QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TIẾNG ỒN
National Technical Regulation on Noise
QCVN 26:2025/BNNMT
Lời nói đầu
QCVN 26:2025/BNNMT do Cục Môi trường biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt; Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành theo Thông tư số 01/2025/TT-BNNMT ngày 15 tháng 5 năm 2025.
QCVN 26:2025/BNNMT thay thế QCVN 26:2010/BTNMT.
...
...
...
National Technical Regulation on Noise
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa các mức ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người.
Quy chuẩn này quy định tiếng ồn phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, công trình xây dựng đang thi công, các phương tiện giao thông và các hoạt động dân sinh.
Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá tiếng ồn tiếp xúc trong môi trường lao động, nơi làm việc; bên trong khuôn viên của các cơ sở sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ bị tác động bởi tiếng ồn do chính các cơ sở tự gây ra.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các tổ chức, cá nhân liên quan tới việc phát sinh tiếng ồn trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.3. Giải thích thuật ngữ
...
...
...
1.3.2. Khu vực bị ảnh hưởng là khu vực thực hiện việc đo đạc, quan trắc và kiểm soát tiếng ồn.
1.3.3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động dân sinh có khả năng gây tiếng ồn quy định trong quy chuẩn này gồm:
1.3.3.1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động dân sinh có sử dụng thiết bị, máy móc, công cụ, dụng cụ phát ra tiếng ồn theo công suất, chủng loại và số lượng quy định tại Phụ lục kèm theo Quy chuẩn này.
1.3.3.2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động dân sinh khác không sử dụng thiết bị, máy móc, công cụ, dụng cụ phát ra tiếng ồn theo công suất, chủng loại và số lượng quy định tại Phụ lục kèm theo Quy chuẩn này.
1.3.4. Mức ồn nền là mức ồn đo được tại vị trí đo của khu vực bị ảnh hưởng khi không có tiếng ồn phát sinh từ nguồn gây ồn cần đo.
1.3.5. Phân loại tiếng ồn
a) Tiếng ồn liên tục (continuous noise) là tiếng ồn được phát ra liên tục từ nguồn gây ồn mà không bị ngắt quãng. Tiếng ồn liên tục bao gồm:
- Tiếng ồn ổn định (stationary noise) là tiếng ồn liên tục có mức áp suất âm thay đổi không đáng kể trong thời gian tiếng ồn được phát ra;
- Tiếng ồn dao động (fluctuating noise) là tiếng ồn liên tục có mức áp suất âm thay đổi đáng kể nhưng không phải là dạng xung.
...
...
...
c) Tiếng ồn ngắt quãng (intermittent noise) là tiếng ồn phát ra liên tục từ một nguồn gây ồn xác định nhưng bị ngắt quãng trong một khoảng thời gian và mỗi lần xuất hiện tiếng ồn kéo dài tối thiểu 1 giây.
1.3.6. Khoảng thời gian đo là khoảng thời gian mà phép đo được thực hiện liên tục và được sử dụng làm khoảng thời gian phát ra tiếng ồn.
1.3.7. Mức áp suất âm theo trọng số tần số (LA) là mười lần logarit cơ số 10 của tỷ số giữa bình phương mức áp suất âm theo thời gian và bình phương của giá trị tham chiếu, được tính theo đơn vị decibel (dBA):
pa và p0 là mức áp suất âm biểu thị bằng đơn vị pascal (Pa)
p0 = 20 µPa
1.3.8. Mức áp suất âm liên tục tương đương (Leq,T) là mười lần logarit cơ số 10 của tỷ số giữa trung bình thời gian của bình phương áp suất âm pa trong khoảng thời gian đo T với bình phương áp suất âm tham chiếu p0.
Trong đó:
...
...
...
p0 = 20 µPa.
T: thời gian đo mức ồn (bắt đầu tại t1 và kết thúc tại t2)
LAeq,T: mức áp suất âm tương đương theo trọng số A.
1.3.9. Mức áp suất âm vượt 90 phần trăm (L90) là mức áp suất âm mà tại đó giá trị quan trắc vượt quá chiếm 90% khoảng thời gian đo.
1.3.10. Mức tiếp xúc âm (LE) được tính là mười lần logarit cơ số 10 của tỷ số giữa âm tiếp xúc (E) với mức tham chiếu E0.
Trong đó:
E0 = 400µPa2s
...
...
...
2.1. Phân loại khu vực bị ảnh hưởng
Việc phân loại các khu vực bị ảnh hưởng trong Quy chuẩn này được thực hiện như sau:
2.1.1. Khu vực A bao gồm các cơ sở, công trình sau đây:
- Các cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở chăm sóc người cao tuổi theo quy định của Luật Người cao tuổi;
- Bảo tàng, thư viện;
- Công trình tín ngưỡng, tôn giáo;
- Nhà làm việc của các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, nhà làm việc của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên môn trực thuộc các cấp; trụ sở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và trụ sở, văn phòng làm việc của các tổ chức, cá nhân.
2.1.2. Khu vực B bao gồm các công trình sau đây:
...
...
...
- Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác;
2.1.3. Khu vực C bao gồm các công trình sau đây:
Cơ sở chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản.
2.1.4. Khu vực D bao gồm các công trình sau đây:
- Công trình thể thao ngoài trời và trong nhà;
- Công viên;
- Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường, công trình vui chơi, giải trí và các công trình văn hóa khác;
- Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng, nhà hàng ăn uống, giải khát và công trình tương tự khác.
2.1.5. Khu vực E bao gồm các công trình sau đây:
...
...
...
- Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và các công trình công nghiệp theo quy định pháp luật;
- Các công trình quốc phòng, an ninh mà không sử dụng theo các mục đích tương đương với các công trình tại các khu vực A, B, C, D;
- Các công trình khác.
2.2. Giá trị tối đa cho phép đối với mức ồn phát sinh từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động dân sinh quy định tại mục 1.3.3.1 được đo tại khu vực bị ảnh hưởng
Giá trị tối đa cho phép đối với mức ồn phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động dân sinh quy định tại mục 1.3.3.1 được đo tại khu vực bị ảnh hưởng quy định tại Bảng
Bảng 1. Giới hạn tối đa cho phép đối với mức ồn phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động dân sinh quy định tại mục 1.3.3.1
[Đơn vị: dBA]
Khu vực bị ảnh hưởng
Khoảng thời gian
...
...
...
Tối
(18h00 đến trước 22h00)
Đêm
(22h00 đến trước 06h00)
Khu vực A
50
45
40
Khu vực B
55
50
...
...
...
Khu vực C
60
55
50
Khu vực D
65
60
55
Khu vực E
...
...
...
65
60
Trong đó:
Cho phép điều chỉnh ngưỡng giá trị tối đa cho phép đối với mức ồn quy định tại Bảng 1 theo thời gian phát ra mức ồn cụ thể như sau:
Bảng 2. Giá trị điều chỉnh ngưỡng quy định theo thời gian phát ra tiếng ồn phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động dân sinh quy định tại mục 1.3.3.1
Thời gian phát ra tiếng ồn
Chênh lệch ngưỡng giá trị tại Bảng 1 được phép điều chỉnh
Một trong các trường hợp sau:
≤ 1 giờ vào ban ngày
...
...
...
≤ 0,25 giờ vào buổi đêm
+15 dBA
Một trong các trường hợp sau:
> 1 giờ và ≤ 02 giờ vào ban ngày
> 0,5 giờ và ≤ 1 giờ vào buổi tối
> 0,25 giờ và ≤ 0,5 giờ vào buổi đêm
+10 dBA
Một trong các trường hợp sau:
> 2 giờ và ≤ 4 giờ vào ban ngày
...
...
...
> 0,5 giờ và ≤ 1 giờ vào buổi đêm
+5 dBA
Một trong các trường hợp sau:
> 4 giờ và ≤ 6 giờ vào ban ngày
> 2 giờ và ≤ 3 giờ vào buổi tối
> 1 giờ và ≤ 1,5 giờ vào buổi đêm
+3 dBA
Một trong các trường hợp sau:
> 6 giờ vào ban ngày
...
...
...
> 1,5 giờ vào buổi đêm
Áp dụng ngưỡng quy định tại Bảng 1
2.3. Giá trị tối đa cho phép đối với mức ồn phát sinh từ các nguồn khác
Giá trị tối đa cho phép đối với mức ồn phát sinh từ các nguồn khác được quy định tại Bảng 3.
Bảng 3. Giá trị tối đa cho phép đối với mức ồn phát sinh từ các nguồn khác
[Đơn vị: dBA]
Khu vực bị ảnh hưởng
Theo khoảng thời gian
Ban ngày (06:00 ~ trước 18:00)
...
...
...
Ban đêm (22:00 ~ trước 06:00)
Nguồn tiếng ồn
Khu vực A, B, C
Loa (*)
Lắp đặt ngoài trời
65
60
60
Mức ồn từ bên trong nhà phát ra bên ngoài
...
...
...
50
45
Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong cùng tòa nhà(***)
50
45
40
Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và hoạt động dân sinh khác
55
50
...
...
...
Công trường xây dựng đang thi công (**)
65
60
50
Khu vực D, E
Loa (*)
Lắp đặt ngoài trời
70
65
...
...
...
Mức ồn từ bên trong nhà phát ra bên ngoài
65
60
55
Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong cùng tòa nhà (***)
55
50
45
Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và hoạt động dân sinh khác
...
...
...
60
55
Công trường xây dựng đang thi công (**)
70
65
50
Trong trường hợp tiếng ồn phát sinh vào ban ngày đối với công trường xây dựng đang thi công, cho phép điều chỉnh ngưỡng giá trị tối đa cho phép quy định tại Bảng 4 như sau:
Bảng 4. Giá trị điều chỉnh ngưỡng quy định theo thời gian phát ra tiếng ồn vào ban ngày từ các công trình xây dựng đang thi công
Thời gian phát ra tiếng ồn
...
...
...
≤ 3 tiếng
+10 dBA
> 3 tiếng và ≤ 6 tiếng
+5 dBA
> 6 tiếng
Áp dụng ngưỡng quy định tại Bảng 3
Ghi chú:
i) (*) Tiếng ồn phát sinh từ loa không áp dụng đối với loa, còi xe chuyên dụng của cơ quan, đơn vị được sử dụng theo quy định pháp luật và từ loa của các chương trình biểu diễn nghệ thuật được cấp phép.
ii) (**) Ngoài việc áp dụng điều chỉnh ngưỡng theo quy định tại Bảng 4 thì được điều chỉnh +3dBA vào ban ngày đối với ngưỡng giá trị tối đa quy định đối với công trường xây dựng có các công việc sử dụng máy đóng cọc, máy nhổ cọc, máy đục lỗ, máy xúc.
...
...
...
iv) (***) “Cùng tòa nhà” là tòa nhà có mái, cột hoặc tường có cấu tạo liền khối của các công trình xây dựng theo quy định pháp luật. Giá trị tối đa cho phép đối với mức ồn từ các nguồn khác đối với “cùng tòa nhà” chỉ áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện hoạt động kinh doanh sau đây:
- Cơ sở kinh doanh phòng tập thể hình và fitness, võ đường, cơ sở kinh doanh vũ trường;
- Cơ sở giảng dạy âm nhạc;
- Kinh doanh quán bar, nhà hàng, siêu thị, karaoke.
2.4. Giá trị tối đa cho phép đối với mức ồn phát sinh từ phương tiện giao thông
Giá trị tối đa cho phép đối với mức ồn phát sinh từ phương tiện giao thông được quy định tại Bảng 5.
Bảng 5. Giá trị tối đa cho phép đối với mức ồn phát sinh từ phương tiện giao thông
[Đơn vị: dBA]
Khu vực bị ảnh hưởng
...
...
...
Ban
ngày
(06:00 ~ trước 22:00)
Ban
đêm
(22:00 ~ trước 06:00)
1. Đường bộ
Khu vực A, B, C
68
58
Khu vực D, E
73
63
...
...
...
Khu vực A, B, C
70
60
Khu vực D, E
75
65
2.5. Giá trị hiệu chỉnh theo mức ồn nền
Tiến hành đo mức ồn nền liên tục khi không có tiếng ồn phát sinh từ nguồn ồn cần đo tại khu vực bị ảnh hưởng trong thời gian tối thiểu 5 phút và lấy kết quả Leq làm mức ồn nền. Trường hợp không thể tách riêng được tiếng ồn phát sinh từ nguồn gây ồn để đo mức ồn nền thì tiến hành đo tại khu vực bị ảnh hưởng trong thời gian tối thiểu 5 phút và lấy giá trị L90 làm mức ồn nền.
- Trường hợp mức ồn nền thấp hơn mức ồn đo được tại khu vực bị ảnh hưởng từ 10 dBA trở lên thì kết quả đo mức ồn là kết quả được sử dụng để so sánh, đánh giá theo ngưỡng quy định của Quy chuẩn này.
...
...
...
Bảng 6. Giá trị hiệu chỉnh kết quả đo theo mức ồn nền
Sai lệch giữa mức ồn và mức ồn nền tại khu vực đo (dBA)
3
4 ÷ 5
6 ÷ 9
Giá trị hiệu chỉnh kết quả đo mức ồn (dBA)
-3
-2
-1
...
...
...
3.1. Vị trí đo mức ồn
- Vị trí đo là bên trong ranh giới của khu vực bị ảnh hưởng;
- Vị trí đo phải có tính đại diện chung, cho các kết quả đo chính xác và phản ánh đúng tình trạng mức ồn phát ra; có thể lựa chọn đo tại vị trí có khả năng chịu ảnh hưởng lớn nhất;
- Vị trí đo phải tránh tối đa các nguồn ồn khác không liên quan tới nguồn ồn cần đo. Khi không thể tránh các ảnh hưởng của nguồn ồn khác thì phải lựa chọn thời gian đo hợp lý để loại bỏ tối đa tác động từ các nguồn ồn khác gây ra;
- Đối với vị trí đo ngoài trời, phải lựa chọn vị trí có khoảng cách tối thiểu là 3,5m tới các vị trí có thể bị phản xạ trở lại (phản âm) và phải cách mặt đất từ 1,2m tới 1,5m.
- Đối với vị trí đo trong nhà, phải lựa chọn vị trí có khoảng cách tối thiểu là 1m tới các vị trí có thể bị phản xạ trở lại (phản âm) và phải cách mặt đất từ 1,2m tới 1,5m.
3.2. Thiết bị đo mức ồn
- Việc quan trắc, đo đạc mức ồn để đánh giá sự phù hợp với quy định trong Quy chuẩn này phải sử dụng thiết bị đo mức âm loại 1 theo quy định tại TCVN 12527-1:2018 - Điện âm - Máy đo mức âm - Phần 1: các yêu cầu
- Thiết bị đo phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định pháp luật.
...
...
...
Mức ồn bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khí tượng, đặc biệt khi có khoảng cách lan truyền lớn. Do đó phải loại trừ tối đa các ảnh hưởng của điều kiện khí tượng khi tiến hành đo đạc.
- Tiến hành đo lúc thời tiết không mưa;
- Thiết bị đo phải có chụp chắn gió. Không tiến hành đo khi có gió từ cấp 4 trở lên (tốc độ gió từ 5,5 m/s trở lên) tại vị trí đo mức ồn.
Các điều kiện thời tiết tại vị trí đo phải được mô tả và ghi lại trong các biên bản đo mức ồn trong suốt quá trình đo.
3.4. Thời gian đo mức ồn
- Mức ồn được đo liên tục trong khoảng thời gian đo và phải thực hiện tối thiểu 15 phút. Khi tiến hành phép đo liên tục thì sử dụng thời gian đo là thời gian phát ra tiếng ồn.
- Đối với tiếng ồn xung, thời gian đo mức ồn phải được thực hiện tối thiểu 15 phút. Trường hợp đo 15 phút chưa có đủ 50 giá trị đo thì phải tiếp tục đo để có tối thiểu 50 giá trị.
3.5. Phương pháp đo mức ồn
Phương pháp đo mức ồn thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
...
...
...
- TCVN 7878 - 2:2018 (ISO 1996 - 2:2017) Phần 2: Xác định mức áp suất âm.
3.6. Kết quả đo và đánh giá sự phù hợp
3.6.1. Đối với tiếng ồn liên tục
Sử dụng kết quả đo là mức áp suất âm tương đương Leq,T trong khoảng thời gian đo để tính toán, đánh giá sự phù hợp với quy định của quy chuẩn này.
3.6.2. Đối với tiếng ồn ngắt quãng và tiếng ồn xung
Cần phải xác định mức áp suất âm tương đương đối với từng lần xuất hiện của tiếng ồn ngắt quãng hoặc của các xung (đối với tiếng ồn xung), sau đó xác định mức âm tương đương trong toàn bộ khoảng thời gian đo, cụ thể như sau:
- Xác định mức tiếp xúc âm LE đối với từng lần xuất hiện của tiếng ồn ngắt quãng hoặc của từng xung theo công thức quy định tại mục 1.3.10.
- Xác định mức âm tương đương trong toàn bộ khoảng thời gian đo:
...
...
...
- LE1, LE2… LEn: mức tiếp xúc âm theo mỗi lần xuất hiện của tiếng ồn ngắt quãng hoặc của từng xung trong khoảng thời gian đo (dBA);
- T: khoảng thời gian thực hiện phép đo (s);
- T0: thời gian tham chiếu. T0 = 1s.
Giá trị Leq,T được sử dụng để tính toán, đánh giá sự phù hợp với quy định của quy chuẩn này.
4.1. Việc quan trắc mức ồn và sử dụng kết quả quan trắc để phục vụ các mục tiêu quản lý nhà nước về môi trường phải được thực hiện bởi tổ chức đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về năng lực quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
4.2. Khi tiến hành đo đạc, đánh giá mức ồn nền, trường hợp mức ồn nền đo được tại khu vực bị ảnh hưởng có giá trị Leq lớn hơn mức quy định tương ứng trong Quy chuẩn này thì không tiến hành đánh giá mức ồn phát sinh từ nguồn ồn cần đo và cần thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tiếng ồn tới khu vực bị ảnh hưởng. Việc phát sinh tiếng ồn được đánh giá là tuân thủ và phù hợp với Quy chuẩn này khi kết quả đo đạc, quan trắc mức ồn tại khu vực bị ảnh hưởng không vượt quá giá trị cho phép tương ứng quy định tại mục 2 về quy định kỹ thuật.
4.3. Khi mức ồn tại các khu vực bị ảnh hưởng vượt quá giá trị cho phép tương ứng quy định tại Quy chuẩn này thì các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân cần thực hiện các biện pháp để giảm thiểu các tác động của tiếng ồn tới khu vực bị ảnh hưởng.
4.4. Kết quả đánh giá sự tuân thủ và phù hợp so với Quy chuẩn này là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
...
...
...
5.1. Các tổ chức, cá nhân có khả năng gây ra tiếng ồn có trách nhiệm bảo đảm mức ồn phát sinh tới các khu vực bị ảnh hưởng không vượt quá giá trị giới hạn cho phép quy định tại Quy chuẩn này.
5.2. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm đo đạc, quan trắc mức ồn tại các khu vực bị ảnh hưởng và xây dựng các kế hoạch tổng thể kiểm soát tiếng ồn, đảm bảo đáp ứng giới hạn cho phép quy định tại Quy chuẩn này.
6.1. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
6.2. Trường hợp các văn bản, quy định được viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản, quy định mới./.
1. Thiết bị, máy móc, công cụ của cơ sở theo công suất
...
...
...
1.2) Quạt thông gió có công suất từ 7,5kW trở lên;
1.3) Máy rèn, tạo hình kim loại có công suất từ 7,5kW trở lên (trừ loại khí nén);
1.4) Máy cắt kim loại có công suất từ 7,5kW trở lên;
1.5) Máy ép không dùng thủy lực có công suất từ 7,5 kW trở lên hoặc máy ép thủy lực có công suất từ 22,5kW trở lên (trừ máy uốn kim loại thủy lực);
1.6) Máy tách cát có công suất từ 7,5kW trở lên;
1.7) Máy nghiền (bao gồm cả máy nghiền thô và nghiền mịn) có công suất từ 7,5kW trở lên;
1.8) Thiết bị truyền động có công suất từ 22,5kW trở lên;
1.9) Tổ hợp các thiết bị cơ khí có công suất từ 7,5kW trở lên;
1.10) Máy ly tâm có công suất từ 15kW trở lên;
...
...
...
1.12) Máy gia công cơ khí khác (máy tiện, máy phay, máy mài, máy khoan) có công suất từ 37,5kW trở lên;
1.13) Máy nghiền bột mịn có công suất từ 22,5kW trở lên;
1.14) Cưa máy có công suất từ 15kW trở lên;
1.15) Máy chế biến gỗ (máy bào, máy cắt, máy mài, máy CNC, máy khoan) có công suất từ 15kW trở lên;
1.16) Máy in nổi (typo) có công suất từ 15kW trở lên hoặc máy in offset có công suất từ 75kW trở lên hoặc máy in khác có công suất từ 37,5kW trở lên;
1.17) Máy cán có công suất từ 37,5kW trở lên;
1.18) Máy xay xát gạo có công suất từ 22,5kW trở lên;
1.19) Máy ép đùn, máy ép phun có công suất từ 37,5kW trở lên;
1.20) Máy đúc có công suất từ 22,5kW trở lên (bao gồm máy đúc áp lực- die casting);
...
...
...
1.22) Bơm có công suất từ 15 kW trở lên;
1.23) Máy kéo sợi kim loại có công suất từ 22,5kW trở lên (bao gồm máy kéo ướt, máy xoắn sợi và máy se sợi);
1.24) Máy xeo giấy có công suất từ 22,5 kW trở lên;
1.25) Máy ép than có công suất từ 7,5kW trở lên;
1.26) Những cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thiết bị theo quy định từ mục 1.1 đến mục 1.25 nhưng với công suất nhỏ hơn đối với từng chủng loại máy và có tổng công suất của tất cả các thiết bị trong danh mục nêu trên lớn hơn 37,5kW (trường hợp có máy in offset thì áp dụng tổng công suất lớn hơn 75kW).
2. Thiết bị, máy móc, công cụ theo số lượng máy tại cơ sở
2.1) Từ 100 máy may công nghiệp trở lên;
2.2) Từ 4 máy sản xuất gạch block và gạch xi măng trở lên;
2.3) Từ 01 máy sản xuất chai tự động trở lên;
...
...
...
2.5) Từ 02 máy đóng gói tự động trở lên;
2.6) Từ 40 máy dệt trở lên (không bao gồm dệt kim, đan);
2.7) Từ 01 máy kéo sợi trở lên hoặc từ 05 máy se sợi trở lên.
3. Thiết bị, máy móc, công cụ khác
3.1) Máy rèn, tạo hình kim loại có trọng lượng lớn búa dập lớn hơn 0,5 tấn;
3.2) Máy phát điện có công suất từ 120kW trở lên (không bao gồm máy phát điện thủy lực);
3.3) Từ 02 máy mài có công suất mỗi máy từ 3,75kW trở lên;
3.4) Từ 01 máy cắt đá có công suất từ 7,5kW trở lên.
Ghi chú: Công suất của thiết bị, máy móc và công cụ phát ra tiếng ồn được tính cho 01 thiết bị.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2025/BNNMT về Tiếng ồn
Số hiệu: | QCVN26:2025/BNNMT |
---|---|
Loại văn bản: | Quy chuẩn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 15/05/2025 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2025/BNNMT về Tiếng ồn
Chưa có Video