BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6129/BNN-VPĐP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2022 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sau 4 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp trên cả nước. Đến nay, cả nước đã có 8.340 sản phẩm OCOP của 4.273 chủ thể được đánh giá, phân hạng đạt 3 sao trở lên. Các sản phẩm OCOP đã và đang được người tiêu dùng đón nhận và từng bước khẳng định được chất lượng, giá trị trên thị trường. Chương trình OCOP đã khẳng định sự phù hợp về định hướng, hiệu quả của một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực (đất đai, tài nguyên, điều kiện địa lý, văn hóa và tri thức bản địa, khả năng sáng tạo và lòng tự hào của người dân...) và gia tăng giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.
Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao (tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1542/QĐ-BNN-TTr ngày 27/4/2022 về việc kiểm tra Chương trình OCOP tại một số địa phương (Hà Nội, Hà Tĩnh, Bình Định, Bến Tre và Đắk Lắk). Theo Báo cáo kết luận của Đoàn kiểm tra, về cơ bản, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức triển khai nghiêm túc, hiệu quả Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 theo Quyết định 490/QĐ-TTg và các văn bản có liên quan. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn còn tồn tại, hạn chế, đặc biệt là trong công tác tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP. Vì vậy, để tổ chức triển khai và nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện tốt một số nội dung như sau:
1. Căn cứ Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, chỉ đạo rà soát, xây dựng, phê duyệt Đề án/Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về vùng nguyên liệu đặc trưng, văn hóa của địa phương, vùng, miền, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn...
2. Chỉ đạo các sở, ngành và đơn vị liên quan kiện toàn/tham mưu kiện toàn tổ chức Hội đồng và nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của địa phương theo đúng Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019; Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản có liên quan. Đặc biệt là công tác hoàn thiện hồ sơ sản phẩm, tổ chức Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, huyện, công tác kiểm tra, giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm OCOP sau khi được đánh giá, phân hạng. Rà soát, kiểm tra, đánh giá phân hạng lại các sản phẩm đã hết hạn theo quy định và xem xét thu hồi sản phẩm OCOP chưa đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm so với quy định (nếu có).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm, triển khai thực hiện các nội dung nêu trên./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Công văn 6129/BNN-VPĐP năm 2022 về tổ chức triển khai và nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 6129/BNN-VPĐP |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Trần Thanh Nam |
Ngày ban hành: | 15/09/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 6129/BNN-VPĐP năm 2022 về tổ chức triển khai và nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video