Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

Thuật ngữ

Định nghĩa

1. Kiểm dịch thực vật

Một hệ thống các biện pháp nhằm bảo vệ các tài nguyên thực vật chống việc đưa vào, xâm nhập và lan truyền của các sinh vật thuộc diện kiểm dịch thực vật và các sinh vật khác hại cây đặc biệt nguy hiểm

2. Kiểm dịch thực vật đối ngoại

Công tác kiểm dịch thực vật nhằm ngăn ngừa việc mang vào hoặc mang ra theo vật phẩm xuất nhập khẩu, các sinh vật thuộc diện kiểm dịch thực vật nguy hiểm khác hại cây được quy định trong các hiệp định và hợp đồng giữa các nước xuất nhập khẩu.

3. Kiểm dịch thực vật đối nội

Công tác kiểm dịch nhằm ngăn ngừa sự lây lan của những đối tượng kiểm dịch thực vật trong một nước, nhằm phát hiện kịp thời nhằm bao vây và thanh toán các ổ dịch đối tượng kiểm dịch thực vật.

4. Đối tượng kiểm dịch    thực vật

Một loài sinh vật hại cây, không có hoặc mới có ở mức độ giới hạn trong lãnh thổ một nước, nhưng nó có thể được đưa vào hoặc tự xâm nhập từ ngoài và gây những thiệt hại đáng kể cho thực vật và sản phẩm thực vật.

5. Danh mục các đối tượng kiểm dịch thực vật

Danh mục các sinh vật hại thực vật (sâu, bệnh được quy định trong thể lệ kiểm dịch thực vật)

6. Khu vực cư trú của đối tượng kiểm dịch thực vật

Nơi cư trú của đối tượng kiểm dịch thực vật.

7. Khu vực có thể cư trú của đối tượng kiểm dịch thực vật

Nơi mà đối tượng kiểm dịch thực vật có thể cư trú.

8. Nguy cơ của đối tượng kiểm dịch thực vật

Nguy cơ về sự xâm nhập và lan tràn của đối tượng kiểm dịch thực vật trên một lãnh thổ mà trước đây không có đối tượng kiểm dịch thực vật.

9. Sự thiệt hại có thể xẩy ra.

Sự thiệt hại mà các đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc các loài sinh vật nguy hiểm khác hại cây có thể gây ra.

10. Vùng có cá biệt các ổ dịch đối tượng kiểm dịch thực vật.

Một vùng có các khoảng cách biệt riêng lẻ với diện tích không lớn bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật.

Ghi chú : Phạm vi ổ dịch và vùng nhiễm dịch là do cơ quan kiểm dịch thực vật quy định.

11. Vùng phân bố hạn chế các đối tượng kiểm dịch thực vật.

Một vùng mà ở đó có dưới 50% diện tích cây nông nghiệp và lâm nghiệp bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật.

12. Vùng phân bố phổ biến các đối tượng kiểm dịch thực vật.

Một vùng có trên 50% diện tích cây nông nghiệp và lâm nghiệp bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật.

13. Vùng tác hại của đối tượng kiểm dịch thực vật

Một vùng có thể hoặc thực tế bị thiệt hại do đối tượng kiểm dịch gây nên và được xác định theo mức độ thiệt hại về kinh tế.

14.Vùng dịch (kiểm dịch thực vật)

Một vùng được công bố là vùng dịch theo thủ tục đã quy định do đã phát hiện ra đối tượng kiểm dịch thực vật.

15. Vùng cách ly không gian của vườn ươm kiểm dịch

Một vùng ngăn trở sự lây lan của đối tượng kiểm dịch thực vật nếu có xuất hiện trong vườn ươm kiểm dịch giống cây nhập nội, nằm chung quanh vườn ươm đó.

16. Vùng bảo vệ, chống đối tượng kiểm dịch thực vật

Một phần của vùng nằm xung quanh ổ dịch của đối tượng kiểm dịch thực vật mà ở đó phải tiến hành các biện pháp kiểm dịch thực vật. Phòng ngừa nhằm bao vây và thanh toán ổ dịch.

17. Ở dịch đối tượng kiểm dịch

Lãnh thổ mà ở đó các biện pháp bao vây và thanh toán đối tượng kiểm dịch thực vật được thực hiện.

18. Vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Những vật phẩm chịu sự tác động của các thể lệ kiểm dịch thực vật và được ghi trong các văn bản của cơ quan kiểm dịch thực vật.

19. Lô vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật

Một khối lượng vật phẩm nhất định thuộc diện kiểm dịch thực vật đồng nhất và chứa đựng trong một dạng bao bì, trong một toa tầu hỏa, trong một tầu thủy hay trong một dạng nào khác của phương tiện vận tải, được chuyển cùng một thời gian từ một địa điểm, điểm nào đó đến một địa chỉ của người nhận hàng được chứng nhận bởi một giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật một vận đơn.

20. Hàng thực vật chuyển gửi.

Sản phẩm có nguồn gốc thực vật nằm trong các bưu kiện, bưu phẩm, hành lý xách tay và hành lý của hành khách gửi theo phương tiện chuyển cho thuộc diện xem xét và kiểm dịch thực vật.

21. Những điều kiện để kiểm dịch thực vật.

Những yêu cầu được đặt ra khi mua, cho di chuyển, cho đến và sử dụng vật phẩm nhập nội và vật phẩm trong nước thuộc diện kiểm dịch thực vật cũng như khi tiến hành các công việc nghiên cứu khoa học đối với các đối tượng kiểm dịch thực vật.

22. Yêu cầu kiểm dịch thực vật bổ sung.

Những điều kiện kiểm dịch thực vật được đưa vào các hợp đồng buôn bán mà những điều kiện đó chưa được đề cập trong các thể lệ kiểm dịch thực vật hiện hành và trong các hiệp ước quốc tế.

23. Tình trạng nhiễm dịch thực vật.

Tình trạng lây nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của một nước hoặc những tỉnh, những quận lãnh thổ-hành chính, những cánh đồng, những vườn cây, những hàng chuyển cho, những phương tiện vận tải.

24. Xác định tình trạng nhiễm dịch thực vật.

Sự xác định tình trạng nhiễm dịch thực vật của những vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật được nhập nội, vận chuyển quá cảnh, sản xuất trong nước và của những phương tiện vận tải.

25. Xác định bước một về tình trạng nhiễm dịch thực vật.

Xem xét tình trạng nhiễm dịch các vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật được nhập nội hoặc quá cảnh và các phương tiện chuyên chở. Việc xem xét này được thực hiện, ở các cơ sở kiểm dịch thực vật biên giới, và xem xét các vật phẩm sản xuất trong nước, tại các địa điểm chuyển chúng đi.

26. Xác định bước hai về tình trạng nhiễm dịch thực vật

Xem xét tại các địa điểm nhất định trong nước về tình trạng nhiễm dịch những vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật, nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước cũng như đưa từ vùng đã công bố có dịch thực vật ra.

27. Giám sát nhà nước về kiểm dịch thực vật.

Sự kiểm tra do cơ quan kiểm dịch thực vật tiến hành đối với việc thực hiện các điều kiện kiểm dịch, cũng như các biện pháp phát hiện, bao vây và thanh toán các ổ dịch đối tượng kiểm dịch.

28. Điều tra kiểm dịch thực vật.

Điều tra các cánh đồng, vườn cây, các kho tàng và đất đai nhằm xác định tình trạng nhiễm dịch thực vật của chúng.

29. Phúc tra về kiểm dịch

Điều tra chọn lọc được tiến hành nhằm xác định chất lượng các cuộc điều tra kiểm dịch thực vật được tiến hành từ trước.

30. Mẫu đơn của vật phẩm thuộc kiểm dịch thực vật.

Số lượng vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật được lấy một lần ở lô vật phẩm để tập trung thành mẫu gốc (mẫu nguyên thủy).

31. Mẫu tổng hợp của vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Toàn bộ các mẫu vật phẩm được lấy ra từ một lô vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật.

32. Mẫu trung bình của vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Một phần của mẫu gốc hoặc của lô vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật, được tách ra để tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm.

33. Mẫu kiểm tra đối tượng kiểm dịch thực vật.

Mẫu cá thể và các tiêu bản của đối tượng kiểm dịch thực vật của những bộ phận vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm hoặc bị hại được lựa chọn và chuẩn bị để xem xét và phân tích và là mẫu nhằm xác nhận sự lây nhiễm của lô vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật.

34. Phân tích vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Nghiên cứu các mẫu vật thuộc diện kiểm dịch thực vật để phát hiện thành phần loại các đối tượng kiểm dịch thực vật.

35. Chiếu chụp bảng tia Rơn-ghen các vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Phương pháp phát hiện sự lây nhiễm ẩn náu trong vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng cách dùng tia Rơn-ghen để chiếu chụp.

36. Phân vùng kiểm dịch thực vật.

Sự phân chia các đơn vị lãnh thổ-hành chính thành các vùng kiểm dịch thực vật.

Công bố một vùng lãnh thổ nhất định là vùng kiểm dịch thực vật.

37. Lệnh công bố vùng dịch thực vật.

Công bố một vùng lãnh thổ nhất định là vùng kiểm dịch thực vật, quy định những hạn chế về kiểm dịch thực vật và tiến hành ở đó các biện pháp để bao và thanh toán đối tượng kiểm dịch thực vật.

38. Bãi bỏ lệnh công bố vùng dịch thực vật.

Việc chấm dứt hiệu lực của những quy định hạn chế về kiểm dịch thực vật trên vùng lãnh thổ được công bố có dịch thực vật, do đã thanh toán hoàn toàn các ổ dịch đối tượng kiểm dịch thực vật, hay do kết quả của việc loại bỏ một sinh vật có hại ra khỏi danh mục các đối tượng kiểm dịch thực vật.

39. Các biện pháp phòng ngừa kiểm dịch thực vật

Những biện pháp nhằm phòng ngừa sự xâm nhiễm của một đối tượng kiểm dịch thực vật và nhằm loại trừ các nhân tố có tác dụng thúc đẩy đối tượng kiểm dịch thực vật.

40. Các biện pháp kiểm dịch thực vật cơ bản.

Những biện pháp đảm bảo tiêu diệt một ổ dịch đối tượng kiểm dịch thực vật.

41. Bao vây ổ dịch đối tượng thực vật.

Việc tiến hành tổng hợp các biện pháp kiểm dịch thực vật, để ngăn chặn các đối tượng kiểm dịch thực vật không cho chúng lan tràn ra ngoài ổ dịch.

42. Diệt trừ ổ dịch đối tượng thực vật.

Việc diệt trừ đối tượng kiểm dịch trong ổ dịch.

43. Tiêu diệt triệt để đối tượng kiểm dịch thực vật.

Tiêu diệt đối tượng kiểm dịch thực vật trên toàn lãnh thổ bị nhiễm dịch của một nước, một tỉnh, một quận, một cơ sở sản xuất hay một kho tàng.

44. Biện pháp làm lạnh trong công tác kiểm dịch thực vật.

Làm lạnh các quả tươi trong các thùng chuyên dùng nhằm diệt sâu non của các loại ruồi hại quả, ở trong các quả tươi đó.

45. Biện pháp khử trùng trong công tác kiểm dịch thực vật.

Khử trùng bằng các chất xông hơi những vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật và các phương tiện vận chuyển.

46. Cấm vận kiểm dịch thực vật.

Việc cấm vận chuyển vào một nước nào đó những vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm một đối tượng kiểm dịch thực vật đặc biệt nguy hiểm, căn cứ vào thể lệ tiến hành về kiểm dịch thực vật của nước đó.

Ghi chú : Theo sự cấm vận này, lô vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm dịch có thể bị trả về hoặc tiêu hủy theo thủ tục quy định.

47. Những hạn chế về kiểm dịch thực vật.

Những hạn chế việc chuyển cho ra, vào, quá cảnh và sử dụng vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật từ những vùng có dịch nhằm ngăn chặn sự lan truyền đối tượng kiểm dịch thực vật.

48. Các thể lệ kiểm dịch thực vật.

Những quy định pháp lý có hiệu lực và các hiệp ước, hiệp định quốc tế về kiểm dịch thực vật.

49. Công ước kiểm dịch thực vật.

Một hiệp ước quốc tế, bắt buộc các bên tham gia hiệp ước tuân thủ những điều kiện kiểm dịch thực vật và áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự lan truyền các đối tượng kiểm dịch và các sinh vật nguy hiểm khác hại cây từ lãnh thổ của bên khác tham gia hiệp ước trong khi xuất nhập khẩu, vận chuyển quá cảnh các vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật.

50. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Một văn bản do cơ quan Nhà nước về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp, chứng nhận sản phẩm thực vật không bị nhiễm các đối tượng kiểm dịch, được nêu trong giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu của nước nhập và trong các điều kiện thỏa thuận về cung cấp sản phẩm đó.

51. Biên bản giám định kiểm dịch thực vật.

Văn bản do phòng thí nghiệm kiểm dịch thực vật cấp, trong đó thông báo các kết quả xét nghiệm kiểm dịch thực vật và chỉ rõ các biện pháp khử trùng và phòng ngừa về mặt kiểm dịch thực vật.

52. Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

Văn bản cho chuyên chở vào trong nước cũng như quá cảnh các vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật với những điều kiện do cơ quan kiểm dịch thực vật quy định.

53. Báo cáo kiểm dịch thực vật.

Văn bản thông báo cho cơ quan kiểm dịch thực vật Nhà nước về việc chuyên chở tới những vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật, về tình trạng nhiễm dịch thực vật của vật phẩm đó, cũng như về các biện pháp đã xử lý và các điều kiện sử dụng vật phẩm đó.

54. Cơ quan kiểm dịch thực vật.

Một hệ thống tập trung thống nhất theo ngành dọc, gồm các cơ quan và các tổ chức nhà nước, được giao trách nhiệm tổ chức các biện pháp kiểm dịch thực vật, trong một nước và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đó.

55. Kiểm dịch viên thực vật

Cán bộ chuyên môn của cơ quan kiểm dịch thực vật, có nhiệm vụ tổ chức các biện pháp về kiểm dịch thực vật và kiểm tra sự thực hiện những biện pháp đó của các cơ quan, các xí nghiệp, các cơ sở sản xuất và các cá nhân.

56. Điểm kiểm dịch thực vật

Nơi thực hiện việc xem xét và phân tích các lô hoặc các mẫu vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất, nhập khẩu quá cảnh, xem xét các phương tiện vận tải, các bao bì đóng gói, và là nơi tiến hành sát trùng các vật phẩm đó.

57. Điểm kiểm dịch thực vật cửa khẩu.

Điểm kiểm dịch thực vật ở các cảng biển sông, các sân bay, ga xe lửa, các bưu điện và trên đường bộ thuộc biên giới.

58. Điểm kiểm dịch thực vật nội địa.

Điểm kiểm dịch thực vật trong nước, nơi thực hiện việc xem xét các vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật trong khi bốc dỡ hay từ vùng được công bố là ổ dịch chuyển tới.

59. Kiểm dịch thực vật phối hợp.

Sự xác định tình trạng nhiễm dịch thực vật của các vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất, nhập khẩu và chuyên chở quá cảnh cũng như các phương tiện vận chuyển, do các kiểm dịch viên thực vật của các bên tham gia hiệp định cùng tiến hành trên lãnh thổ một bên khác tham gia hiệp định.

60. Phòng thí nghiệm kiểm dịch thực vật.

Phòng thí nghiệm dùng để phân tích các mẫu vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật, nghiên cứu khoa học đối với những đối tượng kiểm dịch thực vật, nghiên cứu tình trạng nhiễm dịch thực vật của vùng lãnh thổ thuộc phạm vi phục vụ và giúp đỡ về phương pháp kỹ thuật trong việc thực hiện các biện pháp kiểm dịch thực vật.

61. Vườn ươm kiểm dịch các giống cây nhập nội.

Vườn ươm có thiết bị chuyên dùng để phát hiện các đối tượng kiểm dịch thực vật và các sinh vật nguy hiểm khác hại cây ẩn náu trong các nguyên liệu giống nhập nội, nhằm đảm bảo đưa ra sản xuất các hạt giống, cây cảnh khỏe mạnh.

62. Nhà kính kiểm dịch thực vật.

Nhà kính có thiết bị chuyên dùng để trồng các cây thuộc diện kiểm dịch thực vật, dưới sự giám sát của cơ quan kiểm dịch thực vật, nhằm phát hiện các đối tượng kiểm dịch thực vật lây nhiễm ẩn trong các cây đó.

 

ĐÍNH CHÍNH

« Kiểm dịch thực vật » 3937 - 84

Trang

Dòng

Cột

In sai sót là

Sửa lại là

2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(kể từ dưới lên)

Định nghĩa

Không có đối tượng kiểm dịch thực vật

Không có đối tượng kiểm dịch thực vật đó

5

9

(kể từ dưới lên)

Thuật ngữ

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7

11 - 12

(kể từ trên xuống)

Định nghĩa

Công bố 1 vùng lãnh thổ nhất định là vùng kiểm dịch thực vật

(Bỏ cả câu này)

8

2 - 3

(kể từ trên xuống)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bao vây ổ dịch đối tượng thực vật.

Bao vây ổ dịch đối tượng kiểm dịch thực vật

8

6 - 7

(kể từ trên xuống)

Thuật ngữ

Diệt trừ ổ dịch đối tượng thực vật

Diệt trừ ổ dịch đối tượng kiểm dịch thực vật

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3937:1984 về Kiểm dịch thực vật - Thuật ngữ và định nghĩa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Số hiệu: TCVN3937:1984
Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Người ký: ***
Ngày ban hành: 04/09/1984
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3937:1984 về Kiểm dịch thực vật - Thuật ngữ và định nghĩa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [9]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…