ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 132/KH-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 26 tháng 5 năm 2021 |
TUYÊN TRUYỀN BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2025
Thực hiện Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 21/11/2019 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền bảo hiểm xã hội; Quyết định số 294/QĐ-LĐTBXH ngày 03/3/2021 của Bộ Lao động -TB&XH về viêc phê duyệt Kế hoạch tuyên truyền Bảo hiểm xã hội đến năm 2025.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng Kế hoạch tuyên truyền Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025 như sau:
1. Mục đích
- Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền bảo hiểm xã hội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội (BHXH) góp phần mở rộng phát triển đối tượng tham gia BHXH, hoàn thành chỉ tiêu mở rộng đối tượng tham gia BHXH của Chương trình hành động số 62-CTr/TU ngày 31/8/2018 của Tỉnh ủy, tiến tới mục tiêu thực hiện BHXH toàn dân theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 28-NQ/TW)
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp của chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan, phát huy vai trò của Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ sự cần thiết, vai trò quan trọng, ý nghĩa to lớn, lợi ích lâu dài của BHXH đối với bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; đồng thời nắm vững những nội dung cơ bản của cải cách chính sách BHXH tạo sự đồng thuận, thống nhất trong thực hiện chính sách BHXH.
- Kết hợp hài hòa giữa hình thức tuyên truyền truyền thống với hình thức truyền thông hiện đại, truyền thông số trên mạng xã hội để các tầng lớp nhân dân và người lao động tiếp cận với chính sách BHXH, thay đổi nhận thức và hành động, tự nguyện tham gia BHXH.
2. Yêu cầu
- Công tác tuyên truyền BHXH phải được tiến hành chủ động, thường xuyên, liên tục, thống nhất và đồng bộ ở tất cả các cấp, các ngành; đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, phù hợp với đối tượng tuyên truyền và tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh; đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Tăng cường lồng ghép các nội dung tuyên truyền về BHXH trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị có liên quan.
- Tuyên truyền BHXH phải lấy đối tượng được tuyên truyền làm trung tâm; chú trọng đối tượng là cán bộ, đảng viên; trong nhóm đối tượng được tuyên truyền là nhân dân đặc biệt chú trọng lao động là nông dân, lao động.
- Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền chính sách hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện của Trung ương và chính sách hỗ trợ riêng của tỉnh theo Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND để duy trì và phát triển mạnh đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
- Xác định tuyên truyền BHXH là một loại dịch vụ để từng bước thay đổi phương thức tuyên truyền theo cơ chế cung cấp dịch vụ thay vì hoạt động mang tính nhà nước.
1. Mục tiêu tổng quát
Đổi mới toàn diện nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền về BHXH phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và từng nhóm đối tượng tuyên truyền hướng đến tất cả cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ lợi ích, vai trò, ý nghĩa và những nội dung cải cách chính sách BHXH nhằm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, từ đó tạo sự đồng thuận trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách BHXH hướng đến BHXH toàn dân.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Về nhân lực
- Năm 2021:
+ Đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác tuyên truyền BHXH từ tỉnh đến cơ sở được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức BHXH và nghiệp vụ thông tin, truyền thông.
+ Phấn đấu có tối thiểu từ 35% - 50% cộng tác viên tuyên truyền, nhân viên các tổ chức dịch vụ do BHXH Việt Nam ủy quyền thu BHXH, bảo hiểm y tế,... trên phạm vi toàn tỉnh được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về BHXH và nghiệp vụ thông tin, truyền thông.
+ Tập huấn cho đội ngũ giảng viên nguồn về tuyên truyền BHXH.
- Năm 2022:
+ Duy trì tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức BHXH và nghiệp vụ thông tin, truyền thông cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, giảng viên nguồn về BHXH.
+ Phấn đấu có tối thiểu 70% cộng tác viên tuyên truyền, nhân viên tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền thu BHXH, bảo hiểm y tế được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về BHXH và nghiệp vụ thông tin, truyền thông.
- Từ năm 2023 đến năm 2025:
+ Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức BHXH và nghiệp vụ thông tin, truyền thông cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, giảng viên nguồn về BHXH.
+ Phấn đấu có 100% cộng tác viên tuyên truyền, nhân viên tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền thu BHXH, bảo hiểm y tế được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về BHXH và nghiệp vụ thông tin, truyền thông.
2.2. Về đối tượng được tuyên truyền
- Nhóm đối tượng là cán bộ, đảng viên: 100% cán bộ, đảng viên được tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích của 11 nội dung cải cách chính sách BHXH trong Nghị quyết số 28-NQ/TW và các Luật, Nghị quyết mới của Quốc hội cụ thể hóa nội dung cải cách BHXH.
- Nhóm đối tượng là lực lượng lao động trong độ tuổi:
+ Năm 2021 có 45% lực lượng lao động trong độ tuổi, sau đó mỗi năm tăng thêm 5%, đến năm 2025 đạt 65% lực lượng lao động trong độ tuổi được tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH đảm bảo mục tiêu tại Quyết định số 294/QĐ- BLĐTBXH ngày 03/03/2021 của Bộ Lao động-TB&XH.
+ Năm 2021 có 15% lực lượng lao động trong độ tuổi, sau đó mỗi năm tăng thêm 5% và đến năm 2025 đạt 35% lực lượng lao động trong độ tuổi được tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện, ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện.
2.3. Về nội dung tuyên truyền
Bám sát nội dung tuyên truyền được xác định trong Mục III Kế hoạch tuyên truyền BHXH đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 294/QĐ-LĐTBXH ngày 03/03/2021 của Bộ Lao động-TB&XH. Phấn đấu 100% nội dung tuyên truyền phù hợp với định hướng cải cách chính sách BHXH theo từng năm, chú trọng nội dung về ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc tham gia BHXH, tính nhân văn, ưu việt của chính sách BHXH. Nội dung tuyên truyền phong phú, đa dạng, dễ hiểu; tăng cường tuyên truyền chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 của HĐND tỉnh, phù hợp với tình hình thực tế tại các địa bàn trong toàn tỉnh.
2.4. Về phương pháp tuyên truyền
Từng bước đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; kết hợp giữa các hình thức tuyên truyền truyền thống với các hình thức truyền thông mới, truyền thông số, truyền thông đa phương tiện; kết hợp giữa hình thức tuyên truyền thường xuyên với hình thức tuyên truyền theo chiến dịch nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, tiện ích cho người dân ở mọi lứa tuổi.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Đổi mới phương pháp tuyên truyền:
1.1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền BHXH và đổi mới toàn diện nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền chính sách BHXH để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích, ý nghĩa của chính sách BHXH
- Ban hành kế hoạch tuyên truyền BHXH trên địa bàn phù hợp với đặc điểm, đặc thù từng nhóm đối tượng tại địa phương và chỉ đạo triển khai thực hiện.
+ Đơn vị thực hiện: Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2021 và các năm tiếp theo
- Tổ chức các hoạt động để cung cấp, cập nhật thông tin, quán triệt, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.
+ Đơn vị thực hiện: Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, các đoàn thể.
1.2.Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phối hợp giữa cơ quan BHXH với các tổ chức dịch vụ do ngành BHXH ủy quyền thu BHXH, BHYT, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện.
- Đơn vị thực hiện: Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Đơn vị phối hợp: Bưu điện tỉnh, các đại lý thu BHXH, BHYT, các tổ chức đoàn thể, tổ chức Chính trị - xã hội.
- Thời gian thực hiện: Năm 2021 và các năm tiếp theo
1.3. Tăng cường tuyên truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng theo phương pháp đa chiều. Phát huy vai trò tuyên truyền của người tham gia BHXH và đã được thụ hưởng chính sách về giá trị, lợi ích của chính sách BHXH. Cung cấp các thông tin chính thống, chính xác về BHXH, giúp người dân nhận biết các thông tin xấu, tin sai sự thật về BHXH, chủ động phản ánh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH.
- Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Lao động -TB&XH, BHXH tỉnh, Ban quản lý các KCN tỉnh, UBND huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2021 và các năm tiếp theo
1.4. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền theo chiến dịch:
- Nội dung: Đẩy mạnh tuyên truyền vào “Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân” theo chủ đề do Bộ Lao động-TB&XH lựa chọn hàng năm và tuyên truyền nhân các ngày lễ lớn, theo chủ đề, chủ điểm
- Thời gian thực hiện: Tháng 5 và các ngày lễ lớn năm 2021 và các năm tiếp theo.
- Hình thức:
+ Đăng tải trên website thông tin về hoạt động của Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân năm 2021; Các văn bản quy phạm pháp luật,văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về cải cách chính sách BHXH.
+ Phát thanh và Truyền hình về vai trò ý nghĩa của BHXH bắt buộc đối với người lao động, tình hình hưởng BHXH một lần.
+ Tuyên truyền thông qua các áp phích tại trụ sở UBND các xã, phường thị trấn, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố.
+ Truyền thông trực tiếp: tại các hội nghị tại doanh nghiệp, tại xã, phường, thị trấn.
- Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - TB & XH.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành có liên quan, UBND huyện, thành phố, Bưu điện tỉnh.
2.1. Xác định các nhóm đối tượng:
- Rà soát, phân loại nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện (hộ gia đình nông dân, lao động trong các làng nghề, hợp tác xã; tiểu thương ở các chợ, trung tâm thương mại; người lao động làm việc tại các hộ kinh doanh cá thể; người lao động tự tạo việc làm và có thu nhập khác) để có kế hoạch tuyên truyền hoặc phối hợp tuyên truyền phù hợp.
+ Đơn vị thực hiện: BHXH tỉnh, UBND huyện, thành phố; BHXH huyện, thành phố.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2021 và các năm tiếp theo.
- Rà soát nhóm đối tượng người lao động đang dừng tham gia BHXH bắt buộc bảo lưu, đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; nhóm đối tượng đã tham gia sắp đến kỳ đóng để duy trì bền vững người tham gia.
+ Đơn vị thực hiện: BHXH tỉnh, BHXH các huyện, thành phố.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2021 và các năm tiếp theo
2.2.Tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện cho từng nhóm đối tượng bằng các hình thức phù hợp
- Nội dung: Tuyên truyền những vấn đề cơ bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về BHXH tự nguyện; vai trò, ý nghĩa, giá trị nhân văn, nhân đạo của chính sách BHXH và quyền lợi, nghĩa vụ của người tham gia; giá trị của lương hưu; tuyên truyền việc hỗ trợ của ngân sách Nhà nước và ngân sách tỉnh theo Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 của HĐND tỉnh đối với người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020 - 2025.
- Hình thức:
+ Tuyên truyền trực tiếp: Tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, đối thoại, tư vấn trực tiếp,... theo các nhóm đối tượng tại cơ sở (25% số xã, phường, thị trấn/năm).Tuyên truyền theo nhóm nhỏ đến từng cụm dân cư, hộ gia đình.
+ Thông qua phương tiện thông tin đại chúng; chú trọng tuyên truyền trên đài truyền thanh xã, phường, thị trấn (mỗi tuần tối thiểu 02 lượt phát thanh).
+ Tuyên truyền thông qua các Hội thi, cuộc thi tìm hiểu về BHXH tự nguyện; các hoạt động sân khấu hóa.
+ Tuyên truyền trực quan: thông qua tờ rơi, tờ gấp, Bảng ví dụ minh họa mức đóng - hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện, pa nô, áp phích,... các hiện vật có mang thông điệp tuyên truyền về BHXH (áo, mũ, ba lô,...)
+ Phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ xây dựng mô hình nông dân, phụ nữ với chính sách BHXH tự nguyện.
+ Tuyên truyền trên mạng xã hội, các nền tảng công nghệ như lotus, facebook, zalo, youtube,...; sử dụng dịch vụ tin nhắn (SMS) có nội dung tuyên truyền phù hợp.
- Đơn vị thực hiện: Sở Lao động-TB&XH, Bảo hiểm xã hội tỉnh, UBND các huyện, thành phố, BHXH các huyện, thành phố.
- Đơn vị phối hợp: Ủy ban MTTQ Việt Nam Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Bưu điện tỉnh, Bưu điện các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2021 và các năm tiếp theo.
3. Tuyên truyền cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp.
- Nội dung: Tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật BHXH, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đóng BHXH cho người lao động. Đồng thời, trang bị kiến thức, nâng cao hiểu biết về chính sách BHXH cho người lao động để họ có khả năng tự bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm hại. Những quy định về các hành vi vi phạm trong thực hiện chính sách BHXH và mức độ xử lý đối với tổ chức, cá nhân. Chế độ BHXH cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; lợi ích, tác động của các Hiệp định BHXH song phương.
- Hình thức, số lượng:
+ Tuyên truyền trực tiếp: Tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, đối thoại, tư vấn trực tiếp,... (ít nhất là 12 cuộc/năm)
+ Tổ chức khảo sát, hội thảo lấy ý kiến bổ sung, sửa đổi Luật BHXH (5-6 hội thảo, khảo sát/năm).
+ Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; hệ thống truyền thanh cơ sở; cổng thông tin giao tiếp điện tử tỉnh, cổng thông tin giao tiếp điện tử của Sở Lao động-TB&XH, Ban Quản lý các KCN tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh,….
+ Tuyên truyền trực quan tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp: thông qua tờ rơi, tờ gấp, pa nô, áp phích, các hiện vật có mang thông điệp tuyên truyền về BHXH.Tuyên truyền trên mạng xã hội, các nền tảng công nghệ như lotus, facebook, zalo, youtube,...; sử dụng dịch vụ tin nhắn (SMS) có chủ đích.
- Đơn vị thực hiện: Sở Lao động -TB&XH, BHXH tỉnh, Ban quản lý các KCN tỉnh (đối với doanh nghiệp trong KCN); Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh (tuyên truyền cho người sử dụng lao động là thành viên); Liên đoàn Lao động tỉnh (người lao động của doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở).
- Thời gian thực hiện: Năm 2021 và các năm tiếp theo.
+ Tổ chức khảo sát, hội thảo lấy ý kiến bổ sung, sửa đổi Luật BHXH của doanh nghiệp, người lao động làm việc tại doanh nghiệp: Năm 2021 và 2022.
- Nội dung: Chú trọng tuyên truyền vai trò, lợi ích, quyền lợi, trách nhiệm khi tham gia BHXH; tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật BHXH; chính sách hỗ trợ của Nhà nước, địa phương khi tham gia BHXH tự nguyện; khuyến khích, vận động mỗi sinh viên là một tuyên truyền viên về BHXH.
- Hình thức: Tổ chức các hội nghị, hội thảo tuyên truyền, phổ biến, đối thoại, tọa đàm, tư vấn trực tiếp, tuyên truyền trên mạng xã hội như lotus, facebook, zalo, youtube,...; Tổ chức các hội thi, các hình thức sân khấu hóa.Tuyên truyền trực quan: thông qua tờ rơi, tờ gấp, pano, khẩu hiệu; báo, đặc san và các loại ấn phẩm khác có nội dung, hình thức thể hiện phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhận thức của thanh, thiếu niên. Tuyên truyền lồng ghép trong các hoạt động ngoại khóa.
- Đơn vị thực hiện: Sở Lao động-TB&XH, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Năm 2021 và các năm tiếp theo.
- Chú trọng tuyên truyền các nội dung: Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH, chú trọng vai trò, ý nghĩa, lợi ích, quyền lợi, trách nhiệm, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, địa phương khi tham gia BHXH; mức đóng, mức hưởng, phương thức đóng, thủ tục, địa điểm tham gia BHXH.Tuyên truyền nhằm phát huy tinh thần tình nguyện vì cộng đồng, vai trò của đội ngũ cán bộ hội tại cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên tham gia BHXH tự nguyện.
- Hình thức:
+ Tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ tổ chức hoạt động đối thoại, tư vấn,... (03-05 Hội nghị/tổ chức Hội, đoàn thể/tỉnh/năm), tuyên truyền trên mạng xã hội như lotus, facebook, zalo, youtube…
+ Tuyên truyền trực quan: Thông qua tờ rơi, tờ gấp, Bảng ví dụ minh họa mức đóng - hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện, pa nô, áp phích, các hiện vật có mang thông điệp tuyên truyền về BHXH. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh cơ sở; qua các hoạt động chăm sóc khách hàng; tuyên truyền trên mạng xã hội.
- Đơn vị thực hiện: Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Thời gian thực hiện: Năm 2021 và các năm tiếp theo
6. Tăng cường đổi mới tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông của Ngành BHXH.
- Nội dung: Tạo đường dẫn liên kết giữa Cổng thông tin điện tử BHXH địa phương với Cổng thông tin điện tử của các đơn vị liên quan như: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Tỉnh đoàn,...để tạo hiệu ứng lan tỏa các thông điệp truyền thông. Tiếp tục tuyên truyền, triển khai phần mềm VssID (ứng dụng BHXH số) có thể theo dõi quá trình tham gia BHXH, lịch sử thụ hưởng chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT của cá nhân, để người tham gia dễ dàng tiếp cận, nắm thông tin về tình hình tham gia BHXH của mình.
- Đơn vị thực hiện: BHXH tỉnh
- Thời gian thực hiện: Năm 2021 và các năm tiếp theo.
- Đơn vị thực hiện: Sở Lao động -TB&XH, BHXH tỉnh
- Thời gian thực hiện: Năm 2021 và các năm tiếp theo.
8. Tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác tuyên truyền chính sách BHXH.
8.1. Tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chính sách, pháp luật BHXH, kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền.
a. Công chức, viên chức, người lao động làm công tác tuyên truyền trong Ngành BHXH:
- Đơn vị thực hiện: BHXH tỉnh.
- Số lượng: Mỗi năm tổ chức tối thiểu 01 lớp cho cán bộ Phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng thuộc BHXH cấp tỉnh; tối thiểu 02 lớp cho cán bộ tuyên truyền.
- Thời gian thực hiện: Năm 2021 và các năm tiếp theo.
b. Cộng tác viên tuyên truyền, nhân viên tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền thu BHXH:
- Đơn vị thực hiện: BHXH tỉnh, BHXH các huyện, thành phố.
- Số lượng: Mỗi năm tổ chức tối thiểu 02 lớp.
- Thời gian thực hiện: Năm 2021 và các năm tiếp theo.
8.2. Tập huấn đội ngũ giảng viên nguồn về tuyên truyền BHXH.
- Đơn vị thực hiện: Sở Lao động-TB&XH, BHXH tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2021 và các năm tiếp theo.
9. Tham mưu giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH cho UBND các huyện, thành phố.
- Đơn vị thực hiện: Ban chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành có thành viên tham gia Ban chỉ đạo, UBND các huyện, thành phố
- Thời gian thực hiện: Năm 2021 và các năm tiếp theo.
- Đơn vị thực hiện: Sở Lao động-TB&XH.
- Đơn vị phối hợp: BHXH tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện:Theo hướng dẫn của Bộ Lao động-TB&XH.
11. Đánh giá kết quả tuyên truyền BHXH.
11.1. Áp dụng bộ chỉ số giám sát, đánh giá kết quả tuyên truyền BHXH theo từng giai đoạn theo hướng dẫn của Bộ Lao động -TB&XH.
- Đơn vị thực hiện: Sở Lao động -TB&XH, BHXH tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện:Theo hướng dẫn của Bộ Lao động-TB&XH, BHXH Việt Nam.
11.2. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong việc thực hiện tuyên truyền BHXH theo từng giai đoạn; động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác tuyên truyền chính sách BHXH.
- Đơn vị thực hiện: Sở Lao động-TB&XH.
- Đơn vị phối hợp: BHXH tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố và cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2022 tổ chức sơ kết; Năm 2025 tổ chức tổng kết.
12. Theo dõi, kiểm soát thông tin về BHXH.
Chủ động tổng hợp, kiểm soát thông tin, dư luận xã hội về chính sách BHXH; kịp thời xử lý các thông tin sai lệch về BHXH; xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm.
- Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và truyền thông; Công an tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Sở Lao động-TB&XH, Sở Tư pháp, BHXH tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2021 và các năm tiếp theo.
Nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này hằng năm được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định, trên cơ sở các nhiệm vụ được thực hiện lồng ghép cùng việc thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, đề án, kế hoạch khác trong năm của các cơ quan, đơn vị.
1. Sở Lao động -TB&XH
- Là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch này.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao chủ trì trong Kế hoạch này.
- Hàng năm, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch trước ngày 15/01 của năm tiếp theo. Báo cáo sơ kết kết quả thực hiện trước ngày 15/01/2023; báo cáo tổng kết kết quả thực hiện trước ngày 15/01/2025.
- Báo cáo kết quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp để tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo về BHXH nói chung và công tác tuyên truyền nói riêng.
- Báo cáo Ban tuyên giáo cùng cấp cung cấp, định hướng thông tin tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên các cấp và các cơ quan báo chí trên địa bàn.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh rà soát, kiến nghị, đề xuất Bộ Lao động - TB &XH và Bảo hiểm Việt Nam sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Chương trình, Quy chế phối hợp giữa hai bên.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo Cổng thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh, các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về chính sách, pháp luật về BHXH; có kế hoạch và triển khai tuyên truyền trên mạng xã hội, các nền tảng công nghệ như lotus, facebook, zalo….
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao chủ trì trong Kế hoạch này.
3. Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Báo cáo kết quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp để tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo về BHXH nói chung và công tác tuyên truyền nói riêng.
- Báo cáo Ban tuyên giáo cùng cấp cung cấp, định hướng thông tin tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên các cấp và các cơ quan báo chí trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-TB&XH rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp giữa hai bên theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa Bộ Lao động-TB&XH và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao chủ trì trong Kế hoạch này. Chỉ đạo hướng dẫn BHXH các huyện, thành phố thực hiện nội dung Kế hoạch; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan theo dõi, quản lý, phát triển đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn; phối hợp với Bưu điện cùng cấp thực hiện các nội dung phối hợp đã ký giữa hai bên.
- Báo cáo UBND tỉnh, Sở Lao động-TB&XH kết quả triển khai Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND theo quy định; báo cáo kết quả giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH; kết quả thực hiện Kế hoạch này.
4. Sở Tài chính
Có trách nhiệm bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch thông qua việc thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ, chương trình, đề án, kế hoạch khác trong dự toán ngân sách hằng năm của các cơ quan, đơn vị; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
5. Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc
- Tăng cường thời lượng phát sóng, phát thanh về chính sách BHXH, BHTN. Phổ biến rộng rãi tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH, BHTN của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh (đơn vị thực hiện tốt, đơn vị nợ đọng).
- Xây dựng và phát định kỳ các chuyên mục, chương trình tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH với nội dung hấp dẫn, đa dạng, phù hợp với thực tế của tỉnh.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.
6. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh:
Phối hợp với Sở Lao động-TB&XH, BHXH tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH cho người lao động, người sử dụng lao động trong các khu công nghiệp.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể
Tích cực phối hợp với Sở Lao động -TB&XH, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH.
8. Các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan
Phối hợp với Sở Lao động-TB&XH, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này.
9. UBND các huyện, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch triển khai Kế hoạch này phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo Phòng Lao động -TB&XH, BHXH cùng cấp rà soát các nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện để có xây dựng nội dung, sử dụng hình thức tuyên truyền phù hợp, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền.
- Phối hợp với Sở Lao động-TB&XH, BHXH tỉnh triển khai các hoạt động tuyên truyền theo chiến dịch.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, cơ quan truyền thông trên địa bàn và UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với Bảo hiểm xã hội cấp huyện thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH. Trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH qua hệ thống truyền thanh cơ sở; đặc biệt là nội dung tuyên truyền về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
10. Chế độ báo cáo
Các đơn vị được giao nhiệm vụ trong Kế hoạch này và các đơn vị có liên quan báo cáo định kỳ kết quả thực hiện hàng năm (trước ngày 05/01); báo cáo sơ kết trước ngày 05/01/2023 và báo cáo đột xuất (nếu có) về Sở Lao động- TB&XHđể tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch tuyên truyền BHXH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025. Yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Kế hoạch 132/KH-UBND năm 2021 về tuyên truyền Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025
Số hiệu: | 132/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký: | Nguyễn Văn Khước |
Ngày ban hành: | 26/05/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 132/KH-UBND năm 2021 về tuyên truyền Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025
Chưa có Video