Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5240/BNG-LPQT
V/v kiểm tra đề xuất ký Hiệp định Vay Dự án “Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn” vay vốn ADB.

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2017

 

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Hợp tác quốc tế).

Phúc Công văn số 10008/NHNN-HTQT ngày 08/12/2017 của Quý Cơ quan đề nghị cho ý kiến kiểm tra đối với đề xuất ký Hiệp định Vay Dự án “Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn” (BIIG1) vay vốn Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), căn cứ quy định tại Điều 18 Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao (Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế) có ý kiến như sau:

1. Về sự cần thiết ký Hiệp định

Bộ Ngoại giao nhất trí về sự cần thiết ký Hiệp định nêu trên nhằm tiếp nhận hỗ trợ tài chính của ADB cho Dự án BIIG1.

2. Về danh nghĩa ký, cấp ký và hình thức văn bản

Hiệp định nêu trên được ký với danh nghĩa Nhà nước là phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và thực tiễn ký kết điều ước quốc tế của ta về vốn vay ADB.

3. Đánh giá sự phù hợp của Hiệp định với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, lợi ích quốc gia, đường lối đối ngoại của Việt Nam

Dự thảo Hiệp định nêu trên có nội dung phù hợp với lợi ích quốc gia và đường li đối ngoại của Việt Nam, cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, không có quy định trái với các điều ước quốc tế về cùng lĩnh vực mà Việt Nam là thành viên.

4. Về dự thảo Ttrình Chính phủ

Dự thảo Tờ trình Chính phủ bao gồm các nội dung theo quy định tại Điều 16 Luật Điều ước quốc tế năm 2016. Tuy nhiên, để hoàn thiện thêm dự thảo Tờ trình, đề nghị Quý Cơ quan cân nhắc một số điểm sau:

- Tại Mục II.7, đề nghị sửa tên mục thành “Đánh giá về tính tương thích với quy định của pháp luật Việt Nam, việc áp dụng trực tiếp Hiệp định và yêu cầu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Hiệp định” để phù hợp với nội dung. Đề nghị bỏ nội dung về Luật Điều ước quốc tế năm 2016 trong đoạn “Dự thảo Hiệp định Vay phù hợp với... Luật Quản lý nợ công năm 2009” do Luật này quy định về việc ký kết, sửa đổi, gia hạn, chấm dứt hiệu lực của các Hiệp định, không điều chỉnh các vấn đề liên quan đến nội dung của các Hiệp định.

5. Về trình t, thủ tục

Việc đề xuất ký Hiệp định nêu trên đã tuân thủ trình tự thủ tục quy định tại Luật Điều ước quốc tế năm 2016.

Trên đây là ý kiến của Bộ Ngoại giao để Quý Cơ quan tổng hợp trình Chính phủ xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trư
ng Lê Hoài Trung (để báo cáo);
- UBND các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn;
- Lưu: HC, LPQT. VT09.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Hải Triều

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 5240/BNG-LPQT năm 2017 về kiểm tra đề xuất ký Hiệp định Vay Dự án “Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn” vay vốn Ngân hàng phát triển châu Á do Bộ Ngoại giao ban hành

Số hiệu: 5240/BNG-LPQT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao
Người ký: Lê Hải Triều
Ngày ban hành: 22/12/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 5240/BNG-LPQT năm 2017 về kiểm tra đề xuất ký Hiệp định Vay Dự án “Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn” vay vốn Ngân hàng phát triển châu Á do Bộ Ngoại giao ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…