Hiệp định TPP 22/10/2015 11:11 AM

Mỹ công bố điều khoản Hiệp định TPP về nông nghiệp

22/10/2015 11:11 AM

Vừa qua, Bộ Nông Nghiệp Mỹ công bố bản tóm tắt chi tiết các điều khoản thỏa thuận về nông nghiệp trong Hiệp định TPP với các nội dung sau:

Mỹ đã hoàn tất đàm phán Hiệp định TPP với các quốc gia như Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam vào ngày 5/10/2015. Hiệp định TPP sẽ giúp Mỹ thúc đẩy lợi ích kinh tế của mình trong một khu vực quan trọng đang chiếm 40% tổng GDP toàn cầu. Hiệp định này cũng phù hợp với các Hiệp định thương mại song phương và khu vực mà Mỹ đã ký kết hoặc đang trong quá trình đàm phán với các nước khác. Hiệp định đầy triển vọng này sẽ giúp Mỹ tạo ra và mở rộng thị trường xuất khẩu thực phẩm và nông sản, giúp làm tăng thu nhập trong ngành nông nghiệp, làm đa dạng thêm các hoạt động kinh tế và tạo thêm việc làm ở những vùng sản xuất nông nghiệp.

Kim ngạch xuất khẩu thực phẩm và nông sản trên khắp nước Mỹ đã đạt mức kỷ lục là trên 150 triệu USD trong năm 2014 và hỗ trợ thêm hơn 1 triệu việc làm cho người dân. Nhu cầu thực phẩm và nông sản trên toàn cầu đang ngày càng gia tăng nên sẽ nảy sinh nhiều áp lực cạnh tranh giữa các nhà cung ứng. Khu vực các quốc gia tham gia Hiệp định TPP đang chiếm 63 tỷ USD GDP toàn cầu.

Hiệp định TPP giúp tạo thêm và mở rộng thị trường tại các quốc gia như Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, New Zealand, Brunei và các quốc gia hiện chưa ký kết hiệp định thương mại tự do với Mỹ.  Hiệp định này cũng giúp tăng khả năng xâm nhập thị trường của Canada - quốc gia đã ký kết hiệp định thương mại tự do với Mỹ. 

Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, New Zealand và Brunei là các quốc gia có tổng dân số là 255 triệu người và, theo số liệu năm 2014, các quốc gia này chiếm hơn 11% (tức bằng 16,9 tỷ USD) tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.  Việc tham gia của Nhật Bản, nền kinh tế ước tính trị giá là 4,8 tỷ tỷ USD, vào Hiệp định TPP mang ý nghĩa rất quan trọng vì Nhật Bản từ lâu đã là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 4 của Mỹ, bất chấp có rất nhiều trở ngại cho Mỹ khi muốn xâm nhập vào thị trường này. Ở các quốc gia có hiệp định thương mại song phương với Mỹ, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Mỹ đã tăng lên đáng kể.  Cụ thể gần đây là thị trường tại Úc, Chile, Colombia, Panama, cũng như Cộng hòa Dominica và thị trường của các quốc gia tham gia hiệp định thương mại tự do vùng Trung Mỹ như Cộng hòa Dominica, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras và Nicaragua.  Hiệp định TPP cũng hứa hẹn mang lại những lợi ích tương tự.

Các biện pháp cắt giảm thuế quan được xem là giá trị cốt lõi của Hiệp định TPP. Mức thuế suất cao mà một vài quốc gia thành viên TPP áp dụng cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Mỹ trước đây đã hạn chế nhiều mặt hàng xuất khẩu của Mỹ.  Khi tham gia vào Hiệp định TPP, các quốc gia phải cam kết tạo điều kiện xâm nhập thị trường cho các sản phẩm của Mỹ thông qua việc đưa ra lộ trình bãi bỏ hầu hết các loại thuế quan (nhiều loại thuế quan sẽ bị hủy bỏ ngay lập tức), áp dụng các mức cắt giảm thuế quan quan trọng hoặc cho phép áp dụng mức thuế ưu đãi nhập khẩu (gần như bằng 0) đối với một số lượng mặt hàng nhập khẩu cụ thể mà không thể thực hiện loại bỏ hoàn toàn thuế.

Các nội dung chủ yếu của Hiệp định:

Lợi ích của Hiệp định TPP được thể hiện thông qua sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp về bãi bỏ, cắt giảm và áp dụng hạn ngạch thuế quan mới.  Khi Hiệp định TPP có hiệu lực thì nông dân Mỹ là những người hưởng lợi trực tiếp.

Bãi bỏ thuế quan: Theo cam kết TPP, hầu hết các loại thuế quan áp dụng cho các nông sản xuất khẩu của Mỹ sẽ bị bãi bỏ. Trường hợp của Nhật Bản, nếu Hiệp định TPP có hiệu lực, trên 50% nông sản xuất khẩu (theo tiêu chí về giá trị) sẽ được miễn thuế ngay lập tức. Những sản phẩm này bao gồm nho, dâu, quả óc chó, hạnh nhân, nho khô, ngô ngọt, đường sữa lactose, một số loại nước ép trái cây và hầu hết các loại thức ăn cho vật nuôi.  Canada sẽ bãi bỏ thuế quan áp dụng cho nước sữa whey và bơ thực vật. Việt Nam sẽ bãi bỏ thuế quan áp dụng cho trên 90% sản phẩm hiện đang nhập khẩu từ Mỹ trong vòng năm năm tới hoặc có thể sớm hơn. Malaysia sẽ lập tức bãi bỏ thuế quan áp dụng cho trên 90% sản phẩm hiện đang nhập khẩu từ Mỹ. New Zealand sẽ lập tức bãi bỏ thuế quan áp dụng cho gần 80% sản phẩm hiện đang nhập khẩu từ Mỹ.

Hạn ngạch thuế quan: Đối với một số sản phẩm, chính sách ưu đãi xâm nhập thị trường sẽ được áp dụng trên cơ sở đặt ra các hạn ngạch thuế quan, đảm bảo một lượng hàng hóa nhập khẩu cụ thể sẽ được áp dụng mức thuế quan ưu đãi (gần bằng 0).   Nhật Bản sẽ tạo điều kiện xâm nhập thị trường của mình thông qua việc áp dụng hạn ngạch thuế quan cho các sản phẩm như gạo, lúa mì và các sản phẩm lúa mì, lúa mạch và các sản phẩm lúa mạch, đại mạch, nước sữa whey, bột sữa, bơ, sữa đặc không đường, sữa đặc có đường, rau củ, sản phẩm có đường, đường glucose, fructose, tinh bột, tinh bột bắp và khoai mì và inulin.  Canada sẽ tạo điều kiện xâm nhập thị trường của mình thông qua việc áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với các sản phẩm sữa, sản phẩm gia cầm và trứng gia cầm.  Malaysia sẽ tạo điều kiện xâm nhập thị trường của mình thông qua việc áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với sản phẩm sữa nuớc, sản phẩm gia cầm và trứng gia cầm.  Mỹ sẽ tạo điều kiện xâm nhập thị trường của mình thông qua việc áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với các sản phẩm đường và sản phẩm sữa.

lúa gạo

Các biện pháp tự vệ: Để tăng khả năng thích nghi của nông dân trong trường hợp lượng hàng hóa nhập khẩu tăng nhanh thì Hiệp định TPP cũng cho phép áp dụng một số biện pháp tự vệ nhất định. Nhật Bản được phép áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm như thịt bò, thịt heo, nước sữa whey, cam và ngựa đua.  Mỹ sẽ được phép áp dụng các biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm như bột sữa tách béo và nguyên kem cùng với một vài sản phẩm phó mát.

Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch dịch động thực vật: Hiệp định TPP sẽ kế thừa và phát huy các nguyên tắc về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật theo cam kết với WTO.  Hiệp định này sẽ triển khai và áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật một cách khoa học và có xét đến các yếu tố rủi ro, trên cơ sở đảm bảo các cơ quan quản lý của Mỹ và các nước thành viên khác trong Hiệp định TPP có thể áp dụng các biện pháp bảo đảm vấn đề an toàn thực phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe cây trồng và vật nuôi ở nước mình. Các điều khoản thỏa thuận trong Hiệp định này bao gồm vấn đề tăng cường tính minh bạch, đẩy nhanh quá trình thông báo hàng cập cảng tại cửa khẩu nhập và khuyến khích các ý kiến đóng góp của người dân đối với việc triển khai áp dụng các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật. Hiệp định này cũng quy định các cơ chế tư vấn và giải quyết tranh chấp đúng lúc để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến vệ sinh, kiểm dịch giữa các chính phủ thành viên. 

Chỉ dẫn địa lý: Các quốc gia thành viên TPP sẽ tôn trọng quyền lợi hợp pháp và tăng cường các quy tắc về tính minh bạch trong việc sử dụng chỉ dẫn địa lý để xem xét và giải quyết những vấn đề quan ngại của nhà sản xuất và thương nhân Mỹ khi việc xâm nhập thị trường ở nước khác của họ đang bị tác động tiêu cực bởi những biện pháp bảo hộ chỉ dẫn địa lý quá mức.     Những biện pháp này bao gồm việc đặt ra các tiêu chí tối thiểu liên quan đến căn cứ từ chối cấp và chấm dứt hiệu lực của các chỉ dẫn địa lý, cho phép sử dụng các thành phần cá nhân được gọi theo tên chung (dùng chung) của các thuật ngữ và hướng dẫn đa thành phần trong cách các đối tác tham gia TPP xác định xem một thuật ngữ có tên gọi chung trên thị trường hay không, cũng như cho phép áp dụng các biện pháp tự vệ đối với những người chủ sở hữu các thương hiệu hiện hữu trước đó.

Công nghị sinh học trong nông nghiệp: Hiệp định TPP đánh dấu lần đầu tiên chủ đề về công nghệ sinh học trong nông nghiệp được đề cập đến trong một hiệp định thương mại song phương hoặc mang tầm cỡ khu vực. Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp đối với việc cung cấp lương thực, thực phẩm một cách bền vững trong bối cảnh dân số thế giới ngày càng tăng, Hiệp định này lập ra các điều khoản quy định về vấn đề công nghệ sinh học trong nông nghiệp, qua đó các quốc gia thành viên TPP cam kết tăng cường sự minh bạch trong quá trình ban hành các quyết định của mình, phối hợp cùng nhau giải quyết các tình huống ít gặp và khuyến khích thực hiện chuyển giao kịp thời các sản phẩm công nghệ sinh học hiện đại.    Hiệp định TPP cũng sẽ giúp hình thành nhóm công tác tình nguyện nhằm xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động mua bán các sản phẩm công nghệ sinh học ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp hữu cơ: Hiệp định TPP giúp đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa các chính phủ thành viên để xem xét công nhận sự tương đương về các tiêu chuẩn đối với các sản phẩm hữu cơ. Trên cơ sở của các thỏa thuận công nhận sự tương đương đó, hoạt động mua bán các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ sẽ trở nên thuận lợi hơn.

Sản phẩm chăn nuôi

Thịt bò: Trong năm 2014, Mỹ đã xuất khẩu hơn 3,9 tỷ USD sản phẩm thịt bò và các sản phẩm chế biến từ thịt bò sang khu vực các quốc gia thành viên Hiệp định TPP, chiếm gần 55% trong tổng số 7,1 tỷ USD xuất khẩu đi toàn cầu.

Nhật Bản: Với doanh thu đạt gần 1,6 tỷ USD trong năm 2014, xét về mặt giá trị, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thịt bò lớn nhất của Mỹ. Sau khi ký kết Hiệp định TPP, Nhật Bản cam kết bãi bỏ thuế quan áp dụng cho 74% sản phẩm thịt bò và sản phẩm chế biến từ thịt bò thuộc biểu thuế xuất nhập khẩu thịt bò và sản phẩm chế biến từ thịt bò trong vòng 16 năm hoặc có thể sớm hơn. Mức thuế quan áp dụng cho sản phẩm thịt bò tươi và thịt bò đông lạnh sẽ được cắt giảm từ 38,5% xuống còn 9% trong vòng 16 năm và sẽ tuân thủ theo biện pháp tự vệ hàng năm áp dụng tại các nước tham gia TPP thay cho các biện pháp tự vệ hiện hành của WTO. Biện pháp tự vệ như thỏa thuận trong Hiệp định TPP không được phép xem như là một hình thức hạn chế giao thương nếu như không xuất hiện trường hợp lượng hàng hóa nhập khẩu vụt tăng quá mức mong đợi. Ngoài ra, Nhật Bản sẽ bãi bỏ thuế quan đối với các sản phẩm chế biến từ thịt bò, bao gồm thịt bò khô, sản phẩm chiết xuất từ thịt hiện đang chịu mức thuế tối đa là 50% theo lộ trình từ 6 – 16 năm.

Việt Nam:Mức thuế quan áp dụng cho các sản phẩm thịt bò và các sản phẩm chế biến từ thịt bò sẽ được bãi bỏ theo lộ trình từ 3 – 8 năm.

Malaysia:Mức thuế suất 0% sẽ được áp dụng cho các sản phẩm thịt bò và sản phẩm chế biến từ thịt bò.

Mỹ:Mức thuế quan áp dụng cho các sản phẩm thịt bò và sản phẩm chế biến từ thịt bò hiện đang chịu thuế tối đa là 26,4% sẽ bị bãi bỏ trong vòng 15 năm hay có thể sớm hơn.

Thịt heo: Trong năm 2014, Mỹ đã thu về 4,7 tỷ USD từ việc xuất khẩu thịt heo và các sản phẩm sản xuất từ thịt heo sang các quốc gia thành viên TPP và 6,7 tỷ USD sang các quốc gia khác trên khắp thế giới.

Nhật Bản:Xét về mặt giá trị, Nhật Bản là thị trường số một của các sản phẩm thịt heo và sản phẩm chế biến từ thịt heo của Mỹ. Nhật Bản sẽ bãi bỏ 65% thuế xuất nhập khẩu thịt heo và các sản phẩm chế biến từ thịt heo trong vòng 11 năm hoặc có thể sớm hơn và tiến tới bãi bỏ gần 80% thuế xuất nhập khẩu trong vòng 16 năm.  Mức thuế suất 4,3% mà Nhật Bản hiện đang áp dụng đối với các sản phẩm thịt heo dạng miếng tươi và đông lạnh của Mỹ sẽ được cắt giảm xuống mức 50% và mức thuế suất còn lại sẽ bị bãi bỏ trong vòng 11 năm. Hệ thống tính giá theo “giá tại cổng” của Nhật Bản áp dụng cho các sản phẩm này sẽ vẫn được duy trì nhưng Nhật Bản sẽ giảm thuế ngay lập tức đối với thịt heo miếng từ mức thuế phải chịu tối đa trước đây là 482 yen/kg xuống còn 125 yen/kg và sẽ giảm thêm xuống còn 50 yen/kg cho đến năm thứ 11. Trong suốt quá trình thay đổi mức thuế áp dụng, thịt heo miếng tươi và đông lạnh sẽ chịu ảnh hưởng bởi các biện pháp tự vệ mà Mỹ áp dụng cho phép tăng thuế tạm thời khi số lượng hàng hóa nhập khẩu tăng quá mức quy định.   Thuế quan và hệ thống giá tại cổng mà Nhật Bản áp dụng cho các sản phẩm thịt heo đã qua chế biến sẽ bị bãi bỏ trong vòng trên 11 năm. Nhật Bản cũng sẽ bãi bỏ mức thuế 20% áp dụng cho thịt bò xay ướp gia vị trong vòng 6 năm. Cơ chế tự vệ không hạn chế sẽ được áp dụng cho việc mở rộng xâm nhập vào các thị trường lớn trong quá trình thay đổi thuế suất và phải chấm dứt trong năm thứ 12 kể từ thời điểm ký kết Hiệp định.

Malaysia:Hầu hết tất cả các loại thuế quan đối với thịt heo và sản phẩm sản xuất từ thịt heo sẽ cố định ở mức 0%.  Malaysia cũng sẽ bãi bỏ thuế quan đối với thịt thân trong vòng 15 năm.

Vietnam:Việt Nam sẽ bãi bỏ thuế quan đối với sản phẩm sản xuất từ thịt heo từ mức thuế suất hiện tại là trên 34% theo lộ trình từ 5 – 10 năm.  Việt Nam sẽ bãi bỏ thuế quan đối với thịt heo đông lạnh dạng miếng, thịt nạc vai và thịt đã qua sơ chế trong vòng 8 năm, đối với thịt heo tươi dạng miếng và thịt nạc vai trong vòng 9 năm và đối với thịt thân tươi và bảo quản đông lạnh trong vòng 10 năm.

Mỹ: Mỹ sẽ bãi bỏ thuế quan áp dụng cho sản phẩm thịt heo và sản phẩm chế biến từ thịt heo hiện tại đang chịu mức thuế tối đa là 6,4% theo lộ trình từ 5 – 10 năm.

Gia cầm và các sản phẩm gia cầm: Năm 2014, Mỹ đã xuất khẩu khoảng 2,7 tỉ USD thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm (bao gồm các loại gia cầm sống, trứng và các sản phẩm trứng gia cầm) sang các nước thành viên TPP và 6,5 tỉ USD cùng chủng loại sản phẩm sang các nước khác trên thế giới.

Nhật Bản:Thuế nhập khẩu của Nhật đối với các mặt hàng thịt, trứng và các sản phẩm trứng gia cầm sẽ được xóa bỏ trong vòng từ sáu đến mười ba năm tới. Mức thuế 8,5% của Nhật đối với sản phẩm chân gia cầm đông lạnh sẽ được xóa bỏ dần trong hơn 11 năm. Mức thuế 21,3% cao nhất hiện nay đối với sản phẩm thịt cắt miếng tươi và đông lạnh sẽ được xóa bỏ trong vòng từ sáu đến mười một năm.  Mức thuế 8% đối với các sản phẩm anbumin trứng sẽ được xóa bỏ ngay lập tức trong khi mức thuế 21,3% cao nhất hiện nay đối với các sản phẩm trứng gia cầm khác cũng sẽ được xóa bỏ dần trong vòng từ sáu đến mười ba năm.

Malaysia:Malaysia sẽ áp dụng mức thuế 0% đối với gia cầm con, thịt và trứng gia cầm.

Việt Nam:Mức thuế 40% cao nhất hiện nay của Việt Nam đối với thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm sẽ được xóa bỏ ngay hoặc trong vòng mười ba năm. Tương tự, thuế đối với thịt gà cắt miếng và lòng đông lạnh cũng sẽ được xóa bỏ trong vòng mười năm.

Canada:Canada sẽ xóa bỏ thuế đối với gà ta, gà tây, trứng và các sản phẩm trứng gia cầm, trứng lộn và gia cầm con. Mức thuế tối đa hiện nay đối với các sản phẩm này là 138%. 

Mỹ:Mức thuế khoảng 18,6% hiện nay của Mỹ đối thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm sẽ được xóa bỏ trong vòng mười năm hoặc ít hơn.

Các sản phẩm sữa: Năm 2014, Mỹ đã xuất khẩu 3,6 tỉ USD các sản phẩm sữa sang các nước thành viên TPP và 7,1 tỉ USD đến các nước khác trên thế giới.

Nhật Bản:Mức thuế 40% hiện nay của Nhật đối với phô mai sẽ xóa bỏ trong vòng mười sáu năm. Ngoài ra, Nhật sẽ xóa bỏ ngay lập tức mức thuế 8,5% hiện nay đối với đường sữa và xi-rô đường sữa cũng như mức thuế 2,9% đối với anbumin sữa có chứa protein nước sữa. Đối với bơ và sữa bột, mỗi mặt hàng sẽ được tạo một mức hạn ngạch 3,2 tấn và sẽ tăng lên 3,7 tấn trong hơn năm năm. Nhật cũng sẽ tạo hạn ngạch mới cho sữa đặc có đường và sữa đặc không đường.

Canada:Canada sẽ xóa bỏ thuế đối với các chất protein sữa ngay khi Hiệp định có hiệu lực và mức hạn ngạch miễn thuế mười năm đối với bột váng sữa trong quá trình chuyển giao. Thuế đối với bơ thực vật cũng sẽ được xóa bỏ trong vòng năm năm.

Malaysia:Hầu như tất cả các mức thuế 5% hiện nay đối với các sản phẩm sữa sẽ được xóa bỏ ngay lập tức.

Việt Nam:Tất cả các mức thuế lên đến 20% hiện nay của Việt Nam đối với các sản phẩm sữa sẽ được xóa bỏ trong vòng năm năm hoặc ít hơn.

Mỹ:Mỹ sẽ xóa bỏ thuế đối với sản phẩm sữa nhập từ Malaysia và Việt Nam ngay tập tức hoặc trong vòng năm năm tới.

Sản phẩmcủ quả:

Đào, táo, lê: Năm 2014, Mỹ đã xuất khẩu 915 triệu USD các loại đào, táo và lê tươi sang các nước thành viên TPP và 1,8 tỉ USD các sản phẩm cùng loại sang các nước khác trên thế giới.

Nhật Bản:Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, mức thuế 8,5% hiện nay của Nhật đối với đào tươi sẽ giảm một nửa và xóa bỏ hoàn toàn trong vòng sáu năm. Mức thuế 17% đối với táo tươi sẽ giảm 25% ngay khi Hiệp định có hiệu lực và xóa bỏ hoàn toàn trong vòng mười một năm. Mức thuế 4,8% hiện nay đối với lê tươi được xóa bỏ ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.

Malaysia: Mức thuế 5% hiện nay của Malaysia đối với táo, đào và lê tươi sẽ được xóa bỏ ngay lập tức.

Việt Nam:Mức thuế 10% hiện nay của Việt Nam đối với táo, đào và lê tươi sẽ được xóa bỏ trong vòng ba năm.

Mỹ:Mức thuế xấp xỉ 0,2% hiện nay của Mỹ đối với táo, đào và lê tươi sẽ được xóa bỏ ngay lập tức.

Cam quýt và nước ép cam quýt: Năm 2014, Mỹ đã xuất khẩu 881 triệu USD cam quýt và nước ép cam quýt sang các nước thành viên TPP và 1,5 tỉ USD các sản phẩm cùng loại sang các nước khác trên thế giới.

Nhật Bản:Nhật Bản sẽ xóa bỏ thuế đối với cam nhập khẩu trong vòng sáu đến tám năm.Thuế đối với nước cam ép cũng sẽ được xóa bỏ trong vòng sáu đến mười một năm. Nhật cũng sẽ xóa bỏ mức thuế 10% hiện nay đối với nho tươi trong vòng sáu năm. Thuế đối với chanh cũng đã được cố định ở mức 0%.

Malaysia: Malaysia sẽ giữ mức thuế 0% đối với cam và xóa bỏ ngay mức thuế 5% hiện nay đối với nho và chanh.

Việt Nam:Mức thuế 40% đối với nho và 20% đối với chanh của Việt Nam hiện nay sẽ được xóa bỏ trong vòng ba năm. Mức thuế 25% hiện nay đối với nước ép họ cam quýt sẽ được xóa bỏ từ năm đến tám năm và mức 20% hiện nay đối với cam cũng sẽ được xóa bỏ trong vòng bốn năm.

Mỹ:Mỹ sẽ xóa bỏ dần các loại thuế đối với cam, nho, chanh và nước ép cam quýt trong vòng mười năm hoặc ít hơn. Các loại thuế này hiện nay chưa đến 3 cent/kg đối với cam quýt và 7,85 cent/Lít đối với nước ép cam quýt.

Đào, táo, lê: Năm 2014, Mỹ đã xuất khẩu 1,6 triệu USD các loại đào, táo và lê tươi sang các nước thành viên TPP và 2,2 tỉ USD các sản phẩm cùng loại sang các nước khác trên thế giới.

Nhật Bản: Mức thuế 17% hiện nay đối với nhiều sản phẩm kể cả nho, bơ, dâu tây, quả ngấy, nham lê, dưa hấu và đu đủ sẽ được xóa bỏ ngay. Mức thuế 17% hiện nay đối với phần lớn các sản phẩm khác thuộc chủng loại này cũng sẽ được xóa bỏ trong 11 năm tới hoặc ít hơn.

Malaysia:Malaysia sẽ xóa bỏ ngay mức thuế 30% hiện nay đối với các loại trái cây này. Các loại thuế đối với trái cây nhiệt đới như chuối và nhãn sẽ được xóa bỏ trong 10 năm tới.

Việt Nam:Các mức thuế 30% hiện nay đối với các loại trái cây này sẽ được xóa bỏ trong bốn năm tới hoặc ít hơn. Mức thuế 10% hiện nay đối với nho tươi cũng sẽ được xóa bỏ trong ba năm tới.

Mỹ:Mỹ sẽ xóa bỏ mức thuế 29,8% hiện nay trong mười năm tới hoặc ít hơn.

Khoai tây và các sản phẩm khoai tây: Năm 2014, Mỹ đã xuất khẩu 1 tỉ USD khoai tây và các sản phẩm khoai tây sang các nước thành viên TPP và 1,7 tỉ USD các sản phẩm cùng loại sang các nước khác trên thế giới.

Nhật Bản:Mức thuế 4,3% hiện nay của Nhật đối với khoai tây tươi sẽ được xóa bỏ ngay lập tức. Mức thuế 8,5% hiện nay đối với khoai tây đông lạnh cũng sẽ được xóa bỏ trong sáu năm tới. Năm 2014, Nhật đã nhập khẩu hơn 200 triệu USD khoai tây chiên đông lạnh. Nhật sẽ xóa bỏ mức thuế 8,5% hiện nay đối với khoai tây chiên đông lạnh trong bốn năm tới và mức thuế 9% đối với khoai tây đông lạnh làm sẵn/đóng hộp trong sáu năm.

Malaysia:Malaysia sẽ xóa bỏ ngay mức thuế 8% hiện nay đối với các loại khoai tây và sản phẩm khoai tây.

Việt Nam:Các mức thuế 34% hiện nay đối với các loại khoai tây và sản phẩm khoai tây sẽ được xóa bỏ ngay hoặc trong vòng sáu năm tới. Việt Nam cũng sẽ xóa bỏ thuế đối với khoai tây chiên trong bốn năm tới.

Mỹ:Mức thuế tối đa 14% hiện nay đối với khoai tây và các sản phẩm khoai tây sẽ được xóa bỏ ngay hoặc trong vòng mười năm tới.

Trái cây đã qua chế biến: Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu trái cây chế biến (không bao gồm nước ép cam quýt) của Mỹ đạt 948 triệu USD ở khu vực TPP và 1,7 tỉ USD ở thị trường thế giới.

Nhật Bản: Các thuế quan của Nhật Bản ở mức tối đa là 21,3 % sẽ được loại bỏ ngay lập tức cho nhiều sản phẩm, trong đó có nước nho, nước mận khô, quả nam việt quất sấy khô, tinh dầu (từ các loại trái cây có múi), mận khô, và cocktail trái cây. Thuế quan đối với một loạt các sản phẩm trái cây chế biến khác sẽ được loại bỏ trong vòng 11 năm.

Malaysia: Tất cả các dòng thuế của Malaysia đối với các sản phẩm trái cây chế biến, hiện đạt mức tối đa là 20%, sẽ được loại bỏ ngay lập tức.

Việt Nam: Việt Nam sẽ loại bỏ tất cả thuế quan đối với các sản phẩm trái cây chế biến, hiện lên đến 40%, trong vòng 8 năm.

Mỹ: Thuế quan của Mỹ đối với các sản phẩm trái cây chế biến, hiện ở mức tối đa là 29,8%, sẽ được loại bỏ trong vòng 15 năm.

Các loại hạt: Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu các loại hạt của Mỹ đạt 1,8 triệu USD ở khu vực TPP và  8 tỉ USD trên thị trường thế giới.

Nhật Bản: Thuế suất 2,4% của Nhật Bản đối với hạnh nhân, cũng như thuế suất 10% đối với quả óc chó và thuế quan 4,5% đối với hồ đào hiện nay sẽ được loại bỏ ngay lập tức. Nhật Bản đang áp dụng mức thuế suất 0% đối với quả hồ trăn .

Malaysia: Malaysia sẽ ngay lập tức loại bỏ tất cả thuế quan đối với các loại hạt mà hiện ở mức tối đa là 20%.

Việt Nam: Việt Nam sẽ xóa bỏ các thuế quan hiện đang ở mức 35% trong vòng 3 đến 6 năm.    

Mỹ: Thuế quan của Mỹ đối với các loại hạt hiện đang ở mức tối đa là 26,5 cent/kg (khoảng 22,4% mức thuế theo trị giá tương đương) sẽ được loại bỏ trong vòng 5 năm.

Rau quả tươi và rau quả đã qua chế biến: Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu rau quả tươi và rau quả chế biến (bao gồm cả khoai tây và đậu khô) của Mỹ đạt 3,9 tỉ USD ở khu vực TPP và đạt trên 5,9 tỉ USD trên thị trường thế giới.

Nhật Bản: Nhật Bản sẽ xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết các loại rau quả tươi và rau quả chế biến. Nhiều loại thuế quan của Nhật Bản đối với rau củ, hiện đang ở mức tối đa là 17%, sẽ được loại bỏ ngay lập tức như các loại thuế đối với các loại nước ép rau quả, rau quả đóng hộp và các sản phẩm rau củ khác. Những sản phẩm này bao gồm bông cải xanh còn tươi hoặc ướp lạnh, ngô ngọt đông lạnh, cà chua tươi, cần tây tươi, măng tây tươi, bắp cải, rau diếp, đậu xanh, tỏi, hẹ tây, cà chua, dưa chua, ngô ngọt đã qua sơ chế. Thuế quan đối với các loại rau quả tươi và chế biến khác, bao gồm ngô ngọt tươi, hành tây, nước ép cà rốt, đậu Hà Lan khô, đậu, đậu lăng, và bột cà chua, sẽ được loại bỏ trong 4 đến 11 năm. Ngoài ra, thuế suất 10% hiện nay của Nhật Bản đối với đậu đỏ, đậu tây, đậu trắng, pegin, và các loại đậu khác trong các loại rau quả họ đậu khô trong WTO của Nhật Bản, sẽ được loại bỏ ngay lập tức.

Việt Nam: Việt Nam sẽ xóa bỏ các thuế quan, hiện đang ở mức tối đa là 40% đối với các loại rau tươi và chế biến trong vòng 11 năm. Việt Nam sẽ ngay lập tức loại bỏ thuế quan đối với một số loại rau như măng tây, cải bruxen, súp lơ, cần tây, nhân sâm, ớt, và rau bina.

Malaysia: Malaysia sẽ ngay lập tức xóa bỏ thuế quan, trong đó có các loại thuế ở mức 10% hoặc cao hơn đối với tất cả các loại rau quả tươi và rau quả chế biến.

Mỹ: Mỹ sẽ xóa bỏ các loại thuế quan hiện đang ở mức tối đa là 29,8% đối với tất cả các loại rau quả tươi và rau quả chế biến trong vòng 10 năm.

Ngũ cốc, hạt có dầu và các sản phẩm nông nghiệp

Lúa mạch và lúa mạch Malt: Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu lúa mạch của Mỹ là 305 triệu USD ở khu vực TPP và 320 triệu USD trên thị trường thế giới.

Nhật Bản: Nhật Bản sẽ ngay lập tức loại bỏ thuế quan đối với lúa mạch dùng làm thức ăn chăn nuôi, hiện nay đang là 39 yên/kg (khoảng 255% mức thuế theo giá trị tương đương), đối với nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế WTO. Điều này sẽ tạo điều kiện miễn thuế cho sản phẩm lúa mạch làm thức ăn chăn nuôi xuất khẩu của Mỹ. Nhật Bản sẽ nâng hạn ngạch thuế quan mới áp dụng đối với mỗi 25000 tấn lúa mạch nhập khẩu từ các nước thành viên TPP lên 65000 tấn trong vòng 9 năm. Nhật Bản cũng sẽ giảm tỷ lệ lãi trên giá nhập khẩu lúa mạch xuống 45% trong 9 năm theo thỏa thuận về hạn ngạch thuế. Đồng thời, nước này sẽ bổ sung thêm hai mức hạn ngạch thuế quan áp dụng cho các nước thành viên TPP đối với các sản phẩm như bột lúa mạch, ngũ cốc, bột viên, và các sản phẩm chế biến thực phẩm. Các mức hạn ngạch này sẽ tăng lên 615 tấn trong hơn 6 năm. Nhật Bản cũng sẽ thiết lập một hạn ngạch đặc biệt áp dụng cho từng quốc gia mới đối với sản phẩm mạch nha chưa rang nhập khẩu từ Mỹ, bắt đầu từ 20000 tấn và lên tới 32000 tấn trong 6 năm. Một hạn ngạch đặc biệt áp dụng cho từng quốc gia đối với mạch nha rang cũng sẽ được tạo ra, bắt đầu từ 700 tấn và tăng đến 1050 tấn năm.

Malaysia và Việt Nam: Thuế quan của Malaysia và Việt Nam đối với lúa mạch sẽ cố định ở mức 0%. Việt Nam cũng sẽ loại bỏ thuế quan của trên lúa mạch xay trong vòng 4 năm.

Mỹ: thuế quan của Mỹ đối với lúa mạch và sản phẩm lúa mạch ở mức tối đa là 26,5 cent/kg (khoảng 0,3% mức thuế theo giá trị tương đương) sẽ được loại bỏ ngay lập tức khi Hiệp định có hiệu lực.

Ngô: Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu ngô và sản phẩm ngô của Mỹ đạt 8 tỉ USD ở khu vực TPP và 16,8 tỉ USD trên thị trường thế giới.

Nhật Bản: thuế quan của Nhật Bản đối với nhập khẩu ngô của Mỹ làm thức ăn chăn nuôi sẽ được duy trì ở mức 0% theo hạn ngạch thuế WTO hiện có. Ngoài ra, Nhật Bản sẽ ngay lập tức loại bỏ mức thuế 3% hiện tại áp dụng cho một trong hạn ngạch thuế quan cụ thể cho dòng ngô không dùng làm thức ăn chăn nuôi. Đối với tinh bột, Nhật Bản sẽ tạo ra một hạn ngạch đặc biệt áp dụng cho từng quốc gia mới là 2500 tấn đối với ngô và tinh bột khoai tây từ Mỹ, cao tới 3250 tấn vào năm thứ sáu của hiệp định, và một hạn ngạch đặc biệt áp dụng cho từng quốc gia là 200 tấn inulin lên mức 250 tấn trong 11 năm. Nhật Bản cũng sẽ mở rộng hạn ngạch tinh bột WTO hiện tại của mình lên 7500 tấn cho nhiều loại tinh bột như ngô, khoai, cao lương, và sắn.

Malaysia: Tất cả các dòng thuế của Malaysia đối với ngô và sản phẩm từ ngô, hiện đang ở mức tối đa là 8%, sẽ được loại bỏ ngay lập tức.

Việt Nam: Tất cả các thuế quan của Việt Nam ở mức tối đa là 30% sẽ được loại bỏ trong vòng 7 năm. Thuế suất 5% đối với ngô dùng làm thức ăn chăn nuôi sẽ được loại bỏ trong 5 năm.

Mỹ: Các mức thuế của Mỹ đối với ngô và sản phẩm từ ngô ở mức tối đa 3,4% sẽ được loại bỏ trong vòng 5 năm.

Đậu phộng: Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đậu phộng và sản phẩm đậu phộng là 319 triệu USD ở khu vực TPP và 711 triệu USD trên thế giới.

Nhật Bản: Nhật Bản duy trì hạn ngạch thuế WTO ở mức 75000 tấn cho đậu phộng, trong đó có một hạn ngạch thuế ngoài hạn ngạch 617 yên/kg (khoảng 593% đến 737% mức thuế theo giá trị tương đương). Nhật Bản sẽ ngay lập tức loại bỏ thuế quan 10% trong hạn ngạch và sẽ loại bỏ thuế quan quá hạn ngạch trong 8 năm. Thuế dầu đậu phộng hiện đang ở mức tối đa là 10,4 yên/kg (khoảng 5,6% mức thuế theo giá trị tương đương) sẽ được loại bỏ trong vòng 11 năm. Mức thuế đối với đậu phộng chế biến sẵn hiện đang ở mức tối đa là 23,8%, sẽ được loại bỏ trong 8 năm. Thuế quan đối với bơ đậu phộng hiện đang ở mức tối đa 12% sẽ được loại bỏ trong 6 năm.

Malaysia: Thuế quan của Malaysia đối với đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng hiện ở mức tối đa 5% sẽ được loại bỏ ngay lập tức.

Việt Nam: Tất cả các thuế quan của Việt Nam đối với đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng hiện lên đến 30% sẽ được loại bỏ trong vòng 8 năm.

Mỹ: Thuế quan của Mỹ đối với đậu phộng và các sản phẩm đậu phộng hiện đang ở mức tối đa là 163,8%, sẽ được loại bỏ trong vòng 10 năm.

Gạo và các sản phẩm gạo: Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu gạo của Mỹ đạt 798 triệu USD ở khu vực TPP và 2 tỉ USD trên thị trường thế giới.

Nhật Bản: Gạo là một trong những ngành nông nghiệp nhạy cảm nhất của Nhật Bản và do đó đã bị loại ra khỏi tất cả các thỏa thuận thương mại tự do trước đây của Nhật Bản. Theo thỏa thuận TPP, Nhật Bản sẽ thiết lập một hạn ngạch miễn thuế đặc biệt áp dụng cho từng quốc gia đối với gạo của Mỹ. Các hạn ngạch ban đầu sẽ được thiết lập ở mức 50000 tấn, và sẽ tăng lên 70000 tấn trong 13 năm. Ngoài ra, Nhật Bản sẽ tạo ra sự thay đổi quan trọng trong việc quản lý hạn ngạch của mình được thiết kế để nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của hạn ngạch đặc biệt áp dụng cho từng quốc gia mới. Nhật Bản cũng sẽ ngay lập tức loại bỏ thuế suất 36 yên/kg (12,7% mức thuế theo giá trị tương đương) đối với thức ăn chăn nuôi khác có chứa gạo.

Malaysia: Các thuế quan của Malaysia đối với lúa hiện đang dao động ở mức 15% đến 40% sẽ được loại bỏ trong 10 năm và Malaysia sẽ cố định thuế quan các sản phẩm gạo ở mức 0%.

Việt Nam: Việt Nam sẽ ngay lập tức loại bỏ các loại thuế đối với gạo mà hiện nay đang ở mức 40% và sẽ loại bỏ thuế đối với sản phẩm gạo hiện đang ở mức tối đa là 35% trong vòng 8 năm.

Mỹ: Thuế quan của Mỹ đối với các sản phẩm gạo hiện đang ở mức tối đa 11,2% sẽ được loại bỏ trong vòng tối đa 15 năm.

Đậu nành và các sản phẩm đậu nành: Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đậu nành và sản phẩm từ đậu nành của Mỹ đạt 5,5 tỉ USD ở khu vực TPP và 30,1 tỉ USD trên thị trường thế giới.

Nhật Bản: Nhật Bản sẽ loại bỏ thuế đối với dầu đậu tương, đang ở mức tối đa là 13,2 yên/kg (khoảng 20,8% mức thuế theo giá trị tương đương), trong vòng 11 năm. Nhật Bản sẽ ngay lập tức loại bỏ thuế quan 4,2% hiện nay đối với bột đậu tương.

Malaysia: Thuế quan của Malaysia đối với đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành hiện đang ở mức tối đa là 10% sẽ được loại bỏ ngay lập tức.

Việt Nam: Các thuế quan của Việt Nam hiện đang ở mức tối đa 30% sẽ được loại bỏ trong vòng 11 năm. Mức thuế đối với đậu nành theo quy định của WTO là 5% sẽ được loại bỏ ngay lập tức.

Mỹ: Mỹ sẽ loại bỏ thuế quan đối với các sản phẩm từ đậu nành hiện đang ở mức tối đa là 19,1% trong vòng 10 năm.

Lúa mì: Trong năm 2014, Mỹ đã xuất khẩu 2,5 tỷ USD lúa mì và sản phẩm lúa mì cho khu vực TPP và 8 tỷ USD cho thế giới.

Nhật Bản: Nhật Bản sẽ ấn định hạn ngạch quốc gia đặc biệt mới 114.000 tấn (Mỹ) đối với lúa mì Mỹ. Mức hạn ngạch này sẽ tăng lên đến 150.000 tấn (Mỹ) trong 7 năm. Nhật Bản cũng miễn thuế theo nguyên tắc tối huệ quốc đối với lúa mì dùng trong chăn nuôi bên cạnh cơ chế hạn ngạch thuế quan WTO, theo đó loại lúa mì trên được miễn thuế với hạn ngạch nhập khẩu WTO 5,7 triệu tấn (hệ mét). Từ 2012 – 2014, Nhật Bản đã nhập khẩu trung bình 300.000 tấn (Mỹ) lúa mì dùng làm thức ăn chăn nuôi từ Mỹ. Đối với hàng nhập khẩu trong hạn ngạch WTO, Nhật Bản sẽ giảm tỷ lệ lãi trên giá  17 yên Nhật/kg lúa mỳ nhập khẩu xuống 45% trong 9 năm. Đối với sản phẩm lúa mì được chế biến như bánh quy, bánh quy giòn và các sản phẩm bánh mì khác đang chịu thuế suất nhập khẩu tối đa hiện tại là 26% sẽ được gỡ bỏ trong 6 năm. Đối với mì spaghetti chưa nấu chín và mì ống, Nhật Bản sẽ giảm thuế suất 30 yên Nhật/kg hiện tại xuống 60% trong 9 năm. Nhật Bản cũng đặt ra một hạn ngạch quốc gia đặc biệt miễn thuế mới cho các sản phẩm lúa mì chế biến sẵn nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm hỗn hợp, bột nhào và bánh trộn. Mức hạn ngạch này sẽ tăng lên đến 12.000 tấn (Mỹ) trong 6 năm tới. Ngoài ra, Mỹ và các nước thành viên TPP được hưởng 4 mức hạn ngạch thuế quan miễn thuế mới tại Nhật Bản đối với các sản phẩm lúa mì được chế biến sẵn. Những mức hạn ngạch này sẽ tăng lên đến 40.100 tấn (Mỹ) trong 6 năm.

Malaysia: Malaysia sẽ ngay lập tức gỡ bỏ thuế suất tối đa hiện tại là 7% đối với lúa mì và sản phẩm lúa mì.

Việt Nam: Việt Nam sẽ gỡ bỏ thuế suất tối đa hiện tại là 35% đối với lúa mì và sản phẩm lúa mì trong vòng tối đa 4 năm.

Mỹ: Mỹ sẽ gỡ bỏ thuế suất tối đa hiện tại là 6,8% đối với lúa mì và sản phẩm lúa mì trong vòng tối đa 4 năm.

Sản phẩm khác

Vải bông: Trong năm 2014, Mỹ xuất khẩu 1.0 tỷ USD vải bông cho khu vực TPP và 4,4 tỷ USD cho thế giới.

Việt Nam: Việt Nam sẽ gỡ bỏ thuế suất tối đa hiện tại là 10% đối với vải bông trong vòng tối đa 4 năm.

Nhật Bản và Malaysia: Thuế suất vải bông giữ nguyên mức 0%.

Mỹ: Mỹ sẽ gỡ bỏ thuế suất tối đa hiện tại là 31,4 cent/kg đối với vải bông (thuế suất tính theo trị giá ước tính của hàng nhập khẩu là 19,6%) trong vòng tối đa 10 năm.

Đường: Trong năm 2014, Mỹ đã xuất khẩu 1,3 tỷ USD đường và sản phẩm đường cho khu vực TPP và 1,8 tỷ USD cho thế giới.

Nhật Bản: Nhật Bản sẽ ngay lập tức gỡ bỏ thuế suất 9% đối với đường fructose tinh khiết (hóa học), cũng như thuế suất tối đa hiện tại là 3% đối với mannitol, sorbitol và hầu hết các loại mật mía. Thuế quan mật đường mía, sorbose, và bột ca cao có chứa chất làm ngọt không phải đường sẽ được loại gỡ bỏ trong sáu năm. Đối với các sản phẩm khác - bao gồm cả kẹo caramel, fructose khác, si rô cây thích, sorbitol, mật ong nhân tạo, maltose, mật đường mía để sản xuất rượu, chất chiết xuất từ ​​cà phê, cà phê, và chế phẩm thực phẩm có chứa đường - Nhật Bản sẽ giảm thuế suất tối đa hiện tại là 29,8 % (cùng với các mức thuế suất dao động theo số lượng và mức thuế tính theo trị giá ước tính của hàng nhập khẩu đang ở mức tối đa là 76,9%) xuống còn 0% trong 11 năm. Người xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản sẽ được miễn thuế hoặc hưởng ưu đãi thuế mới đối với các mặt hàng đường và chất làm ngọt liên quan đến sản phẩm chế biến, bao gồm cả kẹo cao su, sôcôla và các sản phẩm có chứa sô cô la, các sản phẩm bánh kẹo khác, và các chế phẩm thực phẩm, thông qua nhiều loại hạn ngạch thuế quan miễn thuế mới theo hiệp định TPP và đạt đến mức gần 95.000 tấn (Mỹ) vào năm thứ 11 của hiệp định. Hơn nữa, đối với đường thô và đường tinh luyện, Nhật Bản sẽ đặt ra một hạn ngạch miễn thuế mới áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu từ các nước TPP, căn cứ theo tiêu chí  tiêu dùng trực tiếp, sẽ được cố định ở mức 500 tấn mỗi năm.

Malaysia: Malaysia sẽ ngay lập tức gỡ bỏ thuế suất tối đa hiện tại là 10% đối với đường và sản phẩm từ đường.

Việt Nam: Việt Nam sẽ gỡ bỏ thuế suất trong hạn ngạch đối với đường theo hạn ngạch thuế quan WTO trong vòng tối đa 11 năm. Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, hạn ngạch thuế quan này sẽ tiếp tục tăng 5% mỗi năm.

Mỹ: Mỹ sẽ đặt một hạn ngạch thuế quan TPP mới cho đường và sản phẩm có chứa đường tổng cộng 86,300 tấn (Mỹ) đối với các nước Úc, Canada, Việt Nam, Malaysia và Nhật Bản. Khi Bộ trưởng Nông nghiệp xác định cần nhập khẩu thêm đường, hạn ngạch thuế quan TPP của Úc và Canada sẽ được tăng lên. Mỹ sẽ gỡ bỏ thuế quan đối với đường cho New Zealand và Brunei, và thuế đối với các sản phẩm có chứa đường cho Brunei, Chile, Nhật Bản, Malaysia và New Zealand.

Thuốc lá và sản phẩm thuốc lá: Trong năm 2014, Mỹ đã xuất khẩu 79 triệu USD thuốc lá và sản phẩm thuốc lá cho khu vực TPP và 1,2 tỷ USD cho thế giới.

Nhật Bản: Nhật Bản nhập khẩu hơn 600 triệu USD thuốc lá và sản phẩm thuốc lá từ Mỹ vào năm 2014. Theo thỏa thuận TPP, Nhật Bản sẽ gỡ bỏ thuế suất tối đa hiện tại là 29,8 % đối với thuốc lào, thuốc lá, và các loại thuốc hút khác trong vòng tối đa 11 năm.

Malaysia: Malaysia sẽ loại gỡ bỏ thuế quan đối với thuốc lá và sản phẩm thuốc lá trong 15 năm.

Việt Nam: Việt Nam sẽ gỡ bỏ thuế suất tối đa hiện tại là 135% đối với sản phẩm thuốc lá trong 17 năm. Việt Nam sẽ đặt mức hạn ngạch thuế quan 500 tấn (Mỹ) đối với thuốc lá sợi và tăng 5% mỗi năm. Thuế suất 30% đối với lượng thuốc lá trong hạn ngạch sẽ được gỡ bỏ trong 11 năm và đối với tất cả các loại thuốc lá sợi trong sẽ được gỡ bỏ trong 21 năm.

Mỹ: Mỹ sẽ gỡ bỏ thuế suất tối đa hiện tại là 350% đối với thuốc lá và sản phẩm thuốc lá trong 10 năm. Sản phẩm thuốc lá được miễn thuế theo tối huệ quốc sẽ tiếp tục được miễn thuế.

Sản phẩm chế biến: Trong năm 2014, Mỹ xuất khẩu 24,5 tỉ USD sản phẩm chế biến cho khu vực TPP và 41,9 tỉ USD cho thế giới.

Nhật Bản: Nhật Bản sẽ gỡ bỏ thuế suất tối đa hiện tại là 25,5% đối nhiều sản phẩm chế biến, bao gồm nước hương liệu không đường, nước suối và nước có ga, protein thực vật, cà phê rang, các loại tinh dầu, hạt giống cây trồng và nhiều gia vị khác. Thuế suất tối đa hiện tại là 13,4% đối với nước sốt và nước hương liệu có đường sẽ được gỡ bỏ trong 4 năm. Thuế suất 40% đối với một loạt các sản phẩm bánh quy, chất bổ sung dinh dưỡng, nước ép cà rốt và nước sốt cà chua sẽ được gỡ bỏ trong 8 năm. Thuế suất tối đa hiện tại là 34% đối với các sản phẩm gạo như ngũ cốc ăn sáng, sữa bột và các chế phẩm thực phẩm sẽ được gỡ bỏ trong 11 năm.

Malaysia: Malaysia sẽ loại gỡ bỏ thuế quan đối với các sản phẩm chế biến trong 15 năm.

Việt Nam: Việt Nam sẽ gỡ bỏ thuế suất tối đa hiện tại là 55% đánh lên hầu hết các sản phẩm chế biến trong vòng tối đa 11 năm. Thuế quan các sản phẩm như bánh quy, bánh quy giòn, bánh mì và tinh bột sẽ được loại gỡ bỏ trong 8 năm.

Mỹ: Mỹ sẽ gỡ bỏ thuế suất tối đa hiện tại là 131% đối với sản phẩm chế biến trong vòng tối đa 20 năm.

Đồ uống có cồn: Trong năm 2014, Mỹ xuất khẩu 579 triệu USD rượu vang, 359 triệu USD bia, và 539 triệu USD rượu chưng cất đến khu vực TPP và 1,4 tỉ USD rượu vang, 538 triệu USD bia và 1,5 tỷ USD rượu chưng cất cho thế giới.

Nhật Bản: Nhật Bản sẽ loại gỡ bỏ tất cả thuế đối với rượu vang và các sản phẩm liên quan trong vòng tối đa 11 năm. Đối với các loại rượu vang đóng chai quan trọng, thuế quan sẽ được loại gỡ bỏ trong thời gian tối đa tám năm, với việc giảm thuế trước nạp trong nhiều trường hợp. Nhật Bản sẽ loại gỡ bỏ ngay thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu nguyên lô. Thuế quan đánh lên bia sẽ bị khóa ở mức 0%. Trong khi thuế suất đối với rượu chưng cất theo nguyên tắc tối huệ quốc là 0%, những thuế suất đánh lên những mặt hàng khác cùng loại sẽ được loại gỡ bỏ trong vòng tối đa 11 năm.

Malaysia: Thuế quan của Malaysia sẽ được loại gỡ bỏ trong 15 năm, là hiệp định thương mại đầu tiên Malaysia đồng ý loại gỡ bỏ thuế quan đối với tất cả các loại đồ uống có cồn.

Việt Nam: Việt Nam sẽ gỡ bỏ thuế suất tối đa hiện tại là 55% lên tất cả các sản phẩm rượu vang trong vòng 11-12 năm, gỡ bỏ thuế suất tối đa hiện tại là 35% lên tất cả các sản phẩm bia trong 11 năm và thuế suất tối đa hiện tại là 45% lên tất cả các sản phẩm rượu chưng cất trong vòng 11-12 năm.

Mỹ: Mỹ sẽ loại gỡ bỏ thuế suất tối đa hiện tại là 14 cent/lít (thuế suất tính theo trị giá ước tính của hàng nhập khẩu là 12,4%) đối với rượu vang, bia và rượu chưng cất trong vòng tối đa 10 năm.

Lưu ý:Số liệu về xuất khẩu trong nước của Mỹ là từ Cục Điều tra Dân số Mỹ. Số liệu về nhập khẩu của Nhật Bản là từ Hải quan Nhật Bản.

Đức Huy (dịch)

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 9,623

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn