NSNN.
b. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ NSNN.
c. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
d. Cựu chiến binh.
đ. Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc.
e. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
g. Trẻ em dưới 6 tuổi.
i. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.
k. Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về BHYT quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác.
l. Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ.
m. Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.
n. Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại khoản 1.11 Điều này.
o. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô tạng.
p. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
q. Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình, gồm:
- Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Người phục vụ thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
r. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2.2. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
a. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
b. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm 1 khoản 9 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP .
c. Học sinh, sinh viên.
đ. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
TRÁCH NHIỆM VÀ NỘI DUNG PHỐI HỢP CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Điều 3. Phối hợp để cấp thẻ BHYT cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy chế này theo địa bàn hành chính.
1. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (sau đây viết tắt là LĐ TB&XH):
Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Phòng LĐ TB&XH các huyện, thị xã, thành phố trong việc chỉ đạo Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) cấp xã thực hiện bình xét hộ nghèo, cận nghèo; hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình; lập danh sách tăng, giảm và chuyển cho cơ quan BHXH để kịp thời cấp thẻ BHYT theo quy định.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã:
- Lập danh sách đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16 và 17 Điều 3; khoản 1, 2 và 4 Điều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
- Hàng tháng khi có phát sinh tăng, giảm đối tượng tham gia BHYT thì UBND cấp xã lập Danh sách người chỉ tham gia BHYT (mẫu số D03-TS được ban hành kèm theo Quyết định 595/BHXH-QĐ ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam), gửi cơ quan BHXH cấp huyện.
- Trước ngày 05 hàng tháng, khi thành viên hộ gia đình chết, tách, nhập hộ khẩu thì UBND cấp xã lập danh sách biến động thành viên hộ gia đình (mẫu số 01-BD được ban hành kèm theo Công văn số 2888/BHXH-BT ngày 03/8/2018 của BHXH Việt Nam) gửi Bưu điện cấp huyện.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục trực thuộc phòng, cử cán bộ lập và gửi danh sách học sinh tham gia BHYT tại các cơ sở giáo dục do đơn vị quản lý quy định tại khoản 15 Điều 3 và khoản 3 Điều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (mẫu số D03-TS), thu tiền đóng BHYT, chuyển cơ quan BHXH cấp huyện để kịp thời cấp thẻ BHYT.
- Các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo cử cán bộ lập và gửi danh sách học sinh, sinh viên tham gia BHYT tại các cơ sở giáo dục do đơn vị quản lý quy định tại khoản 15 Điều 3 và khoản 3 Điều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (mẫu số D03-TS), thu tiền đóng BHYT, chuyển cơ quan BHXH cấp huyện để kịp thời cấp thẻ BHYT.
4. Bảo hiểm xã hội (sau đây viết tắt là BHXH) tỉnh chỉ đạo BHXH cấp huyện:
- Tiếp nhận hồ sơ, dữ liệu do UBND cấp xã chuyển đến sau khi đã được cơ quan quản lý đối tượng thẩm định (tiếp nhận trực tiếp hoặc gửi thông qua Bưu điện cấp huyện), thực hiện cấp, trả thẻ BHYT kịp thời theo quy định.
- Tiếp nhận hồ sơ của đối tượng tại khoản 14 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP để kịp thời cấp thẻ BHYT.
- Hàng tháng, lập danh sách đối tượng tham gia BHYT (mẫu số 2 được ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP) chuyển đến Phòng LĐ TB&XH cấp huyện để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, xác định đối tượng tham gia BHYT, số thẻ BHYT đã phát hành trong kỳ theo quy định.
5. Bưu điện tỉnh chỉ đạo Bưu điện cấp huyện:
- Hàng tháng, tiếp nhận danh sách (mẫu số 01-BD) do UBND cấp xã chuyển đến, nhập vào dữ liệu và chuyển cơ quan BHXH cấp huyện theo quy định.
- Thực hiện dịch vụ chuyển phát hồ sơ BHYT (Danh sách người chỉ tham gia BHYT theo mẫu số D03-TS, thẻ BHYT…..) kịp thời, theo đúng quy định.
Điều 4. Hồ sơ, trách nhiệm đóng, hỗ trợ đóng BHYT và công tác quyết toán
1. Hồ sơ chuyển kinh phí
- Hằng quý, trước ngày 15 tháng cuối quý: BHXH cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp số đối tượng và kinh phí do NSNN đóng, hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng (mẫu số 1 được ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP), gửi các đơn vị sau để chuyển kinh phí tương ứng:
+ Phòng LĐ TB&XH cấp huyện đối với các đối tượng quy định tại khoản 3, 5, 8, 11, 12 và 16 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
+ Phòng Tài chính - Kế hoạch (sau đây viết tắt là TC-KH) cấp huyện đối với các đối tượng quy định tại khoản 1, 4, 6, 7, 9, 10, 13, 14 và 17 Điều 3; khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP mà được NSNN hỗ trợ 100% mức đóng BHYT.
- Hàng quý, trên cơ sở danh sách tổng hợp từng loại đối tượng tham gia BHYT, kinh phí phải đóng (mẫu số 1), BHXH tỉnh có trách nhiệm tổng hợp danh sách số thẻ BHYT đã phát hành, số tiền thu của đối tượng quy định tại Điều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, gửi Sở Tài chính để chuyển kinh phí tương ứng.
2. Thời gian chuyển kinh phí vào quỹ BHYT và công tác quyết toán
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng LĐ TB&XH, Phòng TC-KH cấp huyện có trách nhiệm đối chiếu và chuyển kinh phí vào quỹ BHYT mỗi quý một lần cho BHXH cấp huyện; Sở Tài chính chuyển trực tiếp cho BHXH tỉnh kinh phí NSNN hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng theo quy định.
- Chậm nhất đến ngày 30 tháng 11 hàng năm, Phòng LĐ TB&XH, Phòng TC-KH cấp huyện đối chiếu quyết toán năm với BHXH cấp huyện các đối tượng do NSNN đóng, hỗ trợ đóng BHYT, đồng thời gửi 1 bản cho BHXH tỉnh để quyết toán với Sở Tài chính trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.
- Chậm nhất đến ngày 15 tháng 12 hàng năm, Phòng LĐ TB&XH, Phòng TC-KH cấp huyện và Sở Tài chính phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí vào quỹ BHYT của năm đó.
- Khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng BHYT, điều chỉnh mức lương cơ sở thì đơn vị quản lý đối tượng và cơ quan BHXH phối hợp đối chiếu và chuyển bổ sung số tiền chênh lệch của năm đó theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 5. Hàng năm, theo quy trình lập và cân đối kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và kế hoạch ngân sách địa phương:
1. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo:
Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện phối hợp với BHXH cấp huyện lập dự toán đóng BHYT cho các nhóm đối tượng do Phòng TC-KH cấp huyện cấp kinh phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế này trên địa bàn quản lý và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, chuyển Sở Tài chính và BHXH tỉnh tổng hợp.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
Lập dự toán, đảm bảo kinh phí đóng BHYT cho đối tượng mà cơ quan LĐ TB&XH cấp kinh phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế này trên phạm vi toàn tỉnh và gửi Sở Tài chính để cân đối kế hoạch ngân sách tỉnh.
3. Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm:
Phối hợp Sở Tài chính lập dự toán các đối tượng tại Điều 2 Quy chế này để cân đối kế hoạch ngân sách tỉnh.
4. Sở Tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn và đảm bảo ngân sách đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT cho các đối tượng, cụ thể:
- Hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với đối tượng quy định tại tiết 2.1 khoản 2 Điều 2 Quy chế này.
- Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng BHYT đối tượng quy định tại tiểu tiết a, b tiết 2.2 khoản 2 Điều 2 Quy chế này.
- Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT đối với đối tượng quy định tại tiểu tiết c, d tiết 2.2 khoản 2 Điều 2 Quy chế này.
- Hằng năm cân đối ngân sách địa phương, trình Hội đồng nhân dân tỉnh nâng mức hỗ trợ đóng cho người tham gia BHYT cho các đối tượng quy định tại tiết 2.2 khoản 2 Điều 2 Quy chế này.
1. Bảo hiểm xã hội tỉnh là cơ quan thường trực tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo việc thực hiện đóng và cấp thẻ BHYT cho các đối tượng nêu tại Điều 2 Quy chế này.
2. Sở Y tế tổ chức thanh tra việc phối hợp thực hiện lập danh sách, đóng kinh phí, cấp thẻ và khám chữa bệnh BHYT đúng quy định của pháp luật và Quy chế này; đồng thời chỉ đạo Phòng Y tế, Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa tuyến huyện, Bệnh viện đa khoa khu vực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, ngày càng đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
3. Sở Tài chính chỉ đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện chuyển đầy đủ, kịp thời kinh phí NSNN đóng BHYT cho các đối tượng theo quy định.
Chỉ đạo, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đóng và hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng theo quy định.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Phòng LĐ TB&XH cấp huyện lập danh sách các đối tượng quản lý, chuyển đầy đủ, kịp thời kinh phí NSNN đóng, hỗ trợ đóng BHYT và thực hiện quyết toán theo quy định; tổng hợp các vướng mắc phản ánh từ địa phương, cơ sở để thống nhất phương án giải quyết.
5. UBND huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng LĐ TB&XH cấp huyện thực hiện đóng và quyết toán kinh phí đóng, hỗ trợ đóng BHYT cho đối tượng kịp thời, đúng quy định.
- Chỉ đạo Phòng Y tế cấp huyện phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện BHYT cho các đối tượng trên địa bàn theo quy định của Quy chế này.
6. UBND xã, phường, thị trấn
- Tuyên truyền và phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội, đoàn thể (Hội Nông dân, Phụ nữ…) vận động các đối tượng hộ gia đình (hộ cận nghèo, hộ làm nghề nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và các nghề khác) tích cực tham gia BHYT.
- Theo dõi, quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia BHYT, hằng tháng kịp thời lập và chuyển danh sách tăng, giảm đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, đối tượng được NSNN đóng và hỗ trợ đóng BHYT.
- Tổ chức xét, phê duyệt danh sách hộ làm nghề nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình gửi về BHXH cấp huyện một (01) bản để làm căn cứ tuyên truyền vận động tham gia BHYT; kịp thời có văn bản đề nghị BHXH cấp huyện cấp thẻ BHYT cho đối tượng được NSNN đóng, hỗ trợ đóng BHYT và tổ chức cấp phát thẻ đến tay đối tượng.
- Xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức nếu để trùng, để sót hoặc sai đối tượng, phải bồi thường quyền lợi của đối tượng phát sinh (chi phí khám chữa bệnh) hoặc bồi thường mệnh giá thẻ BHYT đã được NSNN đóng, hỗ trợ đóng.
- Kịp thời tổng hợp báo cáo tình hình tham gia BHYT theo từng nhóm đối tượng định kỳ với UBND và BHXH cấp huyện.
7. Các sở, ngành, đơn vị theo chức năng chủ động thực hiện các nhiệm vụ đã được quy định cụ thể trong Quy chế này.
8. Chánh Văn phòng UBND tỉnh giúp Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, thúc đẩy các hoạt động phối hợp để việc lập danh sách, đóng kinh phí, cấp thẻ BHYT đúng quy định.
9. Định kỳ 6 tháng, 01 năm Bảo hiểm xã hội tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở: Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính và Văn Phòng UBND tỉnh có trách nhiệm báo cáo kết quả và đề xuất các biện pháp cụ thể về UBND tỉnh để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong phối hợp thực hiện Quy chế này./.
Quyết định 1121/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp trong thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế đối với đối tượng được Ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Số hiệu: | 1121/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký: | Nguyễn Tiến Hoàng |
Ngày ban hành: | 29/03/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1121/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp trong thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế đối với đối tượng được Ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Chưa có Video