Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 623/QLCL-CL2
V/v: góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 187/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2014

 

Kính gửi: Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối

Phúc đáp văn bản số 484/CB-TM ngày 04/4/2014 của Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cơ bản nhất trí về bố cục của dự thảo “Thông tư hướng dẫn Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ” và có một số ý kiến góp ý như sau:

I. Góp ý chung:

Đề nghị ban soạn thảo rà soát các Điều để thống nhất quy định chung về Hồ sơ và xử lý Hồ sơ, bao gồm: Thành phần hồ sơ; Cơ quan cấp giấy phép; Thời hạn giải quyết; Hiệu lực của Giấy phép (có thể có hoặc không) tại một số điều trong dự thảo thông tư ( như Điều 9, 12, 15, 30…)

II. Góp ý chi tiết:

1. Điều 1 của Dự thảo: Đề nghị bổ sung 01 khoản:“Xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản”.

Lý do: Hiện tại, phạm vi điều chỉnh của dự thảo chỉ hướng dẫn Điều 5, Điều 6 Nghị định 187 (nhóm đối tượng thuộc diện cấp phép ) mà chưa hướng dẫn quy định tại Điều 7 Nghị định 187 (Bao gồm cả 2 nhóm đối tượng thuộc diện cấp phép và không phải cấp phép). Do vậy cần bổ sung cho đầy đủ nhóm hàng hóa theo quy định của Điều 7 Nghị định 187 và thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2. Điều 4 của Dự thảo:

Đề nghị bổ sung nội dung “xuất khẩu” để đảm bảo đầy đủ quy định quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa.

3. Các Điều 16, 17, 18, 19 của Dự thảo:

Đề nghị sửa cụm từ “giống vật nuôi” thành “giống động vật trên cạn”. Lý do: “Giống vật nuôi” được hiểu là bao gồm cả giống động vật trên cạn và giống động vật thủy sản (theo giải tích từ ngữ tại khoản 5 Điều 3 của dự thảo) trong khi đó quy định về việc xuất nhập khẩu giống thủy sản đã có tại Điều 31, 32; như vậy sẽ bị chồng chéo.

4.Khoản 1 Điều 29 của Dự thảo.

Đề nghị ban soạn thảo quy định rõ Danh mục 1 và Danh mục 2 để có cơ sở tham chiếu trong Khoản 2 Điều này.

5. Điều 32 của Dự thảo: (nhập khẩu giống thủy sản): Đề nghị sửa cụm từ “giống thủy sản” thành “giống thủy sản và thủy sản sống không dùng làm thực phẩm”. Lý do: Để có căn cứ xem xét cho phép nhập khẩu đối với thủy sản sống không dùng làm thực phẩm (ví dụ: làm cảnh,…).

6. Khoản 2 Điều 33:

- Đề nghị chỉnh sửa như sau: 2. Các loài thủy sản không có trong Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này, chỉ được nhập khẩu để đánh giá rủi ro (làm căn cứ xem xét bổ sung vào Danh mục các loài thủy sản sống được phép nhập khẩu làm thực phẩm) phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép.

- Bỏ điểm b, c . Lý do không phù hợp với tiêu đề của Điều.

Đề nghị Quý Cục nghiên cứu, tổng hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục trưởng (để b/c);
- PCT.Trần Bích Nga
- Phòng CL1;
- Lưu: VT, CL2

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Phùng Hữu Hào

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 623/QLCL-CL2 năm 2014 góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 187/2013/NĐ-CP do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành

Số hiệu: 623/QLCL-CL2
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
Người ký: Phùng Hữu Hào
Ngày ban hành: 15/04/2014
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 623/QLCL-CL2 năm 2014 góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 187/2013/NĐ-CP do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…