CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 127/2008/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2008 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về đối tượng và phạm vi áp dụng; quyền và trách nhiệm của các bên tham gia bảo hiểm thất nghiệp; các chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quỹ bảo hiểm thất nghiệp; thủ tục thực hiện bảo hiểm thất nghiệp; khiếu nại tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp và một số quy định khác về bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 2. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với người sử dụng lao động quy định tại Điều 3 Nghị định này:
a) Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;
b) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;
Các đối tượng giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nêu trên sau đây gọi chung là người lao động.
2. Người đang hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động quy định tại Điều 3 Nghị định này theo các loại hợp đồng quy định tại Khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội là người sử dụng lao động có sử dụng từ mười (10) người lao động trở lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sau đây
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác.
3. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.
4. Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
5. Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Điều 4. Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, chỉ đạo xây dựng, ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp.
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức nghiên cứu, xây dựng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện công tác thống kê;
c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
d) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp;
đ) Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm thất nghiệp;
e) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm:
a) Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp;
b) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp thuộc thẩm quyền;
c) Thực hiện báo cáo với cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi, quyền hạn quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trong phạm vi địa phương. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm:
a) Tổ chức dạy nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn;
b) Theo dõi, kiểm tra thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
c) Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm thất nghiệp;
d) Kiến nghị các Bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp thuộc thẩm quyền;
đ) Hằng năm báo cáo tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều 5. Thanh tra về bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm thất nghiệp có các nhiệm vụ sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
b) Thanh tra về nguồn hình thành, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp;
c) Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
d) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
đ) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm thất nghiệp.
2. Đối tượng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
a) Người lao động theo quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 3 Nghị định này;
c) Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
d) Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 14 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Về đóng bảo hiểm thất nghiệp:
a) Không đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội;
c) Đóng bảo hiểm thất nghiệp không đúng thời gian quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
d) Đóng bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người lao động thuộc đối tượng áp dụng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 2 Nghị định này.
2. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm:
a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm thất nghiệp;
b) Làm giả hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp;
c) Cấp giấy chứng nhận sai quy định để làm cơ sở hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
3. Sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp sai mục đích, sai chính sách, sai chế độ.
4. Gây phiền hà, trở ngại, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Gây khó khăn, cản trở, làm chậm việc đóng, hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp của người lao động;
b) Gây phiền hà, trở ngại trong việc thực hiện trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động;
c) Không cấp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp hoặc không trả hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định.
5. Báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 7. Quyền của người lao động về bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 15 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Được xác nhận đầy đủ về đóng bảo hiểm thất nghiệp trong Số Bảo hiểm xã hội.
2. Được nhận lại Sổ Bảo hiểm xã hội khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
3. Được hưởng đầy đủ, kịp thời chế độ bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 Nghị định này.
4. Được ủy quyền cho người khác nhận trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
5. Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp; yêu cầu cơ quan lao động, tổ chức Bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.
6. Khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền khi người sử dụng lao động, cơ quan lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội có hành vi vi phạm các quy định về bảo hiểm thất nghiệp.
7. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm của người lao động về bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 16 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ và đúng theo quy định tại Khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Bảo quản, sử dụng Sổ Bảo hiểm xã hội quy định.
4. Đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
5. Hằng tháng thông báo với cơ quan lao động về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Điều 9. Quyền của người sử dụng lao động về bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Từ chối thực hiện các yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
2. Khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền khi người lao động, cơ quan lao động, tổ chức Bảo hiểm xã hội có hành vi vi phạm các quy định về bảo hiểm thất nghiệp.
3. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ và đúng theo quy định tại Khoản 2 Điều 102 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Bảo quản hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị.
3. Thực hiện đúng quy định về việc lập hồ sơ để người lao động đóng và hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
4. Xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có kiểm tra, thanh tra về bảo hiểm thất nghiệp.
5. Cung cấp các văn bản theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định này cho người lao động để hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
6. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Quyền của cơ quan lao động trong việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
1. Từ chối yêu cầu hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật.
2. Giải quyết khiếu nại về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
3. Kiểm tra việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
4. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
5. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
2. Tổ chức tiếp nhập hồ sơ và giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
3. Tổ chức thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện chế độ báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về thủ tục thực hiện bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
7. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
8. Lưu trữ hồ sơ về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
9. Tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.
10. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ về bảo hiểm thất nghiệp.
11. Thực hiện hợp tác quốc tế và tham gia nghiên cứu khoa học về bảo hiểm thất nghiệp.
12. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Quyền của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo Điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Từ chối yêu cầu chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật.
3. Khiếu nại về bảo hiểm thất nghiệp
4. Kiểm tra việc đóng bảo hiểm thất nghiệp.
5. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
6. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
7. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo Điều 20 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; hướng dẫn thủ tục thu, chi bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Tổ chức thu bảo hiểm thất nghiệp
3. Chi trả trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm.
4. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
5. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của phát luật.
6. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán về bảo hiểm thất nghiệp.
8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm thất nghiệp; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
9. Định kỳ sáu tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp. Hằng năm, báo cáo Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về tình hình thực hiện thu, chi, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
10. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
11. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
12. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp theo thẩm quyền.
13. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Điều 15. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 16. Trợ cấp thất nghiệp theo Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền hằng tháng được trả cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi bị thất nghiệp có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 15 Nghị định này hoặc người được ủy quyền theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định này.
3. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và tổng thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 17. Hỗ trợ học nghề theo Điều 83 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Việc tổ chức thực hiện hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp do cơ quan lao động thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề.
Điều 18. Hỗ trợ tìm việc làm theo Điều 84 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Việc tổ chức thực hiện hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp do cơ quan lao động thực hiện thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm.
2. Thời gian được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng và không quá tổng thời gian mà người lao động đó được hưởng trợ cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 19. Bảo hiểm y tế theo Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
2. Tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Điều 20. Thời điểm hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động khi có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 15 Nghị định này được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp tính từ ngày thứ 16 kể từ ngày đăng ký theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định này.
Điều 21. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp quy định trong Nghị định này để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Điều 22. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không thông báo hằng tháng với cơ quan lao động về việc tìm kiếm việc làm;
b) Bị tạm giam.
2. Việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng sẽ được thực hiện vào tháng tiếp theo trong các trường hợp sau:
a) Người lao động vẫn trong khoảng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 của Luật Bảo hiểm xã hội và tiếp tục thực hiện thông báo hằng tháng với cơ quan lao động về việc tìm kiếm việc làm;
b) Người lao động vẫn trong khoảng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 của Luật Bảo hiểm xã hội sau thời gian bị tạm giam.
Điều 23. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Người bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng khoản trợ cấp một lần bằng giá trị của tổng trợ cấp thất nghiệp của số thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 24. Tính lại thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo Khoản 3 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 23 Nghị định này thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó đã được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc tiếp theo.
2. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho thời gian làm việc tiếp theo được tính lại từ đầu.
Điều 25. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
3. Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.
4. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ.
5. Các nguồn thu hợp pháp khác.
Điều 26. Phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại Khoản 2 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội và trích tiền lương, tiền công của từng người lao động theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội để đóng cùng một lúc vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
2. Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định.
3. Hằng năm, Nhà nước chuyển một lần từ ngân sách nhà nước một khoản kinh phí vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại Khoản 3 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điều này.
Điều 27. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 105 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Điều 28. Sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Chi trả trợ cấp thất nghiệp hằng tháng cho người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
2. Chi hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
3. Chi hỗ trợ tìm việc làm cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
4. Chi đóng bảo hiểm y tế cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
5. Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp.
6. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định.
Điều 29. Chi phí quản lý theo Điều 104 Luật Bảo hiểm xã hội
Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp hằng năm được trích từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp và bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của Chính phủ.
Điều 30. Quản lý Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện việc thu, chi, quản lý Quỹ bảo hiểm thất nghiệp và được mở tài Khoản tiền gửi Quỹ bảo hiểm thất nghiệp tại hệ thống Kho bạc Nhà nước và hệ thống Ngân hàng thương mại của Nhà nước. Số dư trên tài khoản tiền gửi được hưởng lãi suất tiền gửi theo quy định của Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại nhà nước.
2. Hằng năm, tổ chức Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thực hiện việc quyết toán thu, chi Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; chi quản lý theo quy định.
Điều 31. Hoạt động đầu tư từ quỹ quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo toàn giá trị và tăng trưởng quỹ bảo hiểm thất nghiệp từ tiền tạm thời nhàn rỗi. Hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết.
2. Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội quyết định việc đầu tư theo các hình thức sau đây:
a) Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của các ngân hàng thương mại của Nhà nước;
b) Cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng chính sách vay;
c) Các hình thức đầu tư khác do Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội quyết định.
3. Tiền sinh lời đầu tư, tăng trưởng quỹ bảo hiểm thất nghiệp hàng năm được bổ sung vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
1. Hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập kế hoạch tài chính về thu, chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp (kể cả phần ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 của Nghị định này); chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp; đầu tư tăng trưởng trình Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội thẩm định và báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao kế hoạch tài chính.
2. Căn cứ kế hoạch tài chính được Thủ tướng Chính phủ giao, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định giao nhiệm vụ thu, chi cho các đơn vị thực hiện.
Điều 33. Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán về các hoạt động tài chính quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán về các hoạt động tài chính quỹ của cơ quan quản lý nhà nước về tài chính, kiểm toán nhà nước.
THỦ TỤC THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Điều 35. Hồ sơ theo dõi việc đóng, hưởng bảo hiểm thất nghiệp
1. Hồ sơ theo dõi việc đóng, hưởng bảo hiểm thất nghiệp và để thực hiện bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Nghị định này là Sổ Bảo hiểm xã hội.
Điều 36. Hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội
Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 3 Nghị định này nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của mình và của người lao động cho tổ chức Bảo hiểm xã hội, gồm:
1. Tờ khai cá nhân của người lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
2. Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp do người sử dụng lao động lập theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Điều 37. Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 125 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định gồm
1. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
2. Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đúng pháp luật.
Điều 38. Giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 37 Nghị định này cho cơ quan lao động.
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Điều 39. Người khiếu nại về bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 130 Luật Bảo hiểm xã hội bao gồm
1. Người lao động quy định tại Điều 2 Nghị định này;
2. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng;
3. Người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp;
4. Người tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng;
5. Người bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng;
6. Người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 40. Thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại về bảo hiểm thất nghiệp theo Khoản 2 Điều 131 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về bảo hiểm thất nghiệp:
a) Người sử dụng lao động, thủ trưởng cơ quan lao động, thủ trưởng cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm thất nghiệp của mình bị khiếu nại.
Trong trường hợp người sử dụng lao động có quyết định, hành vi về bảo hiểm thất nghiệp bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết.
b) Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về bảo hiểm thất nghiệp đối với quyết định giải quyết khiếu nại mà người sử dụng lao động, thủ trưởng cơ quan lao động, thủ trưởng cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết và trong cùng thời gian đó người khiếu nại không khởi kiện tại tòa án.
2. Trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại lần đầu về bảo hiểm thất nghiệp.
a) Khi phát hiện quyết định, hành vi về bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người khiếu nại gửi đơn đến người, tổ chức đã ban hành quyết định hoặc đã thực hiện hành vi đó;
b) Khi nhận được đơn khiếu nại lần đầu, người, tổ chức có quyết định hoặc hành vi bị khiếu nại phải xem xét thụ lý và giải quyết khiếu nại;
c) Thời hiệu khiếu nại, thủ tục khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Trình tự, thủ tục khiếu nại, giải quyết khiếu nại lần hai về bảo hiểm thất nghiệp.
a) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện tại tòa án;
b) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì khởi kiện tại tòa án;
c) Thời hiệu khiếu nại, thủ tục khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 41. Quy định chuyển tiếp theo Khoản 6 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Thời gian người lao động thực tế làm việc theo các bản hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo pháp luật về lao động là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Tiền lương làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc theo pháp luật về cán bộ, công chức là mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có), tại thời điểm thôi việc.
3. Thời gian người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội được tính để miễn trách nhiệm trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức.
Điều 42. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn chế độ tài chính đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
3. Các Bộ, ngành khác có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 127/2008/ND-CP |
Hanoi, December 12, 2008 |
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 29, 2006 Law on Social Insurance;
Pursuant to the June 23, 1994 Labor Code; the April 2, 2002 Law Amending and
Supplementing a Number of Articles of the Labor Code; and the June 29, 2006 Law
Amending and Supplementing a Number of Articles of the Labor Code;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
DECREES:
Article 1.- Scope of regulation
...
...
...
1. Laborers participating in unemployment insurance under Clause 3, Article 2 of the Social Insurance Law are Vietnamese citizens who enter into the following labor or working contracts with the employers specified in Article 3 of this Decree:
a/ Labor contracts of a term of between full twelve months and thirty six months;
b/ Labor contracts of indefinite term;
c/ Working contracts of a term of between full twelve months and thirty six months;
d/ Working contracts of indefinite term, including those for laborers who were employed at state non-business units prior to the date of the Government's Decree No. 116/2003/ND-CP of October 10, 2003, on recruitment, employment and management of cadres and public employees at state non-business units.
Persons who enter into the above labor or working contracts are below collectively referred to as laborers.
2. Persons currently receiving monthly pensions or monthly working capacity loss allowances who enter into labor or working contracts specified in Clause 1 of this Article with the employers specified in Article 3 of this Decree are not covered by unemployment insurance.
...
...
...
2. Political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, socio-professional organizations, non-business units of political organizations and socio-political organizations, and other social organizations.
3. Enterprises established and operating under the Enterprise Law and the Investment Law.
4. Cooperatives and cooperative unions established and operating under the Law on Cooperatives.
5. Business households, cooperative groups, other organizations and individuals hiring, employing and paying wages to laborers.
6. Foreign agencies, organizations and individuals and international organizations operating in the Vietnamese territory employing Vietnamese laborers, unless otherwise provided for by treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Article 4.- State management of unemployment insurance
1. The Government shall perform the uniform state management of unemployment insurance, direct the elaboration, promulgation and implementation of legal documents, regimes and policies on unemployment insurance.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take responsibility before the Government for its state management of unemployment insurance, covering:
a/ Assuming the prime responsibility for, and coordinating with ministries, branches, agencies and organizations in, studying, elaborating and submitting to competent state agencies for promulgation or promulgating according to its competence legal documents on unemployment insurance;
...
...
...
c/ Guiding and organizing the implementation of legal provisions on unemployment insurance;
d/ Examining the implementation of legal provisions on unemployment insurance; settling complaints and denunciations about unemployment insurance;
dd/ Conducting specialized unemployment insurance inspection;
e/ Carrying out international cooperation on unemployment insurance under law.
3. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of unemployment insurance, covering:
a/ Coordinating with the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs and concerned ministries and branches in elaborating laws and policies related to unemployment insurance;
b/ Monitoring and examining the implementation of unemployment insurance regimes, policies and laws under their competence;
c/ Reporting to competent agencies on their state management of unemployment insurance.
4. Provincial-level People's Committees shall perform the state management of unemployment insurance in their localities. Provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Services shall take responsibility before provincial-level People's Committees for their state management of unemployment insurance, covering:
...
...
...
b/ Monitoring and examining the implementation of the law on unemployment insurance;
c/ Assuming the prime responsibility for or coordinating with concerned agencies in examining and inspecting the implementation of unemployment insurance regimes and policies.
d/ Proposing concerned ministries and branches to settle unemployment insurance-related matters under their competence;
dd/ Making annual reports on the implementation of the law on unemployment insurance under regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 5.- Unemployment insurance inspection under Article 10 of the Social Insurance Law
1. The Labor. War Invalids and Social Affairs Inspectorate, which conducts specialized unemployment insurance inspection, has the following tasks:
a/ To inspect the implementation of unemployment insurance regimes, policies and laws;
b/ To inspect sources for the formation, and the management and use, of the unemployment insurance fund;
c/ To verify, conclude on and propose the settlement of, complaints and denunciations about unemployment insurance under law;
...
...
...
dd/ To provide guidance on and training in specialized unemployment insurance inspection.
2. Subject to specialized unemployment insurance inspection are:
a/ Laborers specified in Article 2of this Decree;
b/ Employers specified in Article 3 of this Decree;
c/ Vietnam Social Insurance;
d/ Other organizations and individuals related to unemployment insurance.
Article 6.- Prohibited acts under Article 14 of the Social Insurance Law
1. Regarding payment of unemployment insurance premiums
a/ Failing to pay unemployment insurance premiums under the law on unemployment insurance;
...
...
...
c/ Failing to pay unemployment insurance premiums according to the time prescribed by the law on unemployment insurance;
d/ Failing to fully pay unemployment insurance premiums for all laborers subject to compulsory unemployment insurance under Article 2 of this Decree.
2. Falsification and forger)' of unemployment insurance dossiers, covering:
a/ Declaring untruthfully or making modifications or erasures causing misrepresentation of contents related to the payment of unemployment insurance premiums and entitlement to unemployment insurance indemnities;
b/ Forging dossiers to receive unemployment insurance indemnities;
c/ Granting in contravention of regulations certificates to be used as a basis for receiving unemployment insurance indemnities.
3. Using the unemployment insurance fund for improper purposes or in contravention of policies and regimes.
4. Troubling, obstructing, harming lawful rights and interests of laborers and employers, covering:
a/ Troubling, obstructing or delaying laborers' payment of unemployment insurance premiums or entitlement to unemployment insurance indemnities;
...
...
...
c/ Failing to grant or return unemployment insurance dossiers to laborers according to regulations.
5. Making false reports, supplying false information and data on unemployment insurance.
RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF LABORERS, EMPLOYERS, LABOR AGENCIES AND VIETNAM SOCIAL INSURANCE
1. To be fully certified for their payment of unemployment insurance premiums in social insurance books.
2. To receive social insurance books when losing jobs or terminating labor or working contracts.
3. To fully and timely enjoy unemployment insurance regimes specified in Articles 16,17,18 and 19 of this Decree.
4. To authorize other persons to receive their monthly unemployment allowances.
...
...
...
6. To lodge complaints or denunciations with competent agencies when employers, labor agencies or social insurance organizations commit acts of violation of regulations on unemployment insurance.
7. To have other rights under law.
1. To fully and properly pay unemployment insurance premiums under Clause 1, Article 102 of the Social Insurance Law.
2. To comply with regulations on compilation of unemployment insurance dossiers.
3. To keep and use social insurance books according to regulations.
4. To make registration at labor agencies when losing jobs or terminating labor or working contracts.
5. To monthly report to labor agencies on their job seeking during the time of receiving unemployment allowances.
6. To receive appropriate jobs or attend relevant vocational training courses recommended by labor agencies during the time of receiving unemployment allowances.
...
...
...
1. To reject requests which are against the law on employment insurance.
2. To lodge complaints or denunciations with competent agencies when laborers, labor agencies or social insurance organizations commit acts of violation of regulations on unemployment insurance.
3. To have other rights under law.
1. To fully and properly pay unemployment insurance premiums under Clause 2, Article 102 of the Social Insurance Law.
2. To preserve unemployment insurance dossiers of laborers during the time laborers work for them.
3. To comply with regulations on compilation of unemployment insurance dossiers for laborers to pay unemployment insurance premiums and receive unemployment insurance indemnities.
4. To produce documents and dossiers and supply relevant information at the request of competent state agencies upon unemployment insurance examination or inspection.
5. To supply documents under Clause 2, Article 37 of this Decree for laborers to complete their dossiers for enjoyment of unemployment insurance indemnities.
...
...
...
1. To reject requests for unemployment insurance indemnities which are against the law.
2. To settle complaints about unemployment insurance according to regulations.
3. To examine the implementation of unemployment insurance.
4. To propose competent agencies to elaborate, amend or supplement unemployment insurance regimes, policies and laws and to manage the unemployment insurance fund.
5. To propose competent agencies to handle violations of the law on unemployment insurance.
6. To have other rights under law.
1. To organize the communication and propagation of unemployment insurance policies and laws.
...
...
...
3. To provide job counseling and recommendation and vocational training for laborers participating in unemployment insurance.
4. To settle in accordance with law organizations' or individuals' complaints and denunciations about the implementation of unemployment insurance regimes.
5. To report to state management agencies under law.
6. To fully and timely supply information on unemployment insurance procedures at the request of laborers or trade unions.
7. To supply relevant documents and information a l the request of competent agencies.
8. To file unemployment insurance dossiers under law.
9. To participate in the elaboration, amendment and supplementation of unemployment insurance-related regimes and policies.
10. To conduct professional training and retraining in, and study and apply sciences and technologies related to, unemployment insurance.
11. To carry out international cooperation on and participate in scientific research into unemployment insurance.
...
...
...
Article 13.- Rights of Vietnam Social Insurance under Article 19ofthe Social Insurance Law
1. To manage its personnel, finance and assets under law.
2. To reject requests for unemployment insurance indemnities, which are against the law.
3. To lodge complaints about unemployment insurance.
4. To examine the payment of unemployment insurance premiums.
5. To propose competent agencies to elaborate, amend or supplement unemployment insurance regimes, policies and laws and to manage the unemployment insurance fund.
6. To propose competent agencies to handle violations of the law on unemployment insurance.
7. To have other rights under law.
...
...
...
2. To collect unemployment insurance premiums.
3. To pay unemployment allowances, support vocational training and job counseling and recommendation.
4. To pay health insurance premiums for persons on unemployment allowance.
5. To manage and use the unemployment insurance fund under law.
6. To take measures to preserve and increase the unemployment insurance fund under law.
7. To make unemployment insurance statistics and accounting.
8. To apply information technology to unemployment insurance management; to file dossiers of unemployment insurance buyers under the Social Insurance Law.
9. To biannually, report on unemployment insurance to the social insurance management council. To annually report to the Government and state management agencies on revenues, expenditures, management and use of the unemployment insurance fund.
10. To fully and promptly supply information on the payment of unemployment insurance premiums and indemnities and unemployment insurance procedures at the request of 1aborers or trade unions.
...
...
...
12. To settle complaints and denunciations about unemployment insurance according to its competence.
13. To perform other responsibilities under law.
UNEMPLOYMENT INSURAN CE REGIMES
1. Having paid unemployment insurance premiums for full twelve months or more within twenty four months before losing a job or terminating a labor contract under the labor law or a working contract under the law on cadres and public employees.
2. Having registered with a labor agency when losing a job or terminating a labor or working contract.
3. Failing to find a job 15 days after the date of registering with a labor agency under Clause 2 of this Article.
Article 16.- Unemployment allowance under Article 82 of the Social Insurance Law
...
...
...
2. The monthly unemployment allowance is equal to 60% of the laborer's average monthly salary or remuneration of six consecutive months before he/she loses a job or terminates a labor contract under the labor law or a working contract under the law on cadres and public employee, on which unemployment insurance premiums are based.
3. The time for receiving monthly unemployment allowance depends on the time of working during which a laborer has paid unemployment insurance premiums, and the total time for receiving monthly unemployment allowance complies with Clause 2, Article 82 of the Social Insurance Law.
Article 17.- Vocational training support under Article 83 of the Social Insurance Law
1. Labor agencies shall support laborers on unemployment allowance in vocational training through vocational training establishments.
2. The level of support for laborers on unemployment allowance is equal to die cost for a short-term vocational training under the law on vocational training.
3. The time of support does not exceed 6 months from the date a laborer receives monthly unemployment allowance.
Article 18.- Job seeking support under Article 84 of the Social Insurance Law
1. Labor agencies shall provide free job counseling and recommendation for laborers on unemployment allowance through job centers.
2. The time for laborers to receive job counseling and recommendation starts from the date they receive monthly unemployment allowance and does not exceed the duration they are on unemployment allowance under Clause 2, Article 82 of the Social Insurance Law.
...
...
...
1. Persons on unemployment allowance are entitled to the health insurance regime.
2. Social insurance organizations shall pay health insurance premiums for persons on unemployment allowance.
Article 20.- Time of entitlement to unemployment insurance
When fully meeting the conditions for entitlement to unemployment insurance under Article 15 of this Decree, laborers may receive unemployment insurance regimes 15 days after the date of registration under Clause 2, Article 15 of this Decree.
Article 21.- Time of unemployment insurance premium payment
The time of paying unemployment insurance premiums under this Decree to be used as a basis for entitlement to unemployment insurance is the total of the periods of time of paying unemployment insurance premiums added up from the time of starting unemployment insurance premium payment to the time of losing jobs or terminating labor contracts under the labor law or working contracts under the law on cadres and public employees during which unemployment allowances are not paid.
1. Laborers who are on monthly unemployment allowance are suspended from enjoying such allowance in either of the following cases:
a/ Failing to monthly report on their job seeking to labor agencies;
...
...
...
2. Laborers may receive monthly unemployment allowances again in the subsequent months in the following cases:
a/ The period for laborers to receive unemployment allowance under Clause 2, Article 82 of the Social Insurance Law has not yet expired and laborers resume their monthly reporting on job seeking to labor agencies.
b/ The period for laborers to receive unemployment allowance under Clause 2. Article 82 of the Social Insurance Law has not yet expired after they are released from detention.
Article 23.- Termination of unemployment allowance under Article S7 of the Social Insurance Law
1. Persons on unemployment allowance are no longer entitled to such allowance in either of the cases specified in Clause 1, Article 87 of the Social Insurance Law.
2. Persons subject to termination of unemployment allowance in cases specified at Points b and c. Clause 1. Article 87 of the Social Insurance Law may receive a lump-sum allowance equal to the value of the total unemployment allowance of the remaining time they are entitled to unemployment allowance under Clause 2, Article 82 of the Social Insurance Law.
1. After ceasing to receive unemployment allowance under Article 23 of this Decree, laborers' previous time of paying unemployment insurance premiums for which they have received monthly unemployment allowance is not counted for paying unemployment allowance to laborers for their subsequent loss of jobs or termination of labor or working contracts.
2. The time of unemployment insurance premium payment for the subsequent working time shall be re-counted.
...
...
...
1. Laborers' payment of 1% of their monthly salary or remuneration on which unemployment insurance premiums are based.
2. Employers' payment of \% of the fund of monthly salaries and remunerations of laborers participating in unemployment insurance on which unemployment insurance premiums are based.
3. The State's monthly budgetary support, which is transferred once a year and equal to 1 % of the fund of the salaries and remunerations of laborers participating in unemployment insurance on which unemployment insurance premiums are based.
4. Profits from the fund's investment activities.
5. Other lawful sources of revenue.
Article 26.-Mode of unemployment insurance premium payment
1. Employers shall monthly pay unemployment insurance premiums at the level set in Clause 2, Article 102 of the Social Insurance Law and deduct the salary and remuneration of every laborer at the level set in Clause 1, Article 102 of the Social Insurance Law for concurrent payment into the unemployment insurance fund.
...
...
...
3. Annually, the State shall transfer from the state budget an amount to the unemployment insurance fund at the level set in Clause 3. Article102 of the Social Insurance Law.
The Ministry of Finance shall provide specific guidance on state budget supports for the implementation of the unemployment insurance policy under this Article.
1. Monthly salaries of laborers subject to the state-prescribed wage regime, on which unemployment insurance premiums are based, are their rank- or grade-based salaries and position, extra-seniority or professional seniority allowances (if any).
These salaries shall be calculated on the basis of the common minimum salary at the time of paying unemployment insurance premiums.
2. Monthly salaries or remunerations of laborers paying unemployment insurance premiums according to the salary regime decided by their employers, on which unemployment insurance premiums are based, are their monthly salaries or remunerations specified in their labor or working contracts.
3. When the monthly salaries or remunerations specified in Clauses I and2 of this Article are higher than twenty months' common minimum salary, the monthly salary or remuneration on which social insurance premiums are based is equal to twenty months' common minimum salary at the time of paying unemployment insurance premiums.
Article 28.- Use of the unemployment insurance fund under Article 103 of the Social Insurance Law
1. Paying monthly unemployment allowances for laborers entitled to unemployment insurance regimes under Article 16 of this Decree.
...
...
...
3. Supporting job seeking for laborers who are on monthly unemployment allowance under Article 18 of this Decree in seeking jobs.
4. Paying health insurance premiums for laborers who are on monthly unemployment allowance under Article 19 of this Decree.
5. Covering unemployment insurance management expenses.
6. Making investment to preserve and increase the fund according to regulations.
Article 29.- Management expenses under Article 104 of the Social Insurance Law
Annual unemployment insurance management expenses shall be taken from the unemployment insurance fund and are equal to the level of management expenses of state administrative agencies under the Government's regulations.
Article 30.- Management of the unemployment insurance fund
1. Vietnam Social Insurance shall collect revenues and cover expenses of, and manage, the unemployment insurance fund and may open savings accounts of the unemployment insurance fund at state treasuries and state commercial banks. The credit balance on the savings accounts enjoys savings interest rates set by state treasuries and state commercial banks.
2. Social insurance organizations shall annually settle revenues and expenditures of the unemployment insurance fund; and cover management expenses according to regulations.
...
...
...
1. Vietnam Social Insurance shall take measures to preserve and increase the value of the unemployment insurance fund from the fund's temporarily idle money. Investment activities of the unemployment insurance fund must ensure security, efficiency and recovery when necessary.
2. The Social Insurance Management Council may decide on investment in the following forms:
a/ Purchasing bonds and treasury bills of the State and state commercial banks;
b/ Providing loans to state commercial banks, the Vietnam Development Bank and the Policy Bank;
c/ Other forms of investment decided by the Social Insurance Management Council.
3. Annual investment profits and increased funds of the unemployment insurance fund shall be added to the unemployment insurance fund.
1. Vietnam Social Insurance shall annually elaborate plans on revenues and expenditures of the unemployment insurance fund (including state budget supports under Clause 3. Article 25 of this Decree); unemployment insurance management expenditures; and investment for the fund's growth and submit them to the Social Insurance Management Council for evaluation and report to the Ministry of Finance and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
The Ministry of Finance shall make the sum-up and propose the Prime Minister to decide on the assignment of financial plans.
...
...
...
The unemployment insurance fund's financial activities are subject to the examination, inspection and audit by finance state management agencies and the state audit.
UNEMPLOYMENT INSURANCE PROCEDURES
1. A laborer shall make registration at a labor agency within 7 working days from the date of losing his/her job or terminating his/her labor or working contract.
2. During the lime of receiving unemployment allowance, an unemployed person shall monthly notify a labor agency of his/her job seeking.
Article 35.- Records on unemployment insurance premium payment and entitlement
1. The record on unemployment insurance premium payment and entitlement as a basis for unemployment insurance coverage under this Decree is the social insurance book.
...
...
...
Article 36.- Unemployment insurance dossiers under Article 110 of the Social Insurance Law
Within 30 working days from the date of entering a labor or working contract, employers specified in Article 3 of this Decree shall submit unemployment insurance dossiers of their own and their employees to social insurance organizations. Such a dossier comprises;
1. Personal declarations made by laborers according to a form set by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
2. A list of laborers participating in unemployment insurance made by the employer according to a form set by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
1. A written request for enjoyment of unemployment insurance indemnities, made according to a form set by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
2. A copy of the expired labor or working contract or the agreement on termination of the labor or working contract or the last employer's certification of the lawful unilateral termination of the labor or working contract.
Article 38.- Settlement of enjoyment of unemployment insurance indemnities
1. Laborers shall submit to labor agencies their dossiers for enjoyment of unemployment insurance indemnities under Article 37 of this Decree.
...
...
...
COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS ABOUT UNEMPLOYMENT INSURANCE
1. Laborers specified in Article 2 of this Decree;
2. Persons who are on monthly unemployment allowance;
3. Persons who have a reserved unemployment insurance premium payment period;
4. Persons who are suspended from receiving monthly unemployment allowance;
5. Persons subject to termination of receipt of monthly unemployment allowance;
6. Employers specified in Article 3 of this Decree.
...
...
...
1. Competence to settle complaints about unemployment insurance:
a/ Employers, heads of labor agencies and heads of social insurance agencies shall settle first-time complaints about their complained unemployment insurance-related decisions or acts.
When an employer making a decision or committing an act related to unemployment insurance about which a complaint is lodged no longer exists, a district-level labor state management agency shall settle such complaint;
b/ Provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Service directors may settle complaints about complaint-settling decisions made by employers, heads of labor agencies or heads of social insurance agencies with which complainants disagree or complaints which, past the prescribed time limit, have not been settled while complainants do not initiate a lawsuit at court.
2. Order of and procedures for
lodging complaints and first settlement of complaints
about unemployment insurance
a/ When finding that an unlawful unemployment insurance-related decision or act infringes upon his/her lawful rights or interests, a complainant may send a written complaint to the person or organization that has issued such decision or committed such act;
b/ When receiving such a complaint the person or organization having issued the complained decision or committed the complained act shall accept and settle that complaint;
c/ The statute of limitations for lodging complaints, the procedures for lodging complaints and time limit for first settlement of complaints comply with the law on complaints and denunciations.
3. Order of and procedures for lodging complaints and second settlement of complaints about unemployment insurance
...
...
...
b/ When a complainant disagrees with the complaint-settling decision of the director of a provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Service or past the prescribed time limit, his/her complaint has not been settled he/she may initiate a lawsuit at court.
c/ The statute of limitations for lodging complaints, the procedures for lodging complaints and time limit for second settlement of complaints comply with the law on complaints and denunciations.
Article 41.- Transitional provisions under Clause 6. Article 139 of the Social Insurance Law
1. The duration for which laborers pay unemployment premiums under Clause 1, Article 102 of the Social Insurance Law may not be counted for entitlement to job loss or severance allowance under the labor law or the law on cadres and public employees.
2. The actual working time of laborers under labor or working contracts with employers for which unemployment insurance premiums are not paid may be counted for entitlement to job loss or severance allowance under the current labor law or to severance allowance under the law on cadres and public employees.
Salaries or remunerations which are used for calculating severance or job loss allowances under the labor law are the average salary or remuneration of six consecutive months under labor contracts before laborers lose their jobs or terminate their labor contracts, including grade-or position-based salaries or remunerations, region- or position-based allowances (if any).
Salaries used for calculating severance allowances under the law on cadres and public employees are the rank- or grade-based salaries, position-, region- or extra seniority-based allowances and reserved difference coefficient (if any) at the time of job severance.
...
...
...
4. The provisions of this Decree are applicable to laborers being salaried managers of enterprises or cooperatives.
Article 42.- Responsibilities of ministries and branches
1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide the implementation of this Decree.
2. The Ministry of Finance shall guide the financial regime applicable to the unemployment insurance fund.
3. Other concerned ministries and branches shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, guide the implementation of this Decree.
Article 43.- Implementation effect
This Decree takes effect on January 1, 2009.
Article 44.- Implementation responsibilities
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial-level People's Committees shall implement this Decree.
...
...
...
ON
BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
;
Nghị định 127/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp
Số hiệu: | 127/2008/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/12/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 127/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp
Chưa có Video