BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/TCHQ-TXNK |
Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2022 |
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tổng cục Hải quan nhận được một số phản ánh, kiến nghị của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Doanh nghiệp về việc vướng mắc thực hiện Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT ngày 17/8/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan xin trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:
I. Về việc áp dụng các Danh mục theo quy định tại Điều 3 Thông tư đối với một số trường hợp cụ thể
1. Về việc không thu thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu trong các trường hợp theo quy định tại tiết b, tiết c khoản 17 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính:
“...b) Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt;
c) Tàu bay (bao gồm cả động cơ tàu bay), dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại.
... Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước đã sản xuất được làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; Danh mục tàu bay, dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước đã sản xuất được làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.”
Vướng mắc: Khi xác định đối tượng không thu thuế GTGT theo tiết b, tiết c khoản 17 Điều 4, cơ quan hải quan cần đối chiếu: Danh mục phương tiện vận tải chuyên dùng trong nước đã sản xuất được (Phụ Lục I), Danh mục máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong nước đã sản xuất được (Phụ lục II), Danh mục nguyên liệu, vật tư, linh kiện, phụ tùng thay thế trong nước đã sản xuất được (Phụ lục IV) và Phụ lục VI.
Tuy nhiên, trong Phụ lục VI có cả máy móc thiết bị. Như vậy, khi xác định đối tượng không thu thuế GTGT đối với máy móc thiết bị thì cơ quan hải quan có cần phải đối chiếu cả Phụ lục VI hay chỉ đối chiếu Phụ lục II?
2. Trước đây, theo Điều 3 Thông tư 01/2018/TT-BKHĐT quy định: “Các hàng hóa trong nước đã sản xuất được nêu tại các Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này được áp dụng chung và không phụ thuộc mục đích sử dụng, trừ hàng hóa chuyên dùng”. Theo đó khi thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa là vật tư dầu khí thì doanh nghiệp phải kiểm tra, đối chiếu hàng nhập khẩu với tất cả các Danh mục vật tư ban hành kèm theo Thông tư để xác định hàng hóa đó trong nước đã sản xuất được hay chưa, từ đó mới xác định có thuộc đối tượng miễn thuế tại điểm c khoản 15 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13.
Tuy nhiên, theo Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT ngày 17/8/2021, quy định tại Điều 3 thuộc Thông tư số 01/2018/TT-BKHĐT được thay thế hoàn toàn bởi nội dung mới như sau:
“Điều 3. Các danh mục hàng hóa quy định tại Điều 2 Thông tư này là căn cứ xác định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, đối tượng miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế và không bao gồm hết các hàng hóa khác trong nước đã sản xuất được lưu thông trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng chưa được quy định tại Thông tư này.”
Vướng mắc: Khi nhập khẩu hàng hóa là vật tư dầu khí chỉ cần đối chiếu với Phụ lục VI - Danh mục vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước đã sản xuất được hay phải đối chiếu với tất cả các Danh mục vật tư khác như trước đây.
II. Về sự chưa phù hợp giữa tên hàng, mã số, ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật của một số hàng hóa cụ thể
Căn cứ Thông tư 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt nam, Biểu Thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành thì việc phân loại mặt hàng “Van” (nhóm 8481) đầu tiên phải căn cứ vào mục đích sử dụng, chức năng của van (ví dụ: van giảm áp, van dùng trong truyền động dầu thủy lực hay khí nén, van kiểm tra, van đường ống nước,...), sau đó mới phân loại theo chất liệu (bằng đồng, sát thép hay nhựa), hoặc theo cấu tạo (van cổng, van bi,...). Như vậy, cùng một mặt hàng van có tên gọi về mặt chất liệu, cấu tạo như nhau nhưng có mục đích sử dụng, chức năng khác nhau thì có thể nằm ở các nhóm, phân nhóm khác nhau. Tuy nhiên, tên hàng một số mặt hàng Van trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT không nêu đủ các yếu tố như quy định tại Thông tư 65/2017/TT-BTC nên dẫn tới sự chưa phù hợp với mã số trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT với Thông tư 65/2017/TT-BTC.
Ví dụ trong Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT quy định:
- Tại STT 402 Phụ lục IV có tên hàng là “Van bướm điều khiển bằng tay loại 4 đến 8 lỗ” nhưng cột mã số lại là 8481.30, theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thì mã số 8481.30 là của tất cả các loại “Van kiểm tra (van một chiều)”. Như vậy, thông tin mặt hàng “Van bướm điều khiển bằng tay loại 4 đến 8 lỗ” chưa đủ để xác định mã số 8481.30 theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
- Tại STT 404 Phụ lục IV có tên hàng là “Van một chiều, áp mã 8481.30.20”. Tuy nhiên, cột mã số này theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi chỉ phù hợp với một loại “Van kiểm tra (van một chiều) bằng đồng hoặc hợp kim đồng, có đường kính trong từ 2,5 cm trở xuống”. Như vậy, thông tin mặt hàng “Van một chiều” chưa đủ để xác định mã số 8481.30.20 theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
- Tại STT 397 - STT 400 Phụ lục IV có tên hàng là “Van dao...”. Tuy nhiên, cột mã số này theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thể hiện phân nhóm 8481.30 tương ứng với Van kiểm tra (Van một chiều) theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Như vậy, thông tin mặt hàng “Van dao...” là chưa đủ để xác định phân nhóm 8481.30 theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
- Tại STT 409 - STT 410 Phụ lục IV có tên hàng là “Van góc...”. Tuy nhiên, cột mã số này theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thể hiện phân nhóm 8481.80.63 tương ứng với Van đường ống nước loại khác theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Như vậy, thông tin mặt hàng “Van góc...” là chưa đủ để xác định phân nhóm 8481.80.63 theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Các mục hàng được quy định cụ thể từng thông số cố định của tàu, xà lan, ví dụ tại STT 74: Chiều dài toàn bộ 122,4 m, chiều dài giữ nguyên 2 trụ 119,7 m, chiều rộng thiết kế 44 m, chiều cao mép boong 7,5 m, mớn nước thiết kế 5 m, mớn nước đánh chìm 13m, định biên thuyền viên 8 người, tải trọng giàn khoan P (9500); trọng tải 18.000 tấn. Như vậy, chỉ những tàu hoặc xà lan có các thông số chính xác như quy định mới thuộc loại trong nước đã sản xuất được hay là bao gồm cả các loại tàu, xà lan có thông số nhỏ hơn và bằng mức quy định. Ngoài ra, các thông số này áp dụng đồng thời hay chỉ cần đáp ứng một thông số là đã thuộc loại trong nước đã sản xuất được.
3. Tại STT 40 Phụ lục VI - Danh mục vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước đã sản xuất được, cột tên hàng: “Đồ dùng bảo hộ lao động”, cột mã số “62.16”, cột ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật: “Quân, áo, giầy, ủng, mũ, yếm, găng tay”. Tuy nhiên, nhóm 62.16 tương ứng với Găng tay, găng tay hở ngón và găng tay bao theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (không bao gồm quần, áo, giầy, ủng, mũ, yếm). Như vậy, đối với tên mặt hàng thể hiện là “Đồ dùng bảo hộ lao động” nhưng thông tin mã số hàng hóa không phù hợp với thông tin ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật.
4. Tại STT 64 Phụ lục VI - Danh mục vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước đã sản xuất được, cột tên hàng “Giàn cố định trên biển”, cột mã số HS “8430.49.10”, cột ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật thể hiện Loại giàn khai thác dầu khí đầu giếng... bao gồm cả các mã 89.05..., mã 8905.13.00... và mã 94.06..., thiết kế theo yêu cầu của khách hàng.
Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ nội dung thông tin tại cột Ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật. Ngoài ra, mã số 8905.13.00 không có trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
III. Về việc áp dụng các văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác nhận hàng hóa trong nước chưa sản xuất được trước thời điểm hiệu lực của Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT.
Ngày 01/3/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có công văn số 1068/BKHĐT-KTCN về việc xác nhận mặt hàng trong nước chưa sản xuất được gửi Liên danh TPSK - Thầu chính thi công gói thầu A1 - XD MN Olefins (MST: 3502349777); cụ thể một số mặt hàng chính:
STT |
Tên hàng |
Mã HS |
Thông số |
1 |
Khớp nối ống hàn loại hàn giáp mối (bằng thép không ghỉ/ cacbon hợp kim) |
73072310/ 73072390 (tùy đường kính) |
Đường kính tới 90 inches loại không ren, khớp nối được sử dụng là một phần của đường ống, mục đích thay đổi hướng, thay đổi đường kính ống, Thiết kế theo tiêu chuẩn ASM B31.3 và B16.9. Sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM A234 cho ống cacbon và hợp kim, tiêu chuẩn A420 cho thép đúc cacbon A420, tiêu chuẩn A403 cho thép không ghỉ |
2 |
Khớp nối linh hoạt loại có ren ghép nối (bằng thép không gỉ) |
73072210/ 73072290 (tùy đường kính) |
Đường kính từ 3/4 đến 8 inches. Khớp nối linh hoạt được sử dụng để vận chuyển các dòng chất khác nhau bao gồm cả chất lỏng và chất khí như khí, hơi nước, dầu và hóa chất. Việc thiết kế linh hoạt được sử dụng nhằm phù hợp việc co giãn nhiệt, hấp thụ độ rung, yêu cầu sự đồng tâm của đường ống |
Theo mục số 57 Phụ lục VI Thông tư, quy định:
STT |
Tên mặt hàng |
Mã số theo biểu thuế NK |
Ký hiệu |
||
Nhóm |
Phân nhóm |
||||
57 |
Các phụ kiện đầu nối, khớp nối, khuỷu nối |
7307 |
|
|
Bằng thép, loại đường kính đến 36 inch |
Vướng mắc: Căn cứ Điều 3 Thông tư quy định: “Các danh mục hàng hóa quy định tại Điều 2 Thông tư này là căn cứ xác định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, đối tượng miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế và không bao gồm hết các hàng hóa khác trong nước đã sản xuất được lưu thông trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng chưa được quy định tại Thông tư này”.
Đối với trường hợp này, doanh nghiệp có được tiếp tục áp dụng công văn số 1068/BKHĐT-KTCN ngày 01/3/2021 để xác định hàng hóa nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được hay không?
Do Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị ban hành Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT ngày 17/8/2021, nên để có cơ sở áp dụng chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo quy định, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến về các vướng mắc nêu trên và gửi về Tổng cục Hải quan trước ngày 14/01/2022.
Trân trọng!
(Xin gửi kèm công văn số 2688/HQBRVT-TXNK ngày 01/11/2021 của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; công văn số 0912/SLB/2021 ngày 10/12/2021 của Công ty TNHH Dịch vụ Schlumberger Việt Nam).
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG |
Công văn 42/TCHQ-TXNK năm 2022 vướng mắc thực hiện Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT do Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu: | 42/TCHQ-TXNK |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Người ký: | Lưu Mạnh Tưởng |
Ngày ban hành: | 06/01/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 42/TCHQ-TXNK năm 2022 vướng mắc thực hiện Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT do Tổng cục Hải quan ban hành
Chưa có Video