Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 215-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 1994

 

CHỈ THỊ

VỀ NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 43-CP NGÀY 22-06-1993 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH TẠM THỜI CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI 

Ngày 22 tháng 6 năm 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43-CP quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội. Đây là một trong những vấn đề quan trọng của chương trình đổi mới, có liên quan mật thiết đến nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động, nhưng việc triển khai thực hiện trong 10 tháng qua còn chậm. Để khẩn trương thực hiện Nghị định này, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị như sau:

1. Thành lập Ban trù bị triển khai thực hiện Nghị định số 43-CP ngày 22-6-1993 của Chính phủ do một đồng chí lãnh đạo Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ làm Trưởng Ban và đại diện có thẩm quyền của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm thành viên.

Ban trù bị có nhiệm vụ chuẩn bị để sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định sau đây:

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam kèm theo điều lệ tổ chức và hoạt động;

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Hội đồng quản trị của tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam, các thành viên và chức năng, nhiệm vụ của hội đồng quản trị;

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban Kiểm soát, các thành viên và nhiệm vụ của Ban;

- Phương án sắp xếp tổ chức và nhân sự trên cơ sở thống nhất các tổ chức bảo hiểm xã hội hiện nay thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bộ máy và nhân sự của hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam;

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổng kiểm tra tài sản, vốn, công nợ và biên chế của các tổ chức bảo hiểm Xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quảm lý.

2. Trong quý 4 năm 1994, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các tổ chức bảo hiểm xã hội trực thuộc bàn giao xong vốn, tài sản, công nợ và nhân sự của mình sang cho tổ chức bảo hiểm và xã hội Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 43-CP.

3. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam chính thức hoạt động và có trách nhiệm thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại nghị định số 43-CP.

4. Các ngành, các cấp liên quan cần sớm ban hành các thông tư hướng dẫn về các chế độ quy định tại Nghị định số 43-CP. Việc thu và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội trước mắt vẫn thực hiện thông qua các tổ chức cũ hiện hành cho đến khi hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam chính thức đi vào hoạt động.

5. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban trù bị và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thành những nhiệm vụ trên đây đúng tiến độ đề ra và hàng tháng phải báo cáo kết quả công việc đã tiến hành; đồng thời cần phản ánh những vấn đề mới phát sinh do Thủ tướng Chính phủ biết để giải quyết.

 

 

Trần Đức Lương

(Đã ký)

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 215-TTg năm 1994 thực hiện Nghị định 43-CP quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 215-TTg
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Trần Đức Lương
Ngày ban hành: 07/05/1994
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 215-TTg năm 1994 thực hiện Nghị định 43-CP quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…