Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

Số thứ tự

Tên gọi

Định nghĩa

Tên gọi không nên dùng

Tiếng nước ngoài tương ứng: tiếng Anh

Hình vẽ và sơ đồ giải thích

Chú thích

 

 

I. TRỤC

A. CÁC LOẠI TRỤC

 

 

 

 

1

Trục

Thanh nằm trong gối trục, dùng để đỡ các tiết máy quay (hoặc trượt dọc), hoặc để truyền mômen xoắn.

 

 

 

- Gối trục (tên gọi 48).

2

Trục truyền

Trục quay trong gối trục, dùng để truyền mômen xoắn (hình 1a).

 

Shaft

Hình 1a

- Trong trường hợp thông thường "trục truyền" gọi là "trục".

3

Trục tâm

Trục quay hoặc không quay trong gối trục, không dùng để truyền mômen xoắn (hình 1b).

 

Axle

Hình 1b

 

4

Trục chính

Trục cơ bản của máy, trong máy động cơ dùng để truyền công, còn trong máy làm việc dùng để nhận công từ động cơ tới.

Trục cái
Trục gốc

Main shalf, Head shalf

 

Trục cơ bản của máy cái quay cùng với dụng cụ cắt hay vật được gia công cũng gọi là "trục chính"

5

Trục truyền chung

Trục phân phối cơ năng (qua trục dẫn chung hay trực tiếp), hoặc truyền cơ năng tới từng máy làm việc (hình 2).

 

Line shaft, Transmission shaft

Hình 2

- "Trục dẫn chung" là một tổ hợp gồm gối trục, trục, bánh đai, khớp trục và cơ cấu điều khiển, dùng để thay đổi số vòng quay và chiều quay của trục bị động, dùng để đóng mở máy.

6

Trục chủ động

Trục truyền chuyển động quay (mômen xoắn) sang trục khác.

Trục dẫn

Driving shaft

 

- Một trục có thể đồng thời là chủ động và bị động. Trong trường hợp này gọi là "trục trung gian"

7

Trục bị động

Trục nhận chuyển động quay (mômen xoắn) từ trục khác tới.

Trục bị dẫn

Driven shaft

 

8

Trục quay tay

Trục có một hay hai tay quay (hình 3).

Trục maniven

Crank shaft

Hình 3

 

9

Trục khuỷu

Trục có một hay nhiều khuỷu (hình 4).

Trục cơ
Trụ đầu gối
Trục dích dắc
Trục long cốt

Centre crank shaft, Crank shaft

Hình 4

 

10

Trục cam

Trục có những phần mang dạng cam khác nhau (hình 5).

Trục quả đào

Camshaft

Hình 5

- Phần cam có thể làm liền hay chế tạo riêng rồi lắp vào trục.

11

Trục lệch tâm

Trục có những phần mà đường tâm không trùng với tâm trục (hình 6).

 

Excentric shaft

Hình 6

- Phần lệch tâm có thể làm liền hay chế tạo riêng rồi lắp vào trục.

12

Trục mềm

Trục có cấu tạo cho phép thay đổi độ cong của đường tâm trong một phạm vi rộng (khi làm việc hoặc không làm việc) (hình 7).

 

Flexible shaft

Hình 7

 

13

Trục lồng

Trục gồm nhiều chi tiết tạo thành, cho phép dịch chuyển tương đối đối với nhau theo chiều trục (hình 8).

Trục xếp
Trục ống xếp
Trục rút

 

Hình 8

- Trục lồng gồm một số chi tiết nối đồng tâm, không quay tương đối đối với nhau.

14

Trục cacđăng

Trục có một hay hai khớp cacđăng (hình 9).

Trục đầu gối
Trục vạn hướng

Cardan shaft

Hình 9

 

15

Trục trơn

Trực thẳng, có mặt cắt tròn không đổi trên suốt chiều dài của thân trục (hình 10a).

Trục nhẵn

 

Hình 10a

16

Trục bậc

Trục thẳng tròn, gồm nhiều đoạn có đường kính khác nhau (hình 10b).

 

 

Hình 10b

 

17

Trục ren

Trục thẳng, có làm ren trên một phần chiều dài của nó, dùng để truyền động (biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại) (hình 11).

 

Hình 11

- Trục ren chính của máy công cụ có thể gọi là trục "vít me".

18

Trục định hình

Trục thẳng có những mặt cắt đặc biệt (hình 12).

 

 

Hình 12

 

19

Trục then hoa

Trục có then hoa trên một phần chiều dài (hình 12).

 

Splined shaft

- Then hoa dùng để truyền mômen xoắn cho những chi tiết máy trượt hay cố định trên trục.

20

Trục bích

Trục liền với một hay hai mặt bích (hình 13).

 

Flanged shaft

Hình 13

 

21

Trục đặc

Trục không có lỗ dọc theo đường tâm

 

Solid shaft

 

 

22

Trục rỗng

Trục có lỗ dọc theo đường tâm.

 

Hollow shalf

 

- Trục rỗng có thể có lỗ suốt hay chỉ có lỗ dọc theo một phần chiều dài của trục.

- Trục có lỗ khoan để cho dầu không phải là trục rỗng.

 

 

B. CÁC CHI TIẾT VÀ PHẦN TỬ CỦA TRỤC

 

 

 

 

23

Ngõng trục

Phần trục nằm trong ổ.

Cổ trục

Journal

 

- Có thể gọi là "ngõng".

24

Ngõng trong

Ngõng ở khoảng giữa của trục (hình 14a).

Cổ trục

Neck journal

Hình 14a

 

25

Ngõng ngoài

Ngõng ở đầu trục, chủ yếu dùng để chịu tải trọng hướng tâm (hình 14b).

Ngõng đỡ

End journal, Pin

Hình 14b

 

26

Ngõng mút

Ngõng ở đầu mút của trục, chủ yếu dùng để chịu tải trọng chiều trục

Ngõng chặn
Gót trục

Thrust journal, Pivot, End journal

 

- Ngõng mút làm việc ở vị trí thẳng đứng gọi là "ngõng đứng".

27

Ngõng ghép

Ngõng được chế tạo rời rồi lắp vào đầu trục (hình 15).

 

 

Hình 15

 

28

Ngõng côn

Ngõng trục hình côn (hình 16).

Ngõng nón

Concial journal, Taper journal

 

29

Ngõng cầu

Ngõng trục hình cầu (hình 17).

 

Spherical journal, Ball pin

 

30

Ngõng gờ

Ngõng trục có nhiều gờ, để chịu lực chiều trục (hình 18).

 

Collar journal

Hình 18

 

31

Ngõng mút phẳng đặc

Ngõng mút có mặt tỳ là cả diện tích mặt đầu của nó (hình 19).

 

Flat thrust journal, Flat thrust pin

Hình 19

 

32

Ngõng mút phẳng rỗng

Ngõng mút có mặt tỳ là mặt vành khăn (hình 20).

 

Truncated flat thrust journal, Truncated flat thrust pin

Hình 20

 

33

Ngõng mút cầu đặc

Ngõng mút có mặt tỳ là mặt chỏm cầu (hình 21).

 

Pivot

Hình 21

 

34

Ngõng mút cầu rỗng

Ngõng mút có mặt tỳ là mặt vành cầu (đới cầu) (hình 22).

 

 

Hình 22

 

35

Gờ trục

Phần trục nhô cao như một cái vòng liền với trục (hình 23).

 

Collar

Hình 23

 

36

Gờ văng dầu

Gờ trục (thường có dạng tam giác) dùng để văng dầu ra khỏi trục (hình 24).

 

 

Hình 24

 

37

Vòng văng dầu

Vòng lắp chặt trên trục dùng để văng dầu ra khỏi trục (hình 25).

 

 

Hình 25

 

38

Vòng chắn

Vòng lắp chặt trên trục, dùng để chắn không cho bụi, bột mài, khí ẩm, v.v… lọt vào ổ trục (hình 25).

 

 

 

39

Vòng định vị

Vòng lắp chặt trên trục, ở sát ổ hay sát các chi tiết lắp trên trục, để tránh sự dịch chuyển dọc trục (hình 26).

 

Loose collar

Hình 26

 

40

Vai trục

Mặt chuyển tiếp giữa hai bậc kề nhau của trục (hình 27).

 

Shoulder

Hình 27

- Nói chung vai trục gồm: góc lượn, mặt phẳng trực giao với trục và mép vát.

- Có khi vai trục không có mép vát và góc lượn.

41

Mép vát

Phần vát ở đầu, vai, gờ trục (hình 27).

Cạnh vát
Mặt vát

Chamfer

 

42

Góc lượn

Mặt cong chuyển tiếp từ bậc nhỏ của trục tới mặt của vai hay gờ trục (hình 27).

 

Filet

- Góc lượn của trục ăn sâu vào phần vai trục gọi là góc "lượn sâu".

43

Rãnh thoát dao

Rãnh trên trục để thoát dao khi gia công trục (hình 28).

Rãnh lùi dao

 

Hình 28

- Rãnh thoát dao có dạng cung tròn gọi là "ngấn lõm".

44

Rãnh vòng chặn

Rãnh để lắp vòng chặn, cố định chi tiết theo chiều trục (hình 29).

 

 

Hình 29

 

45

Rãnh then

Rãnh dọc trên trục để lắp then (hình 30).

Rãnh cravét

 

Hình 30

- Tùy loại then mà gọi là: rãnh then bằng, rãnh then bán nguyệt, rãnh then vát, rãnh then tiếp tuyến.

46

Lỗ tâm

Lỗ côn ở đầu trục, dùng khi gá trục bằng mũi nhọn (hình 31).

 

 

Hình 31

 

47

Mặt làm việc của lỗ tâm

Mặt côn của lỗ tâm để tiếp xúc với mũi nhọn khi gá trục (hình 31).

 

 

 

 

 

II. GỐI TRỤC, Ổ TRỤC

A. PHẦN CƠ BẢN VÀ PHẦN PHỤ CỦA GỐI TRỤC

 

 

 

 

48

Gối trục

Toàn bộ các chi tiết xác định vị trí của trục, đảm bảo cho trục có thể làm việc được, nhận tải trọng từ trục và truyền tải trọng đó xuống nền, khung móng v.v…

Giá đỡ trục

Bearing, Support

 

- Gối trục có nhiều dạng khác nhau: có thể là một phần hộp động cơ, có thể là ổ trượt, ổ lăn cùng với phần vỏ của cơ cấu, ví dụ phần vỏ của hộp giảm tốc v.v…

49

Ổ trục

Phần cơ bản của gối trục, gồm một hay vài chi tiết, đảm bảo một hình thức chuyển động nhất định cho trục (trượt, lăn), truyền lực từ trục tới phần đỡ ổ.

Paliê

Bearing

 

- Ổ trục có thể là ổ lăn hoặc ổ trượt.

50

Ổ chính

Ổ của trục chính, có đế hay thân ổ làm liền với khung hay hộp của máy.

 

Main bearing

 

- Đế ổ (tên gọi 74).

- Thân ổ (tên gọi 73).

51

Ổ bích

Ổ mà thân là dạng bích, có mặt tỳ vuông góc với trục (hình 32).

 

Flange bearing

Hình 32

- Thân ổ (tên gọi 73).

52

Tấm đỡ ổ

Phần của gối trục có dạng tấm để lắp ổ ở trên (hình 33).

 

Base plate

Hình 33

 

53

Giá đỡ ổ

Phần của gối trục, trên có đặt ổ để có một khoảng cách nhất định tới nền, sàn v.v… (hình 34).

 

Bearing base

Hình 34

 

54

Giá treo ổ

Phần của gối trục, bắt dưới một kết cấu, để đặt ổ trong đó (hình 35).

 

Hanger

Hình 35

 

55

Giá treo kín

Giá treo mà trục chỉ có thể lắp vào theo chiều trục (hình 35).

 

Closed type hanger

- Trong trường hợp đặc biệt, thân ổ có thể làm liền với giá treo.

56

Giá treo hở

Giá treo mà trục có thể lắp vào từ bên cạnh hay là từ phía dưới (hình 36).

 

Open type hanger

Hình 36

 

57

Giá chìa

Phần chìa của gối trục, bắt vào máy, kết cấu, cột, thành hộp v.v… (hình 37).

Giá công xôn

Bearing bracker,
Wall bracker

Hình 37

 

58

Hộp ổ

Phần của gối trục, có dạng hộp hở, ốp vào thành máy, dùng để đặt ổ trên đó (hình 38).

 

Wall box

Hình 38

 

59

Khối ổ

Nhóm ổ trục mà các thân ổ làm liền thành một khối (hình 39).

 

 

Hình 39

- Thân ổ (tên gọi 73).

 

 

B. CÁC KIỂU Ổ TRƯỢT, CÁC CHI TIẾT VÀ PHẦN TỬ CỦA Ổ TRƯỢT

 

 

 

 

60

Ổ trượt

Ổ trục đảm bảo sự trượt tương đối giữa mặt tiếp xúc của ngõng trục và ổ

 

Sliding bearing

 

 

61

Ổ trượt nguyên (ổ nguyên)

Ổ trượt mà thân là một khối liền (không tách được) (hình 40).

Ổ trượt liền

Solid bearing

Hình 40

 

62

Ổ trượt ghép (ổ ghép)

Ổ trượt mà thân gồm hai chi tiết riêng biệt là đế ổ và nắp ổ (hình 41).

Ổ trượt rời

Split bearing

Hình 41

- Thân ổ (tên gọi 73).

- Đế ổ (tên gọi 74)

- Nắp ổ (tên gọi 75).

63

Ổ mảnh

Ổ trượt có các mảnh lót lúc lắc, để tự hình thành "chêm dầu" (hình 42).

 

Kingsbury bearing, Segmental Shoe bearing

Hình 42

- Các tên gọi về ổ trượt từ 63 trở đi không thêm chữ "trượt". Khi sử dụng có thể thêm vào cho rõ.

- Ổ mảnh chia ra ổ mảnh đỡ và ổ mảnh chặn.

64

Ổ gờ

Ổ trượt dùng cho ngõng gờ (hình 43).

 

Collar bearing

Hình 43

- Ổ dùng cho ngõng mút có gờ gọi là "ổ gờ chặn".

65

Ổ ghép nghiêng

Ổ trượt ghép có mặt ghép nghiêng một góc với mặt chân đế (hình 44).

 

Angular bearing

Hình 44

 

66

Ổ chìa

Ổ trượt có thân làm liền với giá chìa (hình 45).

 

Bracket bearing

Hình 45

 

67

Ổ tự bôi trơn

Ổ trượt có cấu tạo đảm bảo tự bôi trơn liên tục khi trục làm việc.

 

Self-oil bearing, self lubricating bearing

 

- Trong loại ổ này việc bôi trơn liên tục đảm bảo bằng: vòng, dây xích nhỏ hay là lót ổ xốp v.v…

68

Ổ guồng dầu

Ổ trượt tự bôi trơn bằng vòng hay dây xích nhỏ (hình 43 hay 46).

 

Ring-oil bearing

 

 

69

Ổ xốp

Ổ trượt tự bôi trơn bằng dầu chứa sẵn trong những lỗ xốp của máng lót.

Ổ ngậm dầu

 

 

- Máng lót (tên gọi 79).

70

Ổ tự lựa

Ổ trượt có cấu tạo cho phép đường tâm của trục có thể thay đổi một góc nào đó (hình 46).

 

Swivel bearing, Ball and socket bearing

Hình 46

- Trong ổ tự lựa mặt tiếp xúc giữa thân ổ và lót ổ thường là mặt cầu.

71

Ổ trượt đỡ

Ổ trượt dùng chủ yếu để chịu lực hướng tâm.

 

Radial sliding bearing

 

 

72

Ổ trượt chặn

Ổ trượt dùng chủ yếu để chịu lực chiều trục (hình 47).

 

Sliding thrust bearing, Step bearing

Hình 47

 

73

Thân ổ

Một chi tiết (hay một tổ hợp chi tiết) của ổ trượt, trong đó lắp máng lót hay ống lót, truyền tải trọng từ trục đến máy hay kết cấu.

 

Bearing block, Pillow block

 

- Trong trường hợp đặc biệt thân ổ có thể làm liền với máy hay kết cấu.

- Miếng lót (tên gọi 79).

- Ống lót (tên gọi 76).

74

Đế ổ

Phần thân ổ trượt ghép, trực tiếp bắt với máy hay kết cấu (hình 41).

 

Bearing base

 

 

75

Nắp ổ

Phần đậy thân ổ trượt ghép, bắt với đế ổ (hình 41).

 

Bearing cap

 

 

76

Ống lót ổ

Ống thay thế được, trực tiếp bao quanh mặt ngõng trục (hình 40).

Bạc lót

Bearing bushing

Bearing bush

 

 

77

Cốc lót ổ

Ống lót có gờ lắp trong thân ổ (hình 47).

 

Sleeve

 

 

78

Đệm lót ổ chặn

Chi tiết lót thay thế được, đặt giữa ngõng mút và thân ổ (hình 47).

 

Thrust dise

 

 

79

Máng lót ổ trượt (Máng lót)

Chi tiết thay thế được của ổ trượt, bao quanh một phần (một cung) mặt ngõng trục.

Cútxinê lót trục

Brass

 

- Trong ổ ghép, máng lót gồm từ hai, ba, bốn miếng ghép lại.

80

Máng lót trụ

Máng lót dùng cho ngõng trụ (hình 48).

 

Cylindrical brass

Hình 48

- Hình vẽ giới thiệu máng lót trụ gồm hai nửa: máng lót trên và máng lót dưới.

81

Máng lót côn

Máng lót dùng cho ngõng côn (hình 49)

 

Conical brass

Hình 49

 

82

Máng lót cầu

Máng lót dùng cho ngõng cầu (hình 50).

 

Swivel brass

Hình 50

 

83

Máng lót gờ

Máng lót dùng cho ngõng gờ (hình 43).

 

Collar brass

 

 

84

Lớp giảm ma sát của ổ trượt

Lớp tráng ở trên bề mặt làm việc của máng lót, ống lót hay thân ổ để giảm ma sát (hình 43 hay 46).

 

Babbitt lining, White metal lining

 

 

85

Rãnh dầu của lót ổ

Rãnh ở mặt làm việc của ống lót hay máng lót để dẫn dầu bôi trơn (hình 51).

 

 

Hình 51

 

86

Túi dầu của máng lót

Rãnh rộng trên bề mặt làm việc của lót ổ, đảm bảo bôi trơn (hình 52).

 

 

Hình 52

 

 

 

C. CÁC KIỂU Ổ LĂN, CÁC CHI TIẾT VÀ PHẦN TỬ CỦA Ổ LĂN

 

 

 

 

87

Ổ lăn

Ổ trục đảm bảo cho trục quay trong ổ bằng con lăn.

Vòng lăn

Ball bearing
Roller bearing

 

- Thông thường ổ lăn gồm con lăn, vòng trong, vòng ngoài và vòng cách.

- Con lăn (tên gọi 102).

88

Ổ lăn một dãy

Ổ lăn có con lăn xếp thành một dãy.

 

 

 

 

89

Ổ lăn hai dãy

Ổ lăn có con lăn xếp thành hai dãy dọc theo trục của ổ.

 

 

 

 

90

Ổ lăn nhiều dãy

Ổ lăn có con lăn xếp thành nhiều dãy dọc theo trục của ổ.

 

 

 

 

91

Ổ lăn tự lựa

Ổ lăn cho phép thay đổi góc của trục đối với ổ khi làm việc.

 

 

 

 

92

Ổ lăn đỡ

Ổ lăn dùng chủ yếu để chịu lực hướng tâm.

 

 

 

 

93

Ổ lăn đỡ có ống găng

Ổ lăn mà lỗ vòng trong là hình côn, lắp trên ống găng xẻ rãnh có kèm vòng đệm và đai ốc (hình 53).

 

 

Hình 53

- Ống găng (tên gọi 145).

94

Ổ lăn chặn

Ổ lăn dùng để chịu lực chiều trục.

 

Thrust ball bearing, Thrust roller bearing

 

 

95

Ổ lăn chặn một chiều

Ổ lăn dùng để chịu lực chiều trục theo một chiều nhất định.

 

 

 

- Tên gọi 95 và 96 dùng chung cho các loại ổ lăn chặn và ổ lăn đỡ chặn.

96

Ổ lăn chặn hai chiều

Ổ lăn dùng để chịu lực chiều trục đổi chiều.

 

 

 

 

97

Ổ lăn đỡ chặn

Ổ lăn dùng để chịu đồng thời cả lực hướng tâm và lực chiều trục.

 

 

 

- Nếu ổ lăn đỡ chặn chủ yếu để chịu lực chiều trục (ví dụ ổ có góc nghiêng b=40o), thì gọi là ổ chặn đỡ.

98

Ổ lăn liên hợp

Ổ lăn chịu lực chiều trục và lực hướng tâm bằng hai dãy con lăn riêng có chung một vòng ổ quay (hình 54).

 

 

Hình 54

 

99

Vòng trong của ổ lăn

Vòng của ổ lăn đỡ hoặc đỡ chặn lắp trên trục, mặt ngoài của nó có rãnh lăn hay mặt lăn (hình 55).

 

Inner race

Hình 55

- Rãnh lăn (tên gọi 141).

- Mặt lăn (tên gọi 142).

100

Vòng ngoài của ổ lăn

Vòng của ổ lăn đỡ hoặc đỡ chặn lắp trong thân ổ, mặt trong của nó có rãnh lăn hay mặt lăn (hình 55).

 

Outer race

- Rãnh lăn (tên gọi 141).

- Mặt lăn (tên gọi 142).

101

Vòng cách của ổ lăn

Chi tiết của ổ lăn, dùng để giữ các con lăn ở vị trí nhất định đối với nhau (hình 55).

 

Ball cage, Cage, Roller cage

 

102

Con lăn

Chi tiết nằm giữa vòng trong và vòng ngoài của ổ lăn, đảm bảo ma sát lăn của ổ (hình 55).

 

 

 

103

Ổ lăn không vòng trong

Ổ lăn không có vòng trong và lợi dụng luôn mặt ngoài của ngõng trục để làm việc (hình 56).

 

 

Hình 56

 

104

Ổ lăn không vòng ngoài

Ổ lăng không có vòng ngoài và lợi dụng luôn mặt trong của thân ổ để làm việc (hình 57).

 

 

Hình 57

 

105

Vòng động của ổ lăn chặn

Vòng của ổ lăn chặn, lắp trên trục và quay cùng với trục (hình 58).

Vòng lắp chặt

 

Hình 58

 

106

Vòng tĩnh của ổ lăn chặn

Vòng của ổ lăn chặn, lắp lỏng đối với trục và có mặt tỳ là mặt phẳng hay mặt cầu (hình 58).

Vòng tự do

Loser Lagerring

 

107

Vòng lót của ổ lăn chặn

Vòng lót có mặt tiếp xúc với vòng tĩnh của ổ lăn chặn là mặt cầu, để ổ tự lựa (hình 58).

 

Base disc

 

108

Bi

Con lăn hình cầu (hình 59a).

 

 

Hình 59 a, b

 

109

Đũa

Con lăn có mặt cắt ngang là hình tròn.

Thanh lăn

 

 

110

Đũa trụ

Con lăn hình trụ (hình 59b)

 

 

 

111

Đũa trụ xoắn

Đũa hình trụ làm bằng lá thép xoắn lại (hình 59g).

 

Flexible roller

Hình 59 c, d, e, g, h

 

112

Đũa kim

Đũa trụ có đường kính nhỏ so với chiều dài (hình 59h).

 

Needle roller, Neddle

 

113

Đũa côn

Con lăn hình côn (hình 59c).

 

 

 

114

Đũa cầu

Đũa có mặt làm việc do một cung tròn tạo nên (hình 59d, e).

Đũa hình trống

Barrel - shaped roller

 

115

Ổ bi

Ổ lăn có con lăn hình cầu

Vòng bi

Ball bearing

 

 

116

Ổ bi đỡ

Ổ bi dùng chủ yếu để chịu lực hướng tâm (hình 60).

 

Radial ball bearing

Hình 60

 

117

Ổ bi đỡ tự lựa hai dãy

Ổ có bi xếp lại thành hai dãy, dùng chủ yếu để chịu lực hướng tâm và đảm bảo tính tự lựa (hình 61).

 

 

Hình 61

 

118

Ổ bi chặn

Ổ bi dùng để chịu lực chiều trục.

 

Ball thrust bearing

 

 

119

Ổ bi chặn một chiều

Ổ bi dùng để chịu lực chiều trục theo một chiều nhất định (hình 62).

 

 

Hình 62

 

120

Ổ bi chặn hai chiều

Ổ bi chặn, có bi xếp thành hai dãy dọc theo trục, để chịu lực chiều trục đổi chiều (hình 63).

 

 

Hình 63

 

121

Ổ bi đỡ chặn

Ổ bi dùng để chịu đồng thời cả lực hướng tâm và lực chiều trục (hình 64).

 

Angular ball bearing

Hình 64

 

122

Ổ bi đỡ chặn hai dãy

Ổ có bi xếp thành hai dãy dùng để chịu đồng thời cả lực hướng tâm và lực chiều trục (hình 65).

 

 

Hình 65

 

123

Ổ bi kép đỡ chặn

Tập hợp hai ổ bi đỡ chặn, để chịu đồng thời lực hướng tâm và lực chiều trục (hình 66).

 

Double angular ball bearing, Compound angular ball bearing

Hình 66

 

124

Ổ bi rời đỡ chặn

Ổ bi đỡ chặn có vòng trong hay vòng ngoài có thể tách rời ra được (hình 64).

 

 

 

 

125

Ổ đũa

Ổ lăn có con lăn đũa.

Ổ thanh lăn
Ổ con lăn

Roller bearing

 

 

126

Ổ đũa trụ (Ổ trụ)

Ổ có đũa trụ.

 

 

 

 

127

Ổ trụ đỡ

Ổ có đũa trụ, để chịu lực hướng tâm (hình 67).

 

 

Hình 67

 

128

Ổ trụ xoắn đỡ

Ổ đỡ có đũa trụ xoắn (hình 68).

 

 

Hình 68

 

129

Ổ trụ đỡ hay dãy

Ổ đỡ có đũa trụ xếp thành hai dãy dọc theo trục (hình 69).

 

 

Hình 69

 

130

Ổ trụ chặn

Ổ có đũa trụ để chịu lực chiều trục (hình 70).

 

 

Hình 70

 

131

Ổ kim đỡ (Ổ kim)

Ổ có đũa kim để chịu lực hướng tâm (hình 71).

 

 

Hình 71

 

132

Ổ đũa côn (Ổ côn)

Ổ có đũa côn.

 

Taper roller bearing, Conical roller bearing

 

 

133

Ổ côn hai dãy

Ổ có đũa côn xếp thành hai dãy, để chịu đồng thời lực hướng tâm và lực chiều trục (hình 72).

 

 

Hình 72

 

134

Ổ côn bốn dãy

Ổ có đũa côn xếp thành bốn dãy, để chịu đồng thời lực hướng tâm và lực chiều trục (hình 73).

 

 

Hình 73

135

Ổ côn chặn

Ổ có đũa côn để chịu lực chiều trục (hình 74).

 

 

Hình 74

 

136

Ổ côn đỡ chặn

Ổ có đũa côn, dùng để chịu lực hướng tâm và lực chiều trục (hình 75).

 

 

Hình 75

 

137

Ổ đũa cầu

Ổ có đũa cầu, để chịu lực hướng tâm và lực chiều trục.

Ổ đũa hình trống

Barrel-shaped roller bearing

 

 

138

Ổ đũa cầu đỡ

Ổ đỡ có đũa cầu, chủ yếu để chịu lực hướng tâm, và đảm bảo tính tự lựa (hình 76).

 

 

Hình 76

 

139

Ổ đũa cầu chặn

Ổ có đũa cầu chủ yếu để chịu lực chiều trục (hình 77).

 

 

Hình 77

 

140

Ổ đũa cầu đỡ chặn

Ổ có đũa cầu, để chịu đồng thời lực hướng tâm và lực chiều trục.

 

 

 

 

141

Rãnh lăn của ổ lăn

Phần lõm của ổ để bi chuyển động (hình 78).

 

 

Hình 78

- Trường hợp cá biệt, có khi rãnh lăn nằm trực tiếp trên trục hay trong thân lỗ.

142

Mặt lăn của ổ lăn

Mặt của ổ để đũa chuyển động và định hướng khi có thêm gờ ở vòng (hình 79).

 

Bearing race

Hình 79

 

143

Rãnh chặn của ổ lăn

Rãnh trên mặt vòng ngoài của ổ lăn, dùng để lắp vòng đệm hãm, cố định ổ theo chiều trục (hình 80).

 

 

Hình 80

 

144

Mép lượn

Mặt chuyển tiếp giữa mặt lắp ghép của ổ lăn và mặt mút của nó (hình 81).

 

 

Hình 81

 

145

Ống găng của ổ lăn

Ống côn đàn hồi, một đầu có ren, dùng để cố định vòng trong của ổ lăn trên trục trơn (hình 82).

 

 

Hình 82

- Ống găng ổ lăn có hai loại: loại có ren ở đầu nhỏ, loại có ren ở đầu to. Ren ở loại sau dùng để tháo ổ lăn.

146

Vòng che của ổ lăn

Vòng lắp chặt trong vòng ngoài của ổ lăn, để che ổ khỏi ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và để giữ dầu (hình 83).

 

 

Hình 83

 

147

Nắp che ổ

Chi tiết che ổ khỏi bị ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, giữ dầu mỡ; đồng thời cố định vòng ngoài ổ, điều chỉnh khe hở ổ v.v.. (hình 84).

 

 

Hình 84

 

148

Nắp thủng

Nắp che ổ, có lỗ cho đầu trục xuyên qua (hình 84d, e, g).

 

 

 

149

Nắp kín

Nắp che ổ không có lỗ để trục xuyên qua (hình 84a, b, c).

 

 

 

150

Thân ổ lăn

Một chi tiết (hay một tổ hợp chi tiết) trong đó lắp một hay nhiều ổ lăn, truyền tải trọng từ trục đến máy hay kết cấu.

 

Ball bearing housing, Roller bearing housing

 

- Thân ổ là một phần của giá đỡ. Trong trường hợp đặc biệt, thân ổ có thể làm liền với máy hay kết cấu.

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 194:1966 về trục và gối trục - Tên gọi và định nghĩa

Số hiệu: TCVN194:1966
Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Người ký: ***
Ngày ban hành: 01/01/1966
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 194:1966 về trục và gối trục - Tên gọi và định nghĩa

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…