Sẽ có 4 Phó Thủ Tướng ?

02/08/2011 08:16 AM

TT - Ngày 1-8, Quốc hội nghe tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Sáng 1-8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã trình với Quốc hội tờ trình về nhân sự tổng Kiểm toán Nhà nước. Theo đó, ông Đinh Tiến Dũng (ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình) được giới thiệu để Quốc hội bầu làm tổng Kiểm toán Nhà nước.

TT - Ngày 1-8, Quốc hội nghe tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Sáng 1-8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã trình với Quốc hội tờ trình về nhân sự tổng Kiểm toán Nhà nước. Theo đó, ông Đinh Tiến Dũng (ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình) được giới thiệu để Quốc hội bầu làm tổng Kiểm toán Nhà nước.

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội xem xét, phê chuẩn phương án cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa XIII (nhiệm kỳ 2011-2016) giữ nguyên gồm 22 bộ, cơ quan ngang bộ.

Số lượng phó thủ tướng được đề nghị là bốn người, ít hơn một người so với hiện nay, dự kiến phân công theo dõi, chỉ đạo ở bốn khối giúp Thủ tướng như sau: kinh tế tổng hợp và chính sách phát triển nông thôn; kinh tế ngành và phát triển sản xuất; văn hóa, xã hội, khoa học và giáo dục; nội chính và làm phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng.

“Từ thực tiễn hoạt động của Chính phủ, việc phó thủ tướng trực tiếp làm nhiệm vụ bộ trưởng Bộ Ngoại giao là rất cần thiết cho công tác đối ngoại. Nhưng để có thêm thời gian chuẩn bị, tại kỳ họp này xin đề nghị Quốc hội xem xét phê chuẩn việc bổ nhiệm bộ trưởng Bộ Ngoại giao, khi có đủ điều kiện Thủ tướng Chính phủ sẽ xin trình Quốc hội xem xét phê chuẩn việc bổ nhiệm chức danh phó thủ tướng, bộ trưởng Bộ Ngoại giao” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày.

Ông Đinh Tiến Dũng được giới thiệu làm tổng Kiểm toán Nhà nước

Sáng 1-8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã trình với Quốc hội tờ trình về nhân sự tổng Kiểm toán Nhà nước. Theo đó, ông Đinh Tiến Dũng (ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình) được giới thiệu để Quốc hội bầu làm tổng Kiểm toán Nhà nước.

Trước đó, Quốc hội đã miễn nhiệm tổng Kiểm toán Nhà nước đối với ông Vương Đình Huệ để ông Huệ nhận nhiệm vụ mới.

Ông Đinh Tiến Dũng, 50 tuổi, quê quán xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, Ninh Bình, có trình độ chuyên môn là cử nhân kinh tế tài chính, thạc sĩ quản trị kinh doanh, trình độ lý luận chính trị cao cấp.

Hôm nay 2-8, Quốc hội bầu tổng Kiểm toán Nhà nước mới.

Như vậy, theo cơ cấu và số lượng nêu trên, Chính phủ mới dự kiến có 27 thành viên gồm thủ tướng, bốn phó thủ tướng, 22 bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Ông Đinh Tiến Dũng được giới thiệu làm tổng Kiểm toán Nhà nước

Sáng 1-8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã trình với Quốc hội tờ trình về nhân sự tổng Kiểm toán Nhà nước. Theo đó, ông Đinh Tiến Dũng (ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình) được giới thiệu để Quốc hội bầu làm tổng Kiểm toán Nhà nước.

Trước đó, Quốc hội đã miễn nhiệm tổng Kiểm toán Nhà nước đối với ông Vương Đình Huệ để ông Huệ nhận nhiệm vụ mới.

Ông Đinh Tiến Dũng, 50 tuổi, quê quán xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, Ninh Bình, có trình độ chuyên môn là cử nhân kinh tế tài chính, thạc sĩ quản trị kinh doanh, trình độ lý luận chính trị cao cấp.

Hôm nay 2-8, Quốc hội bầu tổng Kiểm toán Nhà nước mới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói định hướng tiếp tục kiện toàn tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động để Chính phủ thật sự là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, tổ chức tinh gọn, hợp lý, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của hiến pháp, pháp luật, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm của tập thể Chính phủ, của thủ tướng Chính phủ và từng thành viên Chính phủ...

Luật hóa cơ cấu tổ chức của Chính phủ

Về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết: “Ủy ban Pháp luật cho rằng Nhà nước ta đang thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992, tiến hành tổng kết tình hình thực hiện các quy định của hiến pháp và pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong đó có Chính phủ, vì vậy chưa nên có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức của Chính phủ trong nhiệm kỳ này”.

Theo ông Lý, có ý kiến cho rằng việc kiện toàn tổ chức bộ máy các bộ trong thời gian qua có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu về tinh gọn bộ máy. Ở một số bộ vẫn còn tình trạng hình thành mới các tổng cục, cục thuộc bộ nhưng quy định chức năng nhiệm vụ cơ chế phối hợp, quy chế làm việc chưa rõ ràng, còn trùng lắp tạo thêm tầng nấc trong quản lý dẫn đến hiệu lực, hiệu quả không cao. “Đây là những vấn đề cần khắc phục trong nhiệm kỳ này” - ông nói.

Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị Chính phủ tiến hành tổng kết việc thực hiện hiến pháp và pháp luật có liên quan, nhất là chủ trương thu gọn đầu mối, sắp xếp lại các bộ, ngành trong thời gian qua, trên cơ sở đó nghiên cứu để luật hóa cơ cấu tổ chức của Chính phủ, đưa vào điều chỉnh trong Luật tổ chức Chính phủ để bảo đảm tính ổn định, đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ mạnh, hiệu lực và hiệu quả.

Hôm nay 2-8, Quốc hội thảo luận và thông qua nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Sau đó Thủ tướng trình danh sách nhân sự để Quốc hội phê chuẩn phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.

V.V.THÀNH

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,960

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn