Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

4.1.2 Chiều cao ở tư thế đứng (chiều cao cơ thể)

Mô tả: Khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt sàn đến đỉnh đầu. Xem hình 1.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo đứng thẳng ngay ngắn với hai bàn chân đặt sát nhau. Đầu được giữ ở mặt phẳng Frankfurt.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học.

Hình 1

4.1.3. Chiều cao ở tư thế đứng tính đến mắt

Mô tả: Khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt sàn đến góc ngoài của mắt. Xem hình 2.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo đứng thẳng ngay ngắn với hai bàn chân đặt sát nhau. Đầu được giữ ở mặt phẳng Frankfurt.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học.

Hình 2

4.1.4. Chiều cao ở tư thế đứng tính đến vai

Mô tả: Khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt sàn đến mỏm cùng vai. Xem hình 3.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo đứng thẳng ngay ngắn với hai bàn chân đặt sát nhau. Vai thư giãn, hai tay thả lỏng.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học.

Hình 3

4.1.5. Chiều cao ở tư thế đứng tính đến khuỷu tay

Mô tả: Khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt sàn đến điểm thấp nhất của mỏm khuỷu tay. Xem hình 4.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo đứng thẳng ngay ngắn với hai bàn chân đặt sát nhau. Cánh tay thả lỏng xuống dưới, cẳng tay gấp vuông góc với cánh tay.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học.

Hình 4

4.1.6 Chiều cao ở tư thế đứng tính đến gai chậu

Mô tả: Khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt sàn đến gai chậu trước trên (điểm mào chậu nhô xa nhất về phía trước). Xem hình 5.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo đứng thẳng ngay ngắn với hai bàn chân đặt sát nhau.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học.

Hình 5

4.1.7. Chiều cao ở tư thế đứng tính đến đáy chậu

Mô tả: Khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt sàn đến phía cuối gai dưới của xương mu. Xem hình 6.

Phương pháp đo: Trước tiên, đối tượng đứng, chân dạng ra khoảng 100 mm để nhánh thước đo có thể di động được luồn vào mặt trong của đùi, đẩy thước đo lên cao hơn, nhẹ nhàng ép sát vào xương mu. Sau đó đối tượng khép chân lại và đứng ở tư thế thẳng ngay ngắn trong khi đo.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học.

Hình 6

4.1.8 Chiều cao ở tư thế đứng tính đến xương chày

Mô tả: Khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt sàn đến đầu xương chày. Xem hình 7.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo đứng thẳng ngay ngắn với hai bàn chân đặt sát nhau.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học.

Hình 7

4.1.9 Độ dầy lồng ngực ở tư thế đứng

Mô tả: Độ dầy của cơ thể trong mặt phẳng dọc giữa đo ở vị trí giữa xương ức. Xem hình 8.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo đứng thẳng ngay ngắn với hai bàn chân đặt sát nhau. Hai tay thả lỏng tự nhiên xuôi xuống.

Dụng cụ đo: Com-pa trượt lớn với hai gọng vòng.

Hình 8

4.1.10. Độ dầy mình ở tư thế đứng

Mô tả: Độ dầy lớn nhất của cơ thể. Xem hình 9.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo đứng thẳng dựa vào tường với hai bàn chân đặt sát nhau, hai tay thả lỏng tự nhiên xuôi xuống.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học.

Hình 9

4.1.11 Chiều rộng ngực ở tư thế đứng

Mô tả: Chiều rộng của thân người đo ở vị trí ngang mức giữa xương ức. Xem hình 10.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo đứng thẳng ngay ngắn với hai bàn chân đặt sát nhau và hai tay thả lỏng tự nhiên xuôi xuống.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học (com-pa trượt lớn), com-pa đo độ rộng lớn.

Hình 10

4.1.12. Chiều rộng hông ở tư thế đứng

Mô tả: Khoảng cách ngang lớn nhất qua hông. Xem hình 11.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo đứng thẳng với hai bàn chân đặt sát nhau. Thước đo được đặt không để ấn vào phần mềm của hông.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học (com-pa trượt lớn), com-pa đo độ rộng lớn.

Hình 11

4.2. Các kích thước đo khi đối tượng ngồi

4.2.1. Chiều cao ở tư thế ngồi (thẳng)

Mô tả: Khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt ghế đến đỉnh đầu. Xem hình 12.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi thẳng ngay ngắn với hai đùi được mặt ghế đỡ hoàn toàn và cẳng chân thả lỏng. Đầu được giữ ở mặt phẳng Frankfurt.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học.

Hình 12

4.2.2. Chiều cao ở tư thế ngồi tính đến mắt

Mô tả: Khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt ghế đến góc ngoài của mắt. Xem hình 13.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi thẳng ngay ngắn với hai đùi được mặt ghế đỡ hoàn toàn và cẳng chân thả lỏng. Đầu được giữ ở mặt phẳng Frankfurt.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học.

Hình 13

4.2.3. Chiều cao ở tư thế ngồi tính đến cổ

Mô tả: Khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt ghế đến mỏm gai đốt sống cổ. Xem hình 14.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi thẳng ngay ngắn với hai đùi được mặt ghế đỡ hoàn toàn và cẳng chân thả lỏng. Đầu được giữ ở mặt phẳng Frankfurt.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học.

Hình 14

4.2.4. Chiều cao ở tư thế ngồi tính đến vai

Mô tả: Khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt ghế đến mỏm cùng vai. Xem hình 15.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi thẳng ngay ngắn với hai đùi được mặt ghế đỡ hoàn toàn và cẳng chân thả lỏng. Giữ vai ở trạng thái thư giãn với hai cánh tay thả lỏng tự nhiên.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học.

Hình 15

4.2.5. Chiều cao ở tư thế ngồi tính đến khuỷu tay

Mô tả: Khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt ghế đến điểm thấp nhất của mỏm khuỷu khi cẳng tay gấp vuông góc với cánh tay. Xem hình 16

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi thẳng ngay ngắn với hai đùi được mặt ghế đỡ hoàn toàn và cẳng chân thả lỏng. Cánh tay thả lỏng xuôi xuống và cẳng tay gấp vuông góc với cánh tay.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học

Hình 16

4.2.6. Chiều dài cánh tay

Mô tả: Khoảng cách thẳng tính từ mỏm cùng vai đến điểm thấp nhất của mỏm khuỷu khi cẳng tay gấp vuông góc với cánh tay. Xem hình 17

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi thẳng với hai đùi được mặt ghế đỡ hoàn toàn và cẳng chân thả lỏng. Cánh tay thả lỏng xuôi xuống và cẳng tay gấp vuông góc với cánh tay.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học (com-pa trượt lớn).

Hình 17

4.2.7. Chiều dài cẳng tay

Mô tả: Khoảng cách ngang tính từ tường đến cổ tay (mỏm trâm trụ). Xem hình 18

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi hoặc đứng thẳng, lưng chạm tường. Cánh tay thả lỏng xuôi xuống, khuỷu tay chạm tường, cẳng tay gấp vuông góc với cánh tay.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học.

Hình 18

4.2.8. Chiều rộng vai (liên mỏm cùng vai)

Mô tả: Khoảng cách dài theo một đường thẳng tính từ mỏm cùng vai bên này sang mỏm cùng vai bên kia. Xem hình 19

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi hoặc đứng thẳng ngay ngắn với hai vai thư giãn.

Dụng cụ đo: Com-pa trượt lớn hoặc com-pa đo độ rộng lớn.

Hình 19

4.2.9. Chiều rộng liên cơ Delta

Mô tả: Khoảng cách ngang giữa hai điểm nhô ra nhất của cơ delta trái và phải. Xem hình 20.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi hoặc đứng thẳng ngay ngắn với hai vai thư giãn.

Dụng cụ đo: Com-pa trượt lớn hoặc com-pa đo độ rộng lớn.

Hình 20

4.2.10. Chiều rộng liên khuỷu tay

Mô tả: Khoảng cách ngang lớn nhất giữa hai mép ngoài của hai khuỷu tay. Xem hình 21.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi hoặc đứng thẳng ngay ngắn với cánh tay thả xuôi sát bên thân người. Cẳng tay gấp vuông góc với cánh tay, hai cẳng tay để song song với nhau và song song với mặt đất. Khi đo, không ấn vào phần mềm của khuỷu tay.

Dụng cụ đo: Com-pa trượt lớn hoặc com-pa đo độ rộng lớn.

Hình 21

4.2.11. Chiều rộng mông ở tư thế ngồi

Mô tả: Khoảng cách lớn nhất giữa hai mép hông. Xem hình

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi với hai đùi được mặt ghế đỡ hoàn toàn và cẳng chân thả lỏng, hai đầu gối đặt sát vào nhau. Khi đo, không ấn vào phần mềm của hông.

Dụng cụ đo: Com-pa đo độ rộng lớn

Hình 22

4.2.12. Chiều dài cẳng chân (cao đến góc khoeo chân)

Mô tả: Khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt sàn đến mặt dưới đùi, ngay sau đầu gối khi đầu gối gấp ở góc vuông. Xem hình

Phương pháp đo: Đối tượng được đo giữ cho đùi và cẳng chân ở góc vuông khi đo. Đối tượng có thể ngồi hoặc đứng với bàn chân đặt trên một mặt phẳng.Tay người đo nâng lên để nhẹ nhàng đưa thước đo ép vào dây chằng phần cơ hai đầu đùi.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học

Hình 23

4.2.13. Độ dầy đùi

Mô tả: Khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt ghế đến điểm cao nhất của đùi. Xem hình 24.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi thẳng với góc dưới đầu gối vuông, kê cho bàn chân đặt trên mặt sàn.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học.

Hình 24

4.2.14. Chiều cao đến đầu gối

Mô tả: Khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt sàn đến điểm cao nhất của mép trên xương bánh chè. Xem hình 25.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi thẳng với góc dưới đầu gối vuông, kê cho bàn chân đặt trên mặt sàn.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học.

Hình 25

4.2.15. Độ dầy bụng ở tư thế ngồi

Mô tả: Độ dầy lớn nhất của bụng khi ngồi. Xem hình 26.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi thẳng ngay ngắn, hai tay thả lỏng xuôi xuống.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học (com-pa trượt lớn).

Hình 26

4.2.16. Độ dầy lồng ngực qua đầu núm vú

Mô tả: Độ dầy lớn nhất của ngực ở mức núm vú. Xem hình 27.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi hoặc đứng thẳng ngay ngắn, hai tay thả lỏng xuôi xuống tự nhiên. Nữ giới mặc áo lót như bình thường.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học (com-pa trượt lớn).

Hình 27

4.2.17. Độ dầy từ mông đến bụng, tư thế ngồi

Mô tả: Độ dầy lớn nhất của phần dưới thân người giữa phần bụng nhô ra phía trước nhiều nhất với phần mông nhô ra phía sau nhiều nhất. Xem hình 28.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi thẳng ngay ngắn với hai đùi được mặt ghế đỡ hoàn toàn và cẳng chân thả lỏng, điểm mông nhô ra xa nhất chạm vào mặt lưng ghế. Khoảng cách được đo từ mặt tựa ghế đến điểm nhô ra phía trước nhất của bụng.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học.

Hình 28

4.3. Kích thước các phần đặc thù của cơ thể

4.3.1. Chiều dài bàn tay

Mô tả: Khoảng cách từ đường nối giữa hai mỏm trâm đến đầu ngón tay giữa. Xem hình 29.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo giữ cẳng tay nằm ngang, lòng bàn tay duỗi thẳng, đặt ngửa. Điểm đo ở các mỏm trâm tương ứng với nếp gấp da giữa cổ tay.

Dụng cụ đo: Com-pa trượt

Hình 29

4.3.2. Chiều dài lòng bàn tay

Mô tả: Khoảng cách từ đường nối giữa hai mỏm trâm đến gốc đốt ngón tay giữa trên bàn tay đặt ngửa. Xem hình 30.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo giữ cẳng tay nằm ngang, lòng bàn tay duỗi thẳng, đặt ngửa. Phép đo được thực hiện trên mặt lòng bàn tay.

Dụng cụ đo: Com-pa trượt

Hình 30

4.3.3. Chiều rộng lòng bàn tay

Mô tả: Khoảng cách được chiếu ra giữa xương bàn tay phía xương quay và xương trụ, tại vị trí từ mép ngoài của xương bàn tay thứ II đến xương bàn tay thứ V. Xem hình 31.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo giữ cẳng tay nằm ngang, lòng bàn tay duỗi thẳng, đặt ngửa.

Dụng cụ đo: Com-pa trượt

Hình 31

4.3.4. Chiều dài ngón tay trỏ

Mô tả: Khoảng cách từ đầu ngón trỏ đến nếp gấp da ở đầu gần đốt ngón trỏ trên lòng bàn tay. Xem hình 32.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo giữ cẳng tay nằm ngang, lòng bàn tay duỗi thẳng, đặt ngửa, các ngón tay dang rộng. Phép đo được tiến hành trên mặt lòng bàn tay.

Dụng cụ đo: Com-pa trượt.

Hình 32

4.3.5. Chiều rộng gốc ngón tay trỏ

Mô tả: Khoảng cách lớn nhất giữa mép trong và mép ngoài đo ở vùng khớp giữa đốt gần và đốt giữa của ngón tay trỏ. Xem hình 33.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo giữ cẳng tay nằm ngang, lòng bàn tay duỗi thẳng, đặt ngửa, các ngón tay dang rộng.

Dụng cụ đo: Com-pa trượt.

Hình 33

4.3.6. Chiều rộng đầu ngón tay trỏ

Mô tả: Khoảng cách lớn nhất giữa mép trong và mép ngoài ở vùng khớp đốt giữa và đốt xa của ngón tay trỏ. Xem hình 34.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo giữ cẳng tay nằm ngang, lòng bàn tay duỗi thẳng, đặt ngửa, các ngón tay dang rộng.

Dụng cụ đo: Com-pa trượt.

Hình 34

4.3.7. Chiều dài bàn chân

Mô tả: Khoảng cách lớn nhất tính từ mép sau cùng của gót chân đến đầu mút ngón chân dài nhất (ngón cái hoặc ngón II). Thước đo đặt song song với trục dọc của bàn chân. Xem hình 35.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo đứng với trọng lượng cơ thể được phân bố đều trên cả hai bàn chân.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học

Hình 35

4.3.8. Chiều rộng bàn chân

Mô tả: Khoảng cách lớn nhất từ mép trong đến mép ngoài của bàn chân, vuông góc với trục dọc bàn chân. Xem hình 36.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo đứng với trọng lượng cơ thể được phân bố đều trên cả hai bàn chân.

Dụng cụ đo: Com-pa đo độ rộng.

Hình 36

4.3.9. Chiều dài đầu

Mô tả: Khoảng cách theo một đường thẳng tính từ điểm giữa hai cung mày đến điểm nhô ra nhất về phía sau của hộp sọ. Xem hình 37.

Phương pháp đo: Giữ đầu để tránh những ảnh hưởng trong khi đo.

Dụng cụ đo: Com-pa đo độ rộng

Hình 37

4.3.10. Chiều rộng đầu

Mô tả: Khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm nhô ra nhất về phía bên của hộp sọ ngay trên tai, thước đo vuông góc với mặt phẳng dọc giữa. Xem hình 38.

Phương pháp đo: Giữ đầu để tránh những ảnh hưởng trong khi đo.

Dụng cụ đo: Com-pa đo độ rộng.

Hình 38

4.3.11. Chiều dài mặt

Mô tả: Khoảng cách giữa điểm gốc mũi và cằm. Xem hình 39.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngậm miệng. Đầu được giữ ở mặt phẳng Frankfurt.

Dụng cụ đo: Com-pa đo độ rộng.

Hình 39

4.3.12. Vòng đầu

Mô tả: Vòng lớn nhất của đầu đo qua điểm giữa hai cung mày và ngang qua chỗ dô nhất phía sau của hộp sọ. Xem hình 40.

Phương pháp đo: Thước dây được giữ từ điểm giữa hai cung mày, vòng quanh đầu qua điểm dô nhất về phía sau của hộp sọ, kể cả tóc.

Dụng cụ đo: Thước dây.

Hình 40

4.3.13. Cung đối xứng dọc

Mô tả: Đường vòng cung từ điểm giữa hai cung mày vượt qua đỉnh đầu đến ụ chẩm ngoài. Xem hình 41.

Phương pháp đo: Thước dây được giữ từ điểm giữa hai cung mày, vòng lên trên qua đỉnh đầu rồi điểm dô nhất về phía sau của hộp sọ đến ụ chẩm ngoài(3). Tóc cũng được đo trong trường hợp này.

Dụng cụ đo: Thước dây.

Hình 41

4.3.14. Cung giữa hai bình nhĩ

Mô tả: Đường vòng cung từ bình nhĩ bên này vòng lên qua đỉnh đầu sang bình nhĩ bên kia. Xem hình 42.

Phương pháp đo: Thước dây được giữ từ bình bên này của đầu, rồi vòng lên đỉnh đầu sang bình bên kia. Tóc cũng được đo trong trường hợp này.

Dụng cụ đo: Thước dây.

Hình 42

4.4. Các kích thước chức năng

4.4.1. Khoảng cách từ tường đến mỏm cùng vai

Mô tả: Khoảng cách ngang tính từ mặt phẳng của mặt phẳng đứng đến mỏm cùng vai. Xem hình 43.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo đứng thẳng ngay ngắn, tựa chắc chắn bả vai và mông vào bề mặt thẳng đứng; cân bằng sức ép của vai với mặt bề mặt thẳng đứng, hai tay duỗi thẳng ngang về phía trước.

Dụng cụ đo: Thuớc đo nhân học

Hình 43

4.4.2. Tầm với về phía trước

Mô tả: Khoảng cách ngang từ mặt phẳng đứng đến trục nắm tay khi đối tượng tựa cả hai bả vai vào mặt phẳng đứng. Xem hình 44.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo đứng thẳng ngay ngắn với vai và mông được tựa chắc chắn vào mặt thẳng đứng. Một tay thả lỏng xuôi dọc theo thân; còn một tay duỗi thẳng ngang vai, bàn tay giữ một quả nắm sao cho trục của tay nắm thẳng đứng.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học, quả nắm có đường kính 20 mm để làm trục nắm

Hình 44

4.4.3. Chiều dài từ khuỷu tay đến bàn tay nắm

Mô tả: Khoảng cách ngang tính từ mép sau của mỏm khuỷu đến trục nắm tay, với cẳng tay gấp vuông góc với cánh tay. Xem hình 45.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi hoặc đứng thẳng, cánh tay thả lỏng xuôi xuống. Bàn tay giữ quả nắm sao cho trục của tay nắm thẳng đứng.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học, quả nắm có đường kính 20 mm để làm trục nắm.

Hình 45

4.4.4. Chiều cao đứng tính đến trục tay nắm

Mô tả: Khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt sàn đến trục nắm của bàn tay. Xem hình 46.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo đứng thẳng ngay ngắn với hai chân sát nhau, vai thư giãn, hai tay thả xuôi tự nhiên. Bàn tay giữ quả nắm trong mặt phẳng dọc giữa, trục nắm nằm ngang.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học, quả nắm có đường kính 20 mm.

Hình 46

4.4.5. Chiều dài từ khuỷu tay đến đầu ngón tay

Mô tả: Khoảng cách ngang tính từ mép sau của mỏm khuỷu đến đầu mút ngón tay ở tư thế cẳng tay gấp vuông góc với cánh tay. Xem hình 47.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi thẳng với cánh tay thả lỏng xuôi xuống, cẳng tay gấp vuông góc với cánh tay và bàn tay duỗi thẳng.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học (com-pa trượt lớn).

Hình 47

4.4.6. Chiều dài từ mông đến khoeo chân

Mô tả: Khoảng cách ngang từ hõm sau của đầu gối (góc khoeo chân) đến điểm nhô xa nhất của mông. Xem hình 48.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi thẳng ngay ngắn, nâng đùi song song mặt sàn, ngồi lùi về sau đến chừng nào góc khoeo chân chạm vào cạnh trước của mặt ghế ngồi, hai cẳng chân thả lỏng. Điểm nhô ra nhất của mông được chiếu thẳng xuống mặt ghế nhờ một tấm chắn chạm vào mông. Khoảng cách mông - khoeo chân được đo từ tấm chắn đến cạnh trước của mặt ghế ngồi.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học, tấm chắn.

Hình 48

4.4.7. Chiều dài từ mông đến đầu gối

Mô tả: Khoảng cách ngang được tính từ điểm nhô xa nhất của đầu gối đến điểm nhô xa nhất về phía sau của mông. Xem hình 49.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi thẳng ngay ngắn, nâng hai đùi song song mặt sàn và hai cẳng chân thả lỏng.

Điểm nhô xa nhất của mông được chiếu thẳng xuống mặt ghế nhờ một tấm chắn chạm vào mông. Khoảng cách được đo từ tấm chắn đến điểm nhô xa nhất của đầu gối.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân học, tấm chắn.

Hình 49

4.4.8. Vòng cổ

Mô tả: Vòng được đo ở điểm ngay dưới chỗ lồi ra ở sụn tuyến giáp. Xem hình 50.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo ngồi thẳng với đầu được giữ trong mặt phẳng Frankfurt.

Dụng cụ đo: Thước dây.

Hình 50

4.4.9. Vòng ngực

Mô tả: Vòng quanh thân người qua núm vú. Xem hình 51.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo đứng thẳng ngay ngắn với hai chân sát vào nhau, tay thả lỏng xuôi xuống. Nữ mặc áo lót như bình thường.

Dụng cụ đo: Thước dây.

Hình 51

4.4.10. Vòng eo

Mô tả: Vòng quanh thân người qua điểm giữa của xương sườn thấp nhất và mào chậu. Xem hình 52.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo đứng thẳng ngay ngắn với hai chân sát vào nhau và được yêu cầu thư giãn cơ bụng.

Dụng cụ đo: Thước dây.

Hình 52

4.4.11. Vòng cổ tay

Mô tả: Vòng quanh cổ tay qua mỏm trâm quay và mỏm trâm trụ với bàn tay mở rộng. Xem hình 53.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo giữ cẳng tay nằm ngang, lòng bàn tay duỗi thẳng, các ngón tay duỗi.

Dụng cụ đo: Thước dây.

Hình 53

4.4.12. Vòng đùi

Mô tả: Vòng lớn nhất của đùi. Xem hình 54.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo đứng thẳng. Vòng thước đo quanh ngang đùi ở vị trí ngay dưới nếp gấp mông đùi.

Dụng cụ đo: Thước dây.

Hình 54

4.4.13. Vòng bắp chân

Mô tả: Vòng lớn nhất của bắp chân. Xem hình 55.

Phương pháp đo: Đối tượng được đo đứng thẳng. Vòng thước đo quanh ngang chỗ bắp chân to nhất.

Dụng cụ đo: Thước dây.

Hình 55

 

PHỤ LỤC A

(tham khảo)

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] H. T. E Hertzberg et all. anthropometric survey of Turkey, Greece and Italy. Pergamon Press, 1963.

[2] R. Knussman et al. (eds), anthropologie, Handbuch der vergleichenden Biologie des Menschen (begründer von Rudolf Martin). Vol. I/1. Fischer, Stuttgart, 1988.

[3] J.S. Weiner and J.A. LOURIE (eds). Human biology: A guide to field methods. Academic Press, Oxford, 1983.

(1) Chú giải chi tiết của các thuật ngữ được tìm thấy trong các danh mục được công bố ở phụ lục A

(2) Mô tả chi tiết các phương pháp đo, xem tài liệu [2], phụ lục A

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nội dung văn bản đang được cập nhật

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7488:2005 (ISO 7250 : 1996)về Ecgônômi - Phép đo cơ bản cơ thể người dùng cho thiết kế kỹ thuật

Số hiệu: TCVN7488:2005
Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Người ký: ***
Ngày ban hành: 07/02/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7488:2005 (ISO 7250 : 1996)về Ecgônômi - Phép đo cơ bản cơ thể người dùng cho thiết kế kỹ thuật

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…