Phân biệt sao y, sao lục và trích sao theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
13/03/2023 09:42 AM

Xin hỏi như thế nào là sao y? Sao y, sao lục và trích sao khác nhau như thế nào? – Long Khánh (Long An)

Phân biệt sao y, sao lục và trích sao theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP

Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư quy định về sao y, sao lục và trích sao như sau :

 

Sao y

Sao lục

Trích sao

Khái niệm

Bản sao y là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.

Bản sao lục là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản sao y, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.

Bản trích sao là bản sao chính xác phần nội dung của bản gốc hoặc phần nội dung của bản chính văn bản cần trích sao, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.

Hình thức, bao gồm:

- Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy.

- Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.

- Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.

- Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản giấy.

- Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.

- Sao lục từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.

 

- Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản giấy.

- Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.

- Trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản điện tử.

- Trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.

Cách thực hiện

- Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc chụp từ bản gốc hoặc bản chính văn bản giấy sang giấy.

- Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy.

- Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hóa văn bản giấy và ký số của cơ quan, tổ chức.

Sao lục được thực hiện bằng việc in, chụp từ bản sao y.

Bản trích sao được thực hiện bằng việc tạo lập lại đầy đủ thể thức, phần nội dung văn bản cần trích sao.

 

Giá trị pháp lý Bản sao y, bản sao lục và bản trích sao được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý như bản chính.

Căn cứ pháp lý

Khoản 10 Điều 3; khoản 1 Điều 25 Nghị định 30/2020/NĐ-CP

Khoản 11 Điều 3 Khoản 2 Điều 25 Nghị định 30/2020/NĐ-CP

Khoản 12 Điều 3; khoản 3 Điều 25 Nghị định 30/2020/NĐ-CP

Hình minh họa bản sao y, sao lục

 

Hình minh họa bản sao y (Hình từ internet)

Hình minh họa bản sao lục (Hình từ internet)

Theo Mẫu số 10 Biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BCA quy định về biểu mẫu trích sao nội dung tài liệu bí mật nhà nước.

Giá trị pháp lý của bản sao

Bản sao y, bản sao lục và bản trích sao được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP có giá trị pháp lý như bản chính.

Thẩm quyền sao văn bản

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định việc sao văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành, văn bản do các cơ quan, tổ chức khác gửi đến và quy định thẩm quyền ký các bản sao văn bản.

- Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

>>> Xem thêm: Thể thức và kỹ thuật trình bày bản sao văn bản hành chính theo Nghị định 30

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 119,835

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn