CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 89/2003/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2003 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999;
Căn cứ Bộ Luật Lao động năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Sửa đổi khoản 2 Điều 6 như sau:
"Quân nhân, công an nhân dân có con (kể cả con nuôi theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình) dưới 7 tuổi bị ốm đau, có xác nhận của tổ chức y tế do Bộ Y tế quy định, phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau, thì được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội. Những trường hợp con bị ốm đau mà cả bố và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội thì chỉ một người được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau. Thời gian tối đa được hưởng trợ cấp để chăm sóc con ốm đau như sau:
20 ngày trong một năm, đối với con dưới 3 tuổi;
15 ngày trong một năm, đối với con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi''.
"Điều 8. Nữ quân nhân, nữ công an nhân dân có thai, sinh con thì thời gian nghỉ việc theo các Điều 9, 10 Điều lệ này được hưởng trợ cấp thai sản''.
"Điều 22a. Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ:
1. Quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng lương được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ khi có một trong các điều kiện sau đây:
Có đủ 3 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà bị suy giảm sức khoẻ;
Sau khi điều trị do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chưa phục hồi sức khoẻ;
Nữ quân nhân, nữ công an nhân dân yếu sức khoẻ sau khi nghỉ thai sản.
2. Quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng sinh hoạt phí sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khoẻ chưa hồi phục được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
3. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 đến 10 ngày trong một năm tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm sức khoẻ của từng người; thời gian này không bị trừ vào thời gian nghỉ hàng năm. Định mức nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ đối với quân nhân, công an nhân dân do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.
4. Kinh phí để thực hiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm bằng 0,6% tổng quỹ tiền lương thực đóng bảo hiểm xã hội được trích trong nguồn 5% tính trên tổng quỹ tiền lương thực đóng bảo hiểm xã hội của đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho ba chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức quản lý, cấp và quyết toán kinh phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an''.
4. Sửa đổi khoản 4 Điều 23 như sau:
''Điều 23.
4. Đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 (áp dụng cho cả quân nhân chuyên nghiệp); Điều 23 Pháp lệnh về Lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam; Điều 33 Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam''.
5. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 Điều 25 như sau:
"Điều 25.
Riêng đối với quân nhân, công an nhân dân nam đủ 50 tuổi trở lên đến dưới 55 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên đến dưới 50 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên thì khi nghỉ hưu được hưởng lương hưu như cách tính quy định tại khoản 1 Điều này, nhưng mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi so với quy định tại khoản 1 Điều 23 không phải giảm 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 như sau:
"Điều 26.
1. Cách tính mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu quy định tại Điều 25 Điều lệ này là: tính bình quân các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:
"Điều 27.
8. Sửa đổi khoản 1 Điều 33 như sau:
"Điều 33.
1. Mức tiền tuất một lần đối với gia đình của quân nhân, công an nhân dân tại ngũ (kể cả trường hợp quy định tại Điều 27 Điều lệ này) chết, tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng nửa (1/2) tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối trước khi chết, quy định tại Điều 26 Điều lệ này, nhưng tối đa không quá 12 tháng. Đối với quân nhân, công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí thì tính theo mức lương ấn định bằng hai lần lương tối thiểu/tháng. Mức trợ cấp tuất một lần của quân nhân, công an nhân dân thấp nhất bằng 6 tháng tiền lương tối thiểu''.
9. Bổ sung thêm Điều 33a như sau:
"Điều 33a. Cách tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ được quy định như sau: có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng đến 6 tháng được tính là nửa (1/2) năm; từ trên 6 tháng được tính tròn là 1 năm''.
10. Bổ sung thêm khoản 4 vào Điều 34 như sau:
''Điều 34.
4. Tiền sinh lời của quỹ''.
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
"Điều 35.
Điều 3. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15, kể từ ngày đăng Công báo.
1. Bãi bỏ Nghị định số 94/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ.
Không tính lại chế độ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2003.
|
Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
Nghị định 89/2003/NĐ-CP sửa đổi Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân kèm theo Nghị định 45/CP năm 1995
Số hiệu: | 89/2003/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/08/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 89/2003/NĐ-CP sửa đổi Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân kèm theo Nghị định 45/CP năm 1995
Chưa có Video