Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9133/BTC-TCHQ
V/v dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2023

 

Kính gửi: Văn phòng Chính phủ.

Thực hiện Thông báo số 39/TB-VPCP ngày 20/02/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về tiếp thu giải trình ý kiến thành viên Chính phủ đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (sau đây gọi tắt là dự thảo Nghị định), Bộ Tài chính báo cáo đánh giá, tổng kết việc thực hiện quy định về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP như sau:

I. Cơ sở pháp lý

1. Quy định về XNK tại chỗ từ năm 1998 đến nay

a) Năm 1998

Tại điểm 7 mục “Những quy định cụ thể” Thông tư liên tịch số 23/1998/TTLT-BTM-TCHQ ngày 31/12/1998 giữa Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gọi tắt là doanh nghiệp FDI) quy định:

“7. Về việc xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài nhưng hàng không xuất khẩu ra khỏi Việt Nam, doanh nghiệp được giao trực tiếp cho cơ sở khác trong nước theo chỉ định của người mua nước ngoài:

a. Hàng xuất khẩu:

Hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu cho Công ty nước ngoài phải là sản phẩm được quy định trong GPĐT do chính doanh nghiệp sản xuất ra thuộc kế hoạch xuất khẩu đã duyệt hàng năm (theo Quyết định 0321/1998/QĐ-BTM ngày 14/3/1998 và quyết định số 0625/1998/QĐ-BTM ngày 01/6/1998 của Bộ Thương mại).

b. Doanh nghiệp trong nước nhận hàng cho mục đích sản xuất, kinh doanh:

i. Doanh nghiệp trong nước nhận hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

Sản phẩm này phải là nguyên liệu cho tiếp tục sản xuất của doanh nghiệp và thuộc kế hoạch nhập khẩu hàng năm đã được duyệt.

ii. Doanh nghiệp trong nước nhận hàng là doanh nghiệp Việt Nam:

Sản phẩm này có thể là nguyên liệu sản xuất hoặc là hàng hóa phục vụ cho kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với phạm vi kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phù hợp với chính sách quản lý xuất nhập khẩu và chính sách thuế đối với hàng nhập khẩu.”

Như vậy, Thông tư trên không quy định khái niệm về XNK tại chỗ nhưng cho phép doanh nghiệp nước ngoài chỉ định doanh nghiệp FDI giao hàng cho doanh nghiệp trong nước (bao gồm doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI).

b) Năm 2000

Bộ Thương mại ban hành Thông tư số 22/2000/TT-BTM ngày 15/12/2000 (thay thế Thông tư số 23/1998/TTLT-BTM-TCHQ), trong đó quy định XNK tại chỗ gồm 02 trường hợp:

(1) Doanh nghiệp nước ngoài chỉ định doanh nghiệp FDI giao hàng cho doanh nghiệp trong nước (bao gồm cả doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam).

(2) Nhà thầu chính nước ngoài chỉ định doanh nghiệp FDI (là nhà thầu phụ) mua bán sản phẩm trong nước để thực hiện công trình xây dựng, lắp đặt tại Việt Nam.

Như vậy, so với trước đây, Thông tư số 22/2000/TT-BTM mở rộng thêm trường hợp (2).

c) Năm 2003

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 660/CP-KTTH ngày 14/6/2002 về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ, ngày 17/12/2002, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 153/2002/QĐ-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và mẫu tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ; tại khoản 1 mục I Quyết định này quy định:

“Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ: Là hàng hóa do các doanh nghiệp (bao gồm cả các doanh nghiệp FDI) sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài”.

Tại Quyết định này quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ.

d) Năm 2005

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 quy định:

+ Điều 181 quy định bên đặt gia công được “Bản, tiêu hủy, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.”

+ Điều 182 quy định bên nhận gia công được “xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo ủy quyền của bên đặt gia công.”

- Tại Điều 15 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan quy định: “Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ coi như hàng xuất khẩu; hàng hóa nhập khẩu tại chỗ coi như hàng nhập khẩu, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.”

Tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP quy định căn cứ để xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.

đ) Từ năm 2015 đến nay

đ.1) Pháp luật hải quan

Kế thừa và phát triển quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, tại Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể các trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ; trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ tại khoản 1 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018.

đ.2) Pháp luật về thuế

- Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016 quy định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế và giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết quy định này.

- Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021) quy định cụ thể việc áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ.

- Đối với các Nghị định hướng dẫn biểu thuế FTAs:

+ Đối với Hiệp định thương mại tự do song phương thì hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện trong đó có điều kiện hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu vào Việt Nam.

+ Đối với Hiệp định thương mại hàng hóa đa phương thì hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện trong đó có điều kiện hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam nhưng chỉ áp dụng đối với hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước.

- Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 31/2013/QH13) không quy định thuế suất đối với hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. Tại Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định hàng hóa xuất khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 0%.

đ.3) Pháp luật về quản lý ngoại thương

- Năm 2017, Quốc hội thông qua Luật Quản lý ngoại thương nhưng tại Luật này không quy định hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương có quy định hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ áp dụng đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài, cụ thể:

+ Điểm e khoản 1 Điều 42 quy định: Bên đặt gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm theo văn bản thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật”.

+ Điềm e khoản 2 Điều 42 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công: “Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công”.

* Nhận xét, đánh giá: Như vậy, chỉ có Luật Thương mại năm 2005, Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công cho thương nhân nước ngoài được thực hiện một số hoạt động XNK tại chỗ như xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu. Luật Hải quan năm 2001 và các Luật khác không quy định về hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ đối với hoạt động mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài nhưng được chỉ định giao nhận hàng hóa tại Việt Nam. Tuy nhiên, căn cứ các văn bản dưới Luật (Nghị định, Thông tư) nêu trên thì hoạt động XNK tại chỗ đã được thực hiện từ năm 1998 đến nay, các văn bản về sau đều được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa, hoàn thiện để đảm bảo phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại, tạo thuận lợi cho giao thương hàng hóa. Từ năm 2015 đến nay, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đã được quy định cụ thể tại các Nghị định của Chính phủ (như: Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Nghị định số 209/2013/NĐ-CP, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP); pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế. Do đó, nội hàm hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ có sự chưa thống nhất giữa hệ thống pháp luật về thương mại, ngoại thương với hệ thống pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

2. Chính sách thuế áp dụng đối với hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ

2.1. Trước thời điểm Nghị định số 08/2015/NĐ-CP có hiệu lực

2.1.1. Về thuế xuất nhập khẩu: Giai đoạn này, chính sách thuế áp dụng theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005, Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 và Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định số 87/2010/NĐ-CP không quy định riêng về chính sách thuế đối với hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ mà quy định áp dụng như đối với hàng hóa thông thường.

Điều 15 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP quy định hàng hóa xuất khẩu tại chỗ coi như hàng xuất khẩu; hàng hóa nhập khẩu tại chỗ coi như hàng nhập khẩu, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Như vậy, giai đoạn này chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ áp dụng như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông thường, phải thực hiện kê khai, nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế; trường hợp hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã thực xuất khẩu thì được xem xét hoàn lại số tiền thuế nhập khẩu đã nộp nếu đáp ứng điều kiện về hồ sơ hải quan.

2.1.2. Về thuế GTGT:

Căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng thì hàng hóa xuất khẩu tại chỗ được áp dụng thuế xuất 0%.

Căn cứ Điều 17 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng thì hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào.

2.1.3. Về thuế nhà thầu:

Tại khoản 1, 2 Điều 1 Thông tư số 60/2012/TT-BTCkhoản 1, 2 Điều 1 Thông tư số 103/2014/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng thì tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài và các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng ĐP, DAT, DAP (các điều khoản thương mại quốc tế). Theo đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa) thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu.

2.2. Sau thời điểm Nghị định số 08/2015/NĐ-CP có hiệu lực

2.2.1. Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

- Giai đoạn từ 15/3/2015 (ngày Nghị định số 08 có hiệu lực) đến ngày 01/9/2016 (ngày Nghị định số 134/2016/NĐ-CP có hiệu lực): thực hiện tương tự như giai đoạn trước thời điểm Nghị định số 08/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành như nêu tại điểm 2.1 dẫn trên.

- Giai đoạn từ 01/9/2016 đến ngày 25/4/2021 (ngày hiệu lực của Nghị định số 18/2021/NĐ-CP): thực hiện theo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP; theo đó, hàng hóa nhập khẩu tại chỗ theo hình thức nhập sản xuất xuất khẩu theo chỉ định của thương nhân nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu.

- Giai đoạn từ 25/4/2021: thực hiện theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP; theo đó, hàng hoá nhập khẩu tại chỗ theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu thì không được miễn thuế nhập khẩu và được xử lý hoàn thuế nhập khẩu trong trường hợp sản phẩm đã thực xuất khẩu.

2.2.2. Về thuế GTGT:

Căn cứ Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng thì hàng hóa xuất khẩu tại chỗ được áp dụng thuế xuất 0%.

Căn cứ Điều 17 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng thì điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào đối với một số trường hợp hàng hóa được coi như xuất khẩu, gồm:

a) Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng gia công có chỉ định giao hàng tại Việt Nam;

b) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan;

c) Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu ghi rõ tên người mua phía nước ngoài, tên doanh nghiệp nhận hàng và địa điểm giao hàng tại Việt Nam;

d) Hàng hóa bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam phải thanh toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này. Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ được phía nước ngoài ủy quyền thanh toán cho người xuất khẩu tại chỗ thì đồng tiền thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối;

đ) Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với quy định tại giấy phép đầu tư...

2.2.3. Về thuế nhà thầu:

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 1 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam thì Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu. Mức thuế suất thuế nhà thầu phải nộp là 1%.

3. Kinh nghiệm quốc tế về XNK tại chỗ

Qua nghiên cứu pháp luật một số nước cho thấy, các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc không quy định về hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. Công ước Kyoto, Istabul không có điều khoản quy định về hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.

Qua trao đổi tại phiên họp về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại ASEAN lần thứ 24 thì các nước thành viên ASEAN đều có ý kiến cho rằng bản chất đây không được gọi là hoạt động xuất nhập khẩu do không có sự di chuyển hàng hóa qua biên giới, lãnh thổ hải quan mà chỉ thuần túy là giao dịch nội địa với sự tham gia của thương nhân nước ngoài làm trung gian (thực hiện hoạt động phân phối, mua bán hàng hóa trong nội địa). Do vậy, giao dịch này thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuế nội địa nên không phải làm thủ tục hải quan.

Như vậy, trên thế giới chỉ tồn tại hình thức xuất khẩu, nhập khẩu thông thường (hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển qua cửa khẩu biên giới, lãnh thổ hải quan), không tồn tại hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ như Việt Nam.

4. Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

a) Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 thì:

“1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

b) Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 thì: “Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.”

c) Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan năm 2014 thì: “Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.

d) Theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ về quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất thì:“Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải là khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản này và các trường hợp không phải làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan”.

Phạm vi địa bàn hoạt động hải quan được quy định cụ thể tại Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 12/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa phải được đưa ra/đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa ra/đưa vào khu vực hải quan riêng (khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, khu phi thuế quan, kho ngoại quan) hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan (theo quy định tại Nghị định số 01/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 12/2018/NĐ-CP trong đó gồm khu kinh tế cửa khẩu có doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa chịu sự giám sát, kiểm soát hải quan - như hàng hóa gia công, hàng sản xuất xuất khẩu chịu sự quản lý, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan bao gồm hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan (quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP). Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam (quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP) sẽ không phải là hàng hóa XNK và không chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.

II. Thực trạng hoạt động XNK tại chỗ hiện nay

1. Số liệu XNK tại chỗ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP

Biểu 1. Số liệu kim ngạch và số thu thuế XNK theo các năm

Năm

Tổng KNXK (triệu USD)

Tổng KNNK (triệu USD)

Tổng số thuế XK (tỷ VNĐ)

Tổng số thuế NK (tỷ VNĐ)

2018

243.480

236.690

8.577,8

54.759,05

2019

264.190

253.070

8.554,6

54.045,95

2020

282.660

262.700

7.395,0

43.955,00

2021

336.310

332.230

8.379,7

51.121,34

2022

371.330

358.900

10.425,1

64.601,00

(Nguồn: Cục CNTT và Thống kê Hải quan)

Biểu 2. Số liệu tờ khai, kim ngạch, số thuế phải thu của hàng hóa XK tại chỗ

Năm

Số lượng TK (tờ)

Kim ngạch XKTC (triệu USD)

Tỷ lệ % /KNXK

Số thuế XK phải thu (tỷ VNĐ)

Tỷ lệ % /Thuế XK

2018

1.152.589

37.232,01

15,29

44,8

0,52

2019

1.305.790

43.092,01

16,31

50,8

0,59

2020

1.406.831

45.440,39

16,08

69,1

0,93

2021

1.450.695

37.847,44

11,25

103,4

1,23

2022

1.670.023

65.257,17

17,58

127,15

1,22

 (Nguồn: Cục CNTT và Thống kê Hải quan)

Biểu 3. Số liệu tờ khai, kim ngạch, số thuế phải thu của hàng hóa NK tại chỗ

Năm

Số lượng TK (tờ)

Kim ngạch NKTC (triệu USD)

Tỷ lệ % /KNXK

Số thuế NK phải thu (tỷ VNĐ)

Tỷ lệ % /Thuế NK

2018

1.218.211

29.911,7

12,64

659

10,12

2019

1.379.274

46.027,6

18,19

1.526

8,67

2020

1.514.737

49.719,3

18,93

1.565

3,56

2021

1.569.520

40.008,2

12,04

4.433

2,82

2022

1.775.652

72.205,4

20,12

6.537

1,2

(Nguồn: Cục CNTT và Thống kê Hải quan)

Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu tại chỗ không được tính vào kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm, tuy nhiên qua bảng số liệu cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu tại chỗ trung bình trong 05 năm đạt khoảng 15,84% so với tổng kim ngạch chung của các loại hình xuất nhập khẩu; trong đó:

- Năm 2018: Kim ngạch XNK tại chỗ đạt khoảng 67,14 tỷ USD/tổng kim ngạch chung là 480,17 tỷ USD, đạt tỷ lệ 13,98%; Tổng số thu thuế XNKTC là 703,61 tỷ VNĐ, chiếm 1,11% tổng số thu thuế XNK.

- Năm 2019: Kim ngạch XNK tại chỗ đạt khoảng 89,12 tỷ USD/tổng kim ngạch chung là 517,26 tỷ USD, đạt tỷ lệ 17,23%; Tổng số thu thuế XNKTC là 1.576,4 tỷ VNĐ, chiếm 2,52% tổng số thu thuế XNK.

- Năm 2020: Kim ngạch XNK tại chỗ đạt khoảng 95,16 tỷ USD/tổng kim ngạch chung là 545,36 tỷ USD, đạt tỷ lệ 17,45%; Tổng số thu thuế XNKTC là 1.634 tỷ VNĐ, chiếm 3,18% tổng số thu thuế XNK.

- Năm 2021: Kim ngạch XNK tại chỗ đạt khoảng 77,861 tỷ USD/tổng kim ngạch chung là 668,54 USD, đạt tỷ lệ 11,65% (do giai đoạn này dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu tại chỗ nên có sự suy giảm so với năm 2020). Tổng số thu thuế XNKTC là 4.536,1 tỷ VNĐ, chiếm 7,62% tổng số thu thuế XNK.

- Năm 2022: Kim ngạch XNK tại chỗ đạt khoảng 137,46 tỷ USD/tổng kim ngạch chung là 730,2 tỷ USD, đạt tỷ lệ 18,83%; Tổng số thu thuế XNKTC là 6.663,65 tỷ VNĐ, chiếm 8,88% tổng số thu thuế XNK.

2. Thủ tục hải quan và số liệu của từng trường hợp cụ thể

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CPĐiều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018), gồm 03 trường hợp:

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CPĐiều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018), gồm 03 trường hợp:

Trường hợp 1: Quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: “Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam”.

Cơ sở pháp lý:

- Khoản 3 Điều 181 Luật Thương mại 2005 quy định quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công như sau: “3. Bán, tiêu hủy, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.”

- Khoản 3 Điều 182 Luật Thương mại 2005 quy định quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công như sau: “3. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo ủy quyền của bên đặt gia công.”

- Điểm e khoản 1 Điều 42 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định quyền, nghĩa vụ đối với bên đặt gia công như sau: “Được xuất khẩu tại cho sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo văn bản thỏa thuận của các bên có liên quan, phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.”

- Điểm e khoản 2 Điều 42 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định quyền, nghĩa vụ đối với bên nhận gia công như sau: “Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công.”

- Điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định xuất nhập khẩu tại chỗ đối với hàng hóa gia công như sau: “a) Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam”.

- Điểm a khoản 1 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm: “a) Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP”.

Thực tiễn:

* Đối với việc mua, bán (1) sản phẩm gia công; (2) máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; (3) nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ xảy ra các tình huống như sau:

(1) Bên đặt gia công bán sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm cho chính doanh nghiệp nhận gia công.

Doanh nghiệp nhận gia công mua sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm: trường hợp này doanh nghiệp nhận gia công thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng theo quy định tại điểm a.1 khoản 3 Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại khoản 42 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

(2) Bên đặt gia công bán sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm cho doanh nghiệp Việt Nam khác và chỉ định doanh nghiệp nhận gia công giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam này. Thủ tục hải quan đối với trường hợp này thực hiện theo thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Sau khi nhập khẩu tại chỗ, phát sinh các tình huống sau:

+ Doanh nghiệp sử dụng sản phẩm gia công, nguyên vật liệu đã nhập khẩu tại chỗ (theo mã loại hình E21, E23) để tiếp tục sản xuất sản phẩm gia công sau đó xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.

Trường hợp này được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP.

+ Doanh nghiệp sử dụng sản phẩm gia công, nguyên vật liệu đã nhập khẩu tại chỗ (theo mã loại hình A11, A12) để tiếp tục kinh doanh, sản xuất sau đó xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.

Trường hợp này không được miễn thuế nhập khẩu, doanh nghiệp phải nộp đầy đủ thuế và khi xuất khẩu sản phẩm thì được xem xét hoàn lại số tiền thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP.

+ Doanh nghiệp chế xuất sử dụng sản phẩm gia công, nguyên vật liệu đã nhập khẩu tại chỗ cho hình thức chế xuất (theo mã loại hình E15) để sản xuất sản phẩm và xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào nội địa.

Trường hợp này không thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.

+ Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu để kinh doanh tiêu dùng nội địa, sau khi nộp đầy đủ các loại thuế thì kết thúc quá trình theo dõi của cơ quan hải quan.

* Đối với việc biếu tặng nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn tại thị trường Việt Nam: Thủ tục này được xử lý tương tự như đối với việc mua, bán nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn dẫn trên. Cụ thể:

- Nếu người được tặng là bên nhận gia công thì thực hiện chuyển mục đích sử dụng;

- Nếu người được tặng là doanh nghiệp Việt Nam khác thì thực hiện theo thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

Bên nhận biếu tặng thực hiện nộp thuế theo quy định.

Nhận xét, đánh giá: đối với hoạt động gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, hàng hóa gia công thuộc quyền sở hữu của bên đặt gia công ở nước ngoài; khi doanh nghiệp trong nước có nhu cầu mua sản phẩm gia công, nguyên vật liệu dư thừa, bên đặt gia công chỉ định bên nhận gia công giao hàng tại Việt Nam sau khi kết thúc hợp đồng gia công (có thể bán cho chính doanh nghiệp nhận gia công hoặc cho DN Việt Nam khác); doanh nghiệp trong nước sẽ phải thanh toán tiền hàng cho bên đặt gia công tại nước ngoài hoặc thanh toán thông qua bên nhận gia công mặc dù hàng hóa không dịch chuyển qua lãnh thổ Việt Nam nhưng đã được quy định tại Điều 181, Điều 182 Luật Thương mạiĐiều 42 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP.

Biểu 1. Số liệu tờ khai và kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tại chỗ

Năm

Số lượng TK (tờ)

Kim ngạch (triệu USD)

Tỷ lệ % /kim ngạch XK

Số thuế phải thu (VNĐ)

Tỷ lệ % /Thuế XK

2018

213.249

7.747,96

3,18

284.112.268,4

0,003

2019

249.120

8.028,6

3,04

492.050.341,6

0,01

2020

260.114

8.184,8

2,9

37.319.756,5

0,001

2021

136.990

4.585,8

1,36

6.778.292,7

0,0001

2022

27.698

5.965,7

1,61

-

-

(Nguồn: Cục CNTT và Thống kê Hải quan)

Biểu 2. Số liệu tờ khai và kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tại chỗ

Năm

Số lượng TK

Kim ngạch (triệu USD)

Tỷ lệ % /kim ngạch NK

Số thuế phải thu (VNĐ)

Tỷ lệ %

2018

205.004

5.512,40

2,33

48.159.198.325,4

0,09

2019

243.288

7.622,11

3,01

313.254.957.002,2

0,58

2020

256.988

7.852,85

2,99

151.954.964.179,3

0,35

2021

130.578

4.311,77

1,3

333.155.012.472,5

0,65

2022

22.951

4.075,67

1,14

1.613.421.762,4

0.003

(Nguồn: Cục CNTT và Thống kê Hải quan)

Trường hợp 2: Quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: “Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan”.

Cơ sở pháp lý:

- Điều 28 Luật Thương mại quy định:

“1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt năm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

- Khoản 1 Điều 4 Luật Thuế Xuất nhập khẩu năm 2016 quy định:

“1. Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.”

- Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP quy định: “4. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải là khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu...”.

Thực tiễn:

Thủ tục hải quan hiện nay được thực hiện như sau: doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan bán hàng hóa vào nội địa thì mở tờ khai xuất khẩu (hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế); doanh nghiệp nội địa mua hàng hóa thì mở tờ khai nhập khẩu (thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định). Thủ tục hải quan được quy định tại Điều 75 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

Nhận xét, đánh giá: Căn cứ quy định trên, trường hợp này là xuất nhập khẩu thông thường, hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 28 Luật Thương mại, khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương, khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan, khoản 4 Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP. Nghị định số 31/2018/NĐ-CP về xuất xứ hàng hóa quy định cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp C/O đối với hàng hóa được sản xuất trong khu phi thuế quan xuất khẩu vào nội địa. Do vậy, trường hợp này không phải là xuất nhập khẩu tại chỗ.

Biểu 1. Số liệu tờ khai và kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tại chỗ

Năm

Số lượng TK (tờ)

Kim ngạch (triệu USD)

Tỷ lệ % /kim ngạch XK

Số thuế phải thu (VNĐ)

Tỷ lệ % /Thuế XK

2018

286.827

10.896,2

4,48

33.304.559.509,04

0,39

2019

334.191

14.794,1

5,6

37.536.945.378,02

0,44

2020

396.593

16.061,5

5,68

51.381.013.093,42

0,69

2021

564.052

15.511,1

4,61

89.596.399.767,01

1,07

2022

764.857

27.882,4

7,51

116.767.666.781,91

1,12

(Nguồn: Cục CNTT và Thống kê Hải quan)

Biểu 2. Số liệu tờ khai và kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tại chỗ

Năm

Số lượng TK (tờ)

Kim ngạch (triệu USD)

Tỷ lệ % /kim ngạch NK

Số thuế phải thu (VNĐ)

Tỷ lệ %

2018

146.334

6.601,19

0,24

131.419.662.390,179

2,79

2019

170.503

10.976,37

0,36

192.660.310.933,383

4,34

2020

193.091

11.625,44

0,82

362.322.540.070,393

4,43

2021

202.905

9.382,66

2,21

1.127.961.427.283,98

2,82

2022

231.494

15.182,92

1,23

794.319.906.974,312

4,23

(Nguồn: Cục CNTT và Thống kê Hải quan)

Trường hợp 3: Quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: “Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam”.

Cơ sở pháp lý:

- Hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ này chưa được quy định tại Luật Hải quan, Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương, chỉ được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

- Hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ được quy định bằng văn bản dưới luật từ năm 1998, ban đầu áp dụng cho các doanh nghiệp FDI, sau đó đến năm 2005 tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP được mở rộng cho tất cả các loại hình; chính sách thuế áp dụng như đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường, được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT.

- Năm 2015, khi xây dựng Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, trên cơ sở kế thừa các quy định về xuất nhập khẩu tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, tham chiếu quy định về thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam quy định tại Nghị định số 90/2007/NĐ-CP và ý kiến tham gia của thành viên Chính phủ, tại điểm c khoản 1 Điều 35 NĐ 08 quy định Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Thực tiễn: Thủ tục hải quan đối với trường hợp này thực hiện theo thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, các tình huống cụ thể như sau:

(1) Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ hàng hóa (theo loại hình nhập SXXK A12, nhập kinh doanh A11) để làm nguyên liệu tiếp tục sản xuất hàng hóa xuất khẩu, sau đó xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan.

Trường hợp này được xem xét, hoàn lại số tiền thuế nhập khẩu đã nộp đối với nguyên vật liệu nhập khẩu ban đầu theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP.

(2) Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ hàng hóa (theo loại hình nhập chế xuất E15) để làm nguyên liệu tiếp tục sản xuất hàng hóa xuất khẩu, sau đó xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào nội địa.

Trường hợp này thuộc đối tượng không chịu thuế.

(3) Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ để tiêu dùng trực tiếp (loại hình nhập khẩu kinh doanh): Doanh nghiệp thực hiện nộp đầy đủ thuế theo quy định; kết thúc quá trình theo dõi của cơ quan hải quan.

Nhận xét, đánh giá: Trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP mặc dù không có nguồn luật quy định nhưng đã tồn tại trong một thời gian dài (25 năm). Hoạt động này phát sinh trong thực tiễn và được quy định ở cấp Nghị định thuộc thẩm quyền của Chính phủ từ năm 2005. Đây là hoạt động kinh doanh thương mại thuần túy trên cơ sở hai hợp đồng mua, bán riêng biệt, doanh nghiệp Việt Nam A ký hợp đồng mua hàng của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam; thương nhân nước ngoài mua hàng của một doanh nghiệp Việt Nam B và chỉ định giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam A; hàng hóa có thể là nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc là sản phẩm, hàng hóa để kinh doanh tiêu dùng trực tiếp hoặc thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng, thi công công trình. Doanh nghiệp Việt Nam B sẽ nhận được tiền mua hàng từ thương nhân nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam A sẽ phải thanh toán cho thương nhân nước ngoài; hàng hóa không dịch chuyển qua lãnh thổ Việt Nam.

Biểu 1. Số liệu tờ khai và kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tại chỗ

Năm

Số lượng TK (tờ)

Kim ngạch (triệu USD)

Tỷ lệ % /kim ngạch XK

Số thuế phải thu (VNĐ)

Tỷ lệ % /Thuế XK

2018

652.513

18.587,94

7,63

11.170.465.234,85

0,13

2019

722.479

20.269,36

7,67

12.810.332.313,33

0,15

2020

750.124

21.194,08

7,5

17.679.418.499,42

0,24

2021

749.653

17.750,91

5,28

13.769.238.027,15

0,16

2022

877.468

31.409,02

8,46

10.377.930.131,16

0,1

(Nguồn: Cục CNTT và Thống kê Hải quan)

Biểu 2. Số liệu từ khai và kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tại chỗ

Năm

Số lượng TK (tờ)

Kim ngạch (triệu USD)

Tỷ lệ % /kim ngạch NK

Số thuế phải thu (VNĐ)

Tỷ lệ %

2018

866.874

17.798,08

7,52

479.277.434.216,46

0,88

2019

965.483

27.429,13

10,84

1.019.680.355.790,45

1,89

2020

1.064.658

30.240,98

11,51

1.050.633.291.597,99

2,39

2021

1.236.038

26.313,73

7,92

2.971.609.495.509,31

5,81

2022

1.521.207

52.946,78

14,75

5.740.568.653.234,62

8,89

(Nguồn: Cục CNTT và Thống kê Hải quan)

Căn cứ số liệu trên cho thấy số thu thuế xuất nhập khẩu của trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thuế XNK tại chỗ.

3. Đánh giá thực trạng quy định về thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ

3.1. Về thủ tục hải quan

a) Thuận lợi:

- Quy định này không chỉ tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam mà còn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thay vì hàng hóa phải xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc xuất khẩu vào kho ngoại quan và nhập khẩu trở lại sẽ phát sinh chi phí vận chuyển, để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, pháp luật Việt Nam đã quy định một chế định đặc biệt, theo đó, hàng hóa theo hợp đồng mua bán thương mại nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam, thủ tục thực hiện trong nội địa và phải áp dụng chính sách thuế theo quy định.

- Việc hàng hóa được áp dụng thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ đã tạo thành chuỗi cung ứng hàng hóa liên hoàn tại Việt Nam; doanh nghiệp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu sẵn có, rút ngắn thời gian đưa hàng hóa vào sản xuất, tiết kiệm tối đa các khoản phí, thời gian vận chuyển hàng hóa, chất lượng hàng trong quá trình vận chuyển do quãng đường vận chuyển ngắn...

b) Khó khăn:

- Không phản ánh đúng bản chất của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo pháp luật về thương mại và quản lý ngoại thương là hàng hóa phải được đưa ra hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên, đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ vẫn áp dụng chính sách quản lý như đối với hàng hóa XNK thông thường (chính sách mặt hàng, kiểm tra chuyên ngành) mặc dù bản chất là hàng hóa dịch chuyển trong nội địa.

- Doanh nghiệp có thể lợi dụng để gian lận thương mại, vì theo Nghị định số 90/2007/NĐ-CP về thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu quy định:

“1. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải đăng ký mã số thuế tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.

2. Khi thực hiện quyển xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác hoặc thực hiện các hiện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật Việt Nam trước khi hàng hóa được phép thông quan; chịu trách nhiệm liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

Bản chất của quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được thực hiện thủ tục XNK tại chỗ tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP chính là cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện quyền phân phối tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 90/2007/NĐ-CP dẫn trên thì thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối; trong khi tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP thì không phải thực hiện thủ tục cấp phép. Như vậy có sự bất hợp lý về chính sách áp dụng đối với hàng hóa mua bán có cùng bản chất, được giao nhận tại Việt Nam.

- Gây khó khăn cho cơ quan hải quan trong công tác quản lý, theo dõi vì tờ khai xuất khẩu tại chỗ tách rời tờ khai nhập khẩu tại chỗ; địa điểm làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ và nhập khẩu tại chỗ có thể là 02 Chi cục Hải quan khác nhau, rất khó khăn trong công tác phối hợp, theo dõi trong khi thuế chủ yếu thu ở khâu nhập khẩu tại chỗ.

- Gây tồn đọng số lượng từ khai XNK tại chỗ còn treo trên hệ thống do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân do doanh nghiệp khai sai các chỉ tiêu thông tin đã dược hướng dẫn trên hệ thống hoặc người nhập khẩu tại chỗ không mở tờ khai nhập khẩu.

* Đánh giá tác động về thủ tục hải quan khi bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ CP:

Việc bãi bỏ quy định tại Điều 35 Nghị định số 08 sẽ tạo thuận lợi lớn cho cả hải quan và doanh nghiệp:

- Đối với doanh nghiệp: cắt giảm thủ tục hành chính, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; trong 05 năm từ năm 2018-2022 thì trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,8 triệu tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ, trường hợp bãi bỏ quy định này thì trung bình hàng năm doanh nghiệp tiết kiệm được khoảng 36,7 tỷ đồng (lệ phí hải quan là 20.000đ/tờ khai), chưa kể tiết kiệm được chi phí về thời gian, nguồn lực do phải làm thủ tục hải quan.

- Đối với cơ quan hải quan: Giảm thời gian, nhân lực và vật lực để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ. Giảm rủi ro khi không có cơ sở xác định thương nhân nước ngoài có hay không có hiện diện tại Việt Nam.

3.2. Về chính sách thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ

a) Thuận lợi:

- Do hàng hóa không có sự dịch chuyển qua biên giới nhưng nếu thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ thì phải áp dụng chính sách thuế như đối với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu thông thường. Việc này không gây khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

- Việc tính thuế đối với tờ khai nhập khẩu tại chỗ phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 quy định hàng hóa nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế; đảm bảo thu đúng, thu đủ các nguồn thu cho ngân sách nhà nước như đối với hàng hóa xuất khẩu qua biên giới, nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế.

- Về thuế GTGT: Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa được áp dụng thuế suất 0% và được khấu trừ hoặc hoàn thuế đầu vào (nếu có).

b) Khó khăn:

- Có thể sẽ không thu được thuế nhập khẩu trong trường hợp doanh nghiệp không làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ.

- Rủi ro trong việc chuyển giá: không loại trừ khả năng một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tận dụng triệt để chính sách ưu đãi của Việt Nam để khai tăng trị giá, số thuế phải nộp của hàng hóa khi áp dụng thủ tục nhập khẩu tại chỗ, đồng thời giảm số thuế phải nộp ở nước ngoài, mục tiêu nhằm tối đa hoá lợi nhuận của một tập đoàn, công ty đa quốc gia hay nhóm công ty có mối quan hệ liên kết trên cơ sở giảm thiểu nghĩa vụ về thuế. Trong khi hiện nay, Việt Nam chưa áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu (15%), do vậy nguy cơ chuyển giá vẫn còn rất lớn.

- Về thuế GTGT: Theo quy định hiện hành thì hàng hóa xuất khẩu tại chỗ áp dụng mức thuế 0%, tuy nhiên có sự bất hợp lý là trường hợp này có giao dịch ngoại thương nhưng thực tế hàng hóa không xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

- Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Theo quy định tại Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ về thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam thì tổ chức nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì phải nộp thuế TNDN; mức thuế TNDN phải nộp là 1% áp dụng đối với hoạt động thương mại: phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị; phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gắn với dịch vụ tại Việt Nam. Như vậy, có sự bất hợp lý về mức thuế suất phải nộp thuế TNDN giữa nhà thầu nước ngoài với DN được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam vì căn cứ Điều 10, Điều 13 và Điều 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2013 và Điều 10 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, mức thuế suất thuế TNDN mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải nộp là 20%.

* Đánh giá tác động về chính sách thuế khi bãi bỏ Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP:

- Về thuế xuất nhập khẩu: Khi bãi bỏ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, cơ quan hải quan không làm thủ tục hải quan, hoạt động mua bán giữa 02 doanh nghiệp Việt Nam có yếu tố chỉ định của thương nhân nước ngoài là giao dịch nội địa, không phải là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu, không chịu sự điều chỉnh của pháp luật hải quan, pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

- Về thuế giá trị gia tăng: Hoạt động mua bán hàng hóa giữa 02 doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế GTGT như đối với hàng hóa giao dịch trong nội địa. Doanh nghiệp mua hàng phải nộp thuế GTGT theo quy định.

- Về thuế nhà thầu: Theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC thì thuế nhà thầu nước ngoài áp dụng đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài phát sinh thu nhập từ việc cung ứng dịch vụ hoặc cung cấp hàng hóa tại Việt Nam; thuế suất thuế nhà thâu nước ngoài hiện nay áp dụng đối với dịch vụ cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị; phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gắn với dịch vụ tại Việt Nam ở mức 1%. Việc thu thuế nhà thầu không bị ảnh hưởng vì sẽ thực hiện thu thuế thông qua người mua hàng hóa tại Việt Nam.

- Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); tương tự như thuế nhà thầu dẫn trên, căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2013 và Nghị định số 218/2013/NĐ-CP thì sẽ thực hiện thu thuế TNDN thông qua người mua hàng hóa tại Việt Nam.

* Khi bãi bỏ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, cơ quan hải quan không làm thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ, việc mua bán nội địa sẽ thực hiện như sau:

- Người mua hàng hóa: phải nộp thuế GTGT theo quy định.

- Người bán hàng hóa:

+ Trường hợp hàng hóa mua, bán có nguồn gốc từ nội địa: người bán hàng xuất hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT cho người mua hàng.

+ Trường hợp hàng hóa mua, bán có nguồn gốc nhập khẩu như nhập nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu:

++ Doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được miễn thuế nhập khẩu, nộp đầy đủ các khoản thuế nhập khẩu, GTGT và các loại thuế khác (nếu có) theo quy định

++ Xuất hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT cho người mua hàng.

Căn cứ pháp luật về thuế hiện hành, hàng hóa nhập khẩu tại chỗ theo loại hình nhập SXXK không được miễn thuế nhập khẩu và khi thực xuất khẩu thì được xem xét hoàn lại số tiền thuế nhập khẩu dã nộp. Khi chuyển thành hoạt động mua bán nội địa, doanh nghiệp bán hàng phải nộp thuế đối với nguyên vật liệu nhập khẩu, doanh nghiệp mua hàng phải nộp thuế GTGT và được khấu trừ theo quy định. Như vậy, về cơ bản không gây thất thu thuế khi bãi bỏ thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

III. Đề xuất

Để công tác quản lý nhà nước về hải quan được thống nhất, căn cứ bản chất giao dịch của hàng hóa, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP về xuất nhập khẩu tại chỗ như sau:

1. Bãi bỏ toàn bộ Điều 35 tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (thực tế chỉ bãi bỏ điểm c, khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP). Cơ quan hải quan không làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ quy định điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được quy định tại Điều 181, Điều 182 Luật Thương mạiĐiều 42 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP; quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được quy định tại Điều 28 Luật Thương mại, khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương, khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan, khoản 4 Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CPkhoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thủ tục hải quan đang được quy định tại Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Trường hợp bãi bỏ toàn bộ quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP thì thủ tục hải quan đối với hoạt động quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 35 NĐ 08/2015/NĐ-CP đã có hướng dẫn cụ thể tại các điều tương ứng tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và sẽ được hướng dẫn rõ hơn khi xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC, đảm bảo đầy đủ thủ tục để doanh nghiệp có cơ sở thực hiện; việc quy định tại Thông tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành không trái với quy định hiện hành, đủ cơ sở pháp lý để Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện.

2. Đề xuất chính sách thay thế khi không thực hiện thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP:

Doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức sau để thực hiện phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi thực hiện mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài và được chỉ định giao nhận hàng hóa tại Việt Nam:

(1) Trường hợp hàng hóa mua, bán có nguồn gốc từ nội địa: thực hiện như hoạt động mua bán giữa hai doanh nghiệp nội địa, nộp thuế GTGT, các loại thuế khác như đối với hoạt động mua bán nội địa.

(2) Trường hợp hàng hóa được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu đã được miễn thuế nhập khẩu, phát sinh giao dịch mua, bán với thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam chỉ định giao, nhận hàng hóa tại Việt Nam:

Doanh nghiệp nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa vào kho ngoại quan/khu vực hải quan riêng. Doanh nghiệp Việt Nam mua hàng thực hiện thủ tục nhập khẩu từ kho ngoại quan/khu vực hải quan riêng như nhập khẩu từ nước ngoài. Chính sách thuế áp dụng theo từng loại hình tương ứng.

(*) Ưu điểm

- Không làm thay đổi chính sách quản lý và không gây tác động đến các chính sách liên quan như chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, chính sách thuế, thanh toán quốc tế, thuế nội địa;

- Không phải thực hiện sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật từ Luật, Nghị định, Thông tư;

- Không gây xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

- Thuận lợi cho quản lý hải quan.

(*) Nhược điểm

- Phát sinh thêm chi phí xuất khẩu/gửi hàng vào kho ngoại quan, khu vực hải quan riêng.

(3) Trường hợp doanh nghiệp không phải là DNCX nếu phát sinh hoạt động mua, bán hàng hóa theo chỉ định của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có thể chuyển đổi thành DNCX vì theo quy định của pháp luật hiện hành thì trao đổi hàng hóa giữa nội địa và DNCX là quan hệ xuất nhập khẩu, nếu có yếu tố thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam chỉ định giao nhận hàng hóa thì trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp nội địa và DNCX không bị ảnh hưởng khi bãi bỏ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

(*) Ưu điểm

Tương tự như đối với ưu điểm của điểm (1) dẫn trên

(*) Nhược điểm

- Để trở thành DNCX, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại Điều 28a Nghị định số 18/2021/NĐ-CP: (1) Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có công/cửa ra, vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa. (2) Có hệ thống ca-mê-ra quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa; dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan và được lưu giữ tối thiểu 12 tháng. (3) Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập- xuất- tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan.

- Việc chuyển đổi từ doanh nghiệp không hưởng chính sách đối với DNCX thành DNCX tuy đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tuy nhiên, DNCX phải thực hiện nhiều thủ tục từ việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép kinh doanh, cho đến phải đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống camera đáp ứng tiêu chuẩn để kết nối với cơ quan hải quan. Việc này gây tốn thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

(4) Trường hợp doanh nghiệp không lựa chọn theo 03 hình thức dẫn trên, khi có nhu cầu mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài và được chỉ định giao nhận hàng hóa tại Việt Nam thì thực hiện như hoạt động mua bán nội địa. Doanh nghiệp nhập sản xuất xuất khẩu thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được miễn thuế, nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định. Khi thực hiện mua bán nội địa thì thực hiện nộp các loại thuế như GTGT, thuế nhà thầu...theo quy định.

(*) Ưu điểm

- Đảm bảo quản lý đúng bản chất, giao dịch hàng hóa được mua bán tại Việt Nam;

- Thực hiện thu thuế nhập khẩu đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu khi chuyển mục đích sử dụng.

(*) Nhược điểm

- Cần thay đổi phương thức quản lý của cơ quan thuế, cơ quan ngân hàng trong thanh toán quốc tế.

- Doanh nghiệp gia công, SXXK phải thực hiện nộp thuế, thanh toán trước khi thực hiện giao hàng hóa cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

3. Để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ trong giai đoạn chuyển giao, doanh nghiệp có thời gian sắp xếp kế hoạch sản xuất, kinh doanh dài hạn, tránh gián đoạn trong việc cung ứng hàng hóa cho sản xuất, Bộ Tài chính kiến nghị bổ sung nội dung chuyển tiếp tại khoản 2 Điều 2 dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định về việc bãi bỏ một số cụm từ, điểm, khoản, điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và quy định thương nhân nước ngoài phải đáp ứng điều kiện không có hiện diện tại Việt Nam quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương để tránh có cách hiểu khác nhau như hiện nay. Nội dung bổ sung như sau:

“2. Bãi bỏ Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ.

Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam được tiếp tục thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ trong thời hạn tối đa không quá 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực và phải đáp ứng điều kiện thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương.”

4. Về trình tự ban hành văn bản quy phạm phạm pháp luật:

Căn cứ quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), Bộ Tài chính kiến nghị:

Giao Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) hoàn thiện nội dung sửa đổi Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan liên quan.

5. Thời gian hoàn thành: Quý IV năm 2023.

Bộ Tài chính báo cáo Văn phòng Chính phủ xem xét, phê duyệt./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Hồ Đức Phớc (để b/c);
- Lưu: VT, TCHQ (6b)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Đức Chi

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 9133/BTC-TCHQ năm 2023 dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 9133/BTC-TCHQ
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Nguyễn Đức Chi
Ngày ban hành: 25/08/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [38]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 9133/BTC-TCHQ năm 2023 dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…