Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7899/BCT-XNK
V/v hướng dẫn việc đăng ký, sử dụng dấu nghiệp vụ giám định thương mại

Hà Nội, ngày 03 tháng 09 năm 2013

 

Kính gửi:

- Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính);
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Theo pháp luật hiện hành, hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương mại và Nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

Ngày 16 tháng 12 năm 2011, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại, theo đó, bãi bỏ thủ tục đăng ký dấu nghiệp vụ giám định được quy định tại Nghị định số 20/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, trong quá trình thực tiễn triển khai, việc ngừng đăng ký và sử dụng dấu nghiệp vụ giám định đã làm phát sinh nhiều khó khăn, bất cập cho hoạt động nghiệp vụ của các tổ chức giám định thương mại.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp với cơ quan liên quan soạn thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120/2011/NĐ-CP.

Trong khi chưa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120/2011/NĐ-CP, Bộ Công Thương hướng dẫn việc đăng ký, sử dụng con dấu nghiệp vụ giám định như sau:

Luật Thương mại (Điều 260) quy định: "Chứng thư giám định phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, chữ ký, họ tên của giám định viên và phải được đóng dấu nghiệp vụ được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền".

Do đó, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan Hải quan chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp tiếp tục sử dụng dấu nghiệp vụ trong hoạt động giám định thương mại và thực hiện các thủ tục liên quan đến quản lý nhà nước về dấu nghiệp vụ giám định theo quy định của Luật Thương mại và Nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

Trong khi chưa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120/2011/NĐ-CP, đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan Hải quan thông báo cho Bộ Công Thương các phát sinh vướng mắc để kịp thời có biện pháp xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

Bộ Công Thương thông báo để quý Cơ quan, doanh nghiệp biết, triển khai thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính (để phối hợp);
- Bộ Tư pháp;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ trưởng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng (để b/c);
- Vụ Pháp chế;
- Lưu: VT, XNK (01).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 7899/BCT-XNK năm 2013 hướng dẫn việc đăng ký, sử dụng dấu nghiệp vụ giám định thương mại do Bộ Công thương ban hành

Số hiệu: 7899/BCT-XNK
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Công thương
Người ký: Trần Tuấn Anh
Ngày ban hành: 03/09/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 7899/BCT-XNK năm 2013 hướng dẫn việc đăng ký, sử dụng dấu nghiệp vụ giám định thương mại do Bộ Công thương ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…