Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2893/UBND-TKBT
V/v tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 9 và các tháng cuối năm 2021

Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2021

 

Kính gửi:

- Giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị trực thuộc Thành phố;
- Đồng chí Bí thư các quận, huyện, thị ủy; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã;
- Chủ tịch HĐTV các tổng công ty, công ty trực thuộc UBND Thành phố.

Tháng 8 năm 2021, trước diễn biến nguy hiểm của dịch Covid-19, thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố để tập trung phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 và Công điện số 18/CĐ- UBND ngày 6/8/2021 của UBND Thành phố. Thực hiện Lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, các công điện, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, Thành phố vừa phải ngày đêm căng sức chống dịch, vừa duy trì thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH), đảm bảo an ninh, quốc phòng trong điều kiện giãn cách xã hội. Đã và đang tập trung tối đa nguồn lực, tổng lực tấn công phòng, chống dịch trên mọi phương diện, cấp độ với mục tiêu sớm đưa Hà Nội an toàn trở lại.

Sở Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 Thành phố đã chủ trì nhiều cuộc kiểm tra, chỉ huy phòng, chống dịch tại các địa bàn; quyết định thành lập 03 Tổ công tác chuyên trách do 3 đồng chí Phó Chủ tịch, Phó Chỉ huy Trưởng phụ trách công tác giám sát, xét nghiệm, cách ly, tiêm vắc xin; thu dung, điều trị; hậu cn, điều kiện cơ sở vật chất phòng chống dịch và phục vụ khu cách ly tập trung. Sở Chỉ huy các cấp đã vào cuộc tích cực, hiệp đồng trách nhiệm, kích hoạt công tác phòng, chống dịch ở mức cao nhất, bảo đảm thế trận chống dịch với mục tiêu “khoanh gọn vùng đỏ, mở rộng vùng xanh”. Thành phố đã triển khai 10 đợt tiêm vắc xin với hơn 2 triệu mũi tiêm. Chủ động sàng lọc, xét nghiệm tại các khu vực có nguy cơ cao, khu vực phong tỏa, các đối tượng nguy cơ. Đảm bảo ổn định thị trường, cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn, tại các khu vực phong tỏa và cách ly y tế. Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Thành phố đã hỗ trợ 313,17 tỷ đồng cho 12 nhóm đối tượng người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; hỗ trợ 282.552 người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo, cận nghèo với số tiền 282,552 tỷ đồng. Hỗ trợ 54 tỷ đồng cho 18 tỉnh, thành phố phía nam chịu ảnh hưởng do dịch Covid- 19; gửi tặng thành phố Hồ Chí Minh nhiều thiết bị y tế; cử các đoàn y, bác sĩ đến tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh hỗ trợ công tác xét nghiệm. Nhân dân đánh giá cao công tác đảm bảo an sinh xã hội của Thành phố. Việc thiết lập các đường dây nóng đã giúp người dân kịp thời phản ánh, đề nghị được hỗ trợ những ngày giãn cách xã hội.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tình hình phát triển KT-XH, sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp chịu nhiều tác động tiêu cực; nhiều chỉ số sản xuất và tiêu dùng của Thành phố trong tháng 8 giảm so với tháng 7 như: chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), kim ngạch xuất, nhập khẩu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 giảm trên 2 con số (giảm 32,2% so với tháng 7 và giảm 51,2% so với cùng kỳ năm 2020; lũy kế 8 tháng giảm 8,9%). Sdoanh nghiệp thành lập mới 8 tháng giảm 7% so với cùng kỳ; 2.204 doanh nghiệp giải thể, tăng 36%. Tháng 8, Thành phố có 12 dự án FDI được cấp phép mới với tng vốn đăng ký đạt 17,6 triệu USD. 8 tháng, đầu tư trong nước ngoài ngân sách đạt 9.599 tỷ đồng; thu hút vốn FDI đạt 841,8 triệu USD. Số thu từ nhà, đất đạt thấp và có sự suy giảm so với cùng kỳ; thu tiền sử dụng đất giảm 22,9%... Vốn đầu tư thực hiện từ NSNN do địa phương quản lý tháng 8 giảm 15,5% so với tháng trước và giảm 18,9% so cùng kỳ. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB Kế hoạch 2021 - ngân sách địa phương đạt thấp, thấp hơn cùng kỳ năm trước, đạt 31% kế hoạch giao (năm 2020 đạt 34,2%), và thấp hơn bình quân chung của cả nước. Du lịch tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề; khách du lịch trong nước giảm mạnh (giảm 11,8% so cùng kỳ); tính chung 8 tháng khách quốc tế đến Hà Nội giảm 83,3% so cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng 0,77% so với tháng trước, tăng 2,81% so cùng kỳ; 8 tháng tăng 1,49% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, Thành phố có một số chỉ tiêu kinh tế đạt kết quả tích cực, khả quan như: Tổng thu ngân sách Nhà nước 8 tháng đầu năm ước đạt 164.483 tỷ đồng, đạt 69,8% dự toán Trung ương giao (đạt 65,4% dự toán Thành phố giao), bằng 110,3% so với cùng kỳ. 8 tháng năm 2021, chỉ số IIP một số ngành công nghiệp đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước, nổi bật như sản xuất xe có động cơ tăng 21,6%, sản xuất trang phục tăng 18,2%, sản xuất đồ uống tăng 16,1%, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 10,9%... Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý (trừ dầu) tăng 9,7% so cùng kỳ, trong đó thu từ khu vực sản xuất - kinh doanh tăng 28,9% so cùng kỳ. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã có nhiều cố gắng duy trì sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phương án “3 tại chỗ”, cho công nhân làm việc luân phiên, nghỉ giãn cách... Sản xuất nông nghiệp thuận lợi; chăn nuôi ổn định; chăn nuôi lợn có sự phục hồi, hoạt động tái đàn được chú trọng. Thành phố đã hoàn thành tuyển sinh đầu cấp vào mầm non, lớp 1, lớp 6; năm 2021-2022, đạt tỷ lệ tuyển sinh trực tuyến cao nhất trong những năm gần đây. Công tác an ninh, quốc phòng tiếp tục thực hiện tốt. Đảm bảo an ninh, an toàn các mục tiêu trọng điểm, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn khách quốc tế, sự kiện chính trị quan trọng diễn ra trên địa bàn. Tỷ lệ các vụ phạm pháp hình sự, kinh tế, ma túy giảm trên 2 con số.

Nhiều địa phương đã cố gắng, nỗ lực đạt kết quả phát triển kinh tế tốt. UBND Thành phố hoan nghênh một số quận, huyện có tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư XDCB cao như: Thanh Xuân, Phú Xuyên, Hà Đông, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, trong đó quận Thanh Xuân đang là địa bàn nóng về dịch Covid nhưng đã đạt kết quả giải ngân tốt, đứng đầu Thành phố. UBND quận Đống Đa đứng đầu Thành phố về tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Thành phố giao năm 2021. UBND các quận, huyện: Hà Đông, Phú Xuyên đạt kết quả cao về tỷ lệ giải ngân và thu ngân sách khối quận, huyện.

Nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 và các tháng cuối năm 2021

Tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố đang diễn biến rất phức tạp, khó lường; còn phát sinh nhiều ca mắc mới trong cộng đồng tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện ổ dịch mới; trong khi đó nếu kéo dài giãn cách xã hội gây nhiều hệ lụy tác động tới nền kinh tế, xã hội. UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, trực tiếp là các đồng chí thủ trưởng, tư lệnh ngành coi công tác chủ động tấn công, dập dịch Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu hiện nay; tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm chiến thắng dịch bệnh cao nhất với phương châm khóa nhanh, xóa gọn vùng đỏ, mở rộng, bảo vệ vững chắc vùng xanh”; đồng thời, tập trung phát triển KT-XH, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp tình hình dịch bệnh và trong thời gian giãn cách Thành phố, chú trọng các nhiệm vụ sau:

I. Khẩn trương tập trung tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với cấp xã, phường tại thành phố Hà Nội về phòng, chống dịch COVID-19 (Thông báo số 230/TB-VPCP ngày 01/9/2021), các chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy (Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 01/9/2021, Thông báo số 480-TB/BTV ngày 01/9/2021) nhằm dập tắt nhanh nhất các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới trên địa bàn Thành phố

UBND Thành phố đề nghị các quận, huyện, thị ủy, yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn thường xuyên chủ trì họp giao ban đánh giá những việc đã làm được/chưa làm được của đơn vị; nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh ngay những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố và tại các đơn vị; trọng tâm là rà soát, khắc phục ngay hạn chế, bất cập trong công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với cấp xã, phường tại Thành phố Hà Nội về phòng, chống dịch COVID-19 (Thông báo s230/TB-VPCP ngày 1/9/2021), Chỉ thị s 06-CT/TU ngày 01/9/2021, Thông báo số 480-TB/BTV ngày 01/9/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy. Thành phố đã rất cố gắng, nỗ lực ngày/đêm không nghỉ phòng, chống dịch bệnh, song thực tế vẫn còn xảy ra hiện tượng buông lỏng quản lý, bỏ trống chốt kiểm dịch tại một số địa bàn hoặc có lực lượng chức năng nhưng không kiểm soát; sở chỉ huy tiền phương vắng lực lượng chức năng chốt trực; số lượng người dân ra đường vẫn rất lớn; vẫn còn xảy ra tình trạng người dân tập thể dục nơi công cộng; tập trung đông người dự đám tang tại xã Thọ An, huyện Đan Phượng; công chức văn phòng-thống kê, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình nhận tiền làm dịch vụ tiêm vaccine đã bị buộc thôi việc; thiếu sót, hạn chế trong việc tổ chức, kiện toàn, hoạt động của các Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch và trong công tác phòng, chống dịch tại từng xã, phường, thị trấn (như việc chưa có Bí thư Đảng ủy, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch chưa có Quy chế làm việc, tổ chức ứng trực chưa thật sự đúng quy định... tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân).

1. Phân công các Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Thành phố, Phó Chỉ huy trưởng Thành phố, Tổ trưởng các Tổ công tác chuyên trách thuộc Sở Chỉ huy Thành phố

- Tiếp tục phát huy cao nhất vai trò, trách nhiệm cá nhân của từng đồng chí thành viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Thành phố, Phó Chỉ huy trưởng Thành phố, Tổ trưởng các Tổ công tác chuyên trách thuộc Sở Chỉ huy Thành phố tiếp tục chỉ đạo, thực hiện nghiêm, thực chất việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 1102/CĐ-TTg, Công điện số 1108/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 230/TB-VPCP ngày 01/9/2021 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với cấp xã, phường tại Thành phố Hà Nội về phòng, chống dịch COVID-19 và Công điện số 19/CĐ-UBND của Chủ tịch UBND Thành phố, đặc biệt là kiểm soát chặt hơn, cần thiết áp dụng cao hơn một mức việc thực hiện giãn cách trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9, tăng cường kiểm soát các chốt ra vào Thành phố, kể cả đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường mòn, lối mở, kiểm tra kỹ tất cả các loại phương tiện, không có ngoại lệ; tăng cường kiểm soát các chốt nội bộ trong thành phố tại các quận huyện; kiểm soát việc đi lại của người dân trong các khu vực, nhất là khu vực phong tỏa, khu cách ly tập trung, nơi có nguy cơ cao, không để tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”; quán triệt quan điểm lấy nhân dân làm trung tâm, làm chủ thể trong phòng, chống dịch và đóng vai trò quyết định thành công trong phòng, chống dịch.

- Tăng cường mật độ kiểm tra đột xuất, kiểm tra công vụ về công tác phòng, chống dịch tại các địa phương, đơn vị, trong đó chú trọng: kiểm tra việc chuẩn bị các khu cách ly của cấp quận, huyện, thị xã; việc tổ chức quản lý điều hành tại các khu cách ly tập trung F1, các cơ sở thu dung điều trị F0 nhẹ; kiểm tra việc kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn; thống nhất mô hình bí thư cấp ủy là trưởng ban chỉ đạo, chủ tịch UBND là chỉ huy trưởng sở chỉ huy cùng cấp; kiểm tra, đánh giá tinh thần gương mẫu, tận tụy của cán bộ, đảng viên, công tác chỉ đạo, xây dựng tổ Covid-19 cộng đồng làm nòng cốt, chọn những người có uy tín trong cộng đồng làm trung tâm để quy tụ và phát huy vai trò của Nhân dân tham gia chống dịch tại các chốt kiểm soát ở địa bàn dân cư; thực hiện tốt quan điểm lấy xã, phường là “pháo đài”, người dân là “chiến sỹ”, là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống dịch và xác định “chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân”. Trong quá trình kiểm tra phải có kết luận, chỉ đạo rõ ràng, kịp thời biểu dương, khen thưởng những nơi làm được và phê bình, xử nghiêm nơi là, làm không tốt.

2. Sở Y tế (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Thành phố) chủ trì cùng các sở, ngành, quận, huyện, thị xã

- Tham mưu Ban Chỉ đạo Thành phố phương án, kịch bản phòng, chống dịch sau đợt giãn cách thứ 3 trên địa bàn Thành phố theo phương châm siết chặt hơn, áp dụng một số biện pháp cao hơn đối với những khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, khu vực “vùng đỏ”, “vùng da cam”. Đối với khu vực “vùng xanh”, giao Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt từng phương án để tổ chức sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ sản xuất hàng hóa cho khu vực “vùng đỏ”, “vùng da cam”, bảo đảm khoa học, chặt chẽ, phát huy hiệu quả công tác phòng, chống dịch.

Trên cơ sở phương án được phê duyệt, tham mưu, đề xuất văn bản chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo Thành phố yêu cầu các cấp, các ngành từ Thành phố đến UBND quận, huyện, thị xã xây dựng ngay kế hoạch, phương án chi tiết, cụ thể tại địa phương, nhất là tại các khu đông dân cư, nhiều ngõ ngách, địa bàn phức tạp, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh,... để có kịch bản phương án phòng, chống dịch chủ động, không để lúng túng, bị động; đồng thời có phương án tổ chức sản xuất, lưu thông hàng hóa, an sinh xã hội, sinh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng vùng; tập trung tổ chức cách ly, phong tỏa triệt để “vùng đỏ” bảo đảm chặt chẽ từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, đúng nguyên tắc cách ly, ngăn ngừa lây nhiễm chéo.

- Tiếp tục xét nghiệm diện rộng theo kế hoạch trên toàn Thành phố, nâng cao năng lực xét nghiệm, ưu tiên xét nghiệm cho các khu vực phong tỏa hoặc khu cách ly “nhóm đỏ” (tần suất 2-3 ngày/lần); tại các khu vực có nguy cơ cao “nhóm da cam” (tần suất 5-7 ngày/lần); song song với việc ưu tiên xét nghiệm theo hộ gia đình tại các “nhóm xanh” cũng cần thực hiện nhanh chóng, kịp thời để bảo vệ và dần mở rộng “nhóm xanh”.

Khẩn trương bổ sung, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xét nghiệm, huy động mọi nguồn lực triển khai, đảm bảo chỉ định xét nghiệm đúng, trúng khu vực nguy cơ và nhóm đối tượng nguy cơ, đảm bảo công tác lấy mẫu, xét nghiệm thống nhất, hiệp đồng linh hoạt giữa các đơn vị, tránh để mẫu tồn quá 24 giờ.

- Tiếp tục chỉ đạo nâng cao năng lực các dây chuyền tiêm với sự tham gia của các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện của các bộ, ngành, y tế tư nhân, y tế cơ sở; sẵn sàng tổ chức tiêm quy mô lớn, bảo đảm an toàn, đúng quy định khi tiếp nhận thêm vắc xin. Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ bao phủ vắc xin trên địa bàn ngay khi có nguồn vắc xin phân bổ về Thành phố. Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, ưu tiên tiêm ngay cho các đối tượng có nguy cơ cao, hộ gia đình tại các khu vực đông dân cư, ngõ/hẻm giáp ranh ổ dịch nhằm tăng cường miễn dịch cộng đồng cho người dân trong vùng nguy cơ cao. Tham mưu UBND Thành phố phê duyệt phương án và chỉ đạo tổ chức tiêm vắc xin khẩn trương, an toàn, đúng quy định, phấn đấu hoàn thành tiêm 961.000 liều vắc xin mới được phân bổ trong đợt nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 và nhập dữ liệu lên hệ thống phần mềm tiêm chủng quốc gia.

- Tham mưu đề xuất Tổ Công tác, Sở Chỉ huy Thành phố chỉ đạo khẩn trương chuẩn bị đầy đủ 20.000 giường và sẵn sàng lên 30.000 giường cho các cơ sở thu dung, chăm sóc điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế; bảo đảm đủ ô xy, trang thiết bị, vật tư, thuốc điều trị và nhân lực y tế cho các cơ sở y tế tại tất cả các tầng; nâng cao năng lực điều trị người nhiễm Covid-19 ngay từ tầng 1 để giảm tải cho tầng 2, tầng 3; đồng thời tiếp tục đảm bảo việc tiếp nhận, điều trị các bệnh khác kịp thời, hiệu quả.

- Tăng cường tập huấn, nâng cao chất lượng nhân lực, chuẩn bị đủ thuốc, vaccine phòng, chống dịch và các điều kiện vật chất phù hợp cho thực hiện giãn cách xã hội. Tiếp tục đầu tư, củng cố nâng cao năng lực cho tuyến y tế cơ sở, trọng tâm là các trạm y tế xã, phường, thị trấn.

- Chủ trì phối hợp với Công an Thành phố, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan tham mưu UBND Thành phố thực hiện Công điện số 1105/CĐ-TTg ngày 27/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thu dung, thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người lang thang, cơ nhỡ để xét nghiệm, phân loại, đưa vào các cơ sở bảo trợ xã hội để thực hiện chính sách an sinh xã hội, phòng chống dịch Covid-19.

3. Công an Thành phố

- Kiểm soát chặt chẽ việc đi lại của người dân trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9 và thời gian giãn cách xã hội, đồng thời phân luồng, tổ chức tốt giao thông, không để tập trung đông người tại các chốt kiểm soát; kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp giả mạo giấy đi đường; phối hợp với Sở Giao thông vận tải siết chặt kiểm soát tại 23 chốt ra vào Thành phố, bao gồm xe công vụ, xe cứu thương, xe “luồng xanh”; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, lợi dụng xe ưu tiên để đưa người vào Thành phố không đúng quy định.

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện việc quản lý chặt chẽ hoạt động của người dân và các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố; hướng dẫn cụ thể và cấp giấy đi đường cho các đối tượng, phương tiện được phép di chuyển trên địa bàn Thành phố (trong đó bao gồm hoạt động chính trị, ngoại giao, dịch vụ công ích thiết yếu, công vụ, phòng chống dịch; khám chữa bệnh, xét nghiệm, tiêm chủng của người dân...). Tổ chức quản lý chặt chẽ và thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đối với 23 chốt kiểm soát ra-vào thành phố và các cá nhân, phương tiện lưu thông trên địa bàn thành phố theo nguyên tắc chỉ các cá nhân, phương tiện “được phép mới ra đường”, “ai ở đâu thì ở đó”, “người ở vùng nào thì ở vùng đó”. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Bố trí các lực lượng tổ chức trực chốt 24/24/7, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ việc lưu thông, an ninh trật tự, không để ùn tắc, tập trung đông người tại các chốt cứng giữa các khu vực, các vùng cách ly. Chủ trì tổ chức tăng cường các tổ kiểm tra cơ động trên địa bàn Thành phố. Chủ động thực hiện sớm công tác thông tin tuyên truyền để các tổ chức, người dân biết, thực hiện.

- Phối Bộ Tư lệnh Thủ đô phải chuẩn bị phương án bảo đảm an ninh trật tự trong mọi tình huống theo các phương án phòng, chống dịch của Thành phố ở mức cao; tổ chức diễn tập các phương án và tuyên truyền để người dân yên tâm.

4. Bộ Tư lệnh Thủ đô chủ trì và đôn đốc các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các khu cách ly tập trung; triển khai ngay phần mềm quản lý F1. UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường quản lý các khu cách ly tập trung trên địa bàn. Chủ động kích hoạt các khu cách ly tập trung bảo đảm trên 100.000 chỗ cho các đối tượng F1 và kiểm tra, rà soát sẵn sàng tăng công suất cách ly để đáp ứng yêu cầu thực tế. Đối với các khu vực phong tỏa chật hẹp, đông dân cư, căn cứ tình hình thực tiễn, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố chỉ đạo các địa phương tổ chức đưa người dân đi cách ly tập trung để giãn mật độ dân cư trong khu vực phong tỏa, tránh lây nhiễm; lắp camera, siết chặt kiểm soát trong khu phong tỏa.

5. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã đảm bảo cung ứng hàng hóa ổn định, chủ động đầy đủ nguồn hàng hóa thiết yếu cho các khu vực phong tỏa, cách ly y tế và nhân dân trên địa bàn. Thực hiện tốt các biện pháp bình ổn giá, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá, đầu cơ găm hàng, hàng giả, hàng kém chất lượng. Rà soát, có kế hoạch thu gọn vùng hoạt động của các chợ dân sinh trên địa bàn; có phương án yêu cầu tạm dừng hoạt động các chợ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch; chợ có mật độ dân cư đông, tiếp xúc dày khi giao thương, mua bán hàng hóa, thực phẩm.

6. Sở Xây dựng:

- Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh nước sạch, vệ sinh môi trường đảm bảo hoạt động hiệu quả phục vụ các bệnh viện, cơ sở cách ly, nhân dân trên địa bàn, người dân tại các khu vực phong tỏa trên địa bàn Thành phố. Đảm bảo cơ sở hạ tầng tại một số khu nhà ở, dự án nhà ở thương mại phục vụ Thành phố kích hoạt các giường bệnh điều trị Covid-19;

- Tại các chốt quản lý người và phương tiện: chủ trì phối hợp các đơn vị, địa phương liên quan lập các chốt cứng theo phương án phân vùng được phê duyệt để kiểm soát.

7. Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, duy trì hiệu quả hoạt động của Tổng đài điện thoại 1022 phục vụ công tác phòng chống dịch. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nhân dân nâng cao ý thức tự giác, chấp hành nghiêm quy định giãn cách xã hội và các quy định phòng dịch; đảm bảo tuân thủ nguyên tắc 5K, không di chuyển khi không cần thiết và khai báo y tế ngay khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở.

8. Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành, MTTQ, các đoàn thể, cơ quan, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân tích cực tham gia hỗ trợ các đối tượng khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách của Trung ương, Thành phố về an sinh xã hội, không để chậm trễ; xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ Thành phố và các đơn vị liên quan rà soát, hỗ trợ kịp thời các đối tượng khó khăn để thống nhất đầu mối thực hiện chính sách hỗ trợ, tránh trùng đối tượng và chính sách.

9. Đề nghị các quận, huyện, thị ủy, yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn

- Phát huy cao nhất vai trò, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là cá thể hóa trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là trong dịp cao điểm nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9. Các quận, huyện, thị ủy, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục coi hiệu quả phòng, chống dịch làm thước đo năng lực, uy tín cá nhân cán bộ; năng lực, sức chiến đấu của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Tuyên truyền, quán triệt các cấp ủy, tổ chức đảng về vị trí, vai trò của chi bộ, hạt nhân chính trị ở cơ sở; vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thường trực Thành ủy tại Công văn số 190-CV/TU, ngày 30/8/2021 về tăng cường phân công cán bộ, đảng viên tham gia phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới; đồng thời, huy động đội ngũ công chức, viên chức, sinh viên, người lao động tự do trên địa bàn cùng tham gia phòng, chống dịch;

- Tập trung chỉ đạo xây dựng các “'pháo đài” phòng, chống dịch là các xã, phường, thị trấn trên địa bàn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1022/CĐ-TTg ngày 23/8/2021. Đặc biệt, quán triệt và thực hiện nghiêm, hiệu quả nguyên tắc “người dân là trung tâm, là chủ thể” để phục vụ người dân, động viên, hướng dẫn, đề nghị người dân thực hiện và có cơ chế, biện pháp trực tiếp giải quyết các vấn đề của người dân ngay tại xã, phường, thị trấn; làm cho người dân thấy được việc thực hiện giãn cách xã hội và phòng, chống dịch là trách nhiệm, là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình mình và cộng đồng. Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân.

- Đề nghị các cấp ủy lãnh đạo, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể tại xã, phường, thị trấn cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ:

(1) Thực hiện giãn cách xã hội hoặc tăng cường giãn cách xã hội phải thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ các yêu cầu người cách ly với người, nhà cách ly với nhà, “ai ở đâu ở đó”, không để “chặt ngoài, lỏng trong”;

(2) Tổ chức xét nghiệm thần tốc, rút ngắn chu kỳ xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bảo đảm phát hiện sớm, cách ly nhanh nhất F0 và kịp thời thu dung, phân loại, tổ chức quản lý, điều trị tích cực, phù hợp; bảo đảm người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất, từ sớm, từ xa, ngay tại xã, phường, thị trấn, hạn chế diễn biến nặng và tử vong; tăng cường các trạm y tế lưu động ngay tại xã, phường, thị trấn, nhất là ở địa bàn thực hiện phong tỏa cách ly;

(3) Bảo đảm việc cung ứng, cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trong khu vực thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, nhất là ở nơi phong tỏa, cách ly; phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở là lực lượng gần dân nhất, hiểu dân nhất, nhất là lực lượng công an phường, xã, cảnh sát khu vực, Tổ COVID-19 cộng đồng;

(4) Tổ chức tiêm vaccine kịp thời, an toàn, hiệu quả ngay tại xã, phường, thị trấn;

(5) Bảo đảm an ninh, trật tự xã hội cho Nhân dân trên địa bàn;

(6) Chủ động bảo đảm nguồn lực phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”, kể cả cho kịch bản ở mức cao hơn, sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh ở xã, phường, thị trấn;

(7) Tăng cường thông tin, truyền thông thống nhất, kịp thời về tình hình, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân biết, người dân hiểu, người dân tin, người dân hưởng ứng, người dân ủng hộ và người dân cùng làm; cụ thể là làm cho người dân yên tâm và tự giác thực hiện phòng, chng dịch;

(8) Tổ chức tốt Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng.

- Quán triệt chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn phải thường xuyên bám sát địa bàn, chỉ đạo các đội tự quản, tổ Covid-19 cộng đồng triển khai các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt, tập trung, có trọng điểm. Đẩy mạnh triển khai các mô hình “ngõ, xóm tự quản về phòng, chống dịch Covid-19”; coi vai trò của xã, phường, thị trấn là trung tâm, hạt nhân trong công tác quản lý tại địa bàn. Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn phải là người đi sâu đi sát cơ sở, các tổ dân phố, khu dân cư; siết chặt công tác quản lý, giám sát di biến động của người dân (nhất là người dân của xã, thị trấn đi/về từ các khu vực có nguy cơ cao, giao thương buôn bán tại các chợ, các khu vực đang có dịch; công nhân, lao động, người làm việc tại các khu công nghiệp, làng nghề, khu giết mổ gia cầm...; người của các địa phương khác đến lao động, làm việc, cư trú trên địa bàn xã, thị trấn) để kịp thời ngăn chặn nguồn lây từ bên ngoài vào “vùng xanh” trên địa bàn. Đẩy mạnh phát động phong trào thi đua nhân rộng thực hiện mô hình “Tổ dân phố Xanh an toàn, Chung cư Xanh an toàn ” phấn đấu không có dịch bệnh Covid- 19. Các địa phương không có ca nhiễm Covid cần bảo vệ vững chắc địa bàn, giữ vững thành quả chống dịch “vùng xanh” để quản lý cho tốt. Chỉ đạo tổ chức triển khai mô hình “Gia đình an toàn Covid-19”, kêu gọi, vận động, giải thích, thuyết phục, hướng dẫn, yêu cầu từng hộ gia đình ký cam kết ở trong nhà, không ra khỏi nhà khi không thực sự cần thiết, “ai ở đâu, ở đó”. Huy động sự tham gia, chấp hành, tuân thủ quy định của từng người dân đóng vai trò quyết định thành công trong phòng, chống dịch.

- Kiểm soát chặt hơn, cần thiết áp dụng cao hơn một mức việc thực hiện giãn cách trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại hệ thống các chốt ra vào Thành phố, các chốt của quận, huyện, thị xã và tại cơ sở, đường mòn, lối mở, đường thủy, đường sắt; siết chặt kiểm tra người và phương tiện, không để lọt người từ các vùng có dịch vào Thành phố mà không được kiểm tra dịch tễ; xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các trường hợp cố tình vi phạm.

- Chuẩn bị kỹ lưỡng, khẩn trương hoàn thiện các kế hoạch cụ thể, kịch bản chi tiết, quy chế hoạt động ở từng vùng và vùng giáp ranh; phân cấp, phân quyền, huy động sự vào cuộc của các ngành, nhất là lực lượng y tế, công an, quân đội, công thương, giao thông vận tải,... trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận cao của Nhân dân trong quá trình thực hiện.

- Quyết liệt triển khai các giải pháp hạn chế người dân ra đường, nhất là khu vực phong tỏa, nơi có nguy cơ cao, chấn chỉnh và xử lý triệt để tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”; học tập, nhân rộng các mô hình đang được tổ chức thực hiện hiệu quả tại các địa phương; trọng tâm là siết chặt quản lý, kiểm tra, giám sát từ các ngõ, phố, kiểm tra lưu động trên các tuyến đường gắn với kiểm tra các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn; kiểm soát người dân đi lại bằng cách kiểm tra tính hợp lý của giấy đi đường (kèm theo lịch trực của cơ quan, tổ chức); xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm về phòng, chống dịch Covid-19, việc cấp và sử dụng giấy đi đường...

- Để thực hiện hiệu quả mục tiêu kép, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ tình hình dịch bệnh tại địa bàn, xem xét phê duyệt phương án hoạt động cho các doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp trực thuộc sản xuất an toàn theo nguyên tắc “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến”, trong đó phải cam kết toàn bộ công nhân phải được tiêm vắc xin và xét nghiệm nhanh Covid-19 âm tính. Đẩy mạnh triển khai các “Gian hàng 0 đồng hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người lao động tạm hoãn, mất việc làm khi giãn cách xã hội.

- Giao UBND các quận: Thanh Xuân, Đống Đa tập trung cao độ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, đặc biệt tại các phường, khu vực đang bị phong tỏa. Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho người dân xung quanh khu vực giáp ranh ổ dịch để tránh lây nhiễm chéo.

II. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; đôn đốc thu ngân sách, tiết kiệm chi thường xuyên

1. Tập trung quản lý, điều hành hiệu quả ngân sách. Quản lý và khai thác tốt các nguồn thu đảm bảo thực hiện dự toán ngân sách nhà nước Thành phố giao năm 2021, trong đó chú trọng: đẩy nhanh tiến độ thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn (kết quả tính đến nay mới đạt 20,7% kế hoạch); tiến độ xác định giá thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất trả tiền một lần của các dự án đã có Quyết định giao đất, cho thuê đất cũng như các dự án phải thu nghĩa vụ tài chính bổ sung theo kiến nghị Kiểm toán Nhà nước làm cơ sở để cơ quan Thuế thu nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Tăng cường phối hợp xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất của các dự án. Tập trung tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất khi đảm bảo công tác phòng chống dịch.

2. Tháng 8, Chi ngân sách địa phương của Thành phố ước đạt 39.147 tỷ đồng, đạt 36% dự toán, bằng 90,5% so với cùng kỳ, trong đó chi đầu tư phát triển là 12.974 tỷ đồng, đạt 25,3% dự toán, bằng 75,1% cùng kỳ; chi thường xuyên là 26.160 tỷ đồng, đạt 55,2% dự toán, bằng 101,4% cùng kỳ.

UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị kiểm tra, rà soát, có kế hoạch phân bổ kinh phí hợp lý trên tinh thần cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên năm 2021 của ngân sách địa phương theo Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ để bổ sung dự phòng ngân sách địa phương; tập trung cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, đầu tư phát triển, các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và hoạt động quan trọng, cấp bách của Thành phố. Giao Sở Tài chính tham mưu tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố. Giao Kho bạc Nhà nước Thành phố phối hợp thực hiện hạch toán kinh phí cắt giảm tiết kiệm chi thường xuyên, báo cáo UBND Thành phố.

3. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 của Thành phố đang thấp hơn so cùng kỳ năm trước, mới đạt 31 % kế hoạch Trung ương giao và thấp hơn so với tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước. Thành phố có 89 dự án vừa có kế hoạch năm 2021, vừa có kế hoạch năm 2020 kéo dài với tổng số vốn 12.513 tỷ đồng, trong đó Kế hoạch năm 2020 kéo dài đã giải ngân là 92/702 tỷ đồng, đạt 13%. Từ nay đến 31/12/2021 số kế hoạch vốn của các dự án có 02 loại kế hoạch vốn trên cần tập trung thanh toán là 10.504 tỷ đồng, trong đó kế hoạch năm 2020 kéo dài là 610 tỷ đồng, kế hoạch năm 2021 là 9.894 tỷ đồng.

UBND Thành phố yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các đơn vị, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục coi trọng công tác giải ngân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn thiện thanh quyết toán các thủ tục, hồ sơ, dự án theo quy định; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu giải ngân hết 100% vốn đầu tư công của Thành phố; trong đó tập trung giải ngân hết vốn kế hoạch giao năm 2020 kéo dài mới giải ngân vốn kế hoạch giao năm 2021. Xác định việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố trong các tháng cuối năm.

4. Giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ lập nhiệm vụ quy hoạch, hoàn thành lập nhiệm vụ điều chỉnh các quy hoạch trên địa bàn Thành phố; công bố công khai các quy hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư, khai thác tiềm năng lợi thế thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và các địa phương.

5. Giao Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai các kế hoạch đẩy mạnh kết nối cung cầu hàng hóa, thực phẩm, nông sản Thành phố với các tỉnh, thành phố phù hợp tình hình dịch bệnh.

III. Một số nhiệm vụ trọng tâm khác

1. Về việc thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị:

Kể từ ngày 01/7/2021, 175 phường của các quận, thị xã Sơn Tây đã hoạt động theo mô hình chính quyền đô thị theo quy định tại Nghị định số 32/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội. Yêu cầu Sở Nội vụ tổng hợp những khó khăn vướng mắc, báo cáo, đề xuất các biện pháp tháo gỡ trong quá trình thực hiện; xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 12/4/2021 của UBND Thành phố về triển khai thực hiện Nghị định số 32/2021/NĐ-CP của Chính phủ, báo cáo UBND Thành phố trong tháng 9/2021.

UBND Thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thiện quy định về phân cấp về KT-XH của UBND Thành phố đối với UBND các quận, thị xã. Giao UBND các quận chỉ đạo UBND các phường trong điều kiện thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện nhiệm vụ tại Kế hoạch số 100/KH-UBND của UBND Thành phố.

2. Về xây dựng 05 huyện thành quận (theo Quyết định số 949-QĐ/TU ngày 20/4/2021 của Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố là Trưởng Ban)

- Giao các đồng chí giám đốc, thủ trưởng các sở, ngành; Bí thư Huyện ủy là thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 05 huyện thành quận (gồm: Nội vụ; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Quy hoạch - Kiến trúc; Xây dựng; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Bí thư Huyện ủy: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì; Hoài Đức; Đan Phượng) báo cáo Ban Chỉ đạo tiến độ triển khai, những khó khăn vướng mắc trong quá trình đầu tư xây dựng, phát triển 05 huyện thành quận, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung, báo cáo UBND Thành phố.

- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng Báo cáo quý III/2021 của Ban Chỉ đạo về việc xây dựng, phát triển 05 huyện thành quận; kiến nghị, đề xuất Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo (nếu có), báo cáo Ban Chỉ đạo trong tháng 9/2021.

3. Giao Sở Công Thương: chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND Thành phố triển khai Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 28/8/2021 của Chính phủ về phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện (đợt 5) cho các khách hàng sử dụng điện sau khi có hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Công Thương; đề xuất danh sách, đối tượng được thụ hưởng hỗ trợ giảm tiền điện theo đúng quy định và chỉ đạo của Chính phủ, trình UBND Thành phố trong tháng 9/2021.

4. Giao Công an Thành phố: chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã:

- Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô trong giai đoạn giãn cách xã hội và dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

- Đẩy mạnh tuần tra, tấn công, trấn áp các loại tội phạm từ nay đến cuối năm 2021. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng tụ tập đánh bạc, sử dụng ma túy trong mùa dịch. Kiểm soát chặt chẽ từng địa bàn đảm bảo không để phát sinh các vụ phạm pháp hình sự gây mất ổn định Thành phố.

- Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố; đẩy mạnh kiểm tra, xử lý vi phạm các quy định về phòng cháy.

- Phối hợp với Cục quản lý thị trường Thành phố, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng nhái, đặc biệt là các mặt hàng y tế.

5. Giao Sở Xây dựng

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại các công trình trọng điểm, cấp bách được UBND Thành phố cho phép thi công.

- Chỉ đạo các đơn vị triển khai ứng trực đảm bảo công tác tiêu thoát nước trong mùa mưa và chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết bất thường trên địa bàn Thành phố. Duy trì thực hiện cắt tỉa cành sâu, mục, có biện pháp chằng, chống bảo vệ cây đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong mùa mưa bão.

- Đôn đốc đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị; tăng cường thu gom, vận chuyển, phân loại rác sinh hoạt; tập trung xử lý chất thải tại các khu cách ly tập trung do dịch Covid-19. Đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải trên địa bàn Thành phố; hướng dẫn UBND các quận, huyện đưa rác sinh hoạt về tập kết, xử lý tại nhà máy xử lý rác.

6. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã

- Tập trung chỉ đạo, chăm sóc cây trồng vụ Mùa, chuẩn bị kế hoạch sản xuất vụ Đông năm 2021 theo kế hoạch.

- Chỉ đạo tập trung nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh công tác tái đàn đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong dịp cuối năm và chỉ tiêu tăng trưởng trong lĩnh vực chăn nuôi nói riêng, toàn ngành nông nghiệp nói chung.

- Tập trung triển khai Công điện số 1107/CĐ-TTg ngày 31/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về sẵn sàng ứng phó với thiên tai. Tập trung rà soát, triển khai các phương án ứng phó với thiên tai, bão lũ theo phương châm “4 tại chỗ”. Chủ động tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo điều hành ứng phó các tình huống thiên tai, đặc biệt là các trường hợp lũ quét, sạt lở đất, mưa, bão lớn trên địa bàn, đặc biệt tại các vùng huyện trũng.

- Đảm bảo an toàn hồ, đập, các công trình thủy lợi. Kiểm tra, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, khắc phục kịp thời các sự cố đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các trọng điểm đê điều, hồ đập xung yếu và các công trình phòng, chống thiên tai trong mùa mưa lũ. Tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về đê điều.

- Tiếp tục đôn đốc tăng cường công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng.

7. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức tốt Lễ khai giảng năm học 2021 -2022 theo hình thức trực tuyến. Đảm bảo tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập phục vụ giáo viên, học sinh trở lại trường học sau khi hết giãn cách xã hội.

- Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm về lạm thu đầu năm học 2021-2022 (nếu có); kiểm tra việc thu học phí tại các trường học khi thực hiện giảng dạy trực tuyến, tránh gây phản ánh trái chiều của các phụ huynh.

- Phối hợp với Sở Tài chính, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong đầu tư mua sắm trang thiết bị giáo dục (nếu có).

Đề nghị giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ Thành phố giao; tăng cường công tác phối hợp đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành các ngành, lĩnh vực phụ trách; hiệp đồng trách nhiệm, quyết tâm chiến thắng dịch bệnh; báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện các nhiệm vụ trên trong tháng 9/2021./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Các đ/c Phó Bí thư Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- Đ/c Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các đ/c PCT UBND TP;
- Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị sự nghiệp, Tổng công ty, công ty NN thuộc TP;
- Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPT
U, VP ĐĐBQH&HĐND TP;
- Đài PT-TH Hà Nội; các báo: Hà Nội mới, An ninh Thủ đô, KT&ĐT, Cổng Giao tiếp điện tử Hà Nội;
- VPUB: C.PCVP; Trưởng, phó
trưởng các phòng, ban, đơn vị trực thuộc (để đôn đốc);
- Lưu: VT, TKBT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Chu Ngọc Anh

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 2893/UBND-TKBT về tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 9 và các tháng cuối năm 2021 do Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu: 2893/UBND-TKBT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: thành phố Hà Nộ
Người ký: Chu Ngọc Anh
Ngày ban hành: 01/09/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [14]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 2893/UBND-TKBT về tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 9 và các tháng cuối năm 2021 do Thành phố Hà Nội ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…