Đề xuất mới về mức đóng BHYT khi sửa Luật BHYT

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
19/11/2020 10:28 AM

Đây là nội dung nổi bật tại Báo cáo tổng kết, đánh giá thực hiện Luật BHYT giai đoạn 2015 - 2020 (trong Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật BHYT sửa đổi).

Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật BHYT sửa đổi

Đề xuất mới về mức đóng BHYT khi sửa Luật BHYT

Đ xut mới v mc đóng BHYT khi sa Lut BHYT (Ảnh minh họa)

Theo Báo cáo, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi Luật BHYT với một số nội dung sau đây:

Về mức đóng, phương thức đóng BHYT

- Thiết kế lại mức đóng BHYT phù hợp với Nghị quyết 27/NQ-TWNghị quyết 28/NQ-TW, khắc phục sự chênh lệch mức đóng giữa các nhóm đối tượng.

- Thay đổi phương thức đóng BHYT theo hộ gia đình theo hướng người đi làm đóng BHYT cho thân nhân trong hộ gia đình.

- Quy định cụ thể việc thu tiền đóng BHYT đối với trẻ em dưới 6 tuổi.

- Đề xuất tính lãi BHYT theo tỷ lệ lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề thay lãi suất thị trường liên ngân hàng như hiện nay.

Về đối tượng tham gia BHYT

- Quy định cụ thể về đối tượng tham gia BHYT là người nước ngoài như: người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng hưởng lương tại nước ngoài; người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam; Học sinh sinh viên là người nước ngoài đang học tập theo hình thức tự túc tại Việt Nam...

- Khắc phục tồn tại các trường hợp gián đoạn thời gian tham gia BHYT đối với: học sinh lớp 12 chỉ tham gia BHYT hết năm học, gián đoạn quá trình tham gia BHYT đến khi đi học ở các trường đại học, nghề nghiệp; người lao động nghỉ không hưởng lương, không tham gia BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động trong khoảng thời gian ngắn, thời gian người lao động chờ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

- Giao trách nhiệm cho cơ quan BHXH lập danh sách tham gia BHYT đối với đối tượng do cơ quan BHXH đóng.

- Giao trách nhiệm cho Ủy ban dân tộc chỉ đạo lập danh sách tham gia BHYT của đối tượng người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế xã hội khó khăn.

Điều chỉnh quyền lợi BHYT

- Mục tiêu: Đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT, công bằng, hiệu quả và phát triển trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; giảm chi phí điều trị, chi phí nằm viện, giảm tải bệnh viện

- Nội dung: Phạm vi quyền lợi BHYT bao gồm: Khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai và sinh con; Hỗ trợ vận chuyển; Khám sức khỏe định kỳ;Khám sàng lọc, chẩn đoán sớm bệnh mạn tính không lây, sàng lọc sơ sinh, sàng lọc trước sinh; Chăm sóc sức khỏe ban đầu; Khám chữa bệnh tại nhà đối với một số đối tượng (người cao tuổi, người khuyết tật); Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng điều trị; Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (theo Luật BHYT hiện hành các dịch vụ này không được quỹ BHYT chi trả); Thực hiện BHYT bổ sung.

- Phương án thể hiện: Đưa vào điều khoản về quyền lợi BHYT (bổ sung quyền lợi), và điều khoản về trường hợp quỹ BHYT không chi trả (loại bỏ những phạm vi hiện đang không được quỹ chi trả)

Xem chi tiết nội dung tại Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật BHYT sửa đổi.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 34,360

Bài viết về

lĩnh vực Y tế

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn