Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1961/QLCL-CL1
V/v xuất khẩu thủy sản vào Vương Quốc Anh

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2020

 

Kính gửi:

- Các doanh nghiệp CBTS xuất khẩu vào Vương quốc Anh;
- Các Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng;

Thông qua Tổng lãnh sự quán Vương quốc Anh (UK) tại Tp Hồ Chí Minh, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản nhận được văn bản ngày 18/12/2020 của Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn (Defra) về việc cập nhật thỏa thuận thương mại đối với động vật và sản phẩm động vật (xem văn bản gửi kèm).

Theo thông báo nêu trên, trình tự, thủ tục chứng nhận thủy sản và sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào Vương quốc Anh không thay đổi so với hiện nay cho đến ngày 31/3/2021, tuy nhiên, Defra cập nhật một số thay đổi liên quan kiểm soát nhập khẩu động vật sống và sản phẩm động vật về: Ghi nhãn thực phẩm; Mẫu chứng thư; Thông báo trước khi lô hàng tới cửa khẩu; Việc công nhận sản phẩm hàng hóa nước thứ 3; Các đầu mối liên hệ tại UK

(Chi tiết xem tại Phụ lục gửi kèm)

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đề nghị:

1. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vào UK:

Chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu UK để có thêm yêu cầu kỹ thuật chi tiết về điều kiện đảm bảo ATTP đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào thị trường này để tổ chức thực hiện trong quá trình sản xuất, chế biến xuất khẩu vào thị trường này, đặc biệt việc thực hiện thông báo trước khi lô hàng đến cảng nhập khẩu theo hệ thống nhập khẩu sản phẩm, động vật, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (IPAFFS) thay thế cho hệ thống TRACENT hiện nay.

2. Các Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng:

- Tổ chức nghiên cứu, phổ biến hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý thực hiện quy định đảm bảo CL, ATTP trong chế biến, xuất khẩu vào thị trường UK.

- Defra tiếp tục chấp thuận mẫu chứng thư cho thủy sản và sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm xuất khẩu vào Great Britain (bao gồm Nước Anh, Xứ Wales và Scotland) theo quy định hiện hành của EU (Quy định EU số 2019/628) đến ngày 31/3/2021 và áp dụng bắt buộc chứng nhận theo mẫu mới được đăng tải trên website theo địa chỉ: http://www.gov.uk/government/collections/health-certificates-for-animal-and-animal-product-imports-to-great-britain sau thời hạn nêu trên, do vậy các đơn vị chỉ cấp chứng thư theo mẫu mới trong trường hợp doanh nghiệp đề nghị trên cơ sở nhà nhập khẩu có yêu cầu.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, các doanh nghiệp, các Trung tâm vùng kịp thời báo cáo về Cục các khó khăn, vướng mắc để được hỗ trợ.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- PCT Ngô Hồng Phong (để biết);
- Hiệp hội VASEP;
- Lưu: VT, CL1.

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Như Tiệp

 

PHỤ LỤC

MỘT SỐ LƯU Ý ĐỐI VỚI THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CỦA UK TRONG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀ SẢN PHẨM THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NÀY SAU NGÀY 31/12/2020
(kèm theo công văn số: 1961/QLCL-CL1 ngày 30 tháng 12 năm 2020)

1. Thay đổi về ghi nhãn đối với thực phẩm nhập khẩu vào UK (bao gồm Great Britain và Bắc Ai-len)

(sau thời gian chuyển tiếp, các yêu cầu cụ thể sẽ có thay đổi và áp dụng đối tất cả các loại thực phm bao gói sn)

- Thực phm đưa ra thị trường ở cả Great Britain và Bắc Ireland: Bao bì sẽ cần hiển thị địa chỉ cho cả Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu hoặc một địa chỉ duy nhất ở Bắc Ireland. Một địa chỉ duy nhất ở Vương quốc Anh sẽ không đủ.

- Thực phm được bán trên thị trường chỉ ở Great Britain (nước Anh, xứ Wales và Scotland): Bao bì này phải hiển thị tên và địa chỉ của Nhà sản xuất/nhập khẩu/kinh doanh Vương quốc Anh (FBO), cơ sở này sẽ chịu trách nhiệm về thông tin ghi trên nhãn. Nếu cơ sở này không không được thành lập ở Vương quốc Anh, tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu tại Vương quốc Anh sẽ phải ghi trên nhãn.

- Thực phm được bán trên thị trường chỉ ở Bắc Ireland: Bao bì sẽ cần ghi địa chỉ ở Bắc Ireland hoặc EU. Một địa chỉ duy nhất ở Vương quốc Anh là không đủ.

- Thời gian chuyển tiếp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Great Britain mà hiện đang sử dụng địa chỉ EU: Nếu hàng hóa hiện đang nhập khẩu vào Vương quốc Anh bởi tên, địa chỉ thuộc Công ty/cơ sở của EU thì nhãn sản phẩm có thể tiếp tục được chấp thuận đến ngày 30/9/2022 cho đến khi tiêu thụ hết sản phẩm trên thị trường.

Khi cần thiết, có thể sử dụng, việc dán đè nhãn có thể được sử dụng để sửa chữa thông tin ghi nhãn khi thực phẩm đưa ra thị trường Vương quốc Anh. Việc làm này có thể được thực hiện sau khi nhập thực phẩm vào lãnh thổ UK, nhưng phải trước khi thực phẩm được đưa ra bày bán trên thị trường. Phải thực hiện dán nhãn khác đè trên nhãn gốc để đảm bảo duy trì tuân thủ tất cả yêu cầu ghi nhãn thực phẩm khác.

2. Mẫu chứng thư xuất khẩu (export health certificate-EHCs) kèm theo lô hàng từ các nước thứ 3 để nhập khẩu vào Great Britain (nước Anh, Xứ Wales và Scotland):

Từ ngày 01/01/2021, động vật sống và sản phẩm động vật nhập khẩu vào Great Britain, Quần đảo Channel hoặc Đảo Man phải đi kèm với các EHC theo mẫu mới. Danh mục các mẫu EHC có thể truy cập tại liên kết sau:

http://www.gov.uk/government/collections/health-certificates-for-animal-and-animal-product-imports-to-great-britain

Thời gian chuyển tiếp áp dụng theo mẫu EHCs mới nêu trên đi kèm với hàng hóa nhập khẩu vào Great Britain: Để tránh vướng mắc trong quan hệ thương mại, Cơ quan thẩm quyền Great Britain sẽ tiếp tục chấp nhận các EHC theo mẫu hiện hành của Liên minh Châu Âu đến ngày 31/3/2021 và thừa nhận mỗi quốc gia có các hệ thống chứng nhận cho sản phẩm xuất khẩu khác nhau và cần cập nhật. Cơ quan thẩm quyền Great Britain sẽ xem xét nhu cầu gia hạn thêm tối đa ba tháng. Việc chuyển đổi sang các mẫu nêu trên nên được hoàn thành và là một yêu cầu ưu tiên để đảm bảo rằng các mẫu chứng thư này phải được áp dụng, trong khi các biện pháp tạm thời đang được thực hiện.

3. Thay thế hệ thống TRACES bằng IPAFFS để thông báo trước khi lô hàng cập cảng của Great Britain:

- Nhập khẩu vào Great Britain (nước Anh, Scotland và xứ Wales)

Hệ thống nhập khẩu Sản phẩm, Động vật, Thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi (IPAFFS) mới sẽ thay thế hệ thống EU TRACES để thông báo trước về việc nhập khẩu động vật sống, sản phẩm động vật và thực phẩm có nguy cơ cao không có nguồn gốc động vật (HRFNAO) vào Great Britain.

Thông báo trước theo hệ thống IPAFFS phải được thực hiện bởi doanh nghiệp nhập khẩu của Great Britain. Do đó, các cơ sở xuất khẩu từ nước thứ 3 sẽ cần đảm bảo việc liên lạc với nhà nhập khẩu để đăng ký tài khoản của hệ thống, khai báo thông tin để thông báo trước cho cơ quan thẩm quyền.

IPAFFS được sử dụng thay vì TRACES để thông báo trước về nhập khẩu động vật sống đến Great Britain từ ngày 23/11/2020 và phải được sử dụng cho tất cả các thông báo trước nhập khẩu từ 6 giờ sáng, ngày 7/12/2020.

Thông tin thêm về IPAFFS có thể truy cập tại liên kết sau:

www.gov.uk/guidance/importing-live-animals-or-animal-products-from-non-eu-countries

- Nhập khẩu vào Bắc Ireland: Hệ thống TRACES của EU phải tiếp tc được sử dụng để cung cấp thông báo trước về hàng hóa nhp khu đến Bắc Ireland.

4. Tiếp tục công nhận danh sách các quốc gia, danh sách cơ sở sản xuất, chế biến mà EU đã công nhận và được phép xuất khẩu động vật sống và sản phẩm động vật vào Vương quốc Anh từ ngày 01/01/2021.

Từ thời điểm ngày 01/01/2020, Vương quốc Anh sẽ trực tiếp quản lý danh sách các quốc gia và hàng hóa được phép nhập khẩu vào Great Britain (Anh, Scotland và xứ Wales) độc lập với EU. Tuy nhiên, Bắc Ireland sẽ vẫn tiếp tục hài hòa hóa quy định của EU theo Nghị định thư Bắc Ireland.

Để cập nhật (bổ sung, xóa hoặc thay đổi thông tin) danh sách các cơ sở được công nhận liên hệ theo địa chỉ: ukassurance@defra.gov.uk

- Đảm bảo thương mại và thực thi quy định về SPS đối với động vật sống và sản phẩm động vật nhập khẩu vào Vương quốc Anh:

Từ ngày 01/01/2020, Vương quốc Anh sẽ đánh giá và kiểm tra các đối tác thương mại xin gia nhập thị trường Great Britain để đảm bảo đáp ứng các điều kiện nhập khẩu về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi và các tiêu chuẩn, sức khỏe động vật và phúc lợi động vật. Điều này sẽ đảm bảo Vương quốc Anh duy trì mức độ cao trong việc bảo vệ sức khỏe con người và động vật cho công dân và doanh nghiệp của mình.

Đảm bảo thương mại và thực thi yêu cầu SPS sẽ được điều phối bởi Defra thay mặt cho Chính phủ Vương quốc Anh. Các quy tắc khác nhau sẽ được áp dụng tại Bắc Ireland cho Vương quốc Anh để phản ánh rằng Bắc Ireland liên kết với EU thông qua Nghị định thư Bắc Ireland về các vấn đề SPS.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 1961/QLCL-CL1 năm 2020 về xuất khẩu thủy sản vào Vương Quốc Anh do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành

Số hiệu: 1961/QLCL-CL1
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
Người ký: Nguyễn Như Tiệp
Ngày ban hành: 30/12/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 1961/QLCL-CL1 năm 2020 về xuất khẩu thủy sản vào Vương Quốc Anh do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…