Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1736/BYT-KCB
V/v triển khai Luật Người khuyết tật.

Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2011

 

Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

Theo quy định của Luật, ngành y tế có nhiệm vụ chính như: Thực hiện quản lý nhà nước về chăm sóc sức khỏe người khuyết tật; chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú; khám bệnh, chữa bệnh; chỉnh hình, phục hồi chức năng (PHCN) và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật; chủ trì và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết hoạt động PHCN cho người khuyết tật; đào tạo về PHCN; thực hiện chương trình phòng ngừa khuyết tật; hướng dẫn thực hiện Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đối với người khuyết tật.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của ngành Y tế, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế và các Ban, Ngành có liên quan triển khai Luật Người khuyết tật. Hàng năm, đề nghị UBND tỉnh bố trí kinh phí thích hợp từ nguồn ngân sách địa phương để chi cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật và tăng cường đầu tư cho công tác PHCN với các nội dung trọng tâm sau:

1. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến nội dung Luật Người khuyết tật. Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe để nhân dân hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác PHCN trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đặc biệt về phòng ngừa khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp sớm cho người khuyết tật.

2. Duy trì và đẩy mạnh triển khai chương trình PHCN dựa vào cộng đồng, phát hiện sớm, can thiệp sớm và PHCN cho người khuyết tật, chú ý đến đối tượng là trẻ em và phụ nữ khuyết tật, để mọi người biết cách chủ động phòng ngừa khuyết tật, tạo điều kiện những người khuyết tật được tiếp cận và hưởng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cũng như các dịch vụ khác của cộng đồng.

3. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn PHCN chuyên sâu cho bệnh viện Điều dưỡng - PHCN cũng như Khoa Vật lý trị liệu - PHCN trong các bệnh viện đa khoa, chú trọng công tác đào tạo liên tục và làm tốt công tác chỉ đạo tuyến, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho tuyến dưới.

4. Có kế hoạch đầu tư, mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho bệnh viện Điều dưỡng - PHCN cũng như Khoa Vật lý trị liệu - PHCN trong các bệnh viện đa khoa, tránh coi trọng đầu tư vào nghỉ dưỡng mà giảm đi các hoạt động PHCN.

5. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, vật tư y tế cần thiết cho chuyên khoa PHCN. Từng bước hiện đại hóa bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng, áp dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật y học cao trong chuyên ngành phục hồi chức năng, mở rộng các khoa, các chuyên ngành sâu về phục hồi chức năng theo hướng phục hồi chức năng riêng biệt cho từng loại bệnh và PHCN cho người bệnh ngay từ giai đoạn sau cấp cứu.

6. Tiếp tục củng cố và kiện toàn mạng lưới PHCN. Khuyến khích các tỉnh, thành phố chưa có bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng khẩn trương đầu tư xây dựng bệnh viện để thực hiện tốt phục hồi chức năng cho người khuyết tật, người bị bệnh nghề nghiệp và các đối tượng khác có nhu cầu.

Phát triển mạng lưới phục hồi chức năng thống nhất trong toàn quốc theo tuyến như sau:

- Tuyến xã: Trạm Y tế xã phân công cán bộ y tế phụ trách công tác PHCN, cán bộ này được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về PHCN.

- Tuyến huyện: Có phân công cán bộ y tế phụ trách công tác PHCN, có ít nhất 02 cán bộ y tế có trình độ chuyên môn PHCN từ chuyên khoa định hướng trở lên, khuyến khích thành lập khoa Vật lý trị liệu - PHCN.

- Tuyến tỉnh: Các tỉnh chưa có bệnh viện Điều dưỡng - PHCN, khuyến khích, tạo điều kiện thành lập bệnh viện Điều dưỡng - PHCN, các bệnh viện chuyên khoa phân công cán bộ phụ trách công tác PHCN và khuyến khích thành lập khoa Vật lý trị liệu - PHCN tại các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa.

Để thiết thực đưa Luật Người khuyết tật vào cuộc sống, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh quan tâm phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế và các Ban, Ngành có liên quan triển khai Luật Người khuyết tật, thực hiện các hướng dẫn nêu trên, góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề khuyết tật và quyền của người khuyết tật, giúp người khuyết tật vượt lên khó khăn và hòa nhập cuộc sống cộng đồng.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Bộ LĐ-TB-XH (Để phối hợp thực hiện);
- Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
- Y tế ngành;
- Các cơ sở PHCN;
- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Xuyên

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 1736/BYT-KCB về triển khai Luật Người khuyết tật do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 1736/BYT-KCB
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Nguyễn Thị Xuyên
Ngày ban hành: 04/04/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 1736/BYT-KCB về triển khai Luật Người khuyết tật do Bộ Y tế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…