Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1783/TCHQ-GSQL

Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 1995

 

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 1783/TCHQ-GSQL NGÀY 29 THÁNG 7 NĂM 1995 VỀ VIỆC THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU TẠM NHẬP - TÁI XUẤT

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

 

Ngày 28-6-1995, Bộ Thương mại ban hành Quyết định số 555 TM-XNK về việc kinh doanh xăng dầu theo hình thức tạm nhập để tái xuất. Nhằm đảm bảo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan đối với loại hình trên, ngoài việc thực hiện đầy đủ các quy định nêu trong Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 120/TCHQ-QĐ ngày 3-4-1995 của Tổng cục Hải quan, Tổng cục hướng dẫn thêm một số điểm sau đây:

1. Thủ tục hải quan đối với xăng dầu tạm nhập thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Thủ tục Hải quan đối với xăng dầu tái xuất áp dụng cho Điều 1, Điều 2 của Quyết định 555/TM-XNK như sau:

a) Bán xăng dầu cho các doanh nghiệp nước ngoài (tái xuất khỏi Việt Nam):

Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất tiến hành thủ tục hải quan theo trình tự quy định tại Điều 11 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 120 dẫn trên. Niêm phong hải quan phương tiện vận tải, thông báo ngay bằng Fax hoặc điện cho Hải quan cửa khẩu tái xuất biết về lô hàng sẽ qua cửa khẩu. Hải quan cửa khẩu tái xuất kiểm tra niêm phong hải quan, xác nhận vào tờ khai và có trách nhiệm chuyển ngay bộ hồ sơ chính và tờ khai gửi trả để Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất thanh khoản tờ khai, giấy phép và làm thủ tục hoàn thuế theo quy định.

b) Thủ tục hải quan đối với bán xăng dầu cho các doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất tiến hành như đối với xăng dầu tái xuất ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.

c) Trường hợp bán xăng dầu:

c1. Cho các máy bay nước ngoài bay trên tuyến bay quốc tế hạ cánh và mua xăng dầu tại Việt Nam. Khi làm thủ tục hải quan, ngoài bộ hồ sơ phải nộp theo quy định doanh nghiệp kinh doanh còn nộp thêm bản sao hợp đồng bán hàng hoặc các văn bản thoả thuận tương đương có công chứng (do doanh nghiệp Việt Nam ký với các hãng hàng không quốc tế).

c2. Cho tầu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam: khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp kinh doanh phải nộp thêm 01 bản dự kiến bán xăng dầu cho tầu biển nước ngoài do Giám đốc doanh nghiệp ký đề nghị (kèm bộ hồ sơ hợp lệ theo quy định, trừ hợp đồng xuất khẩu).

c3. Trách nhiệm của Hải quan cảng hàng không, cảng biển:

- Phải lập sổ theo dõi riêng, phù hợp với mỗi lần bán cho từng loại phương tiện theo các nội dung:

Số giấy phép: (Thời hạn hiệu lực).

- Số tờ khai: ngày... tháng... năm...

+ Tên phương tiện mua xăng dầu - quốc tịch.

+ Thời gian mua, bán xăng dầu.

+ Số lượng thực mua, thực bán.

+ Chủng loại (ký, mã hiệu).

Sổ theo dõi được lập để theo dõi, trừ lùi và thanh khoản cho từng giấy phép.

Kết quả thanh khoản giấy phép trên nguyên tắc tổng lượng hàng xuất bán cho tất cả các đợt không được vượt quá lượng hàng ghi trong giấy phép.

- Phải tổ chức kiểm tra, giám sát, đảm bảo bán đúng đối tượng, số lượng, chủng loại xăng dầu ghi trên giấy phép.

3. Trường hợp doanh nghiệp được phép nhập khẩu xăng dầu theo lô lớn ở một cửa khẩu và được phép tái xuất theo từng lô nhỏ từ các kho chứa nội địa cho các đối tượng nêu tại Điều 2 - QĐ 555/TM-XNK, thủ tục hải quan tiến hành như sau:

a) Về phía doanh nghiệp:

+ Ngoài bộ hồ sơ hợp lệ, còn có văn bản đề nghị do giám đốc doanh nghiệp ký (thông báo địa điểm các kho chứa xăng dầu nội địa để tái xuất).

+ Đảm bảo cho Hải quan làm đầy đủ thủ tục kiểm tra, giám sát hàng bán.

b) Về phía Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất có trách nhiệm:

- Mở sổ theo dõi với nội dung:

+ Số tờ khai:...... ngày... tháng.... năm...

+ Số giấy phép:............ (thời hạn hiệu lực)

+ Phương tiện vận chuyển:

+ Ngày đi:

+ Số lượng xăng dầu:

+ Chủng loại:............... (ký, mã hiệu).

- Riêng hình thức này được mở 04 tờ khai.

- Tiến hành làm thủ tục kiểm tra, giám sát đúng quy định (niêm phong, kẹp chì phương tiện, thông báo cho Hải quan cửa khẩu xuất biết).

Hải quan cửa khẩu xuất cuối cùng trên cơ sở bộ hồ sơ nhận được xác nhận thực xuất vào tờ khai hàng, sau khi đã kiểm tra đúng giấy phép và nguyên niêm phong kẹp chì của Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất. Lưu lại cửa khẩu 01 tờ khai và một bộ hồ sơ photo. Sau đó niêm phong hải quan một tờ khai và một bộ hồ sơ sao gửi Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất; 01 bộ hồ sơ chính gửi về Hải quan nơi có cửa khẩu tạm nhập để làm thủ tục hoàn thuế theo Luật định.

4. Nghĩa vụ thuế và thủ tục hoàn thuế thực hiện theo đúng Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành.

Trong quá trình thực hiện văn bản này có gì vướng mắc yêu cầu Hải quan các tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục để có hướng dẫn chỉ đạo.

 

Bùi Duy Bảo

(Đã ký)

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn về thủ tục hải quan đối với xăng dầu tạm nhập-tái xuất

Số hiệu: 1783/TCHQ-GSQL
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
Người ký: Bùi Duy Bảo
Ngày ban hành: 29/07/1995
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn về thủ tục hải quan đối với xăng dầu tạm nhập-tái xuất

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…