Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12462-2:2018

ISO 17997-2:2004

SỮA - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ CASEIN - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP

Milk - Determination of casein-nitrogen content - Part 2: Direct method

Lời nói đầu

TCVN 12462-2:2018 hoàn toàn tương đương ISO 17997-2:2004;

TCVN 12462-2:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ tiêu chuẩn TCVN 12462 (ISO 17997), Sữa - Xác định hàm lượng nhơ casein, gồm các phần sau đây:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- TCVN 12462-2:2018 (ISO 17997-2:2004), Phần 2: Phương pháp trực tiếp.

 

SỮA - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ CASEIN - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP

Milk - Determination of casein-nitrogen content - Part 2: Direct method

CẢNH BÁO - Việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không đưa ra được tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thông thường để xác định trực tiếp hàm lượng nitơ casein trong sữa bò.

Phương pháp này có thể được điều chỉnh để áp dụng đối với sữa của các loài động vật khác hoặc sản phẩm sữa dạng lỏng khác.

CHÚ THÍCH Hàm lượng nitơ casein sẽ giảm theo thời gian bảo quản sữa do casein bị phá vỡ ngay cả khi ở nhiệt độ 4 °C, do đó hàm lượng nitơ casein của sữa đã bị xử lý nhiệt sẽ cao giả tạo do sự biến tính của whey protein.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố th áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7151:2002 (ISO 648:1977)*), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Pipet một mức

TCVN 7153:2002 (ISO 1042:1998), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Bình định mức

TCVN 8099-1 (ISO 8968-1) Sữa và sản phẩm sữa - Xác định hàm lượng nitơ - Phần 1: Nguyên tắc Kjeldahl và tính protein thô**)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1

Hàm lượng nitơ casein (casein-nitrogen content)

Phần khối lượng của chất xác định được bằng quy trình quy định trong tiêu chuẩn này.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4  Nguyên tắc

Casein trong phần mẫu thử được kết tủa bằng cách thêm dung dịch axit axetic và natri axetat, sao cho pH cuối cùng của hỗn hợp xấp xỉ 4,6. Lọc để tách casein sữa kết tủa. Dịch lọc sẽ chứa các thành phần nitơ không phải casein. Hàm lượng nitơ của phần kết tủa được xác định theo TCVN 8099-1 (ISO 8968-1).

5  Thuốc thử

Chỉ sử dụng thuốc thử tinh khiết phân tích hoặc thuốc thử có độ tinh khiết tương đương.

5.1  Thuốc thử để xác định nitơ tổng số

Sử dụng các thuốc thử quy định trong TCVN 8099-1 (ISO 8968-1).

5.2  Dung dịch axit axetic, (CH3CO2H), c = 1,75 mol/l

Sử dụng pipet định mức (6.5) cho 10,0 ml axit axetic băng vào bình định mức 100 ml (6.3). Pha loãng bằng nước đến vạch.

5.3  Dung dịch natri axetat, (CH3CO2Na), c = 1 mol/l

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Có thể bảo quản dung dịch natri axetat ở nhiệt độ phòng trong một tuần hoặc ở nhiệt độ từ 0 °C đến 4 °C trong 6 tháng.

5.4  Dung dịch đệm

Dùng pipet định mức (6.5) cho 1,0 ml dung dịch axit axetic (5.2) vào bình định mức 100 ml (6.3). Sử dụng pipet định mức khác , thêm 1,0 ml dung dịch natri axetat (5.3) vào bình. Pha loãng bằng nước đến vạch.

6  Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

6.1  Dụng cụ dùng để xác định nitơ tổng số

Sử dụng các dụng cụ quy định trong TCVN 8099-1 (ISO 8968-1).

6.2  Nồi cách thủy, có thể duy trì nhiệt độ từ 38 °C đến 40 °C.

6.3  Bình định mức một vạch, có nắp đậy, dung tích 100 ml, phù hợp với loại A trong TCVN 7153:2002 (ISO 1042:1998)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.5  Pipet định mức một vạch, dung tích 1 ml, 10 ml và 50 ml, phù hợp với loại A trong TCVN 7151:2002 (ISO 648:1977).

6.6  Phễu lọc, bằng thủy tinh hoặc chất dẻo, đường kính 75 mm.

6.7  Giấy lọc, đường kính 15 cm, không chứa nitơ (ví dụ: Whatman No. 11) hoặc tương đương).

Gấp nếp trước khi sử dụng.

6.8  Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.

6.9  Pipet tự động hoặc micropipet có thể điều chỉnh được, có thể phân phối được 0,75 ml.

7  Lấy mẫu

Mẫu phòng thử nghiệm nhận được phải là mẫu đại diện. Mẫu không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.

Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 6400 (ISO 707).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Làm ấm mẫu trong nồi cách thủy (6.2) ở nhiệt độ từ 38 °C đến 40 °C để làm tan chảy chất béo sữa sao cho có thể lấy ra được phần mẫu sữa đại diện. Trộn nhẹ mẫu ngay trước khi lấy và cân phần mẫu thử (9.1).

9  Cách tiến hành

9.1  Phần mẫu thử

Cân khoảng 5 g phần mẫu thử đã chuẩn bị (Điều 8), chính xác đến 0,1 mg, cho trực tiếp vào bình Kjeldahl hoặc ống phân hủy (6.1) hoặc xác định chênh lệch khối lượng giữa bình nhỏ chứa khoảng 5 g mẫu thử và khối lượng của bình sau khi phần mẫu thử được rót vào bình cầu hoặc ống. Thêm ngay 70 ml nước đã được làm nóng đến 38 °C, sử dụng chai có bộ phận phân phối phía trên (6.4), tráng luôn phần mẫu thử dính trên cổ xuống đáy bình cầu hoặc ống.

Các phần mẫu thử bổ sung có thể được cân và thêm nước. Tuy nhiên, phải chú ý đề kết thúc bước 9.2.2 trong vòng 30 min sau khi cho phần mẫu thử vào bình Kjeldahl hoặc ống phân hủy.

CHÚ THÍCH  30 min là thời gian giới hạn để giảm sự phân giải protein của casein xuống mức tối thiểu trong khi chuẩn bị mẫu.

9.2  Xác định

9.2.1  Sử dụng bộ pipet tự động hoặc micropipet có thể điều chỉnh được (6.9), thêm 0,75 ml dung dịch axit axetic (5.2) vào bình Kjeldahl hoặc ống phân hủy (9.1), chú ý tránh để dung dịch axit axetic dính vào cổ bnh hoặc ống. Xoay để trộn và để yên ở nhiệt độ phòng trong 10 min.

Sử dụng bộ pipet tự động hoặc micropipet có thể điều chỉnh được (6.9), thêm 0,75 ml dung dịch natri axetat (5.3) vào bình Kjeldahl hoặc ống phân hủy (9.1), xoay để trộn và để yên ở nhiệt độ phòng trong 10 min. Rót lượng chứa trong bình hoặc ống qua phễu lọc (6.6) có giấy lọc gấp nếp (6.7) để thu lấy dịch lọc. Một phần chất kết tủa sẽ giữ lại trong bình Kjeldahl hoặc ống phân hủy và một phần còn lại trên giấy lọc. Cũng không cần phải chuyển hết tất cả chất kết tủa ra khỏi bình hoặc ống phân hủy. Lọc tất cả trước khi rót tiếp.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Sau khi lọc xong lần rót thứ nhất, rót dung dịch đệm để tráng bình hoặc ống qua cùng giấy đã lọc. Thu lấy dịch lọc thứ hai này gộp với dịch lọc thứ nhất. Các lần rót phải ở cùng một phía trong cổ bình để làm giảm phần dính chất kết tủa.

Ngay sau khi tráng cổ bình hoặc ống, thêm tiếp 30 ml dung dịch đệm (5.4), sử dụng chai có bộ phân phối phía trên (6.4). Xoay để trộn lượng chứa bên trong. Sau khi kết thúc việc lọc nước tráng dung dịch đệm thứ nhất (rót lần thứ hai), rót nước tráng rửa dung dịch đệm thứ hai từ bình hoặc ống qua cùng giấy lọc trước đó, gộp dịch lọc thứ ba vào hỗn hợp dịch lọc trước đó.

Dung dịch thu được phải sạch và không có chất dạng hạt. Nếu có các hạt, lọc lại qua cùng một giấy lọc hoặc lặp lại toàn bộ quy trình từ 9.1 trở đi

CHÚ THÍCH 1  Phương pháp này sử dụng việc bổ sung thể tích cố định của axit axetic và dung dịch natri axetat đối với từng mẫu. Điều này sẽ không đạt được chính xác pH 4,6 cho từng mẫu sữa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy phương pháp thường được sử dụng để phân tích sữa bò, đặc biệt khi cần phân tích số lượng lớn các mẫu. pH dao động trong dải từ 4,5 đến 5,0 cho thấy ảnh hưởng không đáng kể đến kết quả cuối cùng (xem [8]). Ngoài ra theo dõi pH bằng cách bổ sung axit kết hợp với điều chỉnh nhiệt độ thích hợp để hiệu chuẩn máy đo pH. Trong trường hợp này, độ pha loãng chính xác của từng phần mẫu thử cần được đo và có thể cần tính đến hệ số pha loãng khác đối với từng phần mẫu thử được phân tích.

CHÚ THÍCH 2  Tại thời điểm này, không cần đến dịch lọc nữa và có thể loại bỏ theo cách thích hợp.

9.2.2  Sau khi giấy lọc đã khô, cẩn thận lấy ra khỏi phễu lọc và gấp giấy lọc để cuộn kín phần kết tủa. Bảo đảm kết tủa trên giấy lọc không bị thất thoát.

Nếu thấy chất kết tủa còn sót lại bên trong hoặc bên ngoài cổ bình hoặc ống phân hủy thì lau sạch kết tủa bằng giấy lọc gấp nếp và bỏ giấy lau này vào bình Kjeldahl hoặc ống phân hủy.

9.2.3  Thêm chất trợ sôi, kali sulfat, dung dịch đồng và một lượng thích hợp axit sulfuric vào Kjeldahl hoặc ống phân hủy theo quy định trong TCVN 8099-1 (ISO 8968-1).

Phân hủy, chưng cất và chuẩn độ theo TCVN 8099-1 (ISO 8968-1). Có thể đậy nắp bình hoặc ống sau khi thêm axit sulfuric. Việc phân hủy, chưng cất và chuẩn độ có thể xảy ra sau đó.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Thực hiện phép thử mẫu trắng đồng thời với phép xác định theo cùng một quy trình như trong 9.1 và 9.2.1 đến 9.2.3 nhưng không có phần mẫu thử.

10  Tính và biểu thị kết quả

10.1  Tính kết quả

10.1.1  Hàm lượng nitơ casein

Tính kết quả hàm lượng nitơ casein trong mẫu, WCN, được biểu thị bằng phần trăm khối lượng theo Công thức sau:

Trong đó:

Vs  là thể tích axit clohydric đã dùng trong phép xác định (9.2.3), tính bằng mililit (ml):

Vb  là thể tích axit clohydric đã dùng trong phép thử mẫu trắng (9.3), tính bằng mililit (ml);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

m  là khối lượng phần mẫu thử (9.1), tính bằng gam (g).

10.1.2  Hàm lượng casein

Tính kết quả hàm lượng casein trong mẫu, Wc, được biểu thị bằng phần trăm khối lượng theo Công thức sau:

WC = WCN x 6,38

Trong đó 6,38 là hệ số nhân được dùng để chuyển đổi hàm lượng nitơ của sản phẩm sữa thành protein.

10.2  Biểu thị kết quả

Biểu thị các kết quả đến ba chữ số sau dấu phẩy nếu cần để tính tiếp. Đối với kết quả cuối cùng, biểu thị kết quả thu được về hàm lượng nitơ đến ba chữ số sau dấu phẩy và hàm lượng casein đến hai chữ số sau dấu phẩy. Không làm tròn kết quả cho đến khi tính kết quả cuối cùng.

CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng các giá trị thử riêng rẽ khi phân tích nhiều mẫu được dùng để tính thống kê hiệu năng của phương pháp và dao động giữa các phòng thử nghiệm. Một ví dụ khác là khi các giá trị được sử dụng là chuẩn để hiệu chuẩn thiết bị (ví dụ: máy phân tích sữa bằng hồng ngoại) có các giá trị từ nhiều mẫu sẽ được dùng trong việc tính toán hồi quy đơn biến hoặc hồi quy đa biến.

11  Độ chụm

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Các giá trị giới hạn lặp lại và giới hạn tái lập thu được từ kết quả của phép thử liên phòng thử nghiệm phù hợp với ISO 57252).

Các giá trị thu được từ phép thử liên phòng thử nghiệm này được nêu trong Tài liệu tham khảo (5). Các giá trị này có thể không áp dụng cho các dải nồng độ và các chất nền khác với các giá trị đã nêu.

11.2  Độ lặp lại

Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử riêng rẽ độc lập, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp thử trên vật liệu thử giống hệt nhau, do cùng một người phân tích, sử dụng cùng một thiết bị thực hiện trong cùng một phòng thử nghiệm, trong một khoảng thời gian ngắn, không quá 5 % các trường hợp vượt quá các giá trị tính theo khối lượng dưới đây:

- phần khối lượng nitơ: 0,007 % hoặc

- phần khối lượng casein: 0,04 %

11.3  Độ tái lập

Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử độc lập riêng rẽ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp thử trên vật liệu thử giống hệt nhau, do những người phân tích khác nhau thực hiện trong các phòng thử nghiệm khác nhau, sử dụng các thiết bị khác nhau, không quá 5 % các trường hợp vượt quá các giá trị tính theo khối lượng dưới đây:

- phần khối lượng nitơ: 0,011 % hoặc

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:

a) mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;

b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;

c) phương pháp thử nghiệm đã dùng, viện dẫn tiêu chuẩn này;

d) mọi chi tiết thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này hoặc những điều được coi là tùy ý cũng như các sự cố bất kỳ mà có thể ảnh hưởng đến kết quả thử;

e) kết quả thử nghiệm thu được và nếu thỏa mãn yêu cầu về độ lặp lại thì nêu kết quả cuối cùng thu được.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

[2] TCVN 6910-1 (ISO 5725-1), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Các định nghĩa và nguyên tắc chung.

[3] TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản để xác định độ lặp lại và độ tái lặp của phương pháp đo tiêu chuẩn.

[4] TCVN 12462-1 (ISO 17997-1), Sữa - Xác định hàm lượng nitơ casein - Phần 1: Phương pháp gián tiếp (Phương pháp chuẩn)

[5] AOAC INTERNATIONAL Compendium of Methods, 16th ed. (1999 revision), methods 998.05 - 998.07

[6] LYNCH, J.M., BARBANO, D.M. and FLEMING, J.R. J. Assoc. Off. Anal. Chem. International, 81,1998, pp. 763-774

[7] ROWLAND, S.J. J. Dairy Res., 9,1938, pp. 42-46

[8] ROWLAND, S.J. J. Dairy Res., 9,1938, pp. 30-41

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12462-2:2018 (ISO 17997-2:2004) về Sữa - Xác định hàm lượng nitơ casein - Phần 2: Phương pháp trực tiếp

Số hiệu: TCVN12462-2:2018
Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: ***
Người ký: ***
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [8]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12462-2:2018 (ISO 17997-2:2004) về Sữa - Xác định hàm lượng nitơ casein - Phần 2: Phương pháp trực tiếp

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…