BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4550/TCHQ-GSQL |
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2015 |
Kính gửi: Bộ Công Thương.
Trả lời công văn số 4400/BCT-XNK ngày 6/5/2015 của Bộ Công Thương về việc tham gia ý kiến dự thảo Quyết định ban hành Quy chế thí điểm hoạt động tạm nhập hàng hóa theo phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất qua Điểm thông quan Co Sa, Tổng cục Hải quan xin có một số ý kiến tham gia như sau:
1. Điều 3 dự thảo Quy chế đề nghị sửa đổi, bổ sung:
- Khoản 1: Để thống nhất biện pháp quản lý, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương xác định và công bố các mặt hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất được phép tạm nhập qua Điểm thông quan Co Sa theo danh mục và mã số (HS) để các cơ quan chức năng thực hiện quản lý.
- Khoản 2: Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào nhu cầu thực tế và khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất hạ tầng giao thông tại địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đề xuất Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính Bộ Quốc phòng xem xét mở rộng các mặt hàng thí điểm tạm nhập qua Điểm thông quan Co Sa.
2. Điều 4 dự thảo Quy chế: Đề nghị Bộ Công Thương cân nhắc quy định cụ thể các điều kiện doanh nghiệp cần đáp ứng để được xem xét lựa chọn tham gia hoạt động tạm nhập hàng hóa qua Co Sa, Tổng cục Hải quan đề nghị áp dụng các điều kiện tương tự như hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện quy định tại Thông tư 05/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương.
3. Điều 5 dự thảo đề nghị sửa đổi, bổ sung:
- Khoản 2: Thủ tục tạm nhập tái xuất thực hiện theo quy định của Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014; Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ; Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
- Khoản 3: Việc giám sát hàng hóa từ khi tạm nhập đến khi hoàn tất việc tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014; Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ; Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
4. Điều 6 dự thảo đề nghị sửa đổi, bổ sung:
- Điểm a Khoản 2: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn:
Chỉ đạo, tổ chức, điều phối các lực lượng chức năng liên quan trên địa bàn đảm bảo Điểm thông quan Co Sa có đủ lực lượng chức năng kiểm soát chuyên ngành; quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất như nhà làm việc, địa điểm tập kết hàng hóa và các điều kiện kỹ thuật cho các lực lượng quản lý nhà nước theo quy định khi thực hiện Quy chế này.
- Tại khoản 3 dự thảo quy định trách nhiệm của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), đề nghị bổ sung như sau:
Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện làm thủ tục hải quan, kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ hàng hóa tạm nhập theo phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất đến khi hoàn tất thủ tục thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, đảm bảo không để thẩm lậu hàng hóa vào nội địa.
Tổng cục Hải quan có ý kiến để Bộ Công Thương được biết, tổng hợp.
Nơi nhận: |
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Công văn 4550/TCHQ-GSQL năm 2015 về thí điểm hoạt động tạm nhập hàng hóa theo phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất qua Điểm thông quan Co Sa do Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu: | 4550/TCHQ-GSQL |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Người ký: | Nguyễn Văn Cẩn |
Ngày ban hành: | 19/05/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 4550/TCHQ-GSQL năm 2015 về thí điểm hoạt động tạm nhập hàng hóa theo phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất qua Điểm thông quan Co Sa do Tổng cục Hải quan ban hành
Chưa có Video