HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 218-CP |
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 1961 |
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào các điều 24, 31 và
32 của Hiếp pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa;
Để cải tiến và thống nhất các chế độ có tính chất bảo hiểm xã hội hiện hành, nhằm
cải thiện đời sông của công nhân, viên chức Nhà nước;
Theo đề nghị của các ông Bộ trưởng Bộ Lao động, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Ban chấp
hành Tổng Công đoàn Việt Nam;
Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ ngày 10 tháng 10 năm 1961;
Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong phiên họp ngày 04
tháng 12 năm 1961;
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 3. – Bộ Lao động, Bộ Nội vụ và Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành điều lệ này.
Điều 5. – Điều lệ này thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1962.
|
T.M.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
TẠM THỜI VỀ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC
LỜI NÓI ĐẦU
Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và suốt trong thời kỳ kháng chiến cho đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt, Chính phủ đã luôn luôn chăm lo cải thiện đời sống của nhân dân lao động. Đối với công nhân, viên chức nhà nước, đi đôi với việc cải tiến chế độ tiền lương, Chính phủ đã ban hành các chế độ trợ cấp mà thực chất là chế độ bảo hiểm xã hội, như: chế độ trợ cấp khi ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động, trợ cấp khi chết, đồng thời đã xây dựng nhiều bệnh viện, bệnh xá, nhà an dưỡng, điều dưỡng, nhà gửi trẻ v.v… Các chế độ và sự nghiệp có tính chất bảo hiểm xã hội này tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đã có tác dụng rõ rệt; đã giải quyết được một phần những khó khăn trong sinh hoạt của công nhân, viên chức nhà nước, làm cho anh chị em phấn khởi đẩy mạnh sản xuất và công tác.
Từ ngày hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta đã bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi hoàn thành thắng lợi kế hoạch 3 năm phát triển và cải tạo kinh tế, phát triển văn hóa, chúng ta đang bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, lấy công nghiệp xã hội chủ nghĩa làm nhiệm vụ trung tâm. Số công nhân, viên chức sẽ ngày càng tăng lên. Các chế độ trợ cấp xã hội hiện hành cần được bổ sung và cải tiến để phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới, nhằm phục vụ yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đáp ứng yêu cầu không ngừng cải thiện đời sống của công nhân viên chức nhà nước.
Điều 32 của Hiến pháp được Quốc hội thông qua ngày 31 tháng 12 năm 1959 đã ghi rõ quyền của người lao động được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật, hoặc mất sức lao động. Điều lệ tạm thời này về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức nhà nước là bước đầu thực hiện điều nói trên của Hiến pháp.
Điều lệ tạm thời này về bảo hiểm xã hội bảo đảm những điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần cho công nhân, viên chức nhà nước trong những trường hợp tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động và áp dụng thống nhất cho toàn thể công nhân, viên chức Nhà nước. Các chế độ đãi ngộ về bảo hiểm xã hội trong điều lệ tạm thời này chủ yếu dựa vào nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm khuyến khích mọi người tăng cường kỷ luật lao động, đẩy mạnh sản xuất, góp phần ổn định lực lượng lao động cho các ngành kinh tế quốc dân.
Điều lệ tạm thời này về các chế độ bảo hiểm xã hội được xây dựng phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị và xã hội hiện nay của nước ta, không những có tác dụng động viên công nhân, viên chức và nhân dân lao động ở miền Bắc phấn khởi nỗ lực sản xuất và công tác, đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà còn làm cho công nhân, viên chức và nhân dân lao động ở miền Nam thấy rõ tính chất hơn hẳn của chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, do đó càng tăng thêm tin tưởng, tăng cường đoàn kết và đấu tranh đòi quyền sinh sống hàng ngày, đồng thời kiên quyết đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.
Điều lệ tạm thời này cũng áp dụng cho công nhân, viên chức ở:
- Những xí nghiệp công tư hợp doanh đã áp dụng chế độ tiền lương như xí nghiệp quốc doanh;
- Những xí nghiệp công nghiệp địa phương đã có kế hoạch lao động tiền lương ghi trong kế hoạch nhà nước.
Đối với các cán bộ, nhân viên công tác ở các tổ chức dân lập sẽ có quy định riêng.
Tiết 1. – Chế độ đãi ngộ công nhân, viên chức nhà nước khi ốm đau
Bộ Y tế, Bộ Lao động và Bộ Nội vụ sẽ quy định chi tiết về chế độ chữa bệnh cho công nhân, viên chức Nhà nước.
Loại |
Thời gian công tác liên tục |
Mức trợ cấp được hưởng |
|
Ba tháng đầu |
Từ tháng thứ tư trở đi |
||
I |
Từ 1 đến hết 3 năm |
70%
lương kể cả |
60%
lương kể cả |
II |
Từ
trên 3 năm |
80%
lương kể cả |
70%
lương kể cả |
III |
Từ
trên 7 năm |
90%
lương kể cả |
80%
lương kể cả |
IV |
Trên 12 năm |
100%
lương kể cả |
90%
lương kể cả |
Công nhân viên chức nhà nước công tác dưới 1 năm được trợ cấp bằng 70% lương và phụ cấp (nếu có) trong thời hạn nhiều nhất là 3 tháng. Hết hạn này mà bệnh chưa khỏi và nếu gặp khó khăn túng thiếu đương sự sẽ được giúp đỡ như nhân dân (do quỹ cứu tế xã hội của địa phương đài thọ). Đối với công nhân, viên chức nhà nước đang tập sự, sẽ có quy định riêng.
- Công nhân, viên chức nhà nước là anh hùng lao động, anh hùng quân đội chuyển ngành được trợ cấp theo loại IV.
- Công nhân, viên chức nhà nước là thương binh và công nhân, viên chức công tác ở miền núi hay ở nghề đặc biệt nặng nhọc được trợ cấp theo loại trên liền với loại mà mình được hưởng theo quy định về thời gian công tác.
Bộ Lao động, Bộ Nội vụ và Bộ Y tế sẽ quy định cụ thể những vùng miền núi và các nghề đặc biệt nặng nhọc được áp dụng chế độ ưu đãi trên.
Điều 9. – Mức trợ cấp thấp nhất cho công nhân, viên chức nhà nước khi ốm đau là 22 đồng một tháng.
Trường hợp mẹ chết, con nhỏ ở với cha, hay vì điều kiện đặc biệt mẹ không thể trông nom con, thì người cha (là công nhân, viên chức nhà nước) phải nghỉ việc để trông nom con ốm cũng được hưởng khoản trợ cấp này.
Bộ Lao động và Bộ Nội vụ sẽ quy định chi tiết về việc thi hành điều khoản này.
Tiết 2. – Chế độ đãi ngộ nữ công nhân, viên chức nhà nước khi có thai và khi đẻ.
Nếu đẻ sinh đôi thì được nghỉ thêm 10 ngày, sinh ba được nghỉ thêm 20 ngày.
Bộ Lao động, Bộ Nội vụ và Bộ Y tế sẽ quy định cụ thể những nghề đặc biệt nặng nhọc được nghỉ thêm nói trên đây.
- Sẩy thai từ 03 tháng trở xuống, nghỉ từ 7 đến 15 ngày;
- Sẩy thai trên 03 tháng, nghỉ từ 15 đến 30 ngày.
Người làm nghề đặc biệt nặng nhọc bị sẩy thai được nghỉ thêm từ 03 đến 10 ngày.
Số ngày cần nghỉ này do thầy thuốc định.
Điều 19. – Nữ công nhân, viên chức nhà nước khi đẻ hay đẻ non, được hưởng:
- Tiền bồi dưỡng: 12 đồng.
- Tiền sắm tã lót: 8 đồng.
Nếu đẻ sinh đôi, sinh ba thì được hưởng tiền bồi dưỡng và tã lót gấp đôi, gấp ba.
Điều 22. – Nữ công nhân, viên chức nhà nước sau khi đẻ bị mất sửa, hoặc không được cho con bú vì mắc bệnh truyền nhiệm, được trợ cấp mỗi tháng 10 đồng cho mỗi đứa con tới khi con đủ 10 tháng.
- Nếu nữ công nhân, viên chức nhà nước đẻ sinh đôi, sinh ba, dù có sữa cho con bú, cũng được hưởng khoản trợ cấp nói trong điều 22 này cho con thứ hai trở đi.
- Đối với nữ công nhân, viên chức nhà nước chết, hoặc nam công nhân, viên chức nhà nước có vợ không phải là công nhân, viên chức nhà nước chết, khi con chưa được 10 tháng, thì người nuôi con được hưởng trợ cấp này.
Bộ Y tế, Bộ Lao động và Bộ Nội vụ sẽ quy định chi tiết thi hành chế độ này.
Tiết 3. – Chế độ đãi ngộ công nhân, viên chức nhà nước khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.
Bộ Lao động và Bộ Nội vụ sẽ quy định cụ thể những trường hợp được hưởng chế độ đãi ngộ về tai nạn lao động.
- Hạng 1 mất từ 5 đến 30% sức lao động, được trợ cấp một lần bằng từ 01 đến 04 tháng lương chính khi bị nạn.
- Hạng 2 mất từ 31 đến 40% sức lao động, được trợ cấp hàng tháng bằng 7% lương chính khi bị nạn.
- Hạng 3 mất từ 41 đến 50% sức lao động, được trợ cấp hàng tháng bằng 10% lương chính khi bị nạn.
- Hạng 4 mất từ 51 đến 60% sức lao động, được trợ cấp hàng tháng bằng 15% lương chính khi bị nạn.
- Hạng 5 mất từ 61 đến 70% sức lao động, được trợ cấp hàng tháng bằng 25% lương chính khi bị nạn.
- Hạng 6 mất từ 71 đến 80% sức lao động, được trợ cấp hàng tháng bằng 50% lương chính khi bị nạn.
- Hạng 7 mất từ 81 đến 90% sức lao động, được trợ cấp hàng tháng bằng 60% lương chính khi bị nạn.
- Hạng 8 mất từ 91 đến 100% sức lao động, được trợ cấp hàng tháng bằng 70% lương chính khi bị nạn.
Nếu do tai nạn, người bị tai nạn lao động cần dùng chây tay giả, mắt giả, kính, máy điếc, v.v… thì được cấp phát không phải trả tiền.
Công nhân, viên chức nhà nước, vì lợi ích chung đã có những hành động hy sinh dũng cảm mà bị tai nạn lao động nếu do thương tật mà khả năng lao động giảm sút, và lương mới cộng với trợ cấp thương tật hàng tháng không bằng lương cũ, thì được hưởng thêm một khoản phụ cấp chênh lệch cho bằng lương cũ. Nếu trở thành tàn phế, phải thôi việc, thì được hưởng trợ cấp thương tật hàng tháng bằng 100% lương chính khi bị nạn.
Ngoài trợ cấp thương tật, những người tàn phế cần phải có người phục vụ được thêm một khoản trợ cấp bằng 10% lương chính.
Người bị tai nạn lao động không có nơi nương tựa sẽ được thu nhận vào nhà an dưỡng. Khi vào nhà an dưỡng, nếu trợ cấp thương tật thấp hơn mức sinh hoạt thấp nhất của nhà an duỡng, thì được nâng lên bằng mức đó.
Khi thôi việc, nếu công nhân, viên chức nhà nước bị tai nạn lao động đang được hưởng trợ cấp con, thì vẫn được tiếp tục lĩnh trợ cấp của những đứa con đó theo chế độ hiện hành.
Khi ốm đau, công nhân, viên chức nhà nước bị tai nạn lao động đã thôi việc được khám ra chữa bệnh tại các cơ sở y tế thuộc địa phương nơi cư trú, được hưởng chế độ thuốc men, bồi dưỡng; khi chết được trợ cấp tiền chôn cất theo quy định ở điều 55, và những thân nhân do người đó khi còn sống phải nuôi dưỡng được hưởng tiền tuất hàng tháng quy định ở điều 61.
Những người làm việc theo lối khoán tự do, không do đơn vị sử dụng quản lý về mặt nhân sự, về điều kiện và phương tiện làm việc, không thuộc phạm vi áp dụng của tiết này.
Tiết 4. – Chế độ đãi ngộ công nhân, viên chức nhà nước thôi việc vì mất sức lao động.
Điều 35. – Công nhân, viên chức nhà nước mất sức lao động vì đau ốm, vì tai nạn không thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp về tai nạn lao động, hoặc vì già, yếu nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hưu trí, phải thôi việc, khi đã công tác liên tục từ 5 năm trở lên, được hưởng trợ cấp quy định như sau cho đến khi sức khỏe hồi phục hay chết:
- Nếu thời gian công tác liên tục đủ 5 năm; thì được trợ cấp hàng tháng bằng 35% lương chính;
- Nếu thời gian công tác liên tục trên 5 năm, thì từ năm thứ 6 đến năm thứ 10 mỗi năm thêm 1% lương chính, và từ năm thứ 11 trở đi mỗi năm thêm 2% lương chính; nhưng nhiều nhất trợ cấp hàng tháng không quá 65% lương chính;
- Người tàn phế cần phải có người phục vụ được hưởng thêm hàng tháng một khoản trợ cấp bằng 10% lương chính;
- Nếu trước khi thôi việc, vì sức khỏe sút kém phải chuyển sang làm việc nhẹ, hưởng lương thấp hơn trước, thì được lấy mức lương của công việc trước khi chuyển sang việc nhẹ để tính trợ cấp hàng tháng.
Nếu không có nơi nương tựa, thì được thu nhận vào nhà an dưỡng, và được hưởng chế độ của nhà an dưỡng như quy định ở điều 29.
Bộ Lao động và Bộ Nội vụ sẽ quy định chi tiết thi hành chế độ này.
Tiết 5. – Chế độ trợ cấp hưu trí
- Nam: thời gian công tác nói chung 25 năm, thời gian công tác liên tục 5 năm.
- Nữ: thời gian công tác nói chung 20 năm, thời gian công tác liên tục 5 năm.
Bộ Lao động, Bộ Nội vụ và Bộ Y tế sẽ quy định cụ thể những công việc đặc biệt nặng nhọc và những việc có hại sức khỏe nói ở điều này.
- Nếu thời gian công tác liên tục đủ 5 năm, được trợ cấp bằng 45% lương chính khi thôi việc.
- Nếu thời gian công tác liên tục trên 5 năm, thì từ năm thứ 6 đến năm thứ 10, mỗi năm thêm 1% và từ năm thứ 11 trở đi mỗi năm thêm 2%, nhưng nhiều nhất trợ cấp hàng tháng không được quá 75% lương chính.
- Nếu trước khi về hưu, vì sức khỏe kém sút, công nhân, viên chức nhà nước phải chuyển sang làm việc nhẹ hưởng lương thấp hơn trước, thì được lấy mức lương cao nhất đã được hưởng trong thời gian 10 năm trước khi về hưu để tính trợ cấp hàng tháng.
Điều 48. – Công nhân, viên chức nhà nước về hưu được bảo đảm mức sinh hoạt thấp nhất ấn định là 22 đồng một tháng.
Nếu trợ cấp tính theo tỷ lệ quy định ở điều 46 thấp hơn mức trên thì được nâng lên cho bằng mức đó.
Bộ Lao động và Bộ Nội vụ sẽ quy định chi tiết thi hành chế độ này.
Đối với trường hợp công nhân, viên chức nhà nước chết vì tai nạn lao động, thì khoản trợ cấp này được tính từ mỗi năm công tác liên tục bằng một tháng lương và mức trợ cấp thấp nhất bằng hai tháng lương, cao nhất không quá 4 tháng lương, kể cả phụ cấp và trợ cấp con (nếu có).
a) Đối với công nhân, viên chức nhà nước có mức lương từ 40 đồng trở xuống bị chết:
- Gia đình có một người phải nuôi dưỡng, được trợ cấp 9đ,
- Gia đình có 2 người phải nuôi dưỡng, được trợ cấp 16đ,
- Gia đình có 3 người phải nuôi dưỡng, được trợ cấp 21đ,
- Gia đình có 4 người phải nuôi dưỡng, được trợ cấp 24đ.
b) Đối với công nhân, viên chức nhà nước, khi chết, có mức lương cao hơn 40 đồng ngoài khoản tiền nói trên, gia đình con được hưởng thêm 5% của phần tiền lương cao hơn.
c) Đối với công nhân, viên chức nhà nước, khi chết, có từ 10 năm công tác liên tục trở lên, gia đình được thêm 10% của số tiền trợ cấp nói ở khoản trên đây.
d) Đối với công nhân, viên chức nhà nước chết vì tai nạn lao động, gia đình còn được thêm 10% của tổng số tiền trợ cấp nói ở điểm a, b, c trên đây.
Những người nói trên đây được hưởng tiền tuất cho tới khi có khả năng tự giải quyết được đời sống, hay có người đảm nhiệm nuôi dưỡng, hoặc tới khi chết.
Bộ Nội vụ và Bộ Lao động sẽ quy định chi tiết thi hành chế độ này.
THỜI GIAN CÔNG TÁC CỦA CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC
VIỆC QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÁC SỰ NGHIỆP BẢO HIỂM XÃ HỘI
Quỹ bảo hiểm xã hội của nhà nước là quỹ độc lập thuộc ngân sách nhà nước. Mọi chi phí về công tác quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và quản lý các sự nghiệp bảo hiểm xã hội đều do quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước đài thọ.
Nội dung thu, chi của quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ấn định sau.
- Quản lý toàn bộ quỹ, lập dự toán, quyến toán, tổng kết việc chi tiêu; hàng năm báo cáo trước Hội đồng Chính phủ.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp Công đoàn trong công tác quản lý quỹ bảo hiểm xã hội.
- Quy định những biện pháp thể lệ cụ thể về quản lý quỹ và chế độ kế toán, tài vụ; phân phối, điều hòa và xét duyệt dự toán hàng quý, hàng năm của cấp dưới.
- Quản lý các nhà dưỡng lão, nhà an dưỡng, nhà nghỉ mát của công nhân, viên chức nhà nước.
- Tham gia việc nghiên cứu xây dựng chính sách và chế độ về bảo hiểm xã hội với các cơ quan Nhà nước.
Việc đôn đốc nộp tiền và việc thực hiện kế hoạch thu, chi thuộc quỹ bảo hiểm xã hội do Tổng công đoàn Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước phụ trách.
Nếu quá thời hạn quy định mà cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường chưa trích nộp tiền bảo hiểm xã hội, thì Ban chấp hành Công đoàn nơi đó (là cấp quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở cơ sở) sẽ báo cho Ngân hàng mà cơ quan, xí nghiệp có tài khoản để chuyển số tiền phải nộp ấy từ tài khoản để chuyển số tiền phải nộp ấy từ tài khoản của cơ quan, xí nghiệp sang tài khoản của cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở địa phương.
Các việc mở tài khoản, thủ tục nộp, trích và chuyển tiền quỹ bảo hiểm xã hội do Tổng công đoàn Việt Nam cùng với Ngân hàng Nhà nước quy định.
Các bộ phận tài vụ, nhân sự, thống kê, lao động và tiền lương của cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường có trách nhiệm phục vụ công tác quản lý quỹ bảo hiểm xã hội của Công đoàn cơ sở. Thủ trưởng các đơn vị này có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các bộ phận ấy làm tốt công tác nói trên.
Nghị định 218-CP năm 1961 ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
Số hiệu: | 218-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Hội đồng Chính phủ |
Người ký: | Phạm Văn Đồng |
Ngày ban hành: | 27/12/1961 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 218-CP năm 1961 ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
Chưa có Video