BỘ VĂN HÓA, THỂ
THAO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1909/BVHTTDL-DSVH |
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019 |
Kính gửi: |
- Văn phòng Trung ương Đảng; |
Tính đến hết năm 2018, trên phạm vi cả nước đã có 164 hiện vật và nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là bảo vật quốc gia. Các bảo vật quốc gia gồm nhiều loại hình, chất liệu, hiện đang được lưu giữ tại 83 đơn vị thuộc Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong những điều kiện bảo vệ, bảo quản khác nhau. Vì vậy, để bảo đảm thực hiện tốt nhất việc bảo vệ, bảo quản theo chế độ đặc biệt và phát huy có hiệu quả giá trị của các bảo vật quốc gia, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có bảo vật quốc gia quan tâm chỉ đạo cơ quan chức năng, đơn vị trực thuộc đang trực tiếp quản lý bảo vật quốc gia nghiêm túc thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Về bảo vệ bảo vật quốc gia
- Tổ chức xây dựng, hoàn thiện và kịp thời triển khai phương án bảo vệ đặc biệt đối với từng bảo vật quốc gia sau khi trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó lưu ý: Có biện pháp phòng, chống cháy, nổ, trộm cắp, thiên tai và các nguy cơ gây hại khác để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các bảo vật quốc gia. Đối với bảo vật quốc gia hiện đang được lưu giữ tại các di tích (như: chuông, bia đá, tượng...), phải thường xuyên thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch phối hợp liên ngành giữa các cơ quan văn hóa, công an và chính quyền sở tại trong việc bảo vệ, phân định rõ tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm chính, không giao khoán cho cá nhân trực tiếp trông coi di tích.
- Kịp thời, chủ động báo cáo, đề xuất với cơ quan chủ quản và các cơ quan có liên quan về các vấn đề ảnh hưởng đến việc bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các bảo vật quốc gia khi có những diễn biến trong thực tế tác động tới công tác này.
2. Về bảo quản bảo vật quốc gia
- Ưu tiên đầu tư kinh phí cho việc cải tạo, nâng cấp công trình và hạ tầng kỹ thuật kho bảo quản, khu vực trưng bày của bảo tàng và khu vực thuộc di tích - nơi lưu giữ/đặt bảo vật quốc gia để bảo đảm bảo vật quốc gia được đặt trong chế độ bảo quản đặc biệt.
- Việc bảo quản đối với từng bảo vật quốc gia phải được lập thành phương án cụ thể trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; việc thực hiện phải tuân thủ chặt chẽ quy trình, nguyên tắc, kỹ thuật bảo quản và có sự phối hợp, giám sát chặt chẽ của các tổ chức khoa học, các chuyên gia về bảo quản căn cứ theo từng loại hình, chất liệu, tình trạng của bảo vật quốc gia.
3. Về phát huy giá trị bảo vật quốc gia
Xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình đặc biệt dành cho việc quảng bá giá trị của bảo vật quốc gia gắn với việc tuyên truyền bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
4. Báo cáo nhanh về thực trạng công tác bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị bảo vật quốc gia về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 31/5/2019.
(Địa chỉ trực tiếp nhận báo cáo: Cục Di sản văn hóa - 51 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Văn phòng Trung ương Đảng, các Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có bảo vật quốc gia quan tâm, chỉ đạo thực hiện./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Công văn 1909/BVHTTDL-DSVH năm 2019 về tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị của bảo vật quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Số hiệu: | 1909/BVHTTDL-DSVH |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch |
Người ký: | Lê Quang Tùng |
Ngày ban hành: | 20/05/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 1909/BVHTTDL-DSVH năm 2019 về tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị của bảo vật quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Chưa có Video