Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12919/NHNN-KTTC
V/v tính lãi chậm trả đối với nợ gốc quá hạn và/hoặc lãi nợ quá hạn

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2007

 

Kính gửi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á

Phúc đáp Công văn số 390/2007/NHNA-06 ngày 30/10/2007 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á (Ngân hàng Nam Á) về việc tính lãi cho vay quá hạn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có ý kiến như sau:

1. Ngân hàng Nam Á cần phân biệt rõ 02 vấn đề: (i) Phân loại nợ và trích lập dự phòng; và (ii) Tính lãi chậm trả đối với nợ gốc quá hạn và/hoặc lãi nợ quá hạn; Cụ thể:

(i) Phân loại nợ và trích lập dự phòng: Là việc Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại các khoản nợ cho vay vào các nhóm thích hợp trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (trong đó, thời gian quá hạn của một khoản vay chỉ là một tiêu chí để phân loại nợ) để thực hiện trích lập dự phòng cho các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động tín dụng.

Như vậy mục đích của việc phân loại nợ, trích lập dự phòng là để TCTD và NHNN giám sát chất lượng tín dụng, đồng thời đảm bảo TCTD có nguồn vốn cho việc xử lý các rủi ro tín dụng phát sinh. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro thực chất là hoạt động nghiệp vụ tín dụng của TCTD, không liên quan trực tiếp tới việc tính lãi chậm trả đối với nợ gốc quá hạn và/hoặc lãi nợ quá hạn đối với khách hàng.

Do đó, tại Hệ thống tài khoản kế toán các TCTD, NHNN không bố trí các tài khoản để theo dõi Nợ quá hạn như trước đây. Tuy nhiên, trong trường hợp hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu theo dõi nợ quá hạn, TCTD có thể thực hiện mở các tài khoản chi tiết để theo dõi Nợ quá hạn ở các tài khoản cho vay thích hợp.

(ii) Lãi chậm trả đối với nợ gốc quá hạn và/hoặc lãi nợ quá hạn: Là việc TCTD tính và thu một khoản tiền (tiền lãi chậm trả) đối với khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của mình đúng thời hạn. Theo quy định hiện hành về Quy chế cho vay của TCTD (Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN và Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN), việc xác định lãi chậm trả đối với nợ quá hạn và lãi nợ quá hạn do hai bên (TCTD và khách hàng) thoả thuận trên cơ sở quy định hiện hành của pháp luật. Như vậy, TCTD không căn cứ vào việc phân loại nợ để thực hiện tính lãi chậm trả đối với khách hàng. Một số thuật ngữ liên quan đến việc tính lãi chậm trả đối với nợ gốc quá hạn và/hoặc lãi nợ quá hạn được hiểu như sau:

- Nợ quá hạn: Là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn thanh toán theo cam kết tại Khế ước cho vay/Hợp đồng tín dụng.

- Thời điểm chuyển sang nợ quá hạn: Tính từ ngày tiếp theo ngay sau ngày đến kỳ hạn trả nợ ghi trên Khế ước cho vay/Hợp đồng tín dụng.

- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn và/hoặc lãi nợ quá hạn: Được thực hiện theo thỏa thuận tại Khế ước cho vay/Hợp đồng tín dụng trên cơ sở phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.

2. Nguyên tắc xử lý lãi chậm trả đối với nợ quá hạn (bao gồm nợ gốc quá hạn và/hoặc lãi nợ quá hạn):

TCTD thực hiện tính lãi chậm trả đối với các khoản vay khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng hạn. Khi đó, khoản nợ nào chậm trả (nợ gốc và/hoặc nợ lãi) thì tính lãi chậm trả cho khoản nợ đó. Cụ thể:

(i) Nếu khách hàng chậm trả nợ gốc: TCTD thực hiện tính lãi chậm trả trên cơ sở số dư Nợ gốc, số ngày chậm trả và mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn.

(ii) Nếu khách hàng chậm trả nợ lãi: TCTD thực hiện tính lãi chậm trả trên cơ sở số tiền lãi chậm trả với lãi suất chậm trả hoặc theo mức tính lãi chậm trả đối với nợ lãi vốn vay theo thỏa thuận tại Khế ước cho vay/Hợp đồng tín dụng.

(iii) Nếu khách hàng chậm trả đồng thời cả nợ gốc và nợ lãi: TCTD thực hiện tính lãi chậm trả cho cả 2 khoản nợ gốc và nợ lãi. Số tiền lãi chậm trả trong trường hợp này bằng số tiền lãi chậm trả gốc (i) cộng với số tiền lãi chậm trả nợ lãi (ii).

Trên đây là hướng dẫn của NHNN về việc tính lãi chậm trả đối với các khoản nợ quá hạn; đề nghị Ngân hàng Nam Á nghiên cứu, triển khai thực hiện theo hướng dẫn này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như đề gửi;
- Các Vụ: CSTT, TTra NHNN;
- Lưu VP, KTTC2.

TL. THỐNG ĐỐC
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Thanh Hương

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 12919/NHNN-KTTC tính lãi chậm trả đối với nợ gốc quá hạn và/hoặc lãi nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu: 12919/NHNN-KTTC
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Nguyễn Thị Thanh Hương
Ngày ban hành: 06/12/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 12919/NHNN-KTTC tính lãi chậm trả đối với nợ gốc quá hạn và/hoặc lãi nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…