CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/2010/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 13 tháng 08 năm 2010 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ
chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02
tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là hành vi do cá nhân, cơ quan, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Nghị định này không áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm mang tính kinh doanh.
1. Đối tượng bị xử phạt:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (sau đây gọi là người vi phạm);
b) Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
3. Không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này do cán bộ, công chức thực hiện trong khi thi hành công vụ được giao. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm của họ được thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được áp dụng theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 3 của Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 (sau đây gọi là Nghị định số 128/2008/NĐ-CP).
2. Tình tiết tăng nặng được áp dụng theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 của Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
3. Tình tiết giảm nhẹ được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 4. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là 30.000.000 đồng.
Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt tương ứng với hành vi đó được quy định tại Nghị định này; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể thấp hơn nhưng không được dưới mức thấp nhất của khung phạt tiền đã được quy định; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể cao hơn nhưng không vượt quá mức cao nhất của khung phạt tiền đã được quy định.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các Chương II của Nghị định này.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là một (01) năm, kể từ ngày vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện. Nếu quá thời hạn nêu trên thì người vi phạm không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà người vi phạm có hành vi vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
3 Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt
Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được áp dụng theo quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
MỤC 1. ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
b) Từ 5.100.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.100.000 đồng đến 18.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 18.100.000 đồng đến 24.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
đ) Từ 24.100.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên;
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 2.500.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
Điều 9. Hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền bằng 0,05% mức đóng theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội cho mỗi ngày chậm đóng, nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
Điều 10. Hành vi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 700.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bồi hoàn số tiền đã chi trả sai cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giao quyết định xử phạt;
b) Buộc sửa lại cho đúng, nộp lại các giấy tờ đã xác nhận sai trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bồi hoàn số tiền đã chi trả sai cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt;
b) Buộc sửa lại cho đúng, nộp lại các giấy tờ đã xác nhận sai trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 700.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc lập, hoàn thiện hồ sơ, làm thủ tục cho người lao động trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc lập, hoàn thiện thủ tục đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi người lao động.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc chi trả số tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, khi vi phạm đối với mỗi người lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, khi làm mất mát, hoặc hư hỏng, hoặc sửa chữa, tẩy xóa đối với mỗi sổ bảo hiểm xã hội.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc làm các thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng, khi vi phạm đối với mỗi người lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp tài liệu, thông tin trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc báo cáo, cung cấp thông tin, cung cấp số liệu đúng sự thật trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
Điều 22. Hành vi sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc sai mục đích
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp lợi nhuận thu được từ việc sử dụng quỹ sai mục đích;
b) Buộc bồi hoàn toàn bộ số tiền Quỹ Bảo hiểm xã hội sử dụng sai mục đích trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc sửa lại cho đúng, nộp lại giấy tờ kê khai không đúng sự thật;
b) Buộc hoàn trả số tiền bảo hiểm xã hội đã nhận do hành vi vi phạm, kể cả tiền lãi của khoản tiền đã hưởng trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
2. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc sửa lại cho đúng, nộp lại các giấy tờ kê khai không đúng sự thật trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt;
b) Buộc hoàn trả số tiền bảo hiểm xã hội đã nhận do hành vi vi phạm, kể cả tiền lãi của khoản tiền đã hưởng trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 400.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc báo cáo, cung cấp thông tin, cung cấp số liệu đúng sự thật trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
MỤC 3. ĐỐI VỚI TỔ CHỨC BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CƠ QUAN, TỔ CHỨC KHÁC
Điều 27. Hành vi không cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc không chốt sổ bảo hiểm xã hội đúng hạn
1. Phạt tiền, từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc lập sổ bảo hiểm xã hội hoặc chốt sổ bảo hiểm xã hội và cấp cho người lao động trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc giải quyết chế độ cho người lao động trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, khi vi phạm với mỗi người lao động.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc giải quyết đúng chế độ cho người lao động trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc giải quyết đúng chế độ cho người lao động trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Phạt cảnh cáo
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc đền bù thiệt hại cho người lao động, người sử dụng lao động (nếu có) trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tịch thu lợi nhuận thu được từ việc sử dụng quỹ sai mục đích.
b) Buộc khôi phục và hoàn trả số tiền sử dụng không đúng mục đích của quỹ bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Phạt cảnh cáo
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp hoặc cung cấp đúng sự thật thông tin, số liệu trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Phạt cảnh cáo
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp đầy đủ thông tin trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc báo cáo hoặc báo cáo đúng sự thật trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cấp hoặc cấp lại giấy chứng nhận cho đúng trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề phù hợp đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
1. Phạt cảnh cáo
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề phù hợp với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
Điều 39. Hành vi không thực hiện việc hỗ trợ học nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện các biện pháp hỗ trợ tạo việc làm, học nghề đối với người lao động bị thất nghiệp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
Điều 40. Hành vi giới thiệu việc làm không phù hợp cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Phạt cảnh cáo
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề phù hợp đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
THẨM QUYỀN XỬ LÝ VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điều 41. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ giả có giá trị đến 2.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 42. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội
1. Thanh tra viên Lao động – Thương binh và Xã hội khi đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 43. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội ở địa phương thuộc phạm vi địa phương mình quản lý theo thẩm quyền cụ thể quy định tại Điều 41 của Nghị định này.
2. Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội quy định tại các nghị của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước theo thẩm quyền cụ thể quy định tại Điều 42 của Nghị định này.
3. Trong trường hợp vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.
4. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội thì xác định thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 44. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền đang thi hành nhiệm vụ, công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính trừ trường hợp xử phạt bằng hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000 đồng.
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là: người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội; cán bộ, công chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đang thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
2. Việc lập biên bản vi phạm hành chính phải tuân thủ quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 22 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
1. Việc ra quyết định xử phạt theo thủ tục đơn giản được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, được thực hiện theo quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 23 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
Điều 46. Thủ tục phạt tiền, thu nộp tiền phạt
Thủ tục phạt tiền, thu nộp tiền phạt thực hiện theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 47. Thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 60 và Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 48. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hoãn chấp hành quyết định phạt tiền
1. Trong thời hạn tối đa là 10 ngày, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 64 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 24 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
2. Cá nhân bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Việc chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành được thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 30 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
Điều 50. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là một năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt; quá thời hạn này mà quyết định đó không được thi hành thì không thi hành quyết định xử phạt nữa nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn việc thi hành quyết định xử phạt thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
1. Hết thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người sử dụng lao động không tự nguyện truy nộp hoặc đã truy nộp nhưng chưa đủ số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng đó vào quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp thì người có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng đó vào quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc trích tiền từ tại khoản tiền gửi của người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này là:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
d) Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp buộc trích tiền từ tậi khoản tiền gửi của người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này.
Ban hành kèm theo Nghị định này là Phụ lục các mẫu biên bản và quyết định để sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2010 và thay thế Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Điều 54. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC
DANH MỤC MỘT SỐ MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TRONG XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của
Chính phủ)
1. Mẫu biên bản số 01: Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
2. Mẫu biên bản số 02: Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Mẫu quyết định số 01: Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
4. Mẫu quyết định số 02: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
5. Mẫu quyết định số 03: Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
6. Mẫu quyết định số 04: Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BB-VPHC |
A2 ……, ngày … tháng … năm ……. |
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Hôm nay, hồi … giờ ……… ngày …….. tháng ….. năm ………. tại ………………………………..
Chúng tôi gồm3:
1: …………………………. Chức vụ: ........................................................................................
2: …………………………. Chức vụ: ........................................................................................
Với sự chứng kiến của:4
1. ………………………………. Nghề nghiệp/chức vụ: ..............................................................
Địa chỉ thường trú (tạm trú) ....................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ………………… Ngày cấp: ......................................................
Nơi cấp ................................................................................................................................
2. ………………………………. Nghề nghiệp/chức vụ: ..............................................................
Địa chỉ thường trú (tạm trú) ....................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ………………… Ngày cấp: ......................................................
Nơi cấp ................................................................................................................................
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội đối với:
Ông (bà)/tổ chức5 ………………………………; Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .....................
.............................................................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ............................................
Cấp ngày ………………………….. Tại: ....................................................................................
Đã có các hành vi vi phạm hành chính như sau6: .....................................................................
Các hành vi trên đã vi phạm vào Điều ….. khoản ….. điểm ….. của Nghị định số ………………… quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại7:
Họ tên: .................................................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ............................................
Cấp ngày ……………………….. Tại: .......................................................................................
Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính: ...............
.............................................................................................................................................
Ý kiến trình bày của người làm chứng: ...................................................................................
Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra, (nếu có):
.............................................................................................................................................
Người có thẩm quyền xử phạt đã yêu cầu ông (bà)/tổ chức đình chỉ ngay hành vi vi phạm.
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm: .........................................
.............................................................................................................................................
Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy tờ sau để chuyển về: ………………………………………………………. để cấp có thẩm quyền giải quyết.
STT |
Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ |
Số lượng |
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng8 |
Ghi chú9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Yêu cầu ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại10 ………………….. lúc ………… giờ ……… ngày ……….. tháng ……… năm ……………… để giải quyết vụ vi phạm.
Biên bản được lập thành …………….. bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản và ……………………….11.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau: ..................................................................................
Ý kiến bổ sung khác (nếu có)12: .............................................................................................
Biên bản này gồm ……….. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.
Người vi phạm (hoặc đại diện tổ chức vi phạm) |
Người bị thiệt hại (hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại) |
Người chứng kiến |
Đại diện chính quyền (nếu có) |
Người lập biên bản |
Lý do người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản13: ......................................
.............................................................................................................................................
Lý người người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại không ký biên bản14: ..........................
.............................................................................................................................................
1 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương … huyện, thành phố thuộc tỉnh ….., xã ………….. mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
3 Ghi rõ họ tên, chức vụ người lập biên bản.
4 Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.
5 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
6 Ghi cụ thể ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm.
7 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức bị thiệt hại.
8 Nếu là phương tiện thì ghi thêm số đăng ký, nếu là ngoại tệ thì ghi xê ri của từng tờ.
9 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của ông (bà) …
10 Ghi rõ địa chỉ trụ sở nơi cá nhân, tổ chức vi phạm phải có mặt.
11 Ghi cụ thể những người, tổ chức được giao biên bản.
12 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
13 Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản
14 Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BB-VPHC |
A2 ……, ngày … tháng … năm ……. |
Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ……………… Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội;
Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số …………. ngày … tháng … năm ……… do3 …………….. chức vụ …………………. ký.
Để có cơ sở xác minh thêm vụ việc vi phạm hành chính/hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính,
Hôm nay, hồi … giờ ……… ngày …….. tháng ….. năm ………. tại ..........................................
............................................................................................................................................
Chúng tôi gồm4:
1: …………………………. Chức vụ: ........................................................................................
2: …………………………. Chức vụ: ........................................................................................
Người vi phạm hành chính là:
Ông (bà)/Tổ chức5:.................................................................................................................
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .........................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ............................................
Cấp ngày ………………………….. Tại: ....................................................................................
Với sự chứng kiến của6:
1. …………………………………. Nghề nghiệp: ........................................................................
Địa chỉ thường trú: ................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ………. Ngày cấp …………. Nơi cấp ........................................
2. …………………………………. Nghề nghiệp: ........................................................................
Địa chỉ thường trú: ................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ………. Ngày cấp …………. Nơi cấp ........................................
Tiến hành lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, gồm:
STT |
Tên tang vật, phương tiện, bị tạm giữ |
Số lượng |
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện7 |
Ghi chú8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Biên bản được lập thành …………….. bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản.
Biên bản này gồm ……….. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau: ..................................................................................
Ý kiến bổ sung khác (nếu có)9: ..............................................................................................
Người vi phạm (hoặc đại diện tổ chức vi phạm) |
Người ra quyết định tạm giữ |
Người chứng kiến |
Đại diện chính quyền (nếu có) |
Người lập biên bản |
1 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương … huyện, thành phố thuộc tỉnh ….., xã ………….. mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
3 Ghi rõ họ tên, chức vụ người ký quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4 Họ và tên, chức vụ người lập biên bản.
5 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
6 Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ
7 Nếu là phương tiện thì ghi thêm số đăng ký.
8 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của ông (bà) …
9 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-VPHC |
A2 ……, ngày … tháng … năm ……. |
Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ……………… Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội;
Xét3 ......................................................................................................................................
Tôi4, ………………………….; Chức vụ: ...................................................................................
Đơn vị: .................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Tạm giữ: Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của
Ông (bà)/Tổ chức5: ................................................................................................................
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .........................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD .............................................
Cấp ngày ………………………….. Tại: ....................................................................................
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính6: ......................................................................................
Quy định tại điểm ……… khoản ….. Điều …….. Nghị định số ………. quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập biên bản (kèm theo Quyết định này).
Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/ Tổ chức: ...................................................................................... để chấp hành.
2. ....................................................................................................................................... 7.
3. .........................................................................................................................................
Quyết định này gồm ……… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang
|
Người ra quyết định |
Ý kiến Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ8
1 Nếu Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn ….. thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn…………. mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
3 Ghi rõ lý do tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như để xác minh tình tiết làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm. Nếu người tạm giữ không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì phải ghi rõ thêm căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy
4 Họ tên người ra Quyết định tạm giữ.
5 Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
6 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
7 Trường hợp người quyết định tạm giữ không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì Quyết định này phải được gửi để báo cáo cho Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ.
8 Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ (người tạm giữ không có thẩm quyền theo quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh) có ý kiến về việc tạm giữ, đồng ý hoặc không đồng ý.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-VPHC |
A2 ……, ngày … tháng … năm ……. |
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ……………… Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do3 …………………… lập hồi …… giờ …… ngày ……. tháng ………. năm ……………… tại ...................................................................................................................
Tôi4, ………………………….; Chức vụ: ...................................................................................
Đơn vị: .................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:
Ông (bà)/Tổ chức5: ................................................................................................................
Nghề nghiệp (Lĩnh vực hoạt động): ........................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD .............................................
Cấp ngày ………………………….. Tại: ....................................................................................
Với các hình thức sau:
1. Hình thức xử phạt hành chính:
Cảnh cáo/phạt tiền với mức phạt là ……………………….. đồng (Viết bằng chữ: ..................... ).
2. Hình phạt bổ sung (nếu có):
1- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề: .......................................................
2- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính gồm: ..........................
.............................................................................................................................................
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính6: ......................................................................................
Quy định tại điểm ……… khoản ……… Điều …………. của Nghị định số ……… ngày ……. tháng …………. năm …………… quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: .........................................................
Điều 2. Ông (bà)/Tổ chức …………………………… phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày …. tháng ….. năm …… trừ trường hợp được hoãn chấp hành hoặc7.............................................................................................................................
Quá thời hạn này, nếu ông (bà)/tổ chức ……………… cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
Số tiền phạt theo quy định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số ………………. của Kho bạc Nhà nước8 ………………….. trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.
Ông (bà)/Tổ chức ……………………… có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ….. tháng ….. năm ……………9
Trong thời hạn ba ngày Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/ Tổ chức: ...................................................................................... để chấp hành.
2. Kho bạc ................................................................................................... để thu tiền phạt.
3. .........................................................................................................................................
Quyết định này gồm ……………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang
|
Người ra quyết định |
1 Nếu Quyết định xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …, huyện, thành phố thuộc tỉnh ….., xã ………….. mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
3 Họ tên, chức vụ người lập biên bản.
4 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.
5 Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
6 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
7 Ghi rõ lý do.
8 Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc.
9 Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền xử phạt quyết định.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-CC |
A2 ……, ngày … tháng … năm ……. |
Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về …………… số ….. ngày ….. tháng ….. năm …………. của …………………………………………………………………………..;
Tôi3, ………………………….; Chức vụ: ...................................................................................
Đơn vị: .................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số …...................………. ngày ….. tháng …… năm …………… của ………………………… về ……………………...............
Đối với:
Ông (bà)/Tổ chức4: ................................................................................................................
Nghề nghiệp (Lĩnh vực hoạt động): ........................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD .............................................
Cấp ngày ………………………….. Tại: ....................................................................................
Biện pháp cưỡng chế5: ..........................................................................................................
Điều 2. Ông (bà)/Tổ chức …………………………… phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này và chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …....................................................................
Quyết định này gồm ……………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang
Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/ Tổ chức: ....................................................................................... để thực hiện.
2. ………………………………….. để ..................................................................................... 6
3. ………………………………….. để ..................................................................................... 7
|
Người ra quyết định |
1 Nếu Quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …, huyện, thành phố thuộc tỉnh ….., xã ………….. mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
3 Họ tên người ra Quyết định cưỡng chế.
4 Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
5 Ghi cụ thể biện pháp cưỡng chế, số tiền cưỡng chế, hoặc các biện pháp khắc phục phải thực hiện.
6 Nếu biện pháp cưỡng chế là khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại Ngân hàng thì Quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc hoặc ngân hàng để phối hợp thực hiện.
7 Nếu biện pháp cưỡng chế là kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện, buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại thì Quyết định được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-KPHQ |
A2 ……, ngày … tháng … năm ……. |
Căn cứ Điều 3 ……………….. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều 4 …………………. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội;
Vì 5 ……………………….. nên không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính;
Để khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra,
Tôi6, ………………………….; Chức vụ: ...................................................................................
Đơn vị: .................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính đối với:
Ông (bà)/Tổ chức7: ................................................................................................................
Nghề nghiệp (Lĩnh vực hoạt động): ........................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD .............................................
Cấp ngày ………………………….. Tại: ....................................................................................
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính8: ......................................................................................
Quy định tại điểm ………. khoản ………. Điều …………. của .................................................. 9;
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: .........................................................
Lý do không xử phạt vi phạm hành chính: ..............................................................................
Hậu quả cần khắc phục là: .....................................................................................................
Biện pháp khắc phục hậu quả là: ...........................................................................................
Điều 2. Ông (bà)/Tổ chức …………………………… phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định là ngày ….. tháng ….. năm ….. trừ trường hợp ……………………………………………………………… 10. Quá thời hạn này, nếu ông (bà)/tổ chức ……………………………………………………. cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.
Ông (bà)/Tổ chức có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày … tháng …. năm …..11
Quyết định này gồm ……… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang
Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/ Tổ chức: ...................................................................................... để chấp hành.
2. .........................................................................................................................................
3. …………………………………...............................................................................................
|
Người ra quyết định |
1 Nếu Quyết định khắc phục hậu quả của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương … huyện, thành phố thuộc tỉnh ….., xã ………….. mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
3 Nếu Quyết định khắc phục hậu quả trong trường hợp hết thời hiệu thì căn cứ vào Điều 10, nếu trong trường hợp hết thời hạn ra Quyết định xử phạt thì ghi căn cứ vào Điều 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
4 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
5 Ghi rõ lý do không xử phạt.
6 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.
7 Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
8 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
9 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
10 Ghi rõ lý do.
11 Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền quyết định.
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 86/2010/ND-CP |
Hanoi, August 13, 2010 |
ON SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE SOCIAL INSURANCE DOMAIN
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 29, 2006 Social Insurance Law;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations
and the April 02, 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of
Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
DECREES:
Article 1. Scope of regulation
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
An administrative violation in the social insurance domain means an individual's, agency's or organization's act of intentionally or unintentionally violating the social insurance law, which is not a crime and must be administratively sanctioned under law.
2. This Decree docs not apply to violations of the laws on health insurance, savings deposit insurance and other commercial insurance.
Article 2. Subjects of application
1. Subject to sanctioning are:
a/ Agencies, organizations and individuals committing administrative violations in the social insurance domain (below referred to as violators);
b/ Foreign individuals and organizations committing administrative violations in the social insurance domain within the territory, exclusive economic zone and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam, unless otherwise provided by treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
2. Agencies, organizations and individuals involved in the sanctioning of administrative violations in the social insurance domain.
3. This Decree does not apply to cadres and civil servants who commit violations defined in this Decree when they are performing their assigned official duties. Their violations shall be handled under the law on cadres and civil servants.
Article 3. Sanctioning principles, aggravating and extenuating circumstances
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Aggravating circumstances apply under Article 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 6 of Decree No. 128/2008/ND-CP.
3. Extenuating circumstances apply under Clause 1, Article 8 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 4. Sanctions and remedies for administrative violations
1. Principal sanctions:
a/ Caution;
b/ Fine.
The highest fine on an administrative violation in the social insurance domain is VND 30,000,000.
When fine applies, the specific fine level applicable to a violation is the average level of the corresponding fine bracket applicable to that violation set in this Decree. If the violation involves an extenuating circumstance, the fine level may be lower, but not below the lowest level of the prescribed bracket. If the violation involves an aggravating circumstance, the fine level may be higher, but not higher than the highest level of the prescribed bracket.
2. Additional sanctions: Confiscation of material evidences and means used for administrative violations in the social insurance domain.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 5. Statute of limitations
1. The statute of limitations for sanctioning administrative violations in the social insurance domain is one (1) year counting from the date of committing an administrative violation. Past this time limit, violators are not subject to sanctioning but are still subject to remedies provided in this Decree.
2. The above statute of limitations is not applicable when a violator commits a new administrative violation in the social insurance domain or deliberately shirks or obstructs the sanctioning within the time limit slated in Clause 1 of this Article. In this case, the statute of limitations for sanctioning administrative violations shall be recounted from the time the new administrative violation is committed or the time the act of shirking or obstructing the sanctioning terminates.
3. The statute of limitations applicable to individuals subject to initiation of criminal cases, prosecution or trial according to criminal procedures under decisions whose investigation or criminal cases are later terminated under decisions but their violations show signs of administrative violation in the social insurance domain complies with Clause 2, Article 10 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 6. Time limit for being considered not yet being sanctioned
The time limit for being considered not yet being sanctioned for administrative violations in the social insurance domain complies with Article 11 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
VIOLATIONS. SANCTIONING FORMS AND LEVELS AND REMEDIES
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. A fine of:
a/ Between VND 1.000.000 and VND 5.000,000. for violations against 1 to 10 employees;
b/ Between VND 5.100.000 and VND 10.000.000, for violations against 11 to 50 employees;
c/ Between VND 10.100.000 and VND 18,000.000. for violations against 51 to 100 employees;
d/ Between VND 18.100.000 and VND 24,000.000. for violations against 101 to 500 employees;
e/ Between VND 24.100.000 and VND 30.000.000, for violations against more than 500 employees.
2. Remedies:
a/ Forced retrospective payment of social insurance premiums within 30 days after receiving a sanctioning decision:
b/ Forced payment of interests for unpaid or lately paid social insurance premiums at the interest rate of social insurance fund-invested activities in the year within 30 days after receiving a sanctioning decision.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. A fine of between VND 300.000 and VND 2.5(X.),000 for a violation against each employee.
2. Remedies:
a/ Forced retrospective payment of social insurance premiums within 30 days after receiving a sanctioning decision:
b/ Forced payment of interests for unpaid or lately paid social insurance premiums at the interest rate of social insurance fund-invested activities in the year within 30 days after receiving a sanctioning decision.
Article 9. Delaying payment of compulsory social insurance and unemployment insurance premiums
1. A fine equal to 0.05% of the payable level under the social insurance law for each day of delayed payment, which must not exceed VND 30 million.
2. Remedies:
a/ Forced retrospective payment of social insurance premiums within 30 days after receiving a sanctioning decision;
b/ Forced payment of interests for unpaid or lately paid social insurance premiums at the interest rate of social insurance fund-invested activities in the year within 30 days after receiving a sanctioning decision.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. A fine of between VND 300.000 and VND 7(X),000 for a violation against each employee.
2. Remedies:
a/ Forced retrospective payment of social insurance premiums within 30 days after receiving a sanctioning decision;
b/ Forced payment of interests for unpaid or lately paid social insurance premiums at the interest rate of social insurance fund-invested activities in the year within 30 days after receiving a sanctioning decision.
1. Caution.
2. A fine of between VND 200,000 and VND 500.000 for a violation against each employee.
3. Remedies:
a/ Forced refund of improperly received amounts to social insurance institutions within 10 working days after receiving a sanctioning decision;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Caution.
2. A fine of between VND 200.000 and VND 400,000 for a violation against each employee.
3. Remedies:
a/ Forced refund of improperly received amounts to social insurance institutions within 10 working days after receiving a sanctioning decision;
b/ Forced correction and submission of untruthfully certified documents within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
1. A fine of between VND 300.000 and VND 700.000 for a violation against each employee.
2. Remedy: Forced compilation and completion of dossiers and carrying out procedures for employees within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Caution.
2. A fine of between VND 200,000 and VND 500.000 for a violation against each employee.
3. Remedy: Forced compilation and completion of formalities to request social insurance institutions to settle social insurance benefits for employees within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
1. A fine of between VND 1.500,000 and VND 2.000.000 for a violation against each employee.
2. Remedy: Forced payment of social insurance allowances to employees within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
1. A fine of between VND 200,000 and VND 500,000 for a violation against each employee.
2. Remedy: Forced payment of social insurance indemnities to employees within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Caution.
2. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 for a violation against each employee.
3. Remedy: Forced return of social insurance books to employees within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
1. Caution.
2. A fine of between VND 100,000 and VND 200,000 for losing, damaging, modifying or erasing each social insurance book.
3. Remedy: Forced completion of procedures to request competent agencies to re-issue social insurance books within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
1. Caution.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Remedy: Forced sending of employees to a medical examination council for examination of their working capacity reduction level within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
1. Caution.
2. A fine of between VND 1.000,000 and VND 5.000,000.
3. Remedy: Forced provision of documents and information within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
1. Caution.
2. A-fine of between VND 1,000,000 and VND 5,000,000.
3. Remedy: Forced reporting on or provision of truthful information and statistics within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. A fine of between VND 6.000,000 and VND 10.000.000.
2. Remedies:
a/ Forced remittance of profits earned from the improper use of the fund;
b/ Forced refund of all improperly used amounts of the social insurance fund within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
1. Caution.
2. A fine of between VND 100.000 and VND 300,000.
3. Remedies:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b/ Forced payment of interests of unpaid or lately paid social or unemployment insurance premiums at the interest rate of social insurance fund-invested activities in the year within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
1. Caution.
2. A fine of between VND 300.000 and VND 1.000.000.
3. Remedies:
a/ Forced correction and submission of untruthfully declared documents;
b/ Forced refund of social insurance indemnities received as a result of violation, including also interests of the received amount, within 10 working days after receiving a sanctioning decision for violators of Clause 1 of this Article.
1. A fine of between VND 1.000,000 and VND 5.000.000.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Remedies:
a/ Forced correction and submission of untruthfully declared documents within 10 working days after receiving a sanctioning decision;
b/ Forced refund of social insurance indemnities received as a result of violation, including also interests of the received amount, within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
1. Caution.
2. A fine of between VND 100,000 and VND 400.000.
3. Remedy: Forced reporting on and provision of truthful information and statistics within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
Section 3. FOR SOCIAL INSURANCE INSTITUTIONS AND OTHER AGENCIES AND ORGANIZATIONS
Article 27. Failing to issue social insurance books or close social insurance books on time
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Remedy: Forced making or closure of social insurance books and issuance of such books to employees within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
1. A fine of between VND 2.000,000 and VND 5,000.000.
2. Remedy: Forced settlement of benefits for employees within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
Article 29. Improperly settling compulsory social, unemployment or voluntary insurance benefits
1. A fine of between VND 500.000 and VND 1.000,000 for a violation against each employee.
2. Remedy: Forced proper settlement of benefits for employees within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
1. A fine of between VND 3,000.000 and VND 6,000,000.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Caution.
2. A fine of between VND 1.000.000 and VND 5.000.000.
3. Remedy: Forced compensation of damage to employees or employers (if any) within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
1. A fine of between VND 10,000.000 and VND 15,000,000.
2. Remedies:
a/ Proposal to competent agencies to confiscate profits earned from the improper use of the fund;
b/ Forced recovery and refund of the improperly used amounts of the social insurance fund within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Caution.
2. A fine of between VND 5,000.000 and 10.000.000.
3. Remedy: Forced provision or provision of truthful information and statistics within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
1. Caution.
2. A fine of between VND 2.000,000 and VND 5.000.000.
3. Remedy: Forced provision of full information within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
1. Caution.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Remedy: Forced reporting or truthful reporting within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
1. Caution.
2. A fine of between VND 5.000.000 and VND 8.000.000 for a violation against each employee.
3. Remedy: Forced grant or re-grant of correct certificates within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
Article 37. Failing to counsel and recommend jobs for those on unemployment allowance
1. Caution.
2. A fine of between VND 2.000.000 and VND 10,000,000.
3. Remedy: Forced appropriate job counseling and recommendation and provision of vocational training for employees on unemployment allowance within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Caution.
2. A fine of between VND 2.000,000 and VND 10.000,000.
3. Remedy: Forced appropriate job counseling and recommendation and provision of vocational training for employees on unemployment allowance within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
Article 39. Failing to provide vocational training support for those on unemployment allowance
1. Caution.
2. A fine of between VND 1.000.000 and VND 5.000.000.
3. Remedy: Forced application of measures to support the unemployed in employment generation and vocational training within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
Article 40. Recommending inappropriate jobs for those on unemployment allowance
1. Caution.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Remedy: Forced appropriate job counseling and recommendation and provision of vocational training for employees on unemployment allowance within 10 working days after receiving a sanctioning decision.
1. Chairpersons of commune-level People's Committees may:
a/ Impose caution;
b/ Impose fines of up to VND 2.000.000;
c/ Confiscate forged dossiers and means and devices used to forge dossiers, which are valued at up to VND 2,000.000.
2. Chairpersons of Peoples Committees of urban districts, rural districts, towns or provincial cities may:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b/ Impose fines of up to VND 30.000,000;
c/ Confiscate forged dossiers and means and devices used to forge dossiers;
d/ Force the application of remedies defined in Chapter II of this Decree.
3. Chairpersons of Peoples Committees of provinces or centrally run cities may:
a/ Impose caution;
b/ Impose fines of up to VND 30,000,000;
c/ Confiscate forged dossiers and means and devices used to falsify dossiers;
d/ Force the application of remedies defined in Chapter II of this Decree.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a/ Impose caution;
b/ Impose fines of up to VND 500,000;
c/ Confiscate material evidences and means used in administrative violations, which are valued at up to VND 2,000,000;
d/ Force the application of remedies defined in Chapter 11 of this Decree.
2. Chief inspectors of provincial-level Labor War Invalids and Social Affairs Departments may:
a/ Impose caution;
b/ Impose fines of up to VND 30,000,000;
c/ Confiscate forged dossiers and means and devices used to forge dossiers;
d/ Force the application of remedies defined in Chapter II of this Decree.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a/ Impose caution;
b/ Impose fines of up to VND 30,000,000:
c/ Confiscate forged dossiers and means and devices used to forge dossiers;
d/ Force the application of remedies defined in Chapter II of this Decree.
1. Chairpersons of People's Committees at all levels may sanction administrative violations in the social insurance domain in localities under their management according to their competence defined in Article 41 of this Decree.
2. Inspectors of labor, war invalids and social affairs may sanction administrative violations in the social insurance domain defined in Chapter II of this Decree and other social insurance-related administrative violations provided in the Government's decrees on sanctioning of administrative violations in state management domains according to their competence defined in Article 42 of this Decree.
3. The sanctioning of administrative violations defined in this Decree which fall within the sanctioning competence of various agencies shall be effected by the agency which first receives the cases.
4. In case of sanctioning a violator with multiple administrative violations in the social insurance domain, the sanctioning competence shall be determined under Article 42 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. A competent person on official duty shall promptly make records of administrative violations, except cases of imposing caution or fines of up to VND 100,000.
Persons competent to make records of administrative violations in the social insurance domain are those having the competence to sanction administrative violations in the social insurance domain and cadres and civil servants of labor, war invalids and social affairs who are performing assigned tasks or official duties on social insurance.
2. Records of administrative violations shall be made under Article 55 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 22 of Decree No. 128/2008/ND-CP.
Article 45. Sanctioning decisions
1. Issuance of sanctioning decisions according to simple procedures complies with Article 54 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. Issuance of sanctioning decisions other than the case defined in Clause 1 of this Article complies with Article 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 23 of Decree No. 128/2008/ND-CP
Article 46. Procedures for imposing, collecting and remitting fines
Procedures for imposing, collecting and remitting fines comply with Articles 57 and 58 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Within 10 days, sanctioned violators shall abide by sanctioning decisions under Article 64 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 24 of Decree No. 128/ 2008/ND-CP.
2. Individuals who are fined VND 500,000 or more may be allowed to suspend compliance with sanctioning decisions under Article 65 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
1. Enforcement of administrative sanctioning decisions complies with Articles 66 and 67 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and the Government's Decree No. 37/2005/ND-CP of March 18. 2005. providing procedures for applying measures to enforce administrative sanctioning decisions.
2. Transfer of administrative sanctioning decisions for enforcement complies with Article 68 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 30 of Decree No. 128/2008/ND-CP.
Article 50. Statute of limitations for implementing administrative sanctioning decisions
The statute of limitations for implementing a decision to sanction an administrative violation in the social insurance domain is one year after it is issued. Past this period, if this decision has not been implemented, it will be no longer implemented, but remedies specified in the decision still apply.
When a sanctioned violator intentionally shirks or delays the implementation of a sanctioning decision, the above statute of limitations will be recounted from the time the act of shirking or delaying terminates.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Past ten days after receiving a sanctioning decision, if an employer fails to voluntarily pay or insufficiently pays unpaid or lately paid social insurance premiums and interests arising therefrom to the social or unemployment insurance fund, a competent person shall force the deduction of money from the employer's savings deposit account to pay such unpaid or lately paid premiums and interests arising therefrom to the social or unemployment insurance fund.
2. Persons competent to force the deduction of money from employers' savings deposit accounts under Clause 1 of this Article are:
a/ Chairpersons of provincial-level People's Committees;
b/ Chairpersons of district-level People's Committees;
c/ Chief inspectors of provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Departments;
d/ The Chief Inspector of the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs.
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Finance and the State Bank in. specifically guiding the order and procedures for forcing the deduction of money from employers" savings deposit accounts under Clauses 1 and 2 of this Article.
To this Decree are appendices on forms of records and decisions used in the sanctioning of administrative violations in the social insurance domain (not printed herein).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Decree takes effect on October 1, 2010, and replaces the Government's Decree No. 135/2007/ND-CP of August 16,2007, on sanctioning of administrative violations in the social insurance domain.
Article 54. Responsibilities for guidance and implementation
1. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide, organize and examine the implementation of this Decree.
2. The Minister of National Defense or the Minister of Public Security shall guide the handling of administrative violations in the social insurance domain within the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security.
3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of People's Committees at all levels, and concerned agencies, organizations and individuals shall implement this Decree.-
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
;
Nghị định 86/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Số hiệu: | 86/2010/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 13/08/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 86/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chưa có Video