17/02/2012 16:33 PM

Các văn bản luật và dưới luật muốn có tác dụng trước hết cần có sự thống nhất, đồng thuận và đúng định hướng với thực tế. Vì vậy muốn sửa luật đất đai hiện nay trước hết phải nghiên cứu và sửa đổi những quy định chung của văn bản luật cao nhất đó Hiến pháp về những vấn đề liên quan đến đất đai và quyền sở hữu đất đai để hợp lý hơn, gần hơn với thực tế đời sống và thống nhất với nhau.




Nhìn lại Hiến pháp năm 1992,tại "(điều 17)" quy định đất đai “thuộc sở hữu toàn dân và “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai” (điều 18)". Nhưng trong các văn bản như luật Đất đai 2003, bộ luật Dân sự 2005 thì có những quy định về quyền sở hữu tài sản chung trong đó có đất đai đã thể hiện không thống nhất.

Ví như tại luật Đất đai 2003, khoản 1 điều 5 quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” như nội dung của nghị quyết số 26-NQ/TƯ của Ban chấp hành Trung ương Đảng thông qua kỳ họp thứ bảy, khoá IX. Theo bộ luật Dân sự, khoản 1 điều 200 quy định “Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai...”.

Đặc biệt là vấn đề cơ chế, chính sách thực hiên pháp luật trong việc sử dụng đất và chính sách thu hồi đất tại các văn bản này còn chồng chéo có khi trái ngược nhau về mục đích sử dụng hay thu hồi Tại điều 23 Hiến pháp 1992 không quy định về cơ chế “Nhà nước thu hồi đất”. Cụ thể trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường”.Nhưng tại Bộ luật Dân sự hiện hành lại quy định quyền sử dụng đất là tài sản của dân, ví dụ như điều 108 quy định “Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất...”

Như vậy quyền thu hồi đất của Nhà nước là quy định riêng của hệ thống pháp luật về đất đai, căn cứ vào sở hữu toàn dân về đất đai mà chưa được thể hiện trong “luật mẹ” là Hiến pháp. Như vậy, cần thay cơ chế “Nhà nước thu hồi đất” của luật Đất đai bằng cơ chế “Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng quyền sử dụng đất” và chỉ áp dụng “trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia” để luật Đất đai được thống nhất với Hiến pháp.

Đặc biệt tại bộ luật dân sự hiện hành quy định về chủ sở hữu tài sản khi có đủ 3 quyền ( chiếm hữu, sử dụng, định đoat) mà nhìn lại các quy định về quyền sử dụng đất tại luật đất đai hay quy định tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa hồng, bìa đỏ, bìa xanh ...) thì thấy rõ 100% ba quyền trên đều được thể hiện như vậy là đương nhiên đã vô hình dung luật pháp tạo ra quyền sở hữu cá nhân, tư nhân về đất đai rồi, Như vậy có thể thấy hệ thống pháp luật của ta đang có những bất cập ngay trong các quy định rất cơ bản có liên quan tới sở hữu toàn dân về đất đai. Hiến pháp hiện nay cũng đang trong quá trình tổng kết thực hiện, thảo luận để sửa đổi. Vì vậy, vấn đề sửa luật Đất đai phải đặt trong bối cảnh sửa Hiến pháp và phải thống nhất với nhau giữa nội dung các văn bản luật và dưới luật (sự đồng thuận và đồng bộ " trong luật pháp.


Nhìn lại lịch sử phát triển hiến pháp của đất nước có Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 tại điều 11quy định: “Ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện nay là: hình thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ, và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc”. Đây là một giải pháp phù hợp mà chúng ta đã đúc rút ra từ lý luận và thực tiễn.Nhưng về các quy định chung của Hiến pháp về đất đai cũng không thể không thống nhất với định hướng của thể chế chính trị, Vì hiện nay ta khẳng định về thể chế chính trị của ta là giai đoạn phát triển đất nước theo định hướng đi lên xã hội chủ nghĩa (XHCN),được gọi là giai đoạn quá độ lên XHCN. Hiện nay chỉ là định hướng thôi chứ chưa có XHCN . Đại hội Đảng XI vừa qua cũng đã có biểu quyết để đưa ra kết luận về việc lựa chọn hình thức sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu sao cho phù hợp đối với từng giai đoạn. Về tư liệu sản xuất chủ yếu, trong đó có đất đai.

Như vậy ta nên xem việc công nhận hình thức đa sở hữu đất đai, trong đó có sở hữu tư nhân,sở hữu tập thể, sở hữu nhà nước là phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế, trong đó có cả thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Kinh tế tập thể (tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp và thành phần kinh tế vốn nhà nước). Như vậy phần nào có sự thống nhất về thể chế chính trị và phù hợp với điều kiện của thời kỳ quá độ. Hiện nay và theo đúng quy luật phát triển kinh tế xã hội .

Để giải quyết rõ ràng và thông suốt mọi luồng tư tưởng về quyền sở hữu đất đai. Trước hết hiện nay và ngay bây giờ cần thành lập một ban giám sát việc sử dụng đất và mở cuộc điều tra cụ thể từ cấp cơ sở thôn, làng ,xã ở mọi tỉnh thành trong cả nước xem kết quả thực hư ra sao: Sau đó mới thực hiện phân quyền sử dụng, sở hữu cho từng đối tượng tư nhân, tập thể và phải có khung pháp lý đầy đủ , rõ ràng, công khai. minh bạch về các bước chuyển chế độ sở hữu.

Vì Không ai lại xoá đi những thành quả cách mạng đã đạt được mà thừa nhận đòi lại đất cũ trái pháp luật. Câu chuyện thực sự giản dị, ai có quyền sử dụng lâu dài hiện tại thì công nhận đó là quyền sở hữu; ai có quyền sử dụng có thời hạn thì chuyển sang quyền thuê đất của Nhà nước. Như vậy sẽ rất rành mạch, thống nhất giữa hình thức và nội dung.

Vấn đề thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai là cần có nhưng không thể không hạn chế vì đất đai là tài sản đặc biệt nó khác với các loại tài sản khác vì vậy không có nghĩa nếu có quyền sở hữu tư nhân về đất đai là có quyền bất khả xâm phạm mà Nhà nước phải có quyền phê duyệt quy hoạch, quy định mục đích sử dụng đất và quyền chiếm giữ đất để sử dụng cho mục đích lợi ích công cộng. Nếu vì mục tiêu quốc gia phục vụ cho phát triển đất nước nhưng phải là mục tiêu sử dụng cho các công trình an ninh quốc gia thì mới có có quyền thu hồi đất về cho nhà nước sử dụng và bắt buộc cũng phải có bồi thường để người dân tái định cư hoặc tái sản xuất.

Cần phải chấm dứt ngay tình trạng nhà nước thu hồi đất của người này giao cho ngưoif khác sử dụng vì mục đích lợi nhuận. Nếu có chuyện các dự án A,B,C gì đó của Doanh nghiệp, Cá nhân hay tập thể nào đó muốn có quyền sử dụng hay sở hữu đất đai đang thuộc về người khác thì phải có khung pháp lý rõ ràng về chuyển nhượng, thay đổi mục đích sử dụng và phải phù hợp với Hiến pháp và thực tế. Qua những vụ án sảy ra như vụ án "Tiên lãng Hải Phòng, Vụ Khu Đô Thị Đồng văn Xanh Tỉnh Hà Nam. Những vụ nuốt đất đã và đang sảy ra ở Tỉnh Vĩnh Phúc và hàng trăm hàng ngàn các vụ chạy dự án đất đai ở khắp các tỉnh thành trong cả nước trong vài thập kỷ qua " thực chất là lợi dụng kẻ hở của luật pháp nhằm chiếm dụng đất đai để kiếm lợi nhuận " đây cũng chính là câu trả lời tính bất hợp lý của pháp luật về đất đai và đặc biệt là môi trường nảy sinh tham nhũng, tiêu cực và vi phạm luật ngày càng nhiều.

Thực sự cũng đơn giản thôi ta hãy làm cuộc cách mạng giải phẫu về tình hình sử dụng đất đai hiện nay và có phương án thật căn bản, đơn giản, công bằng và đúng quy luật, đúng đính hướng thì lúc đó sẽ có các văn bản pháp luật đồng thuận và rõ như ban ngày rồi toàn dân cùng thực hiện.

DiaOcOnline.vn - Theo Tầm Nhìn

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,614

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn