Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9593:2013

CAC/RCP 54-2004

QUY PHẠM THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT

Code of practice on good animal feeding

Lời nói đầu

TCVN 9593:2013 hoàn toàn tương đương với CAC/RCP 54-2004;

TCVN 9593:2013 do Cục Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Code of practice on good animal feeding

1. Giới thiệu

1. Tiêu chuẩn này thiết lập một hệ thống an toàn đối với thức ăn dành cho động vật cung cấp thực phẩm, hệ thống này bao trùm toàn bộ chuỗi thực phẩm, có tính đến các khía cạnh sức khỏe vật nuôi và môi trường để giảm thiểu các nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng. Tiêu chuẩn này bổ sung cho các nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm đã được Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex thiết lập1) có tính đến các khía cạnh đặc biệt về thức ăn chăn nuôi.

2. Mục đích và phạm vi áp dụng

2. Mục tiêu của tiêu chuẩn này là đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng thông qua thực phẩm chăn nuôi tốt ở cấp độ trang trại và thực hành sản xuất tốt (GMP) trong suốt quá trình cung ứng, xử lý, bảo quản, chế biến và phân phối thức ăn và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

3. Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản xuất và sử dụng tất cả các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở mọi cấp độ quy mô công nghiệp cũng như trang trại. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho động vật chăn thả trên đồng cỏ hay chăn thả tự do, áp dụng cho sản xuất cây trồng làm thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

4. Những nội dung về quyền động vật, sức khỏe động vật không liên quan đến an toàn thực phẩm thì không được đề cập trong tiêu chuẩn này. Các chất gây ô nhiễm môi trường cần được xem xét về hàm lượng của chúng trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật.

5. Về tổng thể, một hệ thống an toàn thức ăn chăn nuôi có thể chỉ đề cập đến các vấn đề sức khỏe của động vật và môi trường kể cả sức khỏe người tiêu dùng, tiêu chuẩn này chỉ đề cập đến an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, mọi cố gắng tốt nhất đã được đưa ra để đảm bảo rằng các khuyến nghị và thực hành trong tiêu chuẩn này sẽ không gây bất lợi cho sức khỏe động vật và các khía cạnh môi trường chăn nuôi.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Thức ăn chăn nuôi [Feed (Feedingstuff)]:

Mọi loại nguyên liệu đa hay đơn lẻ bao gồm cả nguyên liệu thô, đã sơ chế hoặc đã chế biến sử dụng trực tiếp cho động vật cung cấp thực phẩm.

Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (Feed Ingredient)

Một thành phần tạo nên mọi hỗn hợp của một loại thức ăn, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn của vật nuôi, bao gồm cả phụ gia thức ăn chăn nuôi. Các thành phần có thể có nguồn gốc thực vật, động vật, thủy sản, các chất hữu cơ hoặc vô cơ khác.

Phụ gia thức ăn chăn nuôi 2) (Feed Additive)

Chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng thường không được dùng trực tiếp làm thức ăn chăn nuôi, nhưng khi được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi thì có ảnh hưởng đến tính chất của thức ăn và sản phẩm động vật.

Thức ăn chăn nuôi có bổ sung thuốc thú y (Medicated Feed)

Mọi loại thức ăn chăn nuôi có chứa thuốc thú y theo quy định.

Chất không mong muốn (Undesirable substances)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Nguyên tắc chung và các yêu cầu

7. Thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi cần thu được và bảo quản trong điều kiện ổn định, bảo vệ khỏi ô nhiễm do động vật gây hại hoặc các chất ô nhiễm hóa học, vật lí, vi sinh vật hoặc các chất không mong muốn khác trong quá trình sản xuất, xử lí, bảo quản và vận chuyển. Thức ăn chăn nuôi cần ở trong tình trạng tốt và đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng chấp nhận. Khi thích hợp, nên tuân theo các nguyên tắc Thực hành Nông nghiệp tốt, nguyên tắc Thực hành Sản xuất tốt (GMPs) khi nào thích hợp và nguyên tắc hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)3) khi nào áp dụng để kiểm soát các mối nguy có thể xuất hiện trong thực phẩm. Các nguồn ô nhiễm tiềm ẩn từ môi trường cần phải được xem xét.

8. Người tham gia sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc thành phần thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi gia súc để sử dụng làm thực phẩm và người sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật cần hợp tác để phát hiện ra các mối nguy tiềm ẩn và mức độ nguy hiểm của chúng đến sức khỏe người tiêu dùng. Sự hợp tác này cho phép phát triển và duy trì các phương án quản lý mối nguy và thực hành chăn nuôi an toàn thích hợp.

4.1. Thành phần thức ăn chăn nuôi

9. Thành phần thức ăn chăn nuôi phải được lấy từ các nguồn an toàn và là đối tượng để phân tích mối nguy khi các thành phần có được từ quá trình hoặc công nghệ không được đánh giá từ quan điểm an toàn thực phẩm. Quy trình sử dụng phải thích hợp với việc áp dụng các nguyên tắc làm việc đối với phép phân tích mối nguy trong Khuôn khổ của Tiêu chuẩn thực phẩm Codex4). Trong trường hợp đặc biệt, các nhà sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi cần phải cung cấp thông tin đầy đủ đến người sử dụng để cho phép sử dụng đúng và an toàn. Việc giám sát thành phần thức ăn chăn nuôi phải bao gồm kiểm tra, lấy mẫu và phân tích các chất không mong muốn sử dụng các quy trình dựa trên mối nguy. Nếu được sử dụng, thì thành phần thức ăn chăn nuôi được chấp nhận phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định về mức độ của tác nhân gây bệnh, độc tố nấm mốc, thuốc bảo vệ thực vật và các chất không mong muốn mà có thể làm tăng các mối nguy đến sức khỏe người tiêu dùng.

4.2. Ghi nhãn

10. Ghi nhãn phải rõ ràng và cung cấp thông tin hướng dẫn người tiêu dùng cách xử lý, bảo quản và sử dụng thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi. Ghi nhãn phải phù hợp với tất cả các yêu cầu theo quy định và phải mô tả thức ăn chăn nuôi và cung cấp các hướng dẫn sử dụng. Khi thích hợp, ghi nhãn hoặc các tài liệu kèm theo phải bao gồm:

- thông tin về loài hoặc loại động vật sử dụng thức ăn chăn nuôi;

- mục đích của việc sử dụng thức ăn chăn nuôi;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- thông tin liên lạc của nhà sản xuất hoặc người đăng ký;

- số đăng kí nếu có;

- hướng dẫn và các lưu ý thận trọng khi sử dụng;

- dấu hiệu nhận biết lô hàng;

- ngày sản xuất;

- "sử dụng trước" hoặc ngày hết hạn.

11. Mục này không áp dụng cho ghi nhãn thức ăn chăn nuôi hay thành phần thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ công nghệ sinh học hiện đại 5).

4.3. Truy xuất/truy hồi nguồn gốc sản phẩm 6) và lưu giữ báo cáo về thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi

12. Truy xuất/truy hồi sản phẩm thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi, bao gồm cả các phụ gia cần được thực hiện bằng cách lưu giữ hồ sơ thích hợp, có thời gian ngừng hiệu quả hoặc thu hồi các sản phẩm nếu nhận biết được có thể có các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Hồ sơ phải được lưu trữ và luôn có sẵn tại các bộ phận liên quan đến quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy vết thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn đến nguồn gốc trước đó ngay lập tức và việc chuyển đến người nhận tiếp theo sau đó, nếu được biết đến hoặc được nhận ra có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng 7)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

13. Ngay khi có thể, các nhà sản xuất cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trong nước nếu họ nhận thấy thức ăn chăn nuôi hoặc thành phần thức ăn chăn nuôi không đáp ứng được các yêu cầu an toàn về thức ăn chăn nuôi được thiết lập trong tiêu chuẩn này. Thông tin càng chi tiết càng tốt và ít nhất phải có một bản mô tả về bản chất của vấn đề, một bản mô tả về thức ăn chăn nuôi hoặc thành phần thức ăn chăn nuôi, đối tượng vật nuôi mà loại thức ăn này hướng đến, đặc điểm nhận biết, tên nhà sản xuất và nơi xuất xứ. Các cơ quan có thẩm quyền và nhà sản xuất ngay lập tức phải có biện pháp hiệu quả để đảm bảo rằng thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn đó không gây bất kỳ nguy hiểm nào cho sức khỏe người tiêu dùng.

14. Khi đã trở thành một loại thức ăn hoặc một thành phần thức ăn chăn nuôi đặc thù được giao dịch quốc tế và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng, thì các nhà chức trách có thẩm quyền của nước xuất khẩu cần thông báo, ít nhất, với các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu có liên quan. Các thông báo phải càng chi tiết càng tốt và ít nhất là phải có chứa các thông tin được chỉ ra trong đoạn trước.

4.4. Quy trình kiểm tra và kiểm soát

15. Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi và các bên liên quan trong ngành công nghiệp cần tiến hành tự điều chỉnh/tự kiểm soát để đảm bảo tuân thủ theo các tiêu chuẩn cần thiết cho quá trình sản xuất, bảo quản và vận chuyển. Điều cần thiết đối với các chương trình điều chỉnh chính thức dựa trên mối nguy được thiết lập để kiểm tra rằng, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn được sản xuất, phân phối và sử dụng sao cho thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cho người tiêu dùng là an toàn và thích hợp. Quy trình kiểm tra và giám sát cần được sử dụng để chứng minh rằng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đáp ứng các yêu cầu trong việc bảo vệ người tiêu dùng chống lại các mối nguy trong thực phẩm 8). Hệ thống giám sát phải được thiết kế và hoạt động dựa trên cơ sở đánh giá mối nguy khách quan phù hợp với các tình huống 9). Tốt hơn là sử dụng phương pháp đánh giá mối nguy phù hợp với phương pháp được công nhận. Việc đánh giá mối nguy cần phải dựa trên bằng chứng khoa học sẵn có hiện hành.

16. Việc giám sát thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi ngành công nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền phải bao gồm việc kiểm tra, lấy mẫu và phân tích để phát hiện mức không chấp nhận được của các chất không mong muốn.

4.5. Mối liên quan giữa mối nguy sức khỏe và thức ăn chăn nuôi

17. Tất cả thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn tối thiểu. Điều cần thiết là mức các chất không mong muốn trong thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi đủ thấp sao cho nồng độ của các chất này có trong thực phẩm dành cho người tiêu dùng đều dưới các giới hạn an toàn. Tiêu chuẩn Codex về giới hạn dư lượng tối đa và giới hạn dư lượng tối đa chất ngoại lai trong thức ăn chăn nuôi cần được áp dụng. Giới hạn dư lượng tối đa trong thực phẩm, được thiết lập bởi Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex, các giới hạn như vậy có thể sử dụng để xác định các tiêu chuẩn an toàn tối thiểu cho thức ăn.

4.5.1. Phụ gia thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi có bổ sung thuốc

18. Phụ gia thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi có bổ sung thuốc cần được đánh giá về độ an toàn và được sử dụng theo tình huống sử dụng đã định do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20. Có thể cần đưa ra tiêu chí phân biệt phụ gia thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y được sử dụng trong thức ăn có bổ sung thuốc để tránh việc lạm dụng.

21. Phụ gia thức ăn chăn nuôi cần được thu nhận, xử lý và bảo quản để duy trì trạng thái nguyên vẹn chúng và để giảm thiểu việc lạm dụng hoặc ô nhiễm không an toàn. Thức ăn có chứa phụ gia nên được sử dụng theo đúng hướng dẫn sử dụng được quy định cụ thể.

22. Kháng sinh không được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi để kích thích tăng trưởng khi không có sự đánh giá an toàn về sức khỏe cộng đồng11).

4.5.2. Thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi

23. Thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chỉ được sản xuất, buôn bán, bảo quản và sử dụng nếu chúng an toàn thích hợp và khi được sử dụng có mục đích thì thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn không được có bất kỳ mối nguy không thể chấp nhận được đối với sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt, thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn bị nhiễm các chất không mong muốn với mức không được chấp nhận cần được chỉ rõ là không thích hợp trong chăn nuôi và không được bán trên thị trường hoặc sử dụng.

24. Thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi không được có mặt hoặc bán trên thị trường theo cách có thể gây nhầm lẫn đối với người sử dụng.

4.5.3. Các chất không mong muốn

25. Sự có mặt của các chất không mong muốn trong thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi như chất ô nhiễm công nghiệp, chất gây ô nhiễm môi trường, thuốc trừ sâu, hạt nhân phóng xạ, chất bẩn hữu cơ khó phân hủy, tác nhân gây bệnh và độc tố như độc tố nấm mốc cần phải được nhận biết, kiểm soát và giảm thiểu. Sản phẩm có nguồn gốc từ động vật có thể là nguyên nhân gây ra Bệnh bò điên (BSE) 12) không được sử dụng để cho ăn trực tiếp hoặc để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho động vật nhai lại. Các biện pháp kiểm soát được áp dụng để giảm các chất không mong muốn ở mức không được chấp nhận cần được đánh giá về giới hạn tác động của chúng trong an toàn thực phẩm.

26. Các mối nguy của từng chất không mong muốn đến sức khỏe người tiêu dùng cần được đánh giá và việc đánh giá này có thể dùng để thiết lập các giới hạn tối đa cho thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi hoặc cấm sử dụng các nguyên liệu nhất định trong khối thức ăn chăn nuôi.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

27. Sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và phân phối thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi an toàn, thích hợp là trách nhiệm của tất cả các bên tham gia chuỗi thức ăn bao gồm cả nông dân, các nhà sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, người sản xuất thức ăn chăn nuôi, người vận chuyển, v.v… Mỗi bên tham gia vào chuỗi thức ăn chịu trách nhiệm đối với tất cả các hoạt động mà họ kiểm soát trực tiếp, bao gồm cả việc tuân thủ tất cả các yêu cầu do luật pháp quy định.

28. Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi không được sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển hoặc phân phối trong các dụng cụ hoặc sử dụng các thiết bị vận hành không thích hợp có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của chúng và làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì các đặc tính cá biệt của ngành nuôi trồng thủy sản, do đó khi áp dụng các nguyên tắc chung phải xem xét sự khác nhau giữa ngành nuôi trồng thủy sản và sản xuất trên mặt đất.

29. Các nhà sản xuất phải thực hiện theo GMP khi thích hợp và phải thực hiện theo các nguyên tắc HACCP nếu có thể áp dụng để kiểm soát các mối nguy có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Mục đích là để đảm bảo an toàn thức ăn chăn nuôi và đặc biệt để ngăn ngừa ô nhiễm thức ăn chăn nuôi và thực phẩm có nguồn gốc động vật đến mức hợp lý, việc loại trừ hoàn toàn các mối nguy thường là không thể.

30. Thực hiện có hiệu quả theo GMPs và khi có thể áp dụng thì cần đảm bảo các cách tiếp cận dựa trên HACCP, đặc biệt trong các lĩnh vực được nêu sau đây:

5.1. Tiền đề

31. Nhà xưởng và thiết bị được sử dụng để sản xuất thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi phải được xây dựng sao cho dễ vận hành, bảo trì, vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm thức ăn chăn nuôi. Quy trình công nghệ trong các cơ sở sản xuất cũng phải được thiết kế để giảm thiểu ô nhiễm thức ăn chăn nuôi.

32. Nước được sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh và có đặc tính thích hợp với vật nuôi. Thùng chứa, ống dẫn và các thiết bị khác được sử dụng để bảo quản và vận chuyển nước phải là vật liệu thích hợp không gây ra mức ô nhiễm mất an toàn.

33. Chất thải, nước thải và nước mưa phải được xử lý sao cho tránh ô nhiễm thiết bị, thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi.

5.2. Thu nhận, bảo quản và vận chuyển

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

35. Thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn đã chế biến phải được bảo quản tách riêng khỏi thành phần thức ăn chưa qua chế biến và phải sử dụng vật liệu bao gói thích hợp. Thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi phải được lấy, bảo quản và vận chuyển sao cho giảm thiểu khả năng nhiễm bẩn chéo xảy ra ở mức có thể tác động tiêu cực đến an toàn thực phẩm.

36. Sự có mặt của các chất không mong muốn trong thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn cần được giám sát và kiểm soát.

37. Thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi cần được phân phối và sử dụng càng sớm càng tốt. Tất cả thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi phải được bảo quản và vận chuyển sao cho giảm thiểu hư hại, ô nhiễm và được sử dụng cho đúng nhóm vật nuôi.

38. Cần chú y để giảm thiểu thiệt hại và hư hỏng ở tất cả các giai đoạn xử lý, bảo quản và vận chuyển thức ăn và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt để hạn chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn trong thức ăn bị ẩm và bị ẩm một phần. Sự ngưng tụ cần phải được giảm thiểu trong thức ăn chăn nuôi, thành phần thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chế biến. Thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi khô cần được giữ khô ráo để hạn chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn.

39. Không sử dụng thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi bỏ đi, nguyên liệu khác có chứa các chất không mong muốn ở mức không an toàn hoặc bất kì các mối nguy nào khác và cần xử lý một cách thích hợp bao gồm cả việc làm theo tất cả các yêu cầu theo quy định hiện hành.

5.3. Đào tạo nhân viên

40. Tất cả các nhân viên tham gia quá trình sản xuất, bảo quản và xử lý thức ăn chăn nuôi, thành phần thức ăn chăn nuôi cần được đào tạo và nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của họ trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm.

5.4. Vệ sinh và kiểm soát dịch hại

41. Thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi, nhà máy chế biến, phương tiện bảo quản và khu vực xung quanh gần thiết bị cần được giữ sạch sẽ và cần thực hiện có hiệu quả chương trình kiểm soát dịch hại.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

43. Máy móc thiết bị tiếp xúc với thức ăn hoặc thành phần thức ăn khô cần được làm khô bằng các phương pháp loại ẩm.

44. Cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt khi làm sạch máy móc dùng cho thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn ẩm và bị ẩm một phần để tránh sự phát triển nấm và vi khuẩn.

5.5. Vận hành và bảo trì thiết bị

45. Tất cả cân và thiết bị định lượng được sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và thành phần nuôi thức ăn chăn nuôi phải thích hợp với dải khối lượng, thể tích được đo và được kiểm tra độ chính xác thường xuyên.

46. Tất cả các thiết bị trộn được sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và thành phần nuôi thức ăn chăn nuôi phải thích hợp đối với dải khối lượng hoặc thể tích đang được trộn và có thể tạo ra các hỗn hợp và dịch pha loãng đồng nhất thích hợp, các thiết bị trộn phải được kiểm tra thường xuyên để xác nhận hiệu suất của chúng.

47. Tất cả các thiết bị khác được sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và thành phần nuôi thức ăn chăn nuôi phải thích hợp đối với dải khối lượng hoặc thể tích đang được chế biến và được giám sát thường xuyên.

5.6. Kiểm soát quá trình sản xuất

48. Cần sử dụng các quy trình sản xuất để tránh nhiễm bẩn chéo (ví dụ làm sạch bằng nước, sắp xếp theo chuỗi và làm sạch tự nhiên) giữa các mẻ thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi có chứa các nguyên liệu bị hạn chế hoặc các nguyên liệu có khả năng gây hại (chẳng hạn bột phụ phẩm động vật, thuốc thú y). Các quy trình này cũng cần được sử dụng để giảm thiểu nhiễm bẩn chéo giữa thức ăn có bổ sung thuốc, không bổ sung thuốc và thức ăn không thích hợp khác. Trong trường hợp, các rủi ro an toàn thực phẩm kết hợp với nhiễm bẩn chéo ở mức độ cao và việc sử dụng các biện pháp làm sạch bằng nước và vệ sinh được coi là không đủ, thì cần phải xem xét việc sử dụng từng dây chuyền sản xuất, thiết bị bảo quản và phân phối.

49. Quy trình kiểm soát tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như xử lý nhiệt hoặc bổ sung hóa chất đã được cho phép cần được sử dụng khi thích hợp và cần được giám sát các bước áp dụng trong quá trình sản xuất.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

50. Hồ sơ và các thông tin khác cần được lưu giữ như đã nêu trong 4.3 của tiêu chuẩn này bao gồm việc nhận biết, phân phối thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi sao cho tất cả thức ăn chăn nuôi hoặc thành phần thức ăn chăn nuôi được coi là gây ra mối đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng có thể được loại bỏ nhanh ra khỏi thị trường và có thể nhận biết vật nuôi tiếp xúc với thức ăn như trên.

6. Sản xuất, sử dụng thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi tại trang trại

51. Phần này cung cấp các hướng dẫn về canh tác, sản xuất, quản lý, sử dụng thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi tại các trang trại và trong nuôi trồng thủy sản.

52. Phần này cần được sử dụng kết hợp với các yêu cầu áp dụng trong Điều 4 và Điều 5 của tiêu chuẩn này.

53. Để giúp đảm bảo sự an toàn của thực phẩm được sử dụng cho người, thực hành nông nghiệp tốt13) cần được áp dụng trong tất cả các giai đoạn sản xuất cỏ, hạt ngũ cốc và các loại cây trồng làm thức ăn gia súc tại trang trại được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi hoặc thành phần thức ăn chăn nuôi để sản xuất thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Đối với nuôi trồng thủy sản cũng áp dụng nguyên tắc này khi thích hợp. Ba loại tác nhân gây ô nhiễm đại diện cho các mối nguy ở hầu hết các giai đoạn sản xuất thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi ở trang trại, cụ thể là:

- Sinh học, như vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật gây bệnh khác;

- Hóa chất, chẳng hạn như dư lượng thuốc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoặc các chất nông nghiệp khác

- Vật lý, chẳng hạn như kim bị gãy, máy móc bị hỏng và vật liệu ngoại lai khác.

6.1. Sản xuất thức ăn

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.1.1. Lựa chọn địa điểm

55. Đất sử dụng để sản xuất thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi không được ở gần nơi có các hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm không khí, nước ngầm hoặc dòng chảy từ khu đất lân cận có thể làm xuất hiện các mối nguy an toàn thực phẩm trong các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Các chất gây ô nhiễm có trong dòng chảy từ khu đất lân cận và nước tưới tiêu cần phải dưới mức làm xuất hiện mối nguy an toàn thực phẩm.

6.1.2. Phân bón

56. Khi bón phân cho đất gieo trồng hoặc đồng cỏ thì hệ thống xử lý và bảo quản thích hợp cần được đặt đúng chỗ và duy trì để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, có thể tác động tiêu cực đến an toàn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Cần có đủ thời gian giữa việc sử dụng phân bón và chăn thả gia súc hoặc thu hoạch thức ăn gia súc (thức ăn ủ chua và cỏ khô) để cho phép phân bón phân hủy và để giảm thiểu ô nhiễm.

57. Phân chuồng, phân hữu cơ và chất dinh dưỡng cây trồng khác cần được sử dụng đúng và được áp dụng để giảm thiểu ô nhiễm sinh học, hóa học và vật lý các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật từ đó có thể ảnh hưởng xấu đến an toàn thực phẩm.

58. Phân bón hóa học cần được xử lý, bảo quản và sử dụng sao cho không có tác động tiêu cực đến an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật.

6.1.3. Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất nông nghiệp khác

59. Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất nông nghiệp khác phải được lấy từ các nguồn an toàn. Khi có một hệ thống quản lý tại chỗ, thì tất cả hóa chất sử dụng phải tuân theo các yêu cầu của hệ thống đó.

60. Thuốc bảo vệ thực vật cần phải được bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất và được sử dụng theo Thực hành nông nghiệp tốt trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (GAP)14). Điều quan trọng là nông dân tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất trong việc sử dụng tất cả các hóa chất nông nghiệp.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.2. Sản xuất thức ăn tại trang trại

6.2.1. Thành phần thức ăn chăn nuôi

62. Sản xuất thức ăn tại trang trại cần áp dụng các hướng dẫn đã được thiết lập trong 4.1 của Tiêu chuẩn này khi nguồn thành phần thức ăn chăn nuôi cách xa trang trại.

63. Thành phần thức ăn chăn nuôi được sản xuất tại trang trại cần đáp ứng các yêu cầu được quy định đối với nguồn thành phần thức ăn cách xa trang trại. Ví dụ, không cho động vật nuôi ăn hạt giống đã xử lý để trồng trọt.

6.2.2. Phối trộn

64. Sản xuất thức ăn tại trang trại cần áp dụng các hướng dẫn đã được thiết lập trong Điều 5 của tiêu chuẩn này. Hướng dẫn cụ thể được nêu trong 5.6 của Tiêu chuẩn này.

65. Trong trường hợp cụ thể, thức ăn chăn nuôi cần được phối trộn sao cho giảm thiểu khả năng nhiễm bẩn chéo giữa thức ăn chăn nuôi hoặc thành phần thức ăn chăn nuôi mà có thể có ảnh hưởng đến độ an toàn và thời gian lưu của thức ăn chăn nuôi hoặc thành phần thức ăn chăn nuôi.

6.2.3. Hồ sơ giám sát

66. Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi tại trang trại cần lưu giữ các hồ sơ thích hợp của quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi để hỗ trợ trong quá trình truy cứu các vấn đề ô nhiễm và bệnh tật có liên quan đến thức ăn chăn nuôi có thể xảy ra.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.3. Thực hành chăn nuôi tốt

68. Thực hành chăn nuôi tốt bao gồm các hoạt động hỗ trợ nhằm đảm bảo việc sử dụng hợp lí thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi tại trang trại trong khi giảm thiểu các mối nguy sinh học, hóa học và vật lí trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật mà ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

6.3.1. Nước

69. Nước dùng để uống hoặc để nuôi trồng thủy sản phải có chất lượng thích hợp cho vật nuôi. Trường hợp có nghi ngờ về sự ô nhiễm từ nguồn nước, thì cần thực hiện các biện pháp đo để đánh giá và giảm thiểu các mối nguy.

6.3.2. Đồng cỏ chăn thả gia súc

70. Việc chăn thả gia súc trên các đồng cỏ và trên đất gieo trồng cần được quản lí sao cho giảm thiểu ô nhiễm có thể tránh được bởi các mối nguy an toàn sinh học, vật lí từ đó có ảnh hưởng đến thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.

71. Khi thích hợp, cần có một khoảng thời gian đủ dài để quan sát trước khi cho phép vật nuôi được chăn thả trên đồng cỏ, cây trồng và phụ phẩm của cây trồng và giữa hai lần chăn thả luân phiên để giảm thiểu nhiễm bẩn chéo sinh học từ phân.

72. Trong trường hợp sử dụng hóa chất nông nghiệp, nhà sản xuất phải đảm bảo tuân thủ yêu cầu về thời gian lưu.

6.3.3. Cho ăn

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

74. Vật nuôi sử dụng thức ăn có bổ sung thuốc cần được nhận biết và quản lí một cách thích hợp cho đến khi đủ thời gian lưu (nếu có) và hồ sơ của các quy trình này phải được lưu giữ. Các quy trình để đảm bảo rằng thức ăn có bổ sung thuốc được vận chuyển đến đúng nơi và được cho ăn đúng vật nuôi với yêu cầu thuốc phải được kèm theo. Các phương tiện vận chuyển thức ăn và các thiết bị cho ăn phải được lau sạch sau khi sử dụng, nếu các phương tiện này tiếp tục vận chuyển thức ăn có bổ sung thuốc hoặc thức ăn không bổ sung thuốc hoặc thành phần thức ăn khác.

6.4. Chăn nuôi bền vững và các đơn vị sản xuất chăn nuôi thâm canh

75. Đơn vị sản xuất chăn nuôi phải được đặt trong khu vực sản xuất thực phẩm có mối nguy đến an toàn thực phẩm. Cần chú ý cẩn thận để tránh sự tiếp xúc của vật nuôi với đất bị ô nhiễm và với các phương tiện có các nguồn độc tiềm ẩn.

6.4.1 Vệ sinh

76. Đơn vị sản xuất chăn nuôi cần được thiết kế sao cho có thể được làm sạch hoàn toàn. Đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi và thiết bị cho ăn cần được làm sạch thường xuyên để tránh các mối nguy hiểm tiềm ẩn đến an toàn thực phẩm. Sử dụng hóa chất thích hợp để làm sạch và khử trùng các thiết bị sản xuất thức ăn chăn nuôi theo hướng dẫn sử dụng. Các sản phẩm này nên được dán nhãn và bảo quản xa nơi sản xuất thức ăn, kho bảo quản và khu vực cho ăn.

77. Hệ thống kiểm soát dịch hại phải được đưa vào đơn vị sản xuất chăn nuôi nhằm kiểm soát sự xâm nhập của các loài gây hại từ đó giảm thiểu các mối nguy tiềm ẩn đến an toàn thực phẩm.

78. Các nhà sản xuất và nhân viên làm việc trong các đơn vị sản xuất chăn nuôi cần phải tuân thủ các yêu cầu vệ sinh thích hợp để giảm thiểu các mối nguy tiềm ẩn đến an toàn thực phẩm từ thức ăn chăn nuôi.

6.5. Nuôi trồng thủy sản 15)

79. Nuôi trồng thủy sản bao gồm nhiều loài cá, động vật thân mềm, động vật giáp xác, động vật chân đầu. v.v. Sự phức tạp trong nuôi trồng thủy sản được phản ánh thông qua các phương pháp nuôi trồng khác nhau, từ các lồng rất lớn trên biển cho đến các ao nước ngọt nhỏ. Sự đa dạng được phản ánh hơn nữa trong các giai đoạn từ ấu trùng cho đến lúc phát triển đầy đủ về kích cỡ, yêu cầu thức ăn khác nhau cũng như phương pháp nuôi trồng khác nhau. Các biện pháp tiếp cận về dinh dưỡng bao gồm biện pháp chỉ cho ăn các chất dinh dưỡng tự nhiên có trong nước đến biện pháp sử dụng thiết bị phức tạp và thức ăn hỗn hợp đã được tính toán chính xác.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Phương pháp lấy mẫu và phân tích

7.1. Lấy mẫu

81. Phương pháp lấy mẫu cần đáp ứng các nguyên tắc khoa học đã được công nhận và hướng dẫn.

7.2. Phân tích

82. Nên sử dụng các phương pháp phòng thử nghiệm đã được xây dựng và kiểm chứng, sử dụng các nguyên tắc khoa học đã được công nhận16). Khi lựa chọn phương pháp, cần xem xét tính khả thi, ưu tiên các phương pháp có tính thực tế và được ứng dụng chăn nuôi. Phòng thử nghiệm tiến hành phân tích thường xuyên thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi, phải đảm bảo năng lực phân tích với mỗi phương pháp được sử dụng và lưu giữ hồ sơ thích hợp17).

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9593:2013 (CAC/RCP 54-2004) về Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt

Số hiệu: TCVN9593:2013
Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: ***
Người ký: ***
Ngày ban hành: 01/01/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9593:2013 (CAC/RCP 54-2004) về Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…